Ngày 24/7, trên trang cá nhân Facebook của anh Lê Văn Thanh đăng tải dòng trạng thái việc ôtô của anh bị xịt lốp vì dính đinh trên đoạn đường tỉnh lộ 536 nối quốc lộ 1A đoạn qua khu công nghiệp Nam Cấm (huyện Nghi Lộc, Nghệ An) xuống thị xã Cửa Lò (Nghệ An). Theo chủ phương tiện, 4 bánh xe dính tổng cộng 30 đinh vít.
Anh Thanh xác định, đoạn đường mà ôtô của anh bị dính đinh có chiều dài khoảng 1,5 km. Mục đích việc đăng tải thông tin này là để cảnh báo cho các phương tiện khác khi lưu thông qua đoạn đường nói trên.
![]() |
Số đinh vít mà các tài xế nhặt được trên tỉnh lộ 536. |
Ít giờ sau đó, nhiều chủ phương tiện khác cũng lên tiếng phản ánh xe của họ dính đinh khi lưu thông qua đoạn đường trên.
“Đinh còn rất mới, sáng bóng, dài khoảng 2,5 cm, đâm thủng lốp và găm sâu vào phía trong. Khi đang lưu thông tôi có cảm giác xe bị hết hơi, xuống kiểm tra thì mới biết”, anh Phong, tài xế chiếc taxi bị dính gần 15 chiếc đinh vít, kể.
Nhận tin báo, Công an huyện Nghi Lộc phối hợp với Công an xã Nghi Xá cùng người dân tổ chức thu gom số đinh còn lại đồng thời vào cuộc điều tra vụ việc. Trong hai ngày 24 và 25/7, tổ công tác đã nhặt được tổng cộng khoảng 10 kg đinh vít. Theo xác định ban đầu, đây là loại đinh dùng để đóng trần thạch cao.
Trong quá trình điều tra, công an nhận được thông tin rạng sáng 24/7 anh Phan Văn Sáng (29 tuổi, ở xã Nghi Quang, huyện Nghi Lộc) chạy xe máy kéo theo xe tự chế chở vật liệu làm mái che cho một hộ dân. Trên rơ moóc tự chế có túi bóng chứa khoảng 20 kg đinh vít. Quá trình di chuyển, túi bị rách, số đinh trên xe bị rơi rớt dọc đường nhưng anh Sáng không biết.
Sáng 25/7, Công an huyện Nghi Lộc đã mời anh Sáng lên làm việc. Tại đây, anh thừa nhận sự việc trên và nói mình không cố ý rải đinh để bẫy các phương tiện lưu thông trên đường. Việc anh đi lúc rạng sáng là để tránh cảnh sát giao thông vì vi phạm kéo xe tự chế.
Thiếu tá Nguyễn Thành Nhân, Phó trưởng Công an huyện Nghi Lộc cho hay, kết quả kiểm tra ban đầu thì đây là lỗi vô ý. Sau đó, anh Phan Văn Sáng cũng ra đường cùng với lực lượng chức năng kiểm tra, rà soát dọn sạch đinh trên đường.
(Theo Zing)Nhắc đến rủi ro y tế, có thể kể đến một số vụ việc khiến dư luận xôn xao thờigian gần đây như tử vong vì sốc phản vệ sau khi tiêm kháng sinh, các biến chứngy khoa không được tiên liệu hoặc đã tiên liệu nhưng y lệnh không được chấp hành,kết quả xét nghiệm không chính xác hay thực hiện nhầm thao tác chuyên môn… Điềunày đã gây hoang mang cho không ít người mỗi khi phải tìm đến sự tư vấn của bácsỹ chứ chưa nói đến quá trình khám và điều trị…
![]() |
ảnh minh họa |
Đáng nói là, bên cạnh nỗ lực “sửa mình” của ngành Y, chính những người trongcuộc cũng cần tìm hiểu kiến thức để trở thành “bệnh nhân thông minh”, nắm vữngmột số quy trình cần thiết trong khâu thăm khám và điều trị để tự phòng ngừa rủiro cho mình.
Đơn giản nhất là ngay từ khâu đến bệnh viện để khám.Bệnh tật không chừa một ai,đặc biệt là trong thời của “cơn đại dịch các bệnh mãn tính không lây” như lờiPGS. TS Trần Đáng –nguyên Cục trưởng cục Vệ sinh an toàn thực phẩm Bộ Y tế , chủtịch Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam. Vì thế, con người cần quan tâm hơnđến việc chủ động phòng ngừa bệnh tật, phát hiện sớm mầm bệnh để điều trị hiệuquả, đi khám hoặc tìm đến tư vấn bác sĩ ngay khi có những dấu hiệu nghi ngờ vềsức khỏe chứ không đợi thành bệnh rõ ràng.
Tiếp đến, cần biết rằng không nên tự điều trị, tự dùng thuốc tại nhà theo kinhnghiệm của bản thân cũng như của những người xung quanh. Vì nếu mua và dùngthuốc một cách “tự phát” như vậy, các nguy cơ y khoa có thể xảy ra bất cứ lúcnào, như dùng sai/ quá liều thuốc, phản ứng phụ, cơ thể “nhờn” kháng sinh, bệnhbiến chứng…
Bên cạnh đó, chúng ta cũng nên tìm hiểu những thông tin cơ bản mà bệnh nhân cầnbiết khi vào viện hoặc đến với các cơ sở y tế, từ việc xác định chuyên khoa cầnkhám (nếu có thể), chuẩn bị thông tin bệnh sử… đến mang theo các giấy tờ cầnthiết để hoàn thành thủ tục Bảo hiểm y tế.
