3 mẫu SUV nhập khẩu Thái Lan đẹp nhưng giá cao tại Việt Nam
Những chiếc SUV vốn được coi là xe hạng trung bỗng nhiên trở thành xe “cao cấp” bởi mức giá tiền tỷ. Dẫn đầu phong trào tăng giá này là Ford Everest với mức giá bản cao cấp nhất Everest Titanium 3.2AT 4WD lên tới gần 2 tỷ đồng.
Toyota Fortuner 2017 (1,ẫuSUVnhậpkhẩuTháiLanđẹpnhưnggiácaotạiViệtin tuc24h05 – 1,4 tỷ đồng)
Toyota Fortuner thế hệ mới được giới thiệu tại Việt Nam trong triển lãm Vietnam Motor Show tháng 10/2016. Đến thời điểm này, Toyota vẫn chưa chốt giá chính thức đối với Fortuner. Xe được nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan thay vì lắp ráp trong nước như các phiên bản hiện tại.
Tham khảo tại các đại lý Toyota, nhân viên báo giá 1,05 tỷ đồng đối với phiên bản máy dầu, tăng khoảng 100 triệu đồng so với hiện tại. Phiên bản máy xăng cao cấp nhất có giá khoảng 1,4 tỷ đồng, tăng 200 triệu đồng.
Toyota Fortuner 2017 sở hữu kích thước lần lượt là 4.795 x 1.855 x 1.835 mm, độ dài cơ sở 2.750 mm. Xe dài và rộng hơn thế hệ hiện tại nhưng thấp hơn giúp tăng độ cân bằng bởi Fortuner bị người dùng phàn nàn dễ lật.
Toyota Fortuner 2017 có giá dự kiến khoảng 1,4 tỷ đồng với bản cao nhất. Ảnh: Ngọc Tuấn. |
Fortuner 2017 có hai phiên bản động cơ khác nhau. Bản máy xăng dung tích 2.7 lít, công suất 166 mã lực và mô-men xoắn cực đại 245 Nm. Bản máy dầu dùng động cơ dung tích 2.4 lít, công suất 150 mã lực và 400 Nm mô-men xoắn.
Fortuner 2016 được trang bị hệ thống chống bó cứng phanh ABS, phân bổ lực phanh điện tử EBD, hỗ trợ phanh khẩn cấp, kiểm soát lực kéo, khởi hành ngang dốc, dây đai an toàn 3 điểm, camera hỗ trợ lùi xe… So với thế hệ trước, Fortuner mới được trang bị nhiều công nghệ an toàn hơn.
Tuy nhiên xe chỉ có 2 túi khí với phiên bản cơ sở. Trên bản đắt nhất có đủ 7 túi khí. Nếu đặt hàng từ bây giờ, người dùng có thể nhận xe vào tháng 2/2017, cùng thời điểm với đối thủ Mitsubishi Pajero Sport.
Mitsubishi Pajero Sport (1,4 – 1,5 tỷ đồng)
Mitsubishi Pajero Sport 2017 được thiết kế mới hoàn toàn về ngoại hình. Tuy nhiên việc vẫn giữ lại tên cũ và đề mức giá cao "gây sốc" khiến người dùng không khỏi so sánh với chiếc Pajero Sport giá 804 triệu đang bán.
Mức giá Pajero Sport tăng gần gấp đôi so với hiện nay. Phiên bản máy xăng dẫn động cầu sau có giá 1,4 tỷ đồng và 1,55 tỷ đồng với phiên bản dẫn động 4 bánh. Nếu muốn đặt mua bản máy dầu có giá rẻ hơn, người dùng tại Việt Nam phải chờ tới tháng 5/2017.
(责任编辑:Giải trí)
下一篇:Nhận định, soi kèo Nữ Sydney FC vs Nữ Canberra United, 15h00 ngày 15/1: Tiếp tục trôi xa
Chàng trai sang Nhật với mong ước "đi làm thuê, về làm chủ" (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Năm 2014, được một người bạn giới thiệu về cơ hội làm việc và học tập tại Nhật, chàng trai quyết định lên chuyến bay sang quốc đảo, mang theo mơ ước đổi đời.
