Với tốc độ quét và công suất khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu nắm bắt thông tin của các doanh nghiệp nhỏ, vừa và lớn với các model như: i2400 tốc độ 30 trang/phút với công suất quét/ngày 2.000 trang; i2600 tốc độ 50 trang/phút với công suất quét/ngày 4.000 trang; i2800 tốc độ 70 trang/phút với công suất quét/ngày 6.000 trang.

" />

Kodak i2000

Thế giới 2025-02-03 11:16:18 3368
may quet kodak i2000[1].jpg

Với tốc độ quét và công suất khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu nắm bắt thông tin của các doanh nghiệp nhỏ,lịch thi đấu futsal vừa và lớn với các model như: i2400 tốc độ 30 trang/phút với công suất quét/ngày 2.000 trang; i2600 tốc độ 50 trang/phút với công suất quét/ngày 4.000 trang; i2800 tốc độ 70 trang/phút với công suất quét/ngày 6.000 trang.

本文地址:http://account.tour-time.com/news/249c399728.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Al Jandal vs Neom SC, 19h50 ngày 29/1: Cửa trên thất thế

{keywords}Mileva Maric được giáo dục đầy đủ và được đánh giá là có những đóng góp quan trọng trong những thành tựu mà nhà vật lý vĩ đại nhất mọi thời đại Albert Einstein đạt được.

Hàng trăm bức thư giữa nhà bác học Albert Einstein với người vợ đầu đã tiết lộ nhiều bí mật trong cuộc sống gia đình cũng như tính cách của ông, đặc biệt là những năm cuối trong cuộc hôn nhân của 2 người.

Mileva Maric sinh ra ở Serbia vào năm 1875. Bố mẹ bà là những người giàu có và có địa vị trong xã hội, vì thế bà được học hành đầy đủ.

Năm 1892, nhờ mối quan hệ của cha bà với Bộ trưởng Giáo dục, bà được phép tham dự các lớp học Vật lý vốn được dành riêng cho con trai.

Bà hoàn thành bậc phổ thông ở Zurich, Thụy Sĩ vào năm 1894. Bạn học nhận xét bà là một cô gái thông minh nhưng không nói nhiều. Bà cũng là người thích đi đến tận cùng của mọi thứ, kiên trì với mục tiêu của mình.

Trong khi đó, Albert Einstein sinh ra ở Ulm, Đức vào năm 1879 – ít hơn bà 4 tuổi. Cha ông làm trong ngành công nghiệp, mẹ ông xuất thân từ một gia đình giàu có.

Albert là một chàng trai tò mò, phóng túng và nổi loạn. Không thích kỷ luật, ông ghét sự khiêm khắc của các trường học ở Đức nên ông cũng đến Thụy Sĩ học trung học.

Albert và Mileva đều được nhận vào khoa Toán – Vật lý ở Viện Bách khoa Zurich vào năm 1896. Ngay lập tức, họ trở nên gắn bó, dành rất nhiều thời gian bên nhau cùng học tập.

Albert chỉ lên lớp ở một số môn học, còn lại ông dành thời gian học ở nhà nhiều hơn. Ngược lại, Mileva là người rất có tổ chức và học hành nghiêm túc.

Những bức thư Albert gửi cho Mileva hé lộ rằng bà chính là người giúp ông trong việc học tập rất nhiều.

Cuối khóa học, 2 người nhận điểm tương đương nhau – Albert được 4,7 điểm, Mileva đạt 4,6 điểm. Chỉ riêng môn Vật lý ứng dụng, bà đạt điểm tuyệt đối là 5, trong khi Albert chỉ được 1 điểm.

Mileva xuất sắc trong môn thí nghiệm, còn Albert thì không. Nhưng trong kỳ thi vấn đáp, giáo sư đã cho Albert 11/12 điểm, trong khi Mileva chỉ được 5 điểm. Và chỉ có Albert nhận được bằng tốt nghiệp.

Trước mối quan hệ tình cảm của 2 người, gia đình Albert kịch liệt phản đối. ‘Khi con 30 tuổi thì cô ấy đã già’ - Albert kể cho Mileva trong bức thư đề ngày 27/7/1900. ‘Cô ấy không thể làm dâu ở gia đình danh giá này’ - một lời phản đối khác từ phía gia đình ông. Lý do một phần là vì Albert kém Mileva 4 tuổi. Cộng thêm việc bà không phải là người Do Thái hay người Đức. Bà lại có một khuyết tật nhỏ là đôi chân khập khiễng và học quá cao so với quan điểm của mẹ Albert. Hơn nữa, cha ông khăng khăng yêu cầu con trai phải tìm được việc làm trước khi kết hôn.

Nhiều bằng chứng cho thấy cả hai đã cùng nhau làm việc và được đăng tải bài báo đầu tiên nhưng công trình chỉ đứng tên một mình Albert. Cựu giáo sư sử học ở City College (New York) - người viết tiểu sử đầy đủ nhất về Mileva vào năm 2015 - cho rằng lý do có thể vì Mileva muốn tạo dựng tên tuổi cho người yêu để ông có thể tìm được một công việc và cưới bà. Ngoài ra, một công trình khoa học mang tên một người phụ nữ vào thời điểm đó sẽ ít được đánh giá cao.

Một thời gian sau bà mang bầu. Albert lúc này vẫn thất nghiệp và chưa cưới bà. Nhìn thấy một tương lai bấp bênh, Mileva đăng ký thi lại môn vấn đáp nhưng vẫn trượt.

Cuối năm 1901, nhờ mối quan hệ từ bạn cũ, Albert nhận được một vị trí ở Văn phòng Bằng sáng chế ở Bern. Ông bắt đầu làm việc ở đây từ tháng 6/1902. Tháng 10 năm đó, trước khi qua đời, bố ông đã cho phép ông cưới Meliva.

Đám cưới diễn ra vào ngày 6/1/1903.

