您现在的位置是:NEWS > Thời sự
Pep Guardiola tức giận Haaland cãi lệnh đá 11m cho Man City
NEWS2025-02-07 00:45:24【Thời sự】7人已围观
简介Đội trưởng Gundogan lập cú đúp trong hiệp 1 để đưa Man City dẫn 2-0 trước Leeds. Đến pngoại hạng anh 23 24ngoại hạng anh 23 24、、
Đội trưởng Gundogan lập cú đúp trong hiệp 1 để đưa Man City dẫn 2-0 trước Leeds. Đến phút 84,ứcgiậnHaalandcãilệnhđángoại hạng anh 23 24 các nhà đương kim giữ cúp Premier League, có cơ hội kết liễu đối thủ, khi Phil Foden bị phạm lỗi trong vòng cấm.
Từ bên ngoài đường biên, Pep Guardiolađã hét lên, lệnh Erling Haaland đá quả 11m. Chân sút Na Uy liếc nhìn ông thầy người Tây Ban Nha và đã đưa bóng cho Gundogan để tiền vệ người Đức có thể hoàn tất cú hat-trick.
Điều đó khiến Pep Guardiola nổi cơn thịnh nộ, nhất là khi nỗ lực đá phạt đền của Gundogan hỏng ăn, sút bóng dội cột dọc.
Chưa kể không đầy 1 phút sau đó, Man Citycòn để Leeds rút ngắn xuống còn 1-2 khiến họ từ chối có thể giành chiến thắng một cách thoải mái, phải trả qua những phút cuối khá lo lắng.
Thắng Leeds 2-1, Man City ở vị trí dẫn đầu Ngoại hạng Anh, hơn Arsenal 4 điểm khi 2 đội ngang số trận (34). Điều này cũng làm giảm đi sự bực tức của vị thuyền trưởng.
Ông chia sẻ sau trận: “Trận đấu còn chưa ngã ngũ. Việc Haaland nhường Gundogan đá phạt đền cho thấy cậu ấy tốt bụng và hào phóng như thế nào. Nhưng nếu Man City đang dẫn 4-0 và trận đấu còn 10 phút thì được. Còn đây, tỷ số chỉ đang là 2-0. Haaland là người đá 11m tốt nhất trong đội vào lúc này nên cậu ấy phải thực hiện nó”.
Pep Guardiola cũng cho hay, ông thà đề Riyad Mahrez, người kiến tạo cú đúp cho Gundogan, đá phạt đền hơn là Gundogan, đồng thời nói thêm: “Tôi ngưỡng mộ việc Gundogan muốn nhận trách nhiệm đá 11 nhưng thông thường nói thuộc về người được giao trọng trách và Haaland phải thực hiện”.
Trong khi đó, Gundogan cho biết: “Đầu tiên, Pep Guardiola cho Haaland thấy ông bực với cậu ấy. Sau đó, ông cũng mắng tôi.
Lúc Haaland cầm bóng, tôi cứ đinh ninh cậu ấy sẽ thực hiện nhưng rồi cậu ấy hướng đến tôi. Tôi phải hỏi lại vài lần xem cậu ấy có chắc làm vậy không trước khi tự tin thực hiện”.
很赞哦!(62)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Juventus vs Empoli, 18h30 ngày 2/2: Khó tin Bianconeri
- Tỉnh duy nhất Việt Nam kết thúc bằng chữ E?
- Chủ tịch CATL chê Elon Musk không biết làm pin
- Bộ ảnh ngọt ngào mang thông điệp: 'Hãy cứ yêu đi'
- Nhận định, soi kèo Al Hudod vs Zakho, 18h30 ngày 4/2: Chủ nhà thất thế
- Chuyện tình cặp đôi từ ‘chung bàn, chung lớp’ đến ‘chung nhà, chung cơ quan’
- Ô tô, tàu hỏa chạy như thật ở quán cafe trên vựa lúa Mường Lò
- Vincom Ocean Park
- Nhận định, soi kèo Guadalajara vs Queretaro, 6h05 ngày 2/2: Khách gặp khó
- Phụ huynh đối phó với 'kế hoạch nhỏ'
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Valencia vs Celta Vigo, 22h15 ngày 2/2: Cơ hội cho Bầy dơi
- ">
Toàn cảnh lễ trao giải Tech Awards 2021
Tập này có sự xuất hiện của chàng Trung úy Nguyễn Trần Quý Nam (26 tuổi, quê ở Nam Định) đang công tác tại Quân đoàn 4, đóng quân ở Đồng Nai.
