Công nghệ

Nam Định đẩy mạnh công tác dạy nghề cho lao động nông thôn

字号+ 作者:NEWS 来源:Bóng đá 2025-02-20 16:15:49 我要评论(0)

Thời gian qua,Địnhđẩymạnhcôngtácdạynghềcholaođộngnôngthôbxh tbn Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh thường xuy&bxh tbnbxh tbn、、

Thời gian qua,Địnhđẩymạnhcôngtácdạynghềcholaođộngnôngthôbxh tbn Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TW và các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương, của tỉnh về công tác dạy nghề cho lao động nông thôn với nhiều hình thức như phát hành bản tin, tờ rơi, cẩm nang… để tuyên truyền, phổ biến về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực dạy nghề và việc làm, năng lực đào tạo nghề của tỉnh... 

Bên cạnh đó, mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh được kiện toàn, sắp xếp tổ chức cho phù hợp với thực tế, giảm còn 26 cơ sở (6 trường cao đẳng, 5 trường trung cấp, 15 trung tâm giáo dục nghề nghiệp).

Đội ngũ giáo viên dạy nghề thường xuyên được tỉnh quan tâm, bổ sung về số lượng, nâng cao về chất lượng. Đến nay có 1.582 giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề (số có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ chiếm 28,2%, số có trình độ đại học chiếm 55,2%; 100% nhà giáo có nghiệp vụ sư phạm; 71,4% nhà giáo có trình độ kỹ năng nghề đảm nhiệm dạy thực hành và tích hợp; trình độ ngoại ngữ, tin học theo tiêu chuẩn chiếm 90% và 92,5%).

Tổng kinh phí xây dựng cơ sở vật chất, phục vụ dạy nghề cho lao động nông thôn thực hiện giai đoạn 2010 - 2020 là 91 tỷ 600 triệu đồng.

Ngoài ra, các cơ sở dạy nghề cho lao động nông thôn thường xuyên ký hợp đồng thỉnh giảng với giảng viên của các trường đại học, cán bộ khoa học của Trung tâm Khuyến công, khuyến nông, Phòng NN&PTNT các huyện, các nghệ nhân tại các làng nghề La Xuyên, Tống Xá, Hải Minh, Vân Chàng, Xuân Tiến... cùng tham gia dạy nghề. 

Việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị cho các cơ sở tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn thường xuyên được quan tâm chú trọng, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm theo đúng quy định pháp luật. 

Thống kê từ năm 2011 đến 2020, toàn tỉnh có 22.346 nông dân trực tiếp sản xuất nông nghiệp được học nghề; trên 56 nghìn lao động nông thôn được hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng. 

Nhóm nghề nông nghiệp được hỗ trợ đào tạo chủ yếu: chăn nuôi gà, vịt, ngan, ngỗng; chăn nuôi lợn nái, lợn thịt; trồng cây lương thực thực phẩm; nuôi cá nước ngọt, ba ba, ếch; nghề nuôi tôm, cua biển, ngao; trồng nấm; chăm sóc, uốn, cắt tỉa cây cảnh; trồng rau...

Nhìn chung, tỷ lệ lao động sau đào tạo có việc làm mới hoặc vẫn làm nghề cũ nhưng có năng suất và hiệu quả hơn đạt trên 85% (vượt chỉ tiêu Chỉ thị 19-CT/TW). Nhiều lao động thuộc các hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia đình chính sách sau khi được đào tạo nghề đã có việc làm và thu nhập ổn định giúp gia đình thoát nghèo. Việc thực hiện hiệu quả công tác dạy nghề cho lao động nông thôn đáp ứng tốt quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nông thôn mới của tỉnh.

Bên cạnh kết quả đạt được, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Chỉ thị 19 trên địa bàn tỉnh còn hạn chế; việc tuyển sinh lao động học nghề ở một số nơi còn gặp khó khăn.

Chất lượng đào tạo tại một số cơ sở dạy nghề chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động... Công tác tư vấn học nghề, việc làm cho lao động nông thôn chưa thường xuyên, liên tục; hiệu quả chưa cao. Việc giải quyết việc làm sau đào tạo gặp nhiều khó khăn, nhất là các nghề phi nông nghiệp. Cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên ở một vài cơ sở giáo dục nghề nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu; việc bố trí giáo viên còn lúng túng. Số lao động được đào tạo nghề còn ít so với nhu cầu lao động xã hội.

Từ thực tế trên, UBND tỉnh Nam Định đã ban hành Kế hoạch số 41 ngày 30/3/2022 về thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, tỉnh phấn đấu đến năm 2030, tỷ lệ lao động nông thôn được đào tạo đạt trên 75%; thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn tăng gấp trên 1,7 lần so với năm 2020; tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm xuống còn dưới 0,15%.

Đến năm 2050, Nam Định trở thành một trong những tỉnh phát triển khá của cả nước, trong đó nông nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, hiệu quả cao, thân thiện với môi trường. Nông thôn không còn hộ nghèo và trở thành “nơi đáng sống”, văn minh, xanh - sạch - đẹp với điều kiện sống, thu nhập dân cư nông thôn tiệm cận và kết nối chặt chẽ, hài hòa với đô thị. 

