当前位置:首页 > Công nghệ > Nhận định, soi kèo BATE Borisov vs Neman Grodno, 00h30 ngày 11/5 正文
标签:
责任编辑:Ngoại Hạng Anh
Nhận định, soi kèo Qarabag vs Sabail, 22h00 ngày 11/2: Tin vào cửa dưới
"Hãy bỏ nỗi sợ tự chủ thì không còn tiền ngân sách"
Tham dự hội thảo về tự chủ đại học do Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ sáng 30/9, mặc dù được mời phát biểu khai mạc, song Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã xin được phát biểu như một tham luận đầu tiên.
![]() |
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại hội thảo sáng 30/9. Ảnh: Ngọc Quang. |
Phó Thủ tướng cho rằng, giáo dục ĐH hiện nay "có vấn đề", do vậy, cần phải đổi mới một cách căn bản, toàn diện và hết sức mạnh mẽ. Nguyên tắc của đổi mới đó là phải đi theo xu thế của thế giới, chính là thực hiện tự chủ đại học.
Phó Thủ tướng cho rằng, trong những năm qua khi thực hiện thí điểm tự chủ ở một số trường, chúng ta đã hiểu về tự chủ hơi lệch sang tự chủ tài chính.
"Trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay, tự chủ không chỉ riêng vấn đề tài chính. Tự chủ ĐH bao gồm cả tự chủ về chuyên môn và tự chủ về bộ máy tổ chức nhân sự" - Phó Thủ tướng nói.
Phó Thủ tướng cũng cho nhiều người hiểu tự chủ ĐH thì nhà nước không cấp tiền cho trường nữa là không đúng.
"Trường mở ra tự chủ thì có thêm nhiều quyền mà nhà nước vẫn tiếp tục đầu tư"- Phó Thủ tướng nói. Ông dẫn ví dụ Học viện Nông nghiệp được Chính phủ cho tham gia dự án vay vốn với khoản tiền lên tới 50 triệu USD. Trường ĐH Bách khoa HN, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân cũng được hỗ trợ vay vốn hay tiếp tục các khoản đầu tư.
"Hãy bỏ trong đầu nỗi sợ tự chủ không còn ngân sách nhà nước. Tôi khẳng định: Tự chủ không có nghĩa là nhà nước không tiếp tục đầu tư" - Phó Thủ tướng khẳng định.
Theo Phó Thủ tướng, Nhà nước sẽ thay đổi cách đầu tư cho các trường đại học. "Các khoản chi thường xuyên sẽ giảm dần để tăng tính tự chủ, trách nhiệm của các trường nhưng về tổng đầu tư không giảm".
"Thay vì nhà nước cấp tiền để trường trả lương cho giáo viên thì tiền đó có thể dùng để cấp học bổng cho các sinh viên thuộc các đối tượng nghèo hay gia đình chính sách. Hoặc cũng có thể cấp thông qua các hoạt động nghiên cứu khoa học để tăng cường hoạt động này trong các trường ĐH" - Phó Thủ tướng nói.
3 vướng mắc của lộ trình tự chủ ĐH
Ngoài vấn đề tài chính, theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, lộ trình tự chủ ĐH ở Việt Nam hiện nay đang có 3 vướng mắc.
Đầu tiên là vấn đềhọc phí.
Khi giao quyền tự chủ cho các trường ĐH, các trường sẽ có quyền quy định mức học phí cao hơn. Dù đã có mức học phí trần và lộ trình tăng do Chính phủ quy định song mức trần này vẫn cao hơn nhiều so với các trường chưa tự chủ.
"Vấn đề đặt ra là tăng học phí thì ảnh hưởng tới cơ hội tiếp cận giáo dục ĐH, nhất là các cơ sở giáo dục chất lượng tốt đối với con em nông dân, con em người nghèo. Do đó, những lo lắng này là chính đáng" - Phó Thủ tướng nói.