Trung úy Nam được mai mối với cô gái Vũ Thị Hồng (24 tuổi) quê ở Hà Nam, hiện là giáo viên cấp 2 bộ môn Ngữ văn ở TP.HCM.
Trung úy Nguyễn Trần Quý Nam Cô giáo giới thiệu mình là người sống tình cảm, có tinh thần trách nhiệm cao, biết nấu ăn. Đặc biệt cô nàng rất thích chơi thể thao, cô chơi được hầu hết các môn, trong đó thích nhất là bóng đá.
Trung úy Nam tự nhận mình nhút nhát, nhưng ga lăng với bạn gái. Ở lĩnh vực tình cảm, anh tỏ ra không có nhiều kinh nghiệm, nhất là khi bạn gái khóc Nam không biết xử lý như thế nào.
Chàng trung úy này cũng đã có hai mối tình, một mối tình khi còn là học viên và một mối tình khi mới ra trường.
“Cũng chưa hẳn là quên hết nhưng cũng không còn ấn tượng gì nhiều”, anh thừa nhận.
Về phần Hồng, cô giáo trẻ đã 3 lần yêu nhưng chưa có mối tình nào thực sự sâu sắc. “Cả ba mối tình đều do một hoàn cảnh nhất định và do tính cách của hai người chưa thực sự hòa hợp. Thế nên là bọn em đã quyết định dừng lại”, cô nói thêm.
Nói về hình mẫu lý tưởng, chàng quân nhân mong muốn tìm được người con gái có tính cách sôi nổi và “luôn lấy mẹ ra làm hình mẫu để tìm người yêu hay bạn gái”. Tuy nhiên khi MC Nam Thư chất vấn thì chàng trai cho biết, không cần giống mẹ 100% mà chỉ cần có vài điểm chung là được.
Cô giáo Hồng thích một chàng trai cao từ khoảng 1m68 đến 1m70, trầm tính hơn một chút để bù lại sự hoạt bát, năng động của mình. Cô gái ghét đàn ông hút thuốc và đàn ông có râu quai nón.
Cô nàng khẳng định, không ngại lấy chồng bộ đội dù họ luôn bận rộn và nhiều khi phải xa nhà.
Khi bức tường hoa được mở ra, cô giáo dạy văn trổ tài đọc một bài thơ tặng chàng trai. Bài thơ do chính cô tự viết với những dòng đầy cảm xúc:
“Này anh, hỡi chàng trai người lính trẻ
Xin gửi tặng anh đôi ba dòng thơ
Thơ em viết không dài như đường lính
Không mang tình thi sĩ đâu anh
Thơ em viết mang tình cô gái nhỏ
Muốn một đời theo dấu bước chân anh
Anh mang trên mình bộ quân phục màu xanh
Và mãi mãi suốt đời là người lính
Tay anh ôm súng, miệng hát khúc quân hành
Em cũng chỉ là cô giáo thôi anh
Em mang trong mình trái tim màu đỏ
Một nửa cho học trò, một nửa cho anh…
Đường còn dài tương lai còn phía trước
Anh đừng lo, em mãi là hậu phương”.
Chàng trai cũng tặng cô gái và khán giả một bài hát để đáp lễ. Trung úy ấn tượng về cách giao tiếp ngọt ngào của đối phương. Anh dành từ “sôi nổi, vui tính” để nói về cô gái.