Những thao tác căn bản như vậy sẽgiúp khâu tìm hiểu ban đầu của bác sĩ và nhân viên y tế thuận lợi hơn, cũng nhưviệc khám – điều trị có thể hiệu quả hơn. Đồng thời, tránh cho người bệnh việcthực hiện lại các thao tác xét nghiệm, chụp chiếu thừa, tránh lãng phí tiền bạccũng như ảnh hưởng đến sức khỏe.
Khi thực hiện điều trị, “người bệnh thông minh” cần phối sự hợp tốt với bác sĩvà nhân viên y tế. Cụ thể như: tuân thủ y lệnh, tự kiểm tra thông tin về bệnh vàthuốc chỉ định (nếu có thể), phát hiện và báo lại ngay những điểm bất thường vớinhân viên y tế và bác sĩ điều trị…
Đơn cử, với một thao tác khá phổ biến là tiêm, truyền, bệnh nhân và người nhàhoàn toàn có thể “kiểm soát rủi ro” bằng cách quan sát kỹ và đối chiếu thông tin(đã tìm hiểu trước đó). Ví dụ, nhắc lại với y bác sĩ về họ thuốc có tiền sử phảnứng với cơ địa mình nếu sổ y bạ không ghi hoặc họ sơ suất bỏ qua. Sau đó, cầnquan tâm đến loại thuốc được chỉ định tiêm/ truyền, yêu cầu kiểm tra hạn dùngcủa thuốc, xuất xứ, liều lượng…
Nếu có thể, nên đề nghị pha thuốc bằng nước cấtống nhựa – một sản phẩm ứng dụng công nghệ BFS và đã được kiểm nghiệm đáp ứngtiêu chuẩn Mỹ và châu Âu – thay cho nước cất ống thủy tinh để hạn chế rủi ro từviệc cặn, bụi thủy tinh lọt vào tĩnh mạch.
Với việc truyền tiếp vitamin và thuốc dạng dung dịch vào cơ thể, bệnh nhân vàngười nhà cần theo dõi chặt chẽ tốc độ truyền (theo chỉ định), không tự ý điềuchỉnh tốc độ, gọi nhân viên y tế khẩn cấp khi thấy dấu hiệu bất thường (ngườibệnh run, giật, tím tái…) và trước khi thời gian truyền kết thúc khoảng 5 – 10’…
Bên cạnh đó, còn có một “công cụ” khá hữu hiệu mà bất kỳ “bệnh nhân thông minh”nào cũng có thể sử dụng đến trong suốt quá trình khám và điều trị, đó là Đườngdây nóng được thiết lập công khai tại các bệnh viện, thậm chí đặt tại từng khoa.Tuy nhiên, cần cân nhắc khi gọi điện thoại để phản hồi về chất lượng dịch vụ ytế để không lạm dụng ý nghĩa tích cực của đường dây này, cũng như chiếm dụng cơhội được thông báo, phản hồi của người khác.
Hiền Lê
" alt=""/>Những cách bệnh nhân tự phòng ngừa rủi ro y tếNhiều người Mỹ bị lừa vì hẹn hò, yêu đương qua mạng
“Lừa đảo lãng mạn” chỉ hành vi một kẻ lừa đảo thiết lập hồ sơ cá nhân giả trên phương tiện truyền thông xã hội hoặc các trang web hẹn hò để tán tỉnh các nạn nhân tiềm năng và sau đó nhờ vả, hỏi mượn tiền nạn nhân với lý do gặp trường hợp khẩn cấp (giả)...
"Thường thì những kẻ lừa đảo luôn nói rằng chúng cần tiền cho những trường hợp y tế khẩn cấp hoặc một số sự việc không may khác", báo cáo của FTC cho biết. "Chúng thường giả vờ rằng đang phục vụ trong quân đội và đóng quân ở nước ngoài, điều này giải thích tại sao chúng không thể gặp nhau trực tiếp nạn nhân. Giả vờ cần giúp đỡ về chi phí đi lại cho chuyến thăm được chờ đợi từ lâu cũng là một mưu mẹo phổ biến khác".
Những vụ lừa đảo như vậy chủ yếu nhắm vào người Mỹ từ 40 - 69 tuổi. Trung bình, tổn thất cho một vụ lừa đảo như vậy thường là 2.600 USD (hơn 50 triệu đồng), gấp khoảng 7 lần so với tổn thất trung bình đối với các loại gian lận khác ở Mỹ. Tuy nhiên, các nạn nhân lớn tuổi thường bị mất nhiều tiền hơn, trung bình khoảng 10.000 USD.
Theo The Hill, những kẻ lừa đảo hỏi hay mượn tiền qua thẻ tín dụng và các loại thẻ nạp, do nhanh hơn, bí mật và khó truy lùng hơn các hình thức thanh toán khác.
Theo ĐSPL/Xinhua
Gần đây, xuất hiện nhiều trường hợp bị các đối tượng giả danh công an, tòa án gọi điện đe dọa nhằm đánh cắp thông tin và chiếm đoạt tài sản. Vậy làm cách nào để nhận biết?
" alt=""/>Chuyện mùa Valentine: Người Mỹ bị lừa mất 143 triệu USD vì hẹn hò, yêu đương qua mạng