{keywords}
Albert Einstein và vợ đã có nhiều năm chung sống và làm việc hòa hợp.

Trong khi Albert làm việc 8 giờ/ngày ở Văn phòng Sáng chế, Mileva chỉ ở nhà nội trợ. Họ cùng nhau làm việc vào các buổi tối, đôi khi là tới đêm muộn. Tháng 5/1904, bà sinh đứa thứ 2.

Trong thời gian này, mối quan hệ của họ tràn ngập sự hòa hợp và tôn trọng. Có nhiều bằng chứng cho thấy họ đã làm việc cùng nhau để cho ra đời Thuyết tương đối. Năm 1905, trong một chuyến thăm gia đình, Mileva từng chia sẻ rằng: ‘Trước chuyến đi này, chúng tôi đã hoàn thành một công trình khoa học quan trọng sẽ khiến cho cả thế giới biết đến tên tuổi chồng tôi’.

Năm 1910, Mileva sinh đứa con thứ 3. Một năm sau, ông vẫn gửi những tấm bưu thiếp đầy yêu thương cho bà. Nhưng đến năm 1912, ông bắt đầu ngoại tình với cô em họ Elsa Lowenthal. Họ thư từ bí mật cho nhau trong suốt 2 năm. Trong thời gian này, ông nhận các vị trí giảng viên ở Prague, Zurich và Berlin để được gần gũi người tình.

Tháng 7/1914, Albert Einstein đã đưa ra một loạt những yêu cầu buộc người vợ đầu là Mileva phải tuân theo nếu muốn tiếp tục duy trì cuộc hôn nhân. Các quy định mà ông đặt ra cho vợ cũng lạnh lùng và chính xác như những phương trình toán học của ông.

‘A. Em phải: 1. Gấp quần áo của tôi theo đúng thứ tự, 2. Phục vụ 3 bữa ăn mỗi ngày trong phòng của tôi. B. Em phải từ bỏ mọi sự tương tác cá nhân với tôi, ngoại trừ khi phải xuất hiện trước công chúng’.

‘Em không được trông đợi bất cứ sự đáp lại tình cảm nào từ tôi… Em phải rời khỏi phòng ngủ và chỗ làm việc của tôi ngay lập tức khi tôi yêu cầu mà không được phản đối’.

Sau này, bức thư này và hơn 400 bức thư khác - hầu hết trong số đó chưa từng được biết đến - đã được bán đấu giá ở nhà đấu giá Christie’s ở New York (Mỹ) cùng với một bản thảo khoa học hiếm có.

{keywords}
Einstein ngoại tình với cô em họ Elsa, sau đó cưới cô này làm vợ. 

Vụ ngoại tình khiến hôn nhân của họ tan vỡ. Năm 1918, Albert đề nghị bà ly hôn với lời hứa hẹn: ‘Nếu tôi đạt giải Nobel, tôi sẽ chuyển cho cô số tiền thưởng’. Năm 1919, bà đồng ý ly hôn.

Khi đó, bà đã dùng số tiền để mua 2 căn chung cư nhỏ và sống cuộc đời nghèo khó.

Cậu con trai Eduard thường xuyên phải vào bệnh viện vì bệnh tâm thần phân liệt. Cũng vì thế mà bà phải bán 2 căn hộ để chi trả tiền thuốc men. Từ đó, bà sống nhờ tiền thù lao từ những buổi chia sẻ về bài học cuộc sống rút ra từ cuộc đời bà, cộng với số tiền chu cấp ít ỏi mà Albert không gửi thường xuyên.

Năm 1925, khi cả hai vẫn còn đang tranh chấp về số tiền thưởng từ giải Nobel, Albert đã viết trong di chúc rằng số tiền này là tài sản thừa kế ông để lại cho con trai. Tuy nhiên, Mileva đã phản đối mạnh mẽ và cho rằng số tiền là thù lao cho những đóng góp của bà trong công trình khoa học của ông.

Albert đã hồi đáp lại trong một bức thư bằng lời lẽ cay nghiệt: ‘Cô làm tôi cảm thấy buồn cười khi đe dọa tôi bằng những hồi ức ấy. Cô đã từng bỏ ra một giây nghĩ rằng, sẽ chẳng có ai chú ý tới những gì cô nói nếu như người đàn ông mà cô nói đến không làm được một điều gì đó quan trọng?’.

Về phần Albert, ngay sau khi ly hôn vợ, ông cưới ngay Elsa. Tuy nhiên, sau này, ông đã ngoại tình với nhiều phụ nữ trẻ khác.

{keywords}
Bà Mileva và 2 con. 
Cuộc đời lận đận của người mẫu 26 tuổi kết hôn với tỷ phú 89 tuổi

Cuộc đời lận đận của người mẫu 26 tuổi kết hôn với tỷ phú 89 tuổi

Từ một nhân viên bồi bàn sinh con năm 18 tuổi, Anna Nicole Smith tưởng rằng sẽ được sống trong nhung lụa suốt phần đời còn lại sau khi kết hôn với ông trùm dầu mỏ hơn cô 63 tuổi.

">

Góp công lớn, vợ nhà bác học Einstein vẫn bị chồng ghẻ lạnh

Dòng người đổ về Câu lạc bộ Người cao tuổi xã Xuân Hưng (H. Xuân Lộc, Đồng Nai) đông dần. Hôm nay, ngày đầu tiên ATM gạo đến với bà con và bắt đầu nhả những hạt gạo yêu thương.

{keywords}
Máy ATM gạo gọn gàng đơn giản.

ATM gạo của bà con dân tộc thiểu số

Từng người một bước đến trước cánh cửa sổ. Mỗi người, tay cầm chiếc bao đưa vào ống nhựa. Một chị trong nhóm thiện nguyện bấm máy. Gạo trong ống nhả vào bao. Xong một suất, người nhận cầm túi gạo lui ra với nụ cười thật tươi. Sau đó, người khác tiến vào.