"Từ đầu, tôi xác định sẽ sang Nhật theo diện du học sinh, vừa kiếm tiền, vừa học hỏi để tuổi trẻ trải qua không lãng phí. Bản thân đặt ra mục tiêu sẽ đi một thời gian rồi nhất định trở lại quê hương vào một ngày nào đó", chàng trai quyết tâm.
Ngày đầu tiên đặt chân sang Nhật, ấn tượng đầu tiên đối với anh chính là phong cảnh đẹp và thời tiết dễ chịu. Những chuyến tàu điện lúc nào cũng hối hả, dòng người chen nhau đi làm khiến cho anh cảm nhận guồng quay áp lực ở đất nước này. đi làm thuê về làm chủ
"Ở những lối đi riêng từ ga tàu dẫn đến các tòa nhà lớn, tôi phải chạy thật nhanh để không làm cản đường dòng người hối hả ùa đến các công sở. Trên chuyến tàu điện từ sân bay đến trường dạy tiếng Nhật ở Tokyo, tôi bất chợt thấy hình ảnh cô gái phụ tàu tranh thủ chợp mắt trong tư thế đứng.
Hình ảnh khiến tôi nhận ra, cuộc sống ở nước ngoài không phải là màu hồng. Người bản địa cũng rất vất vả mưu sinh. Vì thế, tôi chắc chắn sẽ phải trải qua nhiều thử thách hơn cả họ", anh Học chia sẻ.
Để trang trải cuộc sống ở nước ngoài, Học xin vào làm công nhân tại các nhà xưởng chuyên đóng gói cơm hộp, phân loại hàng hóa, cho đến làm thêm tại khách sạn. Mỗi ngày, anh đều phải dậy từ sớm để kịp đến chỗ làm lúc 7h. Cái lạnh thấu xương của mùa đông ở Nhật bao lần khiến Học cảm thấy tủi thân, nhớ nhà rất nhiều.
"Công việc rất nặng nhọc, lại vừa học, vừa làm nên tôi thấy rất mệt mỏi. Tôi thường xuyên tự nhủ, dặn lòng phải nỗ lực hơn nữa, để chinh phục ước mơ", anh nói.
Đi làm thuê, về làm chủ
Tiếng Nhật còn bập bẹ, Văn Học nhiều hôm thức đến khuya để luyện tập. Anh chủ động xin làm thêm tại các nhà hàng để được giao tiếp nhiều hơn. Sau nửa năm, kỹ năng ngôn ngữ của anh được cải thiện rõ rệt.
Nhờ sự nhanh nhẹn, tính chăm chỉ, anh Học đã nhận được sự tin tưởng của quản lý. Từ một nhân viên rửa bát, pha chế, anh được nhà hàng giao phụ trách tuyển dụng, giới thiệu việc làm cho du học sinh Việt Nam.
Chỉ trong 1 năm, anh đã kết nối công việc cho rất nhiều đồng hương. Mỗi khi gặp lại những người mình đã từng giúp, anh Học thêm hạnh phúc khi nhận được lời cảm ơn ríu rít.
Năm 2016, Văn Học kết thúc khóa học tiếng Nhật tại trường, trở thành nhân viên chính thức của một khách sạn và được cấp visa lao động dài hạn. Nhận ra sở thích về ẩm thực của bản thân, anh còn xin làm thêm ở cửa hàng chuyên bán gà nướng yakitori.
"Tôi cảm thấy món ăn này rất thú vị vì người Nhật đã biến một món ăn bình dân thành thú ẩm thực nổi danh. Yakitori có nguyên liệu là gà công nghiệp nhưng có thể chế biến được hơn 100 món ăn từ các phần khác nhau của gà, kết hợp với muối hồng Himalaya, được nướng trên bếp than hồng", chàng trai chia sẻ.
Qua nhiều tháng học việc, Văn Học đã thành thạo cách chế biến và thu hút được nhiều khách quen, giúp nhà hàng của anh tăng doanh thu gần gấp đôi.