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng khẳng định không thể duy trì mức học phí ĐH quá thấp bởi nhà nước không thể đầu tư như các nước phát triển và như vậy sẽ khó khăn trong việc nâng cao chất lượng đầu ra.
Trong khi đó, nhiều người vẫn cho con em ra nước ngoài học với mức học phí cao gấp trăm lần trong nước. Nhiều em học sinh du học tại chỗ.
"Không thể giữ mãi mức học phí thấp, cào bằng" - Phó Thủ tướng khẳng định.
Từ đó Phó Thủ tướng cho rằng, cần nâng cao chất lượng ĐH lên để thu hút những người có khả năng chi trả mức phí cao rồi dùng phần đó cùng với ngân sách nhà nước hỗ trợ sinh viên nghèo, thuộc diện chính sách để tăng cơ hội tiếp cận giáo dục ĐH của các em.
Vương mắc thứ hai là vấn đề liên quan tới quản lý nhà nước của Bộ chủ quản. Phó Thủ tướng khẳng định, cần phải loại bỏ những quy định không thực sự cần thiết cho nền giáo dục tiên tiến. "Các nước làm thế nào thì mình cần học tập làm theo".
Vướng mắc thứ 3, cũng là vướng mắc quan trọng nhất chính là mô hình quản trị đại học sau tự chủ. Theo Phó Thủ tướng, đây là vấn đề cần phải bàn sâu, bàn kỹ nếu không sẽ không làm được tự chủ đại học.
Phó Thủ tướng cho rằng, lâu nay chúng ta đã thành lập các hội đồng trường để chuyển từ mô hình quản trị một thủ trưởng sang mô hình quản trị cá nhân kết hợp tập thể, phù hợp với lộ trình tự chủ. Tuy nhiên, trong thời gian qua hoạt động của hội đồng trường vẫn còn hình thức, nhất là đối với các trường công lập.
Phó Thủ tướng cho biết, hiện Chính phủ đang dự thảo nghị định về tự chủ của các đơn vị sự nghiệp đối với các trường ĐH trong đó yêu cầu thay đổi mô hình quản trị của nhà trường. "Hội đồng trường sẽ tự quyết định hiệu trưởng, hiệu phó" - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết.
Ở cuối bài phát biểu, Phó Thủ tướng cho dẫn lại những khó khăn của quá trình đổi mới hệ thống doanh nghiệp nhà nước và khẳng định: "Đổi mới ĐH còn phức tạp hơn là đổi mới doanh nghiệp vì liên quan tới con người và môi trường trí thức".
Từ đó, Phó Thủ tướng cho rằng, cần phải có nhận thức sâu sắc, thấu triệt, trách nhiệm và quyết tâm cao hơn mới có thể thực hiện thành công tự chủ đại học.
Lê Văn
" alt="Không thể giữ mãi mức học phí thấp, cao bằng"/>Ikebana hay còn được gọi là Hoa đạo, là nghệ thuật cắm hoa được hình thành từ thế kỷ XV bởi những nhà sư dòng họ Ikenobo. Trải qua gần 600 năm tồn tại và phát triển, nghệ thuật Ikebana vẫn luôn được yêu mến từ thế hệ này sang thế hệ khác và vượt ra khỏi biên giới Nhật Bản tới nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Nghệ thuật Ikebana diễn đạt vẻ đẹp về sức sống tiềm ẩn của cỏ cây hoa lá trong các giai đoạn phát triển của đời sống thực vật. Qua việc thực hành cắm hoa, nghệ thuật này mang thiên nhiên tới gần hơn với đời sống thường ngày, giúp người thực hành hiểu và khám phá vẻ đẹp của chúng và có cái nhìn tĩnh tại hơn trong đời sống.