Để thực hiện mục tiêu trên, tỉnh chỉ đạo đổi mới hình thức tổ chức và nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho nông dân, lao động trẻ nông thôn muốn khởi nghiệp các kỹ năng về nông nghiệp, kỹ năng mới đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và thực hiện chuyển đổi số, kinh tế số theo hướng “trí thức hóa nông dân”. Phát huy mạnh mẽ tiềm năng sáng tạo của người dân nông thôn, chuyển mạnh sang đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động, gắn với giải quyết việc làm, xu hướng và nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn của từng địa phương. 

Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học có trọng tâm, trọng điểm gắn với chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực khoa học công nghệ và chuyển đổi số phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội nói chung và sản xuất nông nghiệp, thủy sản nói riêng, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập khu vực, quốc tế. 

Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng đội ngũ cán bộ kỹ thuật và quản lý nông nghiệp có trình độ chuyên môn sâu, có kỹ năng, kỹ thuật trong xây dựng và phát triển nông nghiệp hiện đại, ứng dụng công nghệ cao. 

Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho nông dân, góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh trong tình hình mới….

Nguyễn Hòa

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
{keywords}Ca sĩ Kim Tiểu Long chia sẻ tình trạng hiện tại của ca sĩ Kim Ngân.

Hiện tại, Kim Ngân đã 57 tuổi, gầy gò, đen đúa, tóc rối xù, da mặt sạm đen, vai đeo túi, hàng ngày bước đi lang thang trên lề phố. Thi thoảng cô chửi bới mọi người một cách vô cớ.

Nhiều nghệ sĩ từng muốn giúp đỡ đưa Kim Ngân đến một viện tâm thần, nhà tình thương nhưng nữ ca sĩ nhất quyết không chịu. Mới đây, trong livestream, ca sĩ Trizzie Phương Trinh (vợ cũ Bằng Kiều) đã chia sẻ về tình hình của Kim Ngân hiện tại. 

"Mọi người cứ nói tôi sao không giúp chị Kim Ngân, rồi nghệ sĩ bên này không giúp chị ấy, nhưng họ không hiểu. Nhiều khi có những chuyện nghệ sĩ chúng tôi nói ra được. Chúng tôi không thể giúp được chị ấy. Tôi muốn nói rằng, rất nhiều người muốn giúp chị Kim Ngân nhưng chị ấy không chịu về nhà ai hết, chỉ thích đi lang thang ngoài đường thôi.

{keywords}
Nữ ca sĩ nổi danh một thời lâm vào tình cảnh khiến nhiều người xót thương.

Thậm chí, chính hai đứa con gái của chị ấy dù rất thương mẹ nhưng cũng không cách nào giúp được. Con gái chị ấy còn nhờ đến cảnh sát để giúp đỡ nhưng họ cũng không giúp.

Chính tôi cũng từng bị chị Kim Ngân chửi. Chị ấy không phải không nhận ra mọi người. Hồi trước, mỗi lần chị Kim Ngân vào quán cà phê của tôi, tôi đều cho chị ấy đồ ăn, nước uống, mời chị ấy ăn đàng hoàng.

Mới đầu, tôi cứ nghĩ chị ấy không nhận ra tôi, nhưng chị ấy vẫn nhận ra và còn kêu tên tôi. Sau khi đòi ăn món nọ món kia ở quán và đợi món, chị ấy bảo tôi: "Mày tưởng mày ngon lắm hả Trizzie". Chị ấy cứ chửi đổng như vậy, rồi nói những gì nữa tôi không hiểu. Tôi khá bất ngờ. Tôi cứ tưởng chị ấy mất trí nhớ nên không còn nhớ ai, ai dè vẫn nhớ hết, chỉ là lúc tỉnh lúc quên. Bây giờ chị ấy cứ cầm mền cầm chiếu đi lang thang khắp nơi, tối đến trải mền ra ngủ trước hiên nhà mọi người, tắm rửa, gội đầu bằng vòi nước công cộng.

Vì chồng cũ chị Kim Ngân là bạn trai cũ của tôi nên tôi vẫn giữ liên lạc với hai đứa con gái của chị ấy. Đứa con gái lớn của chị ấy bây giờ cũng ngoài 30 rồi",  Trizzie Phương Trinh chia sẻ. 

{keywords}
Cuộc đời tụt dốc không phanh của nữ ca sĩ tài danh.

Ca sĩ Kim Ngân sinh năm 1963, được biết đến là giọng ca ăn khách và nổi tiếng bậc nhất tại hải ngoại giai đoạn đầu những năm 80. Năm 1975, bà sang Mỹ cùng gia đình và gặp cha nuôi là nhạc sĩ Trường Hải. Kim Ngân được ông lăng-xê và nhanh chóng trở nên nổi tiếng.

{keywords}
Kim Ngân từng rất nổi tiếng ở hải ngoại.