Sau 5 năm làm việc tại Nhật, chàng trai nhận thấy yakitori là món ăn thú vị, chưa được phổ biến tại Việt Nam. Nhớ lại khao khát "đi làm thuê, về làm chủ", Học thuyết phục chủ quán truyền nghề cho mình rồi mang hơn 1 tỷ đồng tiền tích cóp để trở về Hà Nội khởi nghiệp.
Thuần thục cách vận hành nhà hàng, chế biến món ăn, Văn Học chỉ gặp một chút khó khăn trong việc tìm cơ sở sơ chế và tách lọc các bộ phận của gà theo đúng chuẩn yakitori. Anh còn chủ động đi phát tờ rơi để thu hút những vị khách đầu tiên tới quán.
"Nhiều vị khách Nhật nhận xét yakitori tôi làm còn ngon hơn khi ăn tại đất nước của họ. Dần dà, tiếng lành đồn xa, càng có nhiều khách nước ngoài tìm đến nhà hàng của tôi", anh hào hứng kể.
Mỗi ngày, 30 bàn tại quán luôn chật ních khách. Anh Học quyết định mở thêm một nhà hàng nữa, vẫn thu hút nghìn khách mỗi tháng. Đến nay, mỗi nhà hàng luôn có 10 nhân viên túc trực mới đảm bảo kịp phục vụ khách hàng.
"Nhìn lại hành trình của mình, tôi không hối hận khi lúc đầu chấp nhận đi làm thuê, mục tiêu của tôi là đi làm thuê nhưng về phải làm chủ. Trong quá trình ấy, sự nỗ lực, kiên trì, không ngừng học hỏi là những thứ quan trọng nhất, đem đến thành công cho tôi. Sắp tới, tôi hi vọng có thể mở rộng nhà hàng, cũng như tiếp cận được nhiều khách Việt hơn", chàng trai chia sẻ.
" alt="Về từ Nhật, chàng trai Việt làm chủ 2 nhà hàng hút nghìn khách mỗi tháng" />
- ·Nhận định, soi kèo Buriram United vs Chiangrai United, 19h00 ngày 15/1: Cửa trên ‘tạch’
- ·Nhận định, soi kèo Tune IF vs Odense, 22h00 ngày 7/9
- ·Nhận định, soi kèo Hertha Berlin với Hannover, 23h30 ngày 26/4: Điểm tựa sân nhà
- ·Nhận định, soi kèo AZ Alkmaar vs Fenerbahce, 3h00 ngày 8/11: Đường tình chia đôi
- ·Nhận định, soi kèo Nữ Sydney FC vs Nữ Canberra United, 15h00 ngày 15/1: Tiếp tục trôi xa
- ·Nhận định, soi kèo Rubin Kazan vs Dynamo Moscow, 23h00 ngày 20/10: Chủ nhà có điểm?!
- ·Nhận định, soi kèo Viborg vs Midtjylland, 0h00 ngày 16/9
- ·Giao dịch chững nhưng giá rao bán chung cư Hà Nội vẫn tăng như "lên đồng"
- ·Nhận định, soi kèo Al Jabalain vs Al Batin, 19h45 ngày 16/1: Cửa trên ‘tạch’
- ·Nhận định, soi kèo U22 Việt Nam vs U22 Indonesia, 16h00 ngày 13/5
Hoàng Phương Linh tốt nghiệp thủ khoa ngành Quản trị khách sạn (Ảnh: NVCC).
Cô gái Việt Nam đã trải qua hành trình đầy nỗ lực, từ việc đào tạo và thực tập tại các nhà hàng giả định và khách sạn 5 sao khi còn đi học đến lúc làm nhân viên phục vụ tại nhà hàng buffet và bộ phận yến tiệc của các khách sạn.
Trong kỳ thực tập thứ hai, Linh được tuyển vào một nhà hàng cao cấp đang trong giai đoạn khởi nghiệp, đảm nhiệm vị trí quản lý.