![]() | ![]() |
Triển lãm lần này trưng bày các gần 50 tác phẩm do giáo viên và các học viên của Hội sở Ikenobo Việt Nam thực hiện. Các tác phẩm được thực hiện theo các kiểu cắm đặc trưng của Ikebana Ikenobo như Rikka, Shoka và kiểu cắm tự do mang nhiều sắc thái khác nhau. Thông qua triển lãm, những tác phẩm Ikebana thể hiện vẻ đẹp phong phú, sự thấu hiểu và trân quý thiên nhiên.
![]() | ![]() |
![]() | ![]() |
Bên cạnh các tác phẩm Ikebana được trưng bày, triển lãm còn có sự xuất hiện của các tác phẩm tranh tạo nên sự ngạc nhiên thú vị về nét hòa hợp của hai loại hình nghệ thuật này. Ikebana luôn gắn liền với vẻ đẹp truyền thống tuy nhiên việc kết hợp với tranh trang trí cũng mang lại một vẻ đẹp mới mang đậm hơi thở đương đại. Các tác phẩm tranh dùng trong triển lãm được sự cho phép của các họa sĩ Lê Hào, Trần Quốc Giang, Hồ Đăng Lễ…
Cũng trong khuôn khổ triển lãm, buổi chia sẻ về vẻ đẹp của thơ Haiku và Ikebana - hai bộ môn nghệ thuật đặc trưng mang đậm tâm hồn Nhật Bản là điểm nhấn đặc biệt dành tặng những người yêu mến văn hóa truyền thống Nhật Bản. Buổi chia sẻ với sự góp mặt của Nhà nghiên cứu - dịch giả Nhật Chiêu - người có bề dày về dịch và nghiên cứu, phê bình thơ Haiku tại Việt Nam.
Buổi chia sẻ đã nêu lên tính biểu cảm đặc biệt của thơ Haiku và Ikebana thông qua ngôn từ và hoa lá, giúp người tham dự hiểu hơn về triết lý thẩm mỹ, ý nghĩa và vẻ đẹp của các môn nghệ thuật này nói riêng và văn hóa Nhật Bản nói chung.
Hiện nay, hệ thống chính sách và quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT đang được khẩn trương nghiên cứu và hoàn thiện với nhiều văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành.
Cuối năm 2021, Bộ Tài chính cũng đã ban hành kế hoạch tổng thể thực hiện các giải pháp tại Đề án “Quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam” nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý thuế đối với TMĐT trong nước và xuyên biên giới, chú trọng hoạt động cung cấp dịch vụ số xuyên biên giới của nhà cung cấp nước ngoài không có cơ sở kinh doanh cố định tại Việt Nam.
Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, thời gian tới, cơ quan này tiếp tục triển khai các hoạt động để quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT theo hướng hiện đại hóa.
Cụ thể, cơ quan thuế sẽ tiếp tục hoàn thiện quy định pháp luật về thuế để tăng cường trách nhiệm của chủ sở hữu sàn TMĐT trong việc khai thuế, nộp thuế thay cho người bán hàng hóa, dịch vụ thông qua sàn có chức năng đặt hàng trực tuyến và cung cấp thông tin cho cơ quan thuế bằng phương thức điện tử.
Hiện đại hoá công tác quản lý thuế; nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin để kết nối, lưu trữ thông tin để hỗ trợ, kết nối với người nộp thuế (nhà cung cấp nước ngoài, sàn TMĐT...) theo hình thức điện tử trực tiếp tại Cổng thông tin điện tử Tổng cục Thuế.
Lãnh đạo Tổng cục Thuế cho biết, cơ quan này cũng sẽ xây dựng cơ sở dữ liệu để quản lý rủi ro đối với thương mại điện tử; áp dụng trí tuệ nhận tạo (AI) để xử lý dữ liệu, đưa ra các cảnh báo đối với trường hợp vượt ngưỡng rủi ro và đề xuất các biện pháp quản lý thuế theo rủi ro đối với hoạt động thương mại điện tử (kết hợp cơ sở dữ liệu từ hóa đơn điện tử, thương mại điện tử).