Cứ thế, cây ATM tiếp tục nhả gạo. Khác với ở thành phố, đa số bà con đến nhận đều là phụ nữ và mang theo con nhỏ. Đứa trên tay, đứa tung tăng bên mẹ. Mái tóc chúng vàng hoe, nước da ngăm đen và giọng nói líu lo.

Bà con đến nhận gạo, trang phục đa phần sặc sỡ nhưng không diêm dúa. Những người lớn tuổi đều quấn khăn trên đầu. Mùa dịch, ai nấy đều có khẩu trang.

Một vài tiếng nói vang lên. Tôi hỏi một người đàn ông đứng gần. Anh cho biết, bà con đến nhận gạo hôm nay đa số là người dân tộc S’Tiêng nghèo khổ. Trải qua mùa dịch kéo dài, cuộc sống của họ càng khốn khó hơn.

{keywords}
Người đên nhận gạo chủ yếu là bà con người S'Tiêng.

Thấy chúng tôi còn ngơ ngác, anh giải thích tiếp, ở xã Xuân Hưng có 2 dân tộc thiểu số sinh sống. Đó là người S'Tiêng và người Chăm. Họ sinh sống tại vùng đất này khá lâu, trải qua nhiều thế kỷ nên có thể xem họ như người bản địa.

Cũng như bao dân tộc khác, người S'Tiêng chỉ biết đổ mồ hôi đổi bát cơm. Họ làm buổi sáng ăn buổi chiều nên cuộc sống rất bấp bênh. Những ngày dịch như vừa qua, họ phải đối mặt với cái đói.

Đã có hơn 10 người được nhận gạo. Cầm bịch gạo trên tay, chị Thị Út 37 tuổi, có chồng, 2 con cho biết, chị và gia đình rất cám ơn nghĩa cử của những người thiện nguyện. Cả hai vợ chồng chị đều đi làm thuê. Suốt mùa dịch không có việc làm nhưng cũng may, có những bữa ăn từ thiện, những gói quà cứu đói và hôm nay, có gạo cũng đỡ nhiều lắm.

Chúng tôi hỏi thăm một người phụ nữ có tên Thị Kim còn rất trẻ đứng trong hàng. Kim người gầy, ăn mặc giống người Kinh, chỉ khác giọng nói, giọng của Kim còn lờ lợ. Hoàn cảnh của Kim khá đáng thương. Kim kể: 'Cha mẹ con mất sớm. Năm ngoái con lấy chồng và sinh được một bé gái. Con được 6 tháng, chồng bỏ đi. Hiện giờ một mình con phải nuôi con dại'.

Kim hiện là công nhân may trong khu công nghiệp ở huyện Xuân Lộc. Thu nhập của Kim cũng khá. Những tháng mang thai không tăng ca, thu nhập của Kim được 4,2 triệu.

Khi dịch diễn biến phức tạp, xí nghiệp cho công nhân nghỉ việc không lương. Mọi sinh hoạt của Kim đều nhờ vào chị hàng xóm tốt bụng. Kim cho biết thêm, vài ngày nữa sẽ đi làm. 'Cháu nhỏ con sẽ gửi cho xơ ở nhà thờ và con sẽ cố gắng làm việc để cho con của con có tương lai hơn'.

Mong muốn được lan tỏa

Cây ATM vẫn tiếp tục nhả gạo. Những bịch gạo mang nặng nghĩa tình được bà con trân trọng mang về.

Chị Hiền, 27 tuổi có chồng, 2 con tâm sự với chúng tôi, chị rất ái ngại khi phải đến nhận gạo từ thiện. Chị nói, những khoản từ thiện nên dành cho người già, người khuyết tật không thể mưu sinh hàng ngày được. Vợ chồng chị còn trẻ nhưng thời gian qua, cả nhà chỉ trông vào khoản thu nhập của chồng - 170.000đ/ngày. Hiện vì dịch bệnh nên anh không có việc làm, chị đành phải đến cùng bà con nhận gạo. Chị cũng bày tỏ lòng biết ơn đối với những người làm công việc từ thiện.

{keywords}
Người dân đi nhận gạo về.

Cây ATM gạo này được thực hiện bởi nhóm 'Thiện nguyện Xuân Lộc' gồm những thành viên trẻ với mục đích lan tỏa yêu thương. Trưởng nhóm là một thầy giáo trẻ - anh Phùng Ân Hưng 33 tuổi, một người con của đất Xuân Hưng.

Qua trao đổi, anh Hưng cho biết, anh là người sinh ra và lớn lên ở vùng đất này nên anh biết rất rõ đời sống bà con nơi đây. Vì thế, sau khi làm nhiều chuyến công tác từ thiện ở các địa phương khác, anh trở về đây cùng với nhóm lập ra cây ATM để hỗ trợ bà con trong cơn hoạn nạn.

Tất cả mọi công đoạn cùng vốn liếng làm nên cây ATM này đều từ bàn tay của những người bạn trẻ. Họ đã miệt mài trong 3 ngày thì xong cũng kịp lúc gạo của các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân khắp nơi về đến.

Đặc biệt, trước giờ ATM nhả gạo, chúng tôi cùng vợ chồng anh mang 10 phần quà đến những gia đình khốn khó nhất.

Trong số đó, chúng tôi không sao quên được những giọt nước mắt của chị Hoàng Thị Xuân 50 tuổi bị khuyết tật bẩm sinh bởi chất độc da cam. Chị phải đi bằng xe lăn và nói rất khó nghe. Gia đình chị ở Quảng Trị lưu lạc tới vùng đất này. 

Mười mấy năm đi ăn xin về nuôi con, đến nay chị không còn khả năng cho con học tiếp lớp 9. Cháu nghỉ học ở nhà mà vẫn chưa giúp gì được cho mẹ. Chị ôm gói quà vào lòng và chỉ bập bẽ đôi tiếng cảm ơn.