Nữ ca sĩ từng có một gia đình hạnh phúc với 2 cô con gái xinh đẹp. Nhưng thành công và nổi tiếng lại vô tình trở thành con dao hai lưỡi khiến Kim Ngân sa ngã, lao vào cuộc sống buông thả, thường xuyên muộn giờ, không minh bạch về tiền bạc. Điều này khiến nữ ca sĩ dần bị xa lánh và bị loại khỏi giới nghệ sĩ tại hải ngoại.

Cuộc sống hôn nhân trục trặc, Kim Ngân ly hôn chồng năm 30 tuổi, đúng thời điểm sự nghiệp tụt dốc, chồng giành quyền nuôi con.

Những cú sốc liên tiếp khiến nữ ca sĩ rơi vào con đường nghiện ngập. Kim Ngân gặp phải nhiều sang chấn tâm lý, ảnh hưởng trầm trọng tới thần kinh và trí não. Lâu dần, Kim Ngân trở thành người khác, đi lang thang quanh các con phố của người Việt tại California để xin ăn.

Love life in your eyes - Kim Ngân: 

Thanh Nhàn 

Ca sĩ Như Quỳnh phúc hậu tuổi 51

Ca sĩ Như Quỳnh phúc hậu tuổi 51

Hình ảnh mới nhất, ca sĩ Như Quỳnh tăng cân trông thấy. Cô khiến fan lo lắng khi chân phải quấn băng. 

" alt="Ca sĩ Kim Ngân lúc tỉnh lúc mê, sống lang thang ăn xin ở Mỹ" width="90" height="59"/>

Ca sĩ Kim Ngân lúc tỉnh lúc mê, sống lang thang ăn xin ở Mỹ


Ban đầu, Julia chỉ dành 30 phút để tắm rửa nhưng thời gian cứ tăng dần và tới5h. Người phụ nữ này thậm chí gội đầu tới 25 lần và rửa tay tới 300 lần. Tất cảchỉ trong một ngày. Tại sao?

"Tôi cảm thấy tôi không đủ sạch sẽ", Julia, một trợ lý hành chính nói.

Trong vòng một tuần, Julia dùng hết 2 chai dầu gội đầu và 21 bánh xà phòng.Các nghi lễ tẩy rửa gây mệt mỏi tới mức Julia không còn năng lượng để làm bất cứviệc gì.

Julia Abdullah bị mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) với nỗi lo phi lýlà bị nhiễm bệnh bởi sự bẩn thỉu hoặc vi trùng.

Cứ 33 người mới có 1 người, tuổi từ 18 trở lên, mới bị chứng OCD, kết quả mộtcuộc khảo sát do cơ quan nghiên cứu sức khỏe tâm thần Singapore tiến hành vàonăm 2010 ở nước này cho thấy.

Julia lần đầu tiên nhận thấy có gì đó không ổn vào năm 1992 khi làm việc vớitư cách là kỹ thuật viên phòng thí nghiệm. Do công việc thường xuyên đòi hỏiphải tiếp nhận mẫu nước tiểu, phân và mẫu máu đi thử HIV, Julia bắt đầu dànhnhiều thời gian hơn cho rửa tay vì sợ bị nhiễm bệnh.

Dù nghi ngờ mình mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế, song Julia chưa vội đitìm sự trợ giúp. "Tôi nghĩ mình có thể tự kiểm soát bản thân việc tẩy trùng",Julia nói. Tuy nhiên, thay vào đó, tình trạng của cô càng ngày càng trầm trọng.Julia tuyệt vọng tới mức có lúc cô đi quét dọn những món đồ vứt đi ở khu vực nhàhàng xóm vào ban đêm.

Julia mất việc do thường xuyên trễ làm. Cô phải tìm những cách khác để thanhtoán các hóa đơn ngày càng tăng. "Sự cần thiết phải bán báo cũ lấy tiền cấp báchtới mức tôi không quan tâm tới sự sạch sẽ nữa. Đó là khoảng thời gian điên rồ".

Chẳng bao lâu, Julia tích trữ cả một núi những thứ linh tinh: Quần áo, sáchvở và thậm chí là cả những cây cối không thể bán. Công cuộc tích trữ của Juliatệ đến mức mẹ cô buộc phải ngủ ngoài cầu thang do trong phòng không đủ chỗ chokhông khí lưu thông và ánh sáng tự nhiên.

"Cuối cùng, mọi thứ khiến tôi không thể chịu nổi. Tôi phát điên và ngừng tắmtrong 3 tháng. Tới năm 2009, tôi gọi tới đường dây nóng của Hiệp hội sức khỏetâm thần Singapore. Lúc đó, tôi chỉ muốn tự vẫn".

Một năm sau, mọi việc trở nên tồi tệ hơn và các nhà tư vấn của Hiệp hội sứckhỏe tâm thần phải can thiệp và họ đưa cô tới Viện sức khỏe tâm thần. Hiện giờ,Julia đang được trị liệu và cho uống thuốc để kiểm soát bệnh của mình.

  • Hoài Linh(Theo Asia1, MyPaper)
" alt="Chuyện người phụ nữ rửa tay 300 lần/ngày" width="90" height="59"/>

Chuyện người phụ nữ rửa tay 300 lần/ngày