Xây dựng hệ thống quản lý thuế thông minh, đáp ứng khả năng kết nối dữ liệu với các cơ quan quản lý nhà nước, tích hợp thông tin, xử lý dữ liệu lớn, hoạt động 24/7, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế.
Triển khai công tác thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch thường xuyên và theo chuyên đề đối với hoạt động TMĐT, trong đó tập trung đối với nhà cung cấp nước ngoài không có cơ sở kinh doanh cố định tại Việt Nam và một số chủ sở hữu sàn giao dịch TMĐT.
Phối hợp với các bộ, ngành, tổ chức, hiệp hội có liên quan để trao đổi, kết nối thông tin, phối hợp quản lý và hoàn thiện việc sửa đổi chính sách, pháp luật để tăng cường công tác quản lý TMĐT. Cụ thể, cơ quan thuế đã ký thỏa thuận phối hợp công tác với Bộ Công Thương để chia sẻ cơ sở dữ liệu, kết nối để khai thác thông tin, hoàn thiện chính sách pháp luật để quản lý hoạt động kinh doanh TMĐT.
Ký thỏa thuận phối hợp công tác với Bộ TT&TT (cơ quan quản lý về mạng viễn thông, Internet; quản lý cung cấp dịch vụ số với công tác quản lý thuế) để khai thác, truyền nhận, kết nối thông tin doanh nghiệp quảng cáo xuyên biên giới; danh sách cá nhân có phát sinh doanh thu từ quảng cáo trên sản phẩm, dịch vụ nội dung thông tin số; doanh nghiệp trong nước có hoạt động cung cấp dịch vụ viễn thông và sử dụng tài nguyên kho số.
Xây dựng chương trình làm việc với Bộ Công An để đề xuất phối hợp thực hiện kết nối, chia sẻ cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý thuế...
Duy Vũ
" alt="Cơ quan thuế muốn ứng dụng AI, dữ liệu lớn để quản lý rủi ro thuế trong TMĐT"/>Cơ quan thuế muốn ứng dụng AI, dữ liệu lớn để quản lý rủi ro thuế trong TMĐT
Nhận định, soi kèo Belgrano vs Aldosivi, 8h15 ngày 12/2: Cơ hội cho chủ nhà
Bộ Thương mại cho biết, họ không thể trả lời về các cuộc điều tra đang diễn ra. Đồng thời nhấn mạnh việc bảo vệ sự an toàn và an ninh của người dân Hoa Kỳ, chống lại việc thu thập thông tin là điều quan trọng để đảm bảo nền kinh tế và an ninh quốc gia.
Cho tới thời điểm này, Huawei vẫn bác bỏ mạnh mẽ các cáo buộc của Chính phủ Mỹ ,rằng họ có thể do thám khách hàng Mỹ và gây ra mối đe dọa an ninh quốc gia.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington không phản hồi về các cáo buộc cụ thể. Trong một tuyên bố gửi qua email, có đoạn: "Chính phủ Mỹ lạm dụng khái niệm an ninh quốc gia và quyền lực nhà nước để dốc toàn lực trấn áp Huawei và các công ty viễn thông Trung Quốc khác, mà không cung cấp bất kỳ bằng chứng chắc chắn nào cho thấy họ là mối đe dọa an ninh đối với Mỹ hay các quốc gia khác . "
Tám quan chức chính phủ Hoa Kỳ hiện tại và cựu quan chức cho biết, cuộc điều tra phản ánh những lo ngại về an ninh quốc gia từ Huawei, công ty vốn đã bị hàng loạt hạn chế của Chính phủ trong những năm gần đây.
Nếu Bộ Thương mại xác định Huawei gây ra mối đe dọa an ninh quốc gia, nó có thể vượt ra ngoài các hạn chế áp đặt hiện có do Ủy ban Truyền thông Liên bang (FCC), cơ quan quản lý viễn thông Hoa Kỳ đưa ra.