Cô giáo Vũ Thị Hồng Vấn đề trở ngại cho việc hẹn hò của hai người được đưa ra khi anh Nam cho biết, do đặc thù công việc mà khoảng cách giữa hai người lại khá xa nên có thể 1 hoặc 2 tháng mới có thể gặp cô giáo được 1 lần. Lúc này, MC Quyền Linh động viên và đề nghị chỉ huy tạo điều kiện nếu hai người hẹn hò với nhau.
“Thuyền theo lái, gái theo chồng nếu hai người đến với nhau em sẽ sẵn sàng đi theo chồng”, cô gái khẳng định.
Khi MC Nam Thư hỏi hai người về thời gian có thể tiến tới hôn nhân thì chàng trai 26 tuổi nói "vẫn chưa xác định được”. Trong khi cô giáo Hồng mong muốn có thêm khoảng khoảng 1,5 - 2 năm để tiến tới chuyện lâu dài.
Chàng trai tiếp tục hỏi: “Sau này lấy nhau, nếu công việc của anh 1 tháng về nhà được 1 lần, thậm chí 2 tháng hay lúc em mang bầu, sinh con anh không thể về nhà…”. Cô giáo trẻ vẫn khẳng định, mình chấp nhận nhận và hy sinh. Cô không quan trọng 1 tháng gặp nhau bao nhiều lần mà quan trọng là tình cảm và sự quan tâm của anh dành cho cô.
Tưởng như sự chân thành và hi sinh của cô gái sẽ chinh phục chàng trai để họ có kết thúc đẹp nhưng phút quyết định, cô giáo trẻ bấm nút còn chàng quân nhân thì không.
Anh Nam giải thích, với khoảng cách địa lý khá xa và đặc thù công việc như vậy nếu như anh bấm nút thì sẽ làm mất đi cơ hội của cô giáo trẻ.
"Không ai tự nhiên hợp ai, mỗi người sẽ có một hoàn cảnh khác nhau và quan trọng mình có cho nhau cơ hội để tìm hiểu nhau hay không", cô gái nói.
Sau khi chương trình lên sóng, chàng trai bị nhiều khán giả “ném đá”. Họ cho rằng, anh quá kén chọn, không nghiêm túc khi lên truyền hình.
Khán giả Nguyễn Thiện viết: “Đã nói không có thời gian, thì đừng tham gia chương trình. Anh làm mất thời gian của người khác”.
Người xem Oanh Trương cũng chia sẻ: “Cô giáo rất lịch sự, xinh đẹp và thật thà. Bài thơ rất hay, họ không bấm là may cho em, chúc em hạnh phúc”.
“Thật may cho cô giáo vì anh bộ đội đã từ chối. Chúc cô tìm được hạnh phúc cho chính mình. Cô xứng đáng tìm được một người đàn ông tốt”, độc giả có nickname Donna Bui cũng nhận định.
9X mang bảng kê khai chi tiêu đi hẹn hò, bị MC Quyền Linh xé bỏ
Chàng trai là ‘dân’ kế toán. Khi đến tham gia chương trình mai mối, anh khiến khán giả trường quay bất ngờ khi mang theo bảng kê khai chi tiêu cá nhân hàng tháng.
">Bạn muốn hẹn hò: Bị từ chối, cô giáo trẻ lại được khán giả chúc mừng
-
Cách đối xử của mẹ vợ khiến tôi vô cùng cảm động. Tôi quen Hương trong một chuyến đi tình nguyện lên biên giới, sự gần gũi giản dị của cô ấy đã thu hút tôi ngay từ lần đầu tiên. Nhìn bề ngoài chẳng ai biết Hương là tiểu thư con nhà giàu và tôi cũng vậy.
Đến khi về ra mắt gia đình, tôi mới biết gia thế khủng của nhà người yêu. Vì trong thời gian quen nhau, Hương chưa bao giờ khoe ba mẹ mình là đại gia bất động sản có tiếng mà chỉ nói làm công chức bình thường.
Trước đó, tôi rất thoải mái với tình yêu của mình nhưng về sau, tôi thấy áp lực đè nặng trên vai. Tôi bắt đầu suy nghĩ về chuyện môn đăng hộ đối và những lời gièm pha của người ngoài. Ba mẹ tôi làm công nhân, lương bổng chỉ đủ sống chứ không khá giả gì.