Phát biểu trong buổi khai mạc cây ATM, ông Trần Đình Lai, Chủ tịch UBND xã Xuân Hưng bày tỏ, trong thời gian qua do dịch bệnh đã làm ảnh hưởng đến kinh tế địa phương, đưa các hộ gia đình vào hoàn cảnh khó khăn. Đây là lần đầu tiên tại xã có một cây ATM gạo để giúp giảm bớt khó khăn cho bà con.

Nhóm Thiện nguyện Xuân Lộc đã có những việc làm đầy tính nhân văn và nhiều ý nghĩa. Ông cũng bày tỏ mong muốn những việc làm thiện nguyện này sẽ tiếp tục lan tỏa nhằm giúp bà con bớt đi những khó khăn trong cuộc sống.

'Đồ từ thiện là của người nghèo, xin nhà giàu đừng nhận'

'Đồ từ thiện là của người nghèo, xin nhà giàu đừng nhận'

8 giờ sáng mỗi ngày, ông Đặng Chiếu Nhiên, quản lý của quán cùng các tình nguyện viên đến cho cơm vào hộp, xếp ngay ngắn đặt sẵn ở bàn. 10 giờ, họ bắt đầu phát cơm.  

">

Cây ATM gạo tuôn chảy ở vùng quê nhiều đồng bào thiểu số

Tôi là con út trong nhà có 3 chị em gái. Hai chị đã lấy chồng xa. Cả năm anh chị mới về thăm bố mẹ một hai lần nên bố mẹ tôi vẫn có câu "con gái là con nhà người ta". Quả thực thấy các chị lấy chồng xa vất vả mỗi lần đi lại và nhiều khi có việc gì chẳng bao giờ có bố mẹ ở bên. Bố mẹ tôi say xe nên không đi xa được.

Bởi vậy ngày con gái vì không muốn sống xa bố mẹ nên tôi xác định kiểu gì cũng sẽ lấy chồng gần để sau này có gì còn chạy đi chạy lại hai bên. Năm 29 tuổi, tôi biết đến chồng tôi khi anh vừa từ nước ngoài về. Qua mai mối, tôi đồng ý gật đầu chỉ sau một thời gian ngắn qua lại. Phần vì thấy anh chững chạc phần lại đúng tiêu chí chồng gần. Hai nhà chỉ cách nhau có hơn cây số, phóng xe vù cái là tới nơi.

Khi biết tôi quen anh, bố mẹ tôi đã rất mừng. Bố mẹ tôi vẫn hi vọng có cô con gái út lấy chồng gần để đi lại cho tình cảm. Tiếc rằng người tính không bằng trời tính, chồng tôi lấy gần thật mà tính nết của anh lại không có gần gũi với nhà ngoại.

Ở chung với bố mẹ chồng, may mắn với tôi là ông bà tính tình thoải mái, dễ gần và rất quý con dâu. Ngược lại, chồng tôi lại "trái nết" với cả nhà. Anh gia trưởng, khó tính, hay chửi nặng lời. Điều mà trong những ngày quen anh, tôi chẳng bao giờ thấy. Sự thay đổi của sau những ngày cưới khiến tôi choáng váng vì chồng suốt ngày chửi bới.

Càng ngày lời chửi càng quá quắt của anh càng làm tôi thấy sợ. Với anh, tôi làm gì cũng không đúng, cũng ngu và chẳng biết tính trước tính sau mới có cơ sự vậy. Chửi vợ đã đành, nhiều khi anh lôi cả bố mẹ vợ nói. Ở ngay cạnh nhà là cô họ hàng bên nhà ngoại tôi, nghe thấy nhiều lần cô có nói chuyện với bố mẹ đẻ tôi về việc tôi bị chồng đối xử không ra gì. Biết chuyện bố mẹ tôi đã rất buồn.

Buồn hơn là anh còn hay phân biệt bên nội bên ngoại. Chẳng thế mà từ ngày cưới anh lúc nào cũng nói với tôi rằng: "Là phụ nữ lấy chồng rồi phải theo chồng. Nghĩa vụ là lo cho đằng nội, nhà ngoại thì chỉ là phụ". Cứ động nói đến nhà vợ là phân biệt “bố mẹ anh, bố mẹ em”. Miệng luôn yêu cầu vợ phải tận hiếu với nhà nội mà ngược lại lúc nào cũng dửng dưng chẳng mấy khi quan tâm để ý đến bố mẹ vợ. Chỉ vì bố mẹ chồng đôn hậu, yêu quý mà tôi hết lần này đến lần khác bỏ qua những lời anh nói.

Nhà vợ gần là vậy, bố mẹ vợ ốm, anh cũng chẳng sang cứ nói bận này bận kia rồi gọi điện thăm vài câu. Hàng xóm rồi mọi người họ hàng đến thăm có hỏi "sao vợ chồng cháu gần mà ít thấy sang bố mẹ. Giờ bố mẹ cháu có tuổi, hai chị lấy chồng xa rồi ở gần qua lại cho ông bà vui. Ngộ nhỡ có vấn đề gì". Nghe những lời mọi người hỏi mà tim tôi đau nhói.

Nếu có muốn về nhà ngoại, anh cũng ra hẹn trước là chỉ đi trong ngày còn không được ngủ lại. Anh cứ lấy lí do là "không có vợ không ngủ được" nhưng thực ra nhắc nhở phận làm dâu phải lo cho bố mẹ chồng trước. Trong khi bố mẹ chồng nói anh để tôi ở bên ngoại chơi cho ông bà vui.

Nhiều khi ức chế quá, tôi có nói đi nói lại thành ra vợ chồng cãi nhau nhiều. Anh thì chẳng bao giờ chịu thay đổi. Những ngày gần đây, mua đồ của nhà dùng tôi tiện mua biếu bố mẹ ít đồ, anh biết thì càm ràm suốt là tiêu hoang.