Cô gái đã một tay xây dựng quy trình phục vụ và thực đơn đồ uống, nhưng do thiếu kinh nghiệm về rượu nên nhờ tới chuyên gia tham vấn. Sự đam mê và kiến thức của những chuyên gia được tiếp xúc đã thúc đẩy nữ nhân sự trẻ học thêm về lĩnh vực này.
Biến áp lực thành động lực
Sau khi có chứng chỉ hành nghề, Hoàng Phương Linh vào việc với vị trí chuyên gia rượu vang tập sự tại khách sạn Shangri-la, sau đó chuyển sang một nhà hàng cao cấp và hiện là quản lý rượu tại một nhà hàng ở Sydney.
Cô gái từng có khoảng thời gian khó khăn trong sự nghiệp khi làm việc tại một nhà hàng có tới 1.600 nhãn hiệu rượu và không dùng công nghệ quản lý. Cô phải tự ghi nhớ vị trí các chai rượu, cập nhật hàng tuần khi có rượu mới.
Phải tiếp xúc với rượu đến từ khắp nơi trên thế giới, khi đó, Hoàng Linh đã rất bỡ ngỡ. Dù đã có 1 năm kinh nghiệm và chứng chỉ cơ bản để hành nghề, chị vẫn tự ti, cảm thấy kém cỏi, sợ đồng nghiệp nghĩ rằng mình không đủ khả năng làm công việc đòi hỏi trình độ chuyên gia như vậy.
Để vượt qua, cô gái dành 2 giờ mỗi ngày tìm hiểu về các nhà rượu, tham gia các buổi thử rượu vào ngày nghỉ và trước giờ làm, liên tục đặt câu hỏi với quản lý để học hỏi thêm.
Ngoài ra, làm việc với những đồng nghiệp có 15-20 năm kinh nghiệm, áp lực lớn nhưng cũng chính là động lực để chị học hỏi được nhiều kiến thức và kinh nghiệm. Vị trí quản lý đã giúp cô tiến xa hơn trên hành trình làm nghề.
Ngày làm việc của cô bắt đầu lúc 11h với việc kiểm tra và bổ sung rượu, họp với nhân viên, giới thiệu, bán rượu và kết hợp rượu với món ăn cho thực khách. Giữa ca trưa và tối, cô làm sổ sách hoặc họp và nghỉ lúc 16-17h. Ca làm kết thúc vào 23h, sau khi tổng kết lượng rượu bán trong ngày và kiểm tra hầm rượu.
Dù yêu nghề, nữ quản lý người Việt nhiều lần muốn bỏ cuộc do công việc đòi hỏi làm 12-14 giờ mỗi ngày, khiến cuộc sống cá nhân bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, ước mơ quay về Việt Nam để đào tạo về rượu giúp cô tiếp tục theo đuổi.
Cô gái chia sẻ, văn hóa rượu vang xuất phát từ phương Tây nên người châu Á như cô gặp nhiều trở ngại khi tiếp cận.
Đầu tiên là việc nếm và ngửi rượu, do không được tiếp xúc nhiều từ nhỏ nên không dễ để cô gái phân biệt các loại vang. Việc miêu tả rượu cũng gặp khó khăn vì ở nước ngoài có nhiều hương thơm, gia vị không phổ biến tại Việt Nam.
Đòi hỏi khác với người thử, quản lý rượu là phải giỏi ngoại ngữ để đọc lượng lớn tài liệu, biết tên các vùng trồng nho bằng tiếng Pháp, Ý, Đức, Tây Ban Nha…Chi phí học chứng chỉ và mua rượu để luyện tập cũng là bài toán đầy thách thức.
Hoàng Linh chia sẻ, bản thân nhận thấy, định kiến phụ nữ châu Á không uống rượu ảnh hưởng trực tiếp đến công việc. Cô thường xuyên nhận được câu hỏi "bạn có uống rượu không?" từ khách hàng.