Các cơ quan này có thể sử dụng các quyền lực mới do chính quyền Trump tạo ra để cấm tất cả các giao dịch của Mỹ với Huawei, yêu cầu các nhà mạng viễn thông nước này nhanh chóng loại bỏ các công nghệ của Huawei, hoặc đối mặt với tiền phạt hoặc các hình phạt khác, theo Reuters cho biết. Hiện FCC vẫn chưa đưa ra bình luận nào.
Căng thẳng chiến tranh công nghệ Mỹ - Trung
Huawei từ lâu đã bị chính phủ Mỹ cáo buộc rằng, họ có thể theo dõi khách hàng Mỹ, mặc dù các nhà chức trách ở Washington chưa đưa ra nhiều bằng chứng thuyết phục. Do đó, Huawei liên tục phủ nhận các cáo buộc.
Giám đốc FBI Christopher Wray cảnh báo, một số công ty Trung Quốc như Huawei có thể thu thập bất kỳ thông tin nào của người dùng truyền qua thiết bị hoặc mạng của họ, trong một bài phát biểu vào năm 2020. Không dừng lại ở đó, các thông tin này có thể được giao cho chính phủ Trung Quốc nếu được yêu cầu.
Reuters vẫn chưa tìm thấy bất kỳ thông tin nào cho thấy các thiết bị có khả năng thu thập thông tin như chính quyền Mỹ tuyên bố.
Jim Lewis, chuyên gia công nghệ và an ninh mạng tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Washington DC cho biết: "Nếu bạn có thể gắn thiết bị thu vào một tháp (điện thoại di động), bạn có thể thu thập tín hiệu và điều đó có nghĩa là bạn có thể nhận được thông tin tình báo.”
Để giải quyết mối nguy tiềm tàng, đạo luật năm 2019 cùng các quy tắc liên quan cấm các công ty Mỹ sử dụng trợ cấp liên bang để mua thiết bị viễn thông từ Huawei. Luật này cũng giao nhiệm vụ cho FCC buộc các nhà mạng Hoa Kỳ nhận trợ cấp liên bang thanh lọc mạng lưới thiết bị Huawei của họ, đổi lại họ sẽ được hoàn lại tiền. Thời hạn để hoàn tất quá trình thanh lọc sẽ kéo dài ít nhất tới năm 2023.
Ủy ban Truyền thông Liên bang Brendan Carr cho biết, các tháp di động sử dụng công nghệ của Huawei xung quanh căn cứ Không quân Malmstrom, Montana, nơi giám sát một phần các bãi tên lửa của Mỹ.
Bên cạnh đó, các hầm chứa tên lửa đạn đạo xuyên lục địa ở Nebraska và Wyoming cũng nằm cạnh các tháp di động vận hành bằng công nghệ của Huawei.
Trong cuộc phỏng vấn với Reuters, ông Carr cho rằng, dữ liệu từ điện thoại thông minh do Huawei thu được có thể tiết lộ các hoạt động di chuyển của quân đội gần các địa điểm trên, sâu xa hơn là hệ thống cảnh báo sớm nếu xảy ra một cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo ICBM.
Crystal Rhoades, một ủy viên tại cơ quan quản lý viễn thông của Nebraska, đã báo động giới truyền thông về nguy cơ gây ra bởi các tháp điện thoại di động do Viaero sở hữu gần với các hầm chứa tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) ở phía tây tiểu bang.
Tại Wyoming, Giám đốc điều hành Union Wireless, John Woody, cho biết trong một cuộc phỏng vấn năm 2018 với Reuters rằng, khu vực phủ sóng của công ty bao gồm các hầm chứa tên lửa ICBM gần căn cứ Không quân F.E. Warren. Trong khi đó, các thiết bị của họ như bộ chuyển mạch, bộ định tuyến… đều đến từ Huawei.