Hôm rồi, tôi thấy chồng có mua thùng nước yến để ở góc nhà. Tiện bố mẹ đẻ bảo nhà tát ao cá sang lấy một ít về biếu bố mẹ chồng, tôi lại lấy một ít nước yến mang sang để ông bà ngoại uống. Vậy mà, khi đi chơi về thấy thùng bị bóc anh hỏi, biết tôi mang qua nhà bố mẹ đẻ thì trợn mắt lên quát: "Tôi mua cho bố mẹ tôi chứ có mua cho ông bà bên đó đâu.

Ai cho phép cô mang đồ qua bên đấy mà không hỏi ý kiến tôi. Thích thì tôi cho không thì thôi, cấm lần sau vác đồ nhà nội mang cho nhà ngoại tự tiện như vậy".

Biết là mình cũng có lỗi khi chưa hỏi ý kiến chồng nhưng lời anh nói quá đáng, tôi liền nói lại. Vợ chồng lại cãi nhau. Lấy chồng gần, tôi vẫn mong anh là con rể quý, biết yêu thương bố mẹ tôi vì dẫu sao nhà toàn con gái, có anh là con trai bố mẹ sẽ vui hơn. Nhưng giờ nghĩ đến bố mẹ đẻ mà càng thương hơn.

Người ta bảo "con gái mà lấy chồng gần, có bát canh cần nó cũng mang qua" thì tôi đây mang cho bố mẹ "một rổ nỗi nhục" vì người con rể như anh. Bố mẹ lại càng thêm muối mặt vì vợ chồng tôi với hàng xóm xung quanh, họ hàng. Chỉ vài tháng sau cưới mà tôi thấy ân hận khi lấy chồng gần.

Chẳng nhẽ vợ chồng cứ cãi nhau suốt như vậy. Mà sống với người chồng vô tình như anh tôi thấy chán. Suốt đời sẽ phải gắn bó với một người gia trưởng, vô lý và chẳng quan tâm đến nhà vợ như vậy tôi chẳng biết khi có con vào rồi sẽ ra sao?

Cô chủ tiệm tóc gửi ảnh 'nóng' khiến cả nhà tôi bàng hoàng, vợ bị trầm cảm

Cô chủ tiệm tóc gửi ảnh 'nóng' khiến cả nhà tôi bàng hoàng, vợ bị trầm cảm

Lúc đầu, tôi không có ý định bỏ vợ để đến với Kim. Thế nhưng, Kim đã chủ động nhắn tin, gửi ảnh và cả clip nóng cho vợ tôi.

">

Ân hận khi lấy chồng gần sau vài tháng cưới vì lý do chẳng thể ngờ đến

Nhận định, soi kèo Dempo SC vs Delhi, 17h00 ngày 29/1: Khách ‘tạch’

{keywords}Mẹ bạn gái hết lời chê bai chàng trai...

Khi chàng trai chia sẻ từ Bình Định vào TP.HCM đã 15 năm, bà mẹ vội lên tiếng: ‘Vào lâu như thế mà công việc chưa được ổn định’. MC Cát Tường bênh vực: ‘Công việc mới ổn định rồi’ nhưng vị phụ huynh vẫn nhất quyết: ‘Tôi nghe chú này nói nhỏ nhưng vẫn rõ là công việc chưa ổn định’.

Mẹ của Kim Oanh cũng khẳng định con gái mình ‘ế’ đến giờ là do bà kén chọn. Bà nhấn mạnh, con gái mình phải lấy người bằng tuổi hoặc hơn tuổi bởi ‘nếu lấy kém tuổi chắc chắn sẽ không hạnh phúc’.

‘Bữa nay tôi đi theo để ủng hộ con. Tôi cũng mong con tìm được người phù hợp nhưng vừa bước vào tôi đã thấy chú này không ‘chấm’ được'. Bà lý giải, Hoàng Nguyễn không có chiều cao nổi trội lại ít tuổi hơn Kim Oanh.

‘Nhìn thấy chú này là tôi không ưng trong bụng’, mẹ Kim Oanh nói dù MC Cát Tường đã tìm cách xoa dịu tình hình.

Theo mẹ của Kim Oanh, những người sinh năm 1987 sẽ có 2 số phận. Một số người tuổi này sẽ thành đạt (ví dụ là luật sư, thạc sĩ) còn một số người đến tuổi này sẽ chưa có nhà. Và bà khẳng định: ‘Chú này chắc thuộc vào dạng đó (thứ hai) rồi’.

Bà mẹ liên tục nhấn mạnh Hoàng Nguyễn vào TP.HCM 15 năm để lập nghiệp nhưng công việc chưa ổn định là ‘quá dở’ khiến chàng trai ngượng ngùng.

Bà cũng liên tục nói: ‘Nãy giờ tôi chỉ lắc đầu, không chấm được’ buộc MC Cát Tường phải nhắc nhở: ‘Cô đang cản duyên con gái đó’.

Bà còn kể, có nhiều trường hợp sinh năm 1987 đến tìm hiểu con gái nhưng bà đều: ‘Thấy tuổi đó là tôi không cho coi mắt luôn’.

Cuối cùng, đúng như MC Cát Tường nói, việc bấm nút ‘chỉ là thủ tục cho có’ khi biết trước cả hai đều không đồng ý hẹn hò.

Kim Oanh giải thích: ‘Bạn này nhỏ tuổi hơn mình’ và công việc của chàng trai cũng khiến cô cảm thấy ‘có gì đó không chắc chắn’. Cô gái cũng lo lắng khi bạn trai không có khoản tiết kiệm cho tương lai.

Sau chương trình, mẹ của Kim Oanh vẫn liên tục chê bai sự nghiệp của chàng trai. Bà cũng không ưng ý về năm sinh của anh. ‘Có lấy nhau cũng chia tay’, bà nói.