Một suy nghĩ thông thường khác là người có kinh nghiệm về rượu vang phải đứng tuổi, nên khách khó tin tưởng lời tư vấn từ một gương mặt "trẻ măng" như Linh. Song cô lại thấy những định kiến này khiến mình đặc biệt hơn. Cô đã đặc biệt vui khi một vài khách nói rằng, chưa thấy ai còn trẻ mà có thể miêu tả rượu như Linh.
Cô gái Việt luôn tạo cảm giác thoải mái cho khách hàng và khéo léo xoay chuyển tình huống khi họ không hài lòng.
Một kỉ niệm đáng nhớ với cô là khi "chỉnh" góc nhìn của khách về rượu vang Úc. Khách ban đầu chỉ thích rượu Pháp, nhưng sau khi được giới thiệu các dòng vang Úc hợp khẩu vị đã rất hứng thú. Nhóm khách sau đó trở thành khách quen của nhà hàng, thậm chí còn mang quà tặng nữ quản lý rượu người Việt mỗi lần ghé thăm.
Cam Ly
" alt="Gen Z chinh phục thế giới rượu vang, đầu quân nhà hàng sao Michelin" />Theo quy ước của Hội Truyền máu quốc tế, nhóm máu có tỷ lệ dưới 0,1% trong quần thể được coi là hiếm và dưới 0,01% được coi là rất hiếm. Ở Việt Nam, những người có nhóm máu Rh(D) âm là nhóm máu hiếm.
Chia sẻ tại chương trình Gặp mặt người hiến máu nhóm máu hiếm, nhóm máu hòa hợp phenotype tiêu biểu năm 2024, do Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức sáng 23/11, chị Nhinh cho biết, mình vẫn nhớ như in những lần lên đường góp sức cứu người sau khi nhận cuộc gọi từ viện.
"Một lần tôi đang học trên giảng đường thì nhận được cuộc gọi của viện cần nhóm máu của mình cho ca bệnh rất gấp. Ngay sau khi học xong là 12h tôi tức tốc lên đường.
Một lần khác là hiến máu cho một sản phụ cần 10 đơn vị máu để cứu em bé. Xuyên suốt thời gian đồng hành cùng thai phụ này, càng cảm nhận rõ sự lo lắng của gia đình, tôi lại càng ý thức được trách nhiệm của mình", chị Nhinh nói.
Lại có lần chính anh trai của một bạn trong hội máu hiếm bị tai nạn rất nặng cần truyền máu. May mắn là chị Nhinh kịp vào Bệnh viện Bạch Mai để chia sẻ nguồn máu của mình, giúp anh vượt qua giai đoạn nguy hiểm.
Là người mang dòng máu hiếm, cô gái này cho biết, mình luôn ý thức rằng, phải giữ sức khỏe cho bản thân, vì mình có trách nhiệm cứu giúp các bệnh nhân cần máu hiếm.
Cũng như Nhinh, Phạm Ánh Ngọc (25 tuổi, Hà Nội) biết mình có nhóm máu hiếm từ một lần đi hiến máu. Là một cô gái nhỏ nhắn, nhưng Ánh Ngọc đã có 16 lần hiến máu nhóm hiếm và luôn sẵn sàng đi hiến máu mỗi khi được gọi.
Ánh Ngọc vẫn nhớ lần đầu tiên được gọi đến hiến máu cho người bệnh có nhóm máu hiếm, đó cũng là lần đầu Ngọc cảm nhận được ý nghĩa của công việc mình đang làm.
"Năm 2022, khi tôi đang làm việc thì nhận được cuộc gọi của viện nhờ mình đến hiến máu.
Lúc đó tôi thấy khá hoang mang vì không nghĩ là nhóm máu của mình lại hiếm đến thế. Lo lắng cho người bệnh nên tôi đã sắp xếp công việc để đi hiến máu ngay, chứ không chờ đến hết giờ làm.
Trên đường đi tôi đánh trống ngực liên hồi, lúc đó nghĩ rằng chỉ sợ mình đến chậm thì người bệnh sẽ gặp nguy hiểm.
Sau này mình quen với việc đi hiến máu hơn thì cũng bình tĩnh hơn khi được gọi, nhưng lần đó cũng là kỷ niệm đáng nhớ", Ánh Ngọc chia sẻ.