Sợ mẹ vợ khinh thường
Và điều tôi lo nhất, nếu lấy nhau, nhà vợ sẽ khinh thường mình rồi sẽ chẳng có hạnh phúc. Tôi có người anh họ làm rể nhà giàu, từng cay đắng tâm sự: “Họ cho tiền của, mình phải đổi lấy danh dự mà sống, nhiều lúc nhục không chịu được”. Tính tôi thích tự lập, chưa bao giờ có ý định dựa dẫm vào ai, nếu ngay từ đầu biết gia cảnh nhà Hương chắc tôi đã không tiến tới.
Quen nhau đã hai năm, tình cảm hoà hợp bền chặt nhưng khi nghĩ đến chuyện kết hôn, tôi lại đắn đo. Tôi muốn mình phải có một cái gì đó trong tay mới tính chuyện cưới xin. Suy nghĩ là thế nhưng tôi không tâm sự với Hương vì sợ cô ấy nghĩ ngợi nhiều.
Mặc dù mỗi lần đến nhà người yêu chơi, tôi được đón tiếp niềm nở, mọi người hoà đồng vui vẻ và ba mẹ Hương chưa bao giờ hỏi kĩ hoàn cảnh nhà tôi. Nhưng người tính không bằng trời tính, chúng tôi lỡ có con ngoài ý muốn nên đám cưới bắt buộc phải diễn ra dù tôi chưa sẵn sàng. Lúc đó, tôi đang làm phó phòng kĩ thuật của công ty điện máy, dự định sẽ đi học lên để có cơ hội thăng tiến.
Để chuẩn bị cho đám cưới, tôi dùng tiền dành dụm để mua vàng trang sức. Ngoài việc đưa cho ba mẹ một bộ nhẫn, hoa tai, kiềng vàng để trao cho con dâu vào ngày cưới, tôi còn cẩn thận đưa cho vài người họ hàng mỗi người một chỉ vàng để làm quà tặng cô dâu. Tôi lo khi làm lễ, nhà gái trao hồi môn nhiều mà nhà trai không có gì lại chênh lệch khó coi nên mới làm vậy. Tất nhiên sự chuẩn bị ngấm ngầm đó Hương không hề biết.
Tôi nhẩm tính, mấy cây vàng tôi mua làm quà tặng cho nhà trai chắc không kém với của hồi môn ba mẹ Hương dành cho con gái. Nhưng đến ngày cưới, tôi hoàn toàn ngỡ ngàng vì mẹ vợ chỉ trao cho con gái cho một bộ trang sức nhỏ bằng vàng tây. Thấy vậy, tôi vừa thở phào nhẹ nhõm vừa băn khoăn.
Cảm phục vì cách dạy dỗ con của mẹ vợ
Đến sau này, khi về làm rể tôi mới biết đám cưới đứa con nào, ba mẹ vợ cũng chỉ cho như vậy. Cưới xong, mỗi đứa tự lo làm ăn, nhà vợ không cho gì thêm cả. Mẹ vợ quan niệm của cải tự tay làm ra thì mới bền lâu, ba mẹ chỉ giúp đỡ khi thật sự khó khăn và không còn khả năng.
Còn tài sản của gia đình đến khi ba mẹ mất sẽ chia cho con cháu theo di chúc. Mẹ vợ còn dặn dò các con khi yêu ai không nên nói về gia thế thật sự của gia đình vì sợ nhiều người chọn tài sản chứ không chọn người.
Mẹ vợ cũng không cần đẹp mặt mà cho con gái thật nhiều của hồi môn trong ngày cưới để tránh phân biệt với bên thông gia.
Tôi thật sự cảm phục cách ứng xử và dạy dỗ con cái của ba mẹ vợ. Vợ chồng tôi cũng như anh chị em trong nhà tự thân lập nghiệp kiếm tiền mua nhà sắm xe, khi cần ba mẹ sẽ hỗ trợ điều kiện làm ăn. Mặc dù giàu có nhưng cuộc sống gia đình vợ khá giản dị, có việc gì mọi người đều chung tay làm chứ không phân biệt dâu rể.
Có lẽ nhờ định hướng như thế mà các anh chị em nhà vợ đều có sự nghiệp riêng mà không phụ thuộc ba mẹ hoặc ỷ lại mà phá phách như nhiều gia đình giàu có khác.
Một lần đi chợ với mẹ chồng tương lai, tôi sốc đến mức muốn hủy hôn
Lần đi chợ với mẹ người yêu đã khiến tôi được mở rộng tầm mắt. Nhưng 'nóng nhất' vẫn là lúc tôi muối mặt nghe câu mỉa mai từ cô bán rau.
">Chàng rể thở phào trước quà cưới 'nhỏ tí tẹo' của mẹ vợ giàu có
Nhận định, soi kèo Al Ain vs Al Rayyan, 21h00 ngày 3/2: Thất vọng cửa trên
Giao thông lộn xộn, tình trạng lấn làn xảy ra như cơm bữa.
Bạn đọc Anh Văn gửi thông tin tới Dân trícho biết, một luật ban hành năm 2019 đã giúp thành phố New York (Mỹ) thu về 2,3 triệu USD chỉ thông qua việc phạt các tài xế vi phạm. Khoảng 600.000 USD trong đó được trả cho những công dân thành phố đã báo cáo về vi phạm, và 125.000 USD trong số này thuộc về chỉ một người là anh Donald Blair.
Anh này thường xuyên ghi lại bằng chứng về những chiếc xe tải và xe buýt chạy không tải ở khu vực Brooklyn. Nhờ vậy, anh đã nhận được 55.000 USD và khoảng 70.000 USD khác đang trên đường về tài khoản của người đàn ông này.
Câu chuyện bắt đầu từ việc hơn một nửa các bang của Mỹ ban hành luật cấm xe tải chạy không tải trong một khoảng thời gian nhất định. Mục đích nhằm giảm lượng tiêu thụ nhiên liệu trung bình mỗi năm cũng như giảm mức khí thải ra môi trường.
Video sau đó cần được đăng tải lên website của Sở bảo vệ Môi trường cùng bản khai kèm cam kết. Chủ xe vi phạm có thể bị phạt với mức trung bình 350 USD, còn người báo cáo được nhận 87,5 USD.
Cũng theo thông tin từ bạn đọc Anh Văn, ở New York, có riêng một nhóm khoảng 60 người được gọi là "các chiến binh không tải". Tất cả đều chuyên theo dõi, phát hiện và ghi hình các xe vi phạm, có người cũng đã kiếm được khoảng 40.000 USD nhờ công việc này. Vì thế, đây thậm chí được ví như một công việc hấp dẫn với nhiều người.
"Nếu bạn muốn thay đổi thói quen của ai đó, cách tốt nhất là đánh thật mạnh vào túi tiền của họ"
Sau khi Dân trítạo bảng thăm dò ý kiến bạn đọc về đề xuất nhà chức trách trả tiền cho người dân để mua lại các hình ảnh, video vi phạm giao thông, kết quả cho thấy: 58% bạn đọc đồng tình với phương án Công an nên trả tiền cho dân để có dữ liệu xử phạt nguội các hành vi vi phạm giao thông; 38% bạn đọc cho rằngNgăn chặn hành vi vi phạm giao thông là trách nhiệm của mọi công dân, không nên "đòi tiền".
Một số ý kiến khác được bạn đọc đưa ra là: "Việt Nam nên áp dụng hình thức thu nhận thông phương tiện vi phạm luật giao thông như nước Mỹ hay Hàn quốc. Vì các phương tiện giao thông di chuyển rất lộn xộn, chạy ẩu: vượt đèn đỏ, chen lấn, đi vào đường cấm, đường khẩn cấp, chuyển hướng không báo trước... và điều đáng ngại tình trạng vi phạm an toàn giao thông ngày càng tăng do số lượng phương tiện gia tăng" - bạn đọc Thái An viết.
Chia sẻ thông tin có được từ nước bạn Hàn Quốc, bạn đọc Văn Chiến cho biết: "Hoan hô sáng kiến mua video sai phạm. Bên Hàn Quốc cách đây 20 năm, giao thông họ cũng lộn xộn, đi bừa đi ẩu, vi phạm rất nhiều. Rồi chính quyền bắt đầu có chính sách mua video sai phạm từ người dân, thế là nhiều người bỏ cả việc sắm camera đi săn vi phạm, thu nhập cao hơn cả đi làm. Điều này khiến những người hay vi phạm sợ phát khiếp luôn. Bây giờ ở Hàn Quốc, giao thông ngay ngắn như châu Âu".
Cũng có một số ý kiến thắc mắc như: "Khi kho dữ liệu lớn lên thì làm sao cơ quan chức năng kiểm soát được tính duy nhất của một hình ảnh hay clip. Ví dụ nhiều người quay cùng một vi phạm ở nhiều góc khác nhau, hay một clip được gửi đi gửi lại. Khi đó khi nhận được một phản ánh là phải duyệt lại toàn bộ dữ liệu chăng?", bạn đọc Tuệ Minh.
"Thay vì bỏ tiền ra mua video rồi mất công mất sức xác minh thật giả, sao không bỏ tiền một lần đầu tư hệ thống camera phạt nguội đi luôn cho nhanh? Làm sao để biết nhờ video của mình mà CSGT phạt được người vi phạm để đòi tiền?",bạn đọc Việt Hưng.
Bạn đọc Quang Trần hài hước: "Việt Nam mà có cái luật này hàng ngày em cứ ra cầu vượt gần nhà ngồi uống nước chè, mưa thì nghỉ, tháng cũng phải thu nhập vài chục triệu mất. Em thấy 99% các bác ô tô đi qua cái cầu đấy đều đi sai luật mà lại quốc lộ cơ ạ".
Không cần nhận tiền, bạn đọc Duy Tín cho biết bản thân chỉ mong được chung tay với nhà nước nâng cao ý thức giao thông của người dân: "Không cần bỏ tiền mua đâu ạ, các bác cứ triển khai rồi trong quá trình thực hiện sửa đổi để thích nghi, cứ cung cấp địa chỉ zalo, email đường dây nóng thì chúng tôi sẽ rất vui lòng cung cấp video vi phạm giao thông thôi ạ. Bản thân tôi là người tham gia giao thông bấy lâu nay rất muốn được đóng góp phần công sức để giúp cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Hãy để người dân cùng chung tay với nhà nước.
Tuy nhiên tôi cho rằng không cần phải bỏ tiền ra để mua clip để làm chứng cứ xử phạt nguội. Mà chỉ cần xây dựng một cơ chế tiếp nhận trong thời đại 4.0 này thì chắc chắn người dân sẽ chung tay cùng Nhà quản lý trong việc xử phạt nguội đối với những vi phạm trong những vi phạm về giao thông".
">Công an mua video vi phạm giao thông: Đánh mạnh vào túi tiền người vi phạm
- Mười tháng tuổi, Lu Hong (ở Ngô Giang, Tô Châu, Giang Tô, Trung Quốc) bị sốt cao, bác sĩ chẩn đoán anh bị nhiễm trùng não và kết luận không cứu được.
Người mẹ van xin bác sĩ cứu con. Cuối cùng Lu Hong được cứu sống nhưng bị di chứng nặng nề - rối loạn thần kinh chỉ huy tiểu não.
Ở tuổi chập chững biết đi, Lu Hong liên tục bị vấp ngã. Đến nay, tuy đã 41 tuổi anh vẫn chưa thể nói lưu loát, đi đứng cũng không vững.
Lu Hong năm nay 41 tuổi. Tuổi niên thiếu đến với anh vô cùng tàn nhẫn. Anh thường bị bạn bè chế giễu là "ngu ngốc" và không ai muốn chơi cùng.
Để được nhận học, Lu Hong phải nỗ lực gấp nhiều lần người bình thường. Nhưng sau khi ra trường, hơn 50 bạn học ở lớp được nhận vào các đơn vị công tác, chỉ riêng anh bị từ chối.
Một lãnh đạo đơn vị còn nói trước mặt mẹ của Lu: "Hãy nhìn con trai của bạn, nó có thể làm gì? Tôi nuôi một con chó còn tốt hơn là nuôi nó".
Lời nói của người lãnh đạo như một nhát dao, cứa sâu vào trái tim của Lu Hong.
Hôm đó, ngoài trời nóng như thiêu như đốt nhưng trái tim Lu Hong như bị đóng băng, toàn thân anh lạnh run.
Một thời gian sau, Lu Hong mới lấy lại tinh thần. “Mọi người cứ gọi tôi là đồ ngốc, là đồ phế thải, tôi buồn lắm nhưng tôi vẫn tin tưởng vào bản thân mình. Không ai có thể lựa chọn sự ra đời của mình, nhưng kẻ mạnh có thể lựa chọn cuộc sống của chính mình”, Lu trải lòng.
Do không xin được việc làm, Lu Hong bắt đầu con đường "khởi nghiệp" của riêng mình. Anh học hỏi và làm nhiều nghề khác nhau như: Sửa xe đạp, gõ sắt tây, mở cửa hàng quần áo ven đường …
Năm 2005, cha anh ốm nặng nằm điều trị tại bệnh viện Tô Châu, mẹ anh phải ở cạnh để chăm sóc cho ông. Gánh nặng gia đình bỗng chốc đổ lên vai người con trai vô dụng trong mắt người khác này.
Bà Lu vẫn nhớ, lúc bà cần tiền thuốc men gấp cho chồng, con trai đã nói với bà qua điện thoại: "Mẹ ơi, con có tiền".
Sau đó, Lu Hong từ quê chạy đến bệnh viện và nhét vào tay mẹ một mớ tiền lẻ, bà đã rơm rớm nước mắt. Hóa ra đứa con khiến hai vợ chồng lo lắng suốt những năm qua đang lớn dần lên.
Trước khi chết, bố của Lu Hong nắm lấy tay con trai và nói: “Bố đi rồi, bố không giúp được gì cho con nữa, bố tin con sẽ tự nuôi được bản thân”.
Bức ảnh chụp cùng bố mẹ của Lu Hong ngày còn nhỏ. Lời thỉnh cầu lúc hấp hối của bố khiến Lu Hong quyết tâm làm việc chăm chỉ và chăm sóc mẹ thật tốt.
Để kiếm nhiều tiền hơn, Lu Hong đã thử mọi cách và chịu đựng mọi thứ. Bất cứ khi nào anh nhìn thấy một nghề nghiệp có tiềm năng phát triển, anh lại cố gắng hết sức để vừa học vừa làm.
Tuy nhiên, sự thay đổi lớn nhất bắt nguồn từ một chiếc máy tính cũ có giá 300 tệ (khoảng hơn 1 triệu đồng) do mẹ anh mua cho. Qua Internet, Lu Hong quen một người làm về lĩnh vực camera.
Từ đây, anh quyết định học về sản xuất hình ảnh và video. Anh miệt mài đến mức mất kiểm soát về thời gian, thường xuyên mất ngủ và hay bị vợ than phiền (vợ của Lu Hong hơn anh 5 tuổi và là một người phụ nữ thật thà, tốt bụng). Tuy nhiên, anh luôn tin rằng những điều này là hữu ích.
Một lần, Lu Hong đi dự đám cưới của người em họ. Tại đám cưới, anh đã sử dụng các kỹ thuật xử lý hình ảnh mà mình học được để làm một bộ album điện tử cho em rồi phát chúng trong đám cưới.
Người quay phim của công ty tổ chức đám cưới đã khá ngạc nhiên khi nhìn thấy bộ album.
Rõ ràng, trong thời đại mà máy tính chưa được phổ biến đến hàng triệu hộ gia đình, việc một “bậc thầy” máy tính tật nguyền như vậy xuất hiện ở một thị trấn nhỏ đã là một điều kỳ diệu.
Để thử thách tài năng của Lu Hong, người quay phim yêu cầu Lu Hong và ê-kíp đứng sau cùng quay video đám cưới.
Lúc đó Lu Hong không quen với việc biên tập video nhưng sự nghi ngờ của người khác khiến lòng anh như lửa đốt. Hai ngày sau, Lu Hong hoàn thành bài kiểm tra của mình.
Sau cuộc thử thách đó, Lu Hong không nói ai thắng. Nhưng dường như cánh cửa ra thế giới từng bị hàn chặt bây giờ đã phải mở ra một kẽ hở cho Lu Hong.
Từ tay người quay phim, anh đã nhận được phí sản xuất là 200 tệ. Sau đó, bản thân anh đã hợp tác với hơn chục nhiếp ảnh gia và phát triển việc chỉnh sửa video đám cưới, tạo album điện tử… ở một số quận, huyện xung quanh.
Ở tuổi 41, Lu Hong đã là một ông chủ giàu có. Một ngày tình cờ, một người đàn ông lớn tuổi tìm gặp Lu Hong, ông muốn làm một cuốn album ảnh điện tử cho vợ mình như một món quà cưới.
Thấy cụ già ăn mặc giản dị, chống nạng, run rẩy tìm đến cửa hàng của mình, Lu Hong ngỏ ý muốn cung cấp dịch vụ miễn phí cho cụ. Ông cụ nhiều lần nói mình giàu có nhưng vì Lu Hong quá nhiệt tình và tốt bụng nên ông cụ đã nở nụ cười đồng ý nhận sự giúp đỡ của Lu Hong.
Ít ngày sau, một người đàn ông trung niên lái xe sang đến nhà Lu Hong và bốc hàng đống đồ dùng cần thiết xuống xe, đặt vào nhà Lu Hong.
Thì ra người đàn ông trung niên này chính là con của ông cụ được Lu Hong giúp đỡ ngày hôm trước. Thân phận thật của ông cụ là giáo sư dạy môn nhiếp ảnh ở một trường đại học.
Sau đó, Lu Hong và ông cụ đã trở thành bạn bè của nhau. Với sự giúp đỡ của người bạn lớn tuổi, Lu Hong không chỉ hiểu sâu hơn về nhiếp ảnh mà còn mở một studio ảnh chuyên nghiệp - năm đó Lu Hong 28 tuổi.
Từ đây, cuộc sống của Lu Hong bắt đầu bước sang một trang mới, để lại những cặp mắt coi thường anh ở phía sau.
Công việc kinh doanh của studio ảnh ngày càng tốt hơn, bắt kịp sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, Lu Hong còn mở một shop online chịu trách nhiệm sản xuất album ảnh điện tử.
Năm 2015, Lu Hong từng bước mở rộng xưởng sản xuất đồng thời mở xưởng gia công sản phẩm giấy chuyên sản xuất album ảnh và các sản phẩm ngoại vi.
Không chỉ đơn hàng nhiều vô kể, sản phẩm của Lu Hong còn được tiêu thụ trong và ngoài nước, doanh thu vượt mức 10 triệu tệ (khoảng 35 tỷ đồng).
Bây giờ ở tuổi 41, Lu Hong đã là một ông chủ giàu có. Xưởng sản xuất của Lu Hong không chỉ giúp nhiều nhân viên nuôi sống cả gia đình mà còn giúp hơn 50 người tàn tật thoát nghèo.
Nữ trưởng phòng khởi nghiệp từ bài thuốc bí mật của người Ê Đê
Bị hấp dẫn bởi các bí quyết gia truyền của người Ê Đê, nhóm chị Yến đã thành lập xưởng sản xuất trà thảo mộc. Doanh thu có được, họ dùng để đầu tư lại cho cộng đồng.
">'Chàng ngốc' từng bị xa lánh, giờ là đại gia nhiều người kính nể
- ">
Vaccine ung thư hoạt động thế nào