Về phía chàng trai, anh chỉ nhẹ nhàng chia sẻ, mình chưa rung động trước cô gái và không tự tin để bấm nút hẹn hò.

{keywords}
... khiến anh chàng ngượng ngùng.

Trước những nhận xét gay gắt từ phía mẹ bạn gái, anh nói: ‘Mẹ bạn gái nói có phần đúng nhưng chưa đúng 100%. Tâm lý của cha mẹ lúc nào cũng mong con gái có điểm tựa chắc chắn, an toàn’.

Anh cho rằng, công việc của anh hơi bấp bênh với nhiều người nhưng anh tin nếu mình cố gắng, chịu khó sẽ không chỉ mang lại lợi ích về kinh tế mà còn đem lại sức khỏe tinh thần và có thể giúp ích cho người khác.

Chương trình vừa phát sóng đã gây ‘bão' trên mạng xã hội. Hầu hết các ý kiến đều chỉ trích về cách cư xử của mẹ cô gái. ‘Hai mẹ con ở với nhau đến già là ổn nhất, đừng tìm kiếm ai để lập gia đình, tội người ta’ khán giả Đào Thùy N. viết.

Khán giả Duyên P. cũng đồng tình: ‘Sinh ra mỗi người một số phận, ai cũng muốn thành đạt nhưng chưa thành công không có nghĩa là họ vô dụng và không cố gắng. Cô và con gái cô quá cầu toàn mà quên sự đồng cảm giữa con người và con người với nhau’.

‘Thực sự lớn tuổi mà nói chuyện - xin phép phải xếp vào loại vô duyên, tự coi mình ngon lành và phiến diện xem xét người khác. Thôi bác dắt con gái về và giữ kĩ đi ạ, ai về làm rể cũng mệt với nhà này’, một độc giả khác viết.

Các khán giả cũng gửi lời động viên đến Hoàng Nguyễn: ‘Chàng trai ơi, ngoài kia còn rất nhiều cô gái xinh đẹp đang chờ em đó. Cố lên em trai’.

Tìm bạn hẹn hò, người đàn ông U70 khoe bụng 6 múi khiến MC trầm trồ

Tìm bạn hẹn hò, người đàn ông U70 khoe bụng 6 múi khiến MC trầm trồ

Ông Kỳ Nam, 64 tuổi khoe rằng mình còn rất khỏe mạnh, thường xuyên tập gym và có 6 múi bụng khiến Quyền Linh không khỏi trầm trồ. 

">

Chê bai nghề nghiệp của HLV yoga, bà mẹ khiến khán giả ‘nổi giận’

Cách đây 25 năm, Barry Neild lên đường đi du lịch theo đường bộ từ phía bắc nước Anh đến Morocco chỉ với vỏn vẹn 100 USD trong túi.

Mục tiêu của tôi, mà đến giờ không nhớ nổi vì sao làm vậy, là tìm đến sa mạc. Tôi không biết chắc sa mạc nằm ở đâu hay làm thế nào để đến đó. Nhưng với kế hoạch không hoàn hảo này, tôi hy vọng sẽ có nhiều niềm vui trên đường đi.

Tôi thực sự đã tìm được niềm vui, nhưng trong vài tuần sau đó, tôi cũng bị trộm đồ, hành hung và lừa đảo. Dù vậy, có lẽ một phần vì đã gặp những điều như thế, tôi vẫn coi đó là một trong những chuyến đi đáng nhớ của cuộc đời.

Bị đánh ở Paris

Điểm dừng đầu tiên là Paris (Pháp). Không đủ tiền thuê phòng ngủ qua đêm, cũng chẳng kiếm được chỗ dựng lều, kế hoạch của tôi là khám phá thành phố trong một ngày, sau đó đi tàu đêm rời khỏi đây.

Đó là ngày đầu tiên trong chuyến phiêu lưu nước ngoài nên tôi rất phấn khích. Trước khi có vé máy bay giá rẻ, đi du lịch bất cứ nơi nào ở châu Âu vẫn là một viễn cảnh kỳ lạ. Tôi hít thở không khí không mấy trong lành của Paris và tận hưởng những khoảnh khắc trẻ trung, sống động.

Khi tôi bước vào một trạm tàu ​​điện ngầm với tấm vé nắm chặt trong tay, một người đàn ông Pháp tiếp cận và hỏi xin tôi thuốc lá bằng tiếng Pháp. Mừng rỡ vì anh ta nhầm tôi với người bản địa, tôi đáp lại lịch sự bằng ngôn ngữ nước bạn: “Xin lỗi. Tôi không hút thuốc”.

Anh ta bất ngờ lùi một bước rồi tung cú đá vòng cầu kép gần như hoàn hảo khiến tôi văng ra xa. Một số hành khách khác chỉ lặng lẽ bước qua tôi. Tôi đứng dậy, bật khóc và bỏ chạy trước khi anh ta kịp có hành động tấn công nào khác.

Sự tự tin mỏng manh của tôi đã tan vỡ. Ngay lúc đó, tôi cảm thấy đơn độc và tuyệt vọng. Tôi đã làm gì vậy? Tại sao tôi cố gắng đi du lịch đến Morocco? Tôi cảm thấy mình là kẻ phiêu lưu ngu ngốc nhất châu Âu.

‘25 nam truoc, toi la ke phieu luu ngoc nghech nhat chau Au’ hinh anh 2 1.jpg
Neild có tấm vé tàu hỏa có thể sử dụng ở Pháp, Tây Ban Nha, Morocco, nhưng chi phí ăn uống và chỗ ở rất hạn hẹp.

Không còn gì lưu luyến ở Paris, tôi đến nhà ga và lên một chuyến tàu đi về phía nam.

Đôi khi những chuyến đi kéo dài và chậm chạp. Đôi khi các toa tàu quá đông. Đôi khi nhà vệ sinh trông thật khủng khiếp.