Trước những lo ngại của chính phủ Hoa Kỳ liên quan đến Huawei, bất kỳ công ty công nghệ thông tin hoặc truyền thông nào tiếp tục sử dụng các sản phẩm của công ty Trung Quốc này đều có thể bị phạt, theo Rick Sofield, một cựu quan chức Bộ Tư pháp (DOJ) trong bộ phận an ninh quốc gia.
Theo trát đòi hầu tòa vào tháng 4/2021, Huawei có 30 ngày để cung cấp các hồ sơ xác định các giao dịch kinh doanh và mối quan hệ của họ với các đối tác bên ngoài Mỹ, có quyền truy cập vào các thông tin công ty này thu được.
Trọng tâm của cuộc điều tra yêu cầu Huawei cung cấp một danh mục hoàn chỉnh tất cả các loại thiết bị được bán cho bất kỳ nhà cung cấp dịch vụ truyền thông nào ở Hoa Kỳ, như tên và địa điểm của các bên tham gia mua bán.
Thái Hoàng (theo Reuters)
" alt="Huawei bị điều tra vì lắp đặt công nghệ gần hầm chứa tên lửa của Mỹ"/>Huawei bị điều tra vì lắp đặt công nghệ gần hầm chứa tên lửa của Mỹ
Kristian Hegaard, sinh viên luật 25 tuổi ở ĐH Copenhagen, Đan Mạch
Trong đơn khiếu nại gửi tới người phụ trách khóa Luật thuế, Hegaard đã khẳng định rằng anh và các sinh viên khác sẽ không tham gia những giờ học môn này vì cảm thấy không ổn về nội dung.
Thông điệp được gửi tới ông Bjorn Hansen, tuy nhiên ông đã đệ đơn kiện sinh viên vì đã bôi nhọ danh dự của ông.
“Tôi đã gửi đơn khiếu nại tới người này” – ông Hegaard viết.
Được biết, Hegaard là một nhà vận động vì quyền của người tàn tật và hoạt động rất tích cực trong lĩnh vực chính trị của Đan Mạch. Anh nói thêm rằng, vị giảng viên có vẻ như không thích sử dụng phương pháp làm việc nhóm trong việc giảng dạy của mình – một kỹ năng mà anh cho là bắt buộc ở các trường đại học.
Trong khi đó, truyền thông Đan Mạch cho rằng, vụ kiện của ông Hansen có thể sẽ là lời cảnh báo cho những lời than phiền của sinh viên trong tương lai.
Phát biểu trên một trang web dành cho sinh viên Đan Mạch, ông nói: “Vấn đề là những lời than phiền đó không phải sự thật và nó khiến tôi rất khó chịu”.
Ngoài ra, ông cũng khẳng định, anh chàng sinh viên Hegaard đang sử dụng lời than phiền này để thu hút sự chú ý của dư luận vào các hoạt động chính trị của anh ta. “Tôi sẽ không bao giờ kiện nếu như lời than phiền đó tới từ một sinh viên bình thường” – ông nói.
Đươc biết, đây là lần đầu tiên một sinh viên của ĐH Copenhagen bị kiện bởi một giáo viên. “Tôi đã viết một lời phàn nàn bình thường, vì thế tôi rất ngạc nhiên trước phản ứng này” – Hegaard, người đã học tập ở trường từ năm 2010 cho hay. Và Hegaard cũng cho rằng chính vị giảng viên mới là người châm ngòi nổ, khiến sự việc trở nên phức tạp hơn.
Bình luận về sự việc này, ông Kristian Dam Hove – chủ tịch tổ chức sinh viên luật lớn nhất Đan Mạch cho rằng: “Theo cá nhân tôi, tôi nghĩ rằng chuyện này thật vô cùng ngớ ngẩn. Nhưng ở một mức độ cơ bản, cũng thật điên rồ nếu như có một tiền lệ về việc sinh viên bị kiện khi than phiền về chất lượng giảng dạy”.
Trong khi đó, phát ngôn viên ĐH Copenhagen cho biết, hiện tại họ chưa thể bình luận gì thêm.