Những người trẻ có nhóm máu hiếm như Nhinh và Ngọc luôn ở trong tư thế sẵn sàng, bất cứ khi nào có cuộc gọi từ viện, họ đều sắp xếp để có thể đến hiến máu sớm nhất.
Mỗi khi biết được thông tin có người bệnh cần máu, họ lại nhiệt tình như thể đi hiến máu cho chính người nhà của mình. Dù chưa một lần được gặp mặt người đã nhận máu, nhưng họ vẫn luôn hạnh phúc khi biết dòng máu của mình đã cứu sống những cuộc đời khác.
Thách thức truyền máu cấp cứu từ sự đa dạng nhóm máu
Theo PGS.TS.BS Trần Ngọc Quế, Giám đốc Trung tâm máu Quốc gia, tính đến tháng 10, Hội Truyền máu quốc tế công nhận có tới 47 hệ nhóm máu hồng cầu với 366 kháng nguyên nhóm máu khác nhau. Trong đó, hệ nhóm máu ABO và hệ nhóm máu Rh là quan trọng nhất trong thực hành truyền máu.
Mỗi hệ nhóm máu lại có các nhóm máu khác nhau do sự có mặt hay vắng mặt của kháng nguyên mang đặc tính di truyền trên bề mặt hồng cầu và kháng thể trong huyết thanh của người đó.
Hệ nhóm máu Rh có hệ kháng nguyên đa dạng và phức tạp nhất với hơn 50 kháng nguyên, trong đó kháng nguyên D là phổ biến nhất.
Ngoài hệ nhóm máu ABO và Rh là hai hệ thống nhóm máu có ý nghĩa nhất trong thực hành truyền máu thì còn rất nhiều các hệ thống nhóm máu khác, mà kháng nguyên của nó có tính sinh miễn dịch cao, tức là có thể kích thích cơ thể người nhận sinh ra kháng thể chống lại kháng nguyên tương ứng (còn gọi là kháng thể bất thường).
Các kháng thể bất thường này có thể gây ra các tai biến truyền máu và để lại hậu quả nặng nề cho người bệnh.
Ở những bệnh nhân càng truyền máu nhiều lần thì khả năng tiếp xúc với kháng nguyên lạ càng nhiều và nguy cơ sinh kháng thể bất thường ở những bệnh nhân này càng cao.
Khi đó, truyền máu hòa hợp hệ nhóm máu ABO và Rh là chưa đủ để đảm bảo an toàn cho người bệnh mà phải truyền máu hòa hợp các kháng nguyên của các hệ thống nhóm máu khác (hay còn gọi là truyền máu hòa hợp phenotype).
Về vấn đề này, TS.BS Nguyễn Thị Thu Hà, Giám đốc Trung tâm Thalassemia, Viện Huyết học - Truyền máu trung ương cho biết, hiện trung tâm quản lý, điều trị cho khoảng 3.000 bệnh nhân thalassemia. Đây là những người cần truyền máu suốt đời nên vấn đề hòa hợp nhóm máu lại đặc biệt quan trọng.
"Bệnh nhân truyền máu không hòa hợp, nếu nặng có thể xảy ra phản ứng ngay trong lúc truyền dẫn đến sốc, thậm chí là tử vong. Cũng có trường hợp bệnh nhân xuất hiện triệu chứng vài ngày sau khi truyền như sốt rét, đơn vị máu truyền vào bị tan hết", TS Hà chia sẻ.
Đến nay, 30% người bệnh thalassemia tại trung tâm đã được truyền máu hòa hợp phenotype. Việc được truyền máu hòa hợp phenotype giúp người bệnh hạn chế đến mức thấp nhất các tai biến truyền máu do bất đồng nhóm máu hồng cầu giữa người cho và người nhận.
"Sự đa dạng của các kháng nguyên nhóm máu là thách thức vô cùng lớn đối với ngành y tế, đặc biệt là lĩnh vực truyền máu trong cấp cứu và điều trị người bệnh có nhóm máu hiếm và cần truyền máu hòa hợp phenotype. Trong khi đó, chi phí để làm xét nghiệm đầy đủ các kháng nguyên nhóm máu khá tốn kém", PGS Quế nhấn mạnh.
Theo ông Quế, nhiều năm nay, nhờ nguồn kinh phí của một số chương trình, dự án, viện đã tiến hành xét nghiệm, xác định các kháng nguyên nhóm máu ngoài hệ ABO và Rh cho một số người hiến máu tình nguyện thường xuyên.
Danh sách những người có nhóm máu hiếm Rh(D) âm hay người hiến máu hòa hợp phenotype (đã được xác định một số kháng nguyên nhóm máu) đều được lưu trữ trên phần mềm của viện. Nhờ đó, khi có những bệnh nhân cần, viện có thể gọi người hiến máu phù hợp theo danh sách để kịp thời kêu gọi hiến máu, điều trị cho người bệnh.
Năm nay, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương đã tiếp nhận dự trù gần 240 đơn vị máu nhóm hiếm và 2.458 đơn vị máu hòa hợp phenotype từ các cơ sở điều trị.
Với sự hỗ trợ của người hiến máu, đa số các dự trù đều đã được đáp ứng đầy đủ, kịp thời. Tuy nhiên, việc huy động một số nhóm vẫn còn nhiều khó khăn do nhận thức của người hiến máu, nguồn người hiến máu chưa đầy đủ.
PGS Quế cũng bày tỏ sự cảm kích với tinh thần trách nhiệm của những người mang máu hiếm với cộng đồng.
"Nhiều trường hợp mang máu hiếm khi nghe viện gọi điện cần máu của mình để cứu chữa bệnh nhân, liền gác công việc để đi hiến máu. Tôi biết có nhiều anh chị mang máu hiếm đã đi xe từ Nam Định, thậm chí là Lạng Sơn xuống Hà Nội để cấp cứu người cần máu hiếm", PGS Quế chia sẻ.
Cũng theo PGS Quế, nếu có nhóm máu hiếm, nhóm máu phenotype, người dân không nên hiến máu định kỳ, mà hãy hiến khi được gọi, đúng cho bệnh nhân cần máu của mình.
"Những thông tin về nhóm máu hòa hợp phenotype còn khá hạn chế, nhận thức của người hiến máu về vấn đề này chưa được nâng cao, nhiều người hiến máu có kiểu hình phù hợp với bệnh nhân nhưng lại chưa ý thức được.
Hay đôi khi do chờ đợi lâu mà chưa được gọi, có người lại chủ động đi hiến máu, trong khi một vài tuần sau lại có bệnh nhân cần đúng máu phenotype đó, dẫn đến việc đáp ứng máu cho người bệnh khó khăn", PGS Quế nhấn mạnh.
" alt="Những người Việt mang dòng máu 0,1% dân số tiết lộ sứ mệnh đặc biệt" />
- ·Soi kèo góc Inter Milan vs Bologna, 2h45 ngày 16/1
- ·Nhận định, soi kèo nữ Hồng Kông vs nữ Philippines, 15h00 ngày 22/9
- ·Nhận định, soi kèo Hebar Pazardzhik vs Pirin Blagoevgrad, 21h30 ngày 18/09
- ·Nhận định, soi kèo Tromso vs HamKam, 22h00 ngày 17/9
- ·Nhận định, soi kèo Al
- ·Nhận định, soi kèo Exeter City vs Leyton Orient, 21h00 ngày 9/9
- ·Nhận định, soi kèo Atletico FC vs Boca Juniors De Cali, 6h05 ngày 6/9
- ·Nhận định, soi kèo Akademiya Ontustik vs Taraz, 17h00 ngày 14/9
- ·Nhận định, soi kèo Pyramids vs Ghazl El Mahalla, 21h00 ngày 15/1: Bắt nạt ‘lính mới’
- ·Tỷ phú giàu thứ 2 châu Á bị truy tố tại Mỹ