Nhưng sự kết hợp của nhà ga, xe lửa và đường ray tạo nên cảm giác phiêu lưu vượt thời gian. Đó là một thế giới riêng rất lý thú.

Sự thất vọng của những tên trộm

Khi phong cảnh nước Pháp đã ở lại phía sau, nhiệt độ thì càng nóng hơn, tôi một lần nữa say sưa trong khung cảnh trước mắt.

Ở Barcelona (Tây Ban Nha), ​​do thiếu khu cắm trại ở trung tâm thành phố, tôi thuê một chiếc giường trong nhà nghỉ gần đại lộ Las Ramblas. Đó là thời điểm 3 năm sau khi thành phố đăng cai Thế vận hội Mùa hè, chi phí vẫn tương đối rẻ.

Tôi đã dành vài ngày dạo chơi loanh quanh và ăn bánh sandwich phô mai rẻ tiền, giống như một du khách sành điệu.

Sau đó, tôi lại lên kế hoạch cho chuyến đi xuyên đêm tới Madrid để tiết kiệm tiền. Nhưng khi màn đêm buông xuống, tôi được người gác tàu cho biết mình không thể lên tàu mà không đặt chỗ từ nhiều tiếng trước.

Tôi không có nơi nào để đi và không đủ tiền thuê một căn phòng. Trong thời đại còn sử dụng chi phiếu cho khách du lịch, tôi không có cách nào chi trả ở Tây Ban Nha ngoài giờ ngân hàng làm việc.

Tôi có thẻ ATM cho trường hợp khẩn cấp, nhưng nó chỉ hoạt động ở một quốc gia khác, như Bỉ.

‘25 nam truoc, toi la ke phieu luu ngoc nghech nhat chau Au’ hinh anh 3 200403125802_bad_haircut_morocco_1.jpg

Sau khi bị hành hung ở Paris, Neild tiếp tục gặp vận xui ở Barcelona.

Tôi kiểm tra ba lô của mình và quay trở lại đại lộ Las Ramblas. Trong khi suy tính điều làm tiếp theo, tôi được một người đàn ông Tây Ban Nha tiếp cận hỏi đường. Đó là cách đánh lạc hướng kinh điển, trong khi đồng bọn của anh ta đứng sau trộm hành lý của tôi.

Lần này tôi không khóc. Mất mát lớn nhất là chính chiếc túi. Tôi tự an ủi mình bằng cách tưởng tượng đám trộm tụ tập bên đường và cãi vã về sự thảm hại của những gì chúng vừa cướp được: Một cặp kính râm giá rẻ, vài lọ kem chống nắng từ thương hiệu bình dân và một cuốn sách.

Lúc này, kế hoạch A là lẻn vào nhà nghỉ cũ và tìm một giường trống. Tôi sẽ cố đi qua quầy tiếp tân, nhưng chủ nhà sẽ đuổi theo, lôi cổ tôi ra ngoài đường.

Kế hoạch B là ngủ qua đêm tại một trong những công viên của thành phố. Nhưng phương án này nhanh chóng bị loại bỏ.

Chỉ còn lại kế hoạch C. Đêm hôm đó và hầu hết ngày hôm sau, tôi lang thang trên đường phố. Tối hôm đó tôi trở lại nhà ga, đặt chỗ và bước lên chuyến tàu cuối cùng rời khỏi Barcelona.

Ở Madrid, hình như tôi đã khám phá một bảo tàng nghệ thuật và ăn thêm nhiều chiếc sandwich phô mai rẻ tiền. Sau đó, tôi lại đi về hướng nam, lần này tới Granada - một thành phố lịch sử, nơi tọa lạc Cung điện Alhambra ngoạn mục.

‘25 nam truoc, toi la ke phieu luu ngoc nghech nhat chau Au’ hinh anh 4 3.jpg

Neild tham quan Alhambra - cung điện theo kiến trúc Moorish có có tuổi đời hàng thế kỷ ở Tây Ban Nha.

Lòng tốt từ những người xa lạ

Chỉ đến khi đặt chân tới nhà ga Granada trong buổi bình minh, tôi mới nhận ra đó là khởi đầu của cuối tuần. Không có ngân hàng nào mở cửa. Và một lần nữa, tôi không có tiền mặt hoặc bất cứ nơi nào để trú ngụ.

Những điều xảy ra tiếp theo, đến tận bây giờ, vẫn là một trong những điều thú vị nhất tôi từng trải qua.

Trên tàu, tôi tâm sự với một sinh viên người Chile về tình trạng khó khăn hiện tại. Cô ấy mời tôi đến nơi ở của những người bạn Tây Ban Nha quen qua thư mà mình đang đến thăm ở Granada.

Cô ấy thậm chí chưa từng gặp họ trước đó. Nhưng khi cô ấy hỏi liệu tôi có thể dựng lều trong vườn của họ hay không, họ mời tôi vào nhà và cho tôi ngủ trên ghế sofa.

‘25 nam truoc, toi la ke phieu luu ngoc nghech nhat chau Au’ hinh anh 5 2.jpg

Nhóm sinh viên tốt bụng cho Neild một chiếc ghế sofa để ngủ, cùng với thức ăn và đồ uống ở thị trấn Granada, Tây Ban Nha.

Không chỉ vậy, trong 3 ngày tiếp theo, họ mời tôi ăn, uống bia và làm hướng dẫn viên du lịch cho tôi. Thậm chí, khi tôi có ý muốn gửi chút chi phí ăn ở vài ngày qua khi ngân hàng mở cửa trở lại, họ kiên quyết từ chối.

Tôi vẫn còn cảm kích trước sự hiếu khách của họ. Những năm qua, tôi cố gắng giúp đỡ nhiều người khác. Mặc dù vậy, tôi không thể tưởng tượng bản thân có thể mời một gã như mình của năm 24 tuổi vào nhà. Tất nhiên, không phải vì mái tóc.

Điểm dừng chân tiếp theo là Algeciras - thị trấn cảng nhộn nhịp với kiến ​​trúc Moorish. Đây là nơi phà chở khách qua eo biển Gibraltar đến cảng Tangier của Morocco.

Sự sợ hãi bắt đầu xuất hiện. Tôi đã không chuẩn bị tinh thần cho những gì trải nghiệm ở Pháp và Tây Ban Nha, nhưng ít nhất tôi còn có hành trình xe lửa để quay trở lại. Trong phần tiếp theo của hành trình, ngay cả lịch trình tàu chạy cũng sẽ là bí ẩn.

‘25 nam truoc, toi la ke phieu luu ngoc nghech nhat chau Au’ hinh anh 6 12.jpg

Neild tại một nhà trọ giá rẻ ở Morocco, nơi nhiều khách du lịch ở chung để tiết kiệm chi phí.

Mạo hiểm

Buổi tối trước khi lên thuyền, tôi gặp 2 cô gái cũng đến từ miền bắc nước Anh. Họ dường như thương hại một gã có vẻ ngoài thảm hại và nhường cho tôi chiếc giường dự phòng trong phòng khách sạn mà mình thuê.

Trong suốt phần còn lại của chuyến đi, tôi cũng kết bạn với một vài cặp vợ chồng hào phóng, nhường cho tôi chiếc giường dự phòng trong căn phòng của họ.

Thành phố Tangier thật dữ dội. Tôi bị một người bán hàng đeo bám và dọa dẫm hàng giờ, cho đến khi tôi cắt đuôi anh ta tại một quán cà phê.

Khi màn đêm buông xuống, tôi trả tiền trước cho một khách du lịch khác để share căn phòng người đó đã thuê. Hóa ra, đó là một ký túc xá tồi tàn, chỉ có những tấm nệm rách.

Dù bị lừa, tất cả đành chấp nhận. Thậm chí, chiếc vòi hoa sen tệ đến mức không ai trong chúng tôi dám sử dụng.

‘25 nam truoc, toi la ke phieu luu ngoc nghech nhat chau Au’ hinh anh 7 8.jpg

Wouter và Marie-Odile - cặp vợ chồng người Hà Lan - nằm trong số người giúp đỡ Neild trong chuyến đi.

Ngày nay, Morocco có những chuyến tàu liên tỉnh nhanh và hiện đại. Nhưng vào năm 1995, chúng cũ kỹ, chậm chạp và thơ mộng - không tính nhà vệ sinh. Giữa các trạm dừng, mùi thức ăn, trà bạc hà và không khí nóng len qua các cửa sổ đang mở.

Hai người bạn Hà Lan mới quen dẫn tôi tới Marrakech. Ở đó, chúng tôi tìm được một căn phòng giá rẻ có ban công. Tôi rất ngạc nhiên bởi quần áo khô rất nhanh khi phơi giữa cái nắng gay gắt giữa trưa.

Điểm đến cuối cùng

Điểm dừng chân cuối cùng của tôi là Toubkal - đỉnh núi cao nhất ở Morocco. Ai đó đã gợi ý rằng tôi có thể trông thấy sa mạc Sahara từ một nơi nào đó gần đỉnh.

Tôi nhảy lên xe buýt, sau đó là chiếc xe tải chở đầy cừu đến ngôi làng nhỏ Imlil nằm trên dãy núi cao của Morocco. Tôi yêu nơi này. Không khí mát mẻ hơn. Không ai cần mặc cả về giá bán từng miếng trái cây. Và điều tốt nhất là có khu cắm trại.

Thế nhưng, đó cũng là lúc tôi phát hiện chiếc lều mà mình mang theo qua 4 quốc gia cần có 2 cột để có thể dựng lên. Những thứ đó, lúc này, đang yên vị trên chiếc kệ trong tầng hầm của bố mẹ tôi, hay nói cách khác là cách đây 2.700 km.

‘25 nam truoc, toi la ke phieu luu ngoc nghech nhat chau Au’ hinh anh 8 11.jpg

Điểm cuối hành trình của Neild là ngọn núi cao nhất Morocco - Toubkal.

Tôi chưa bao giờ trông thấy sa mạc. Sau một đêm trằn trọc trong tấm vải chùng xuống, được giữ tạm bằng những thanh gỗ xiêu vẹo, tôi thất bại trong việc trèo lên đỉnh Toubkal.

Nhưng điều đó không thành vấn đề. Tôi đã chiến thắng nỗi sợ hãi của chính mình, và cả sự ngu ngốc, để đi qua dãy Atlas cao của châu Âu và châu Phi. Trong vòng vài tuần, một phiên bản mới đầy tự tin của tôi đã học nghiệp vụ báo chí, mà sau này giúp tôi đi khắp thế giới.

Vài tháng sau chuyến đi, tôi tình cờ hội ngộ 2 người phụ nữ đồng hương mà tôi share phòng ở Algeciras. Chúng tôi gặp lại trong một quán rượu, nên tôi mua cho họ đồ uống như một lời cảm ơn.

“Chúng tôi không nghĩ ai sẽ gặp lại anh. Chúng tôi cứ lo ai đó ở Morocco sẽ giết anh mất”, một trong số họ nói với tôi.

Cô bạn khác đồng tình: “Với kiểu tóc này, họ có thể đã cho anh ân huệ”.

‘25 nam truoc, toi la ke phieu luu ngoc nghech nhat chau Au’ hinh anh 9 12.jpg
Nỗ lực leo lên Toubkal thất bại nhưng chuyến đi đã truyền cảm hứng cho nhiều cuộc phiêu lưu của Neild sau này.
Lo sợ bị bạn gái 'cắm sừng', chàng trai đề nghị chu cấp hơn 100 triệu một tháng

Lo sợ bị bạn gái 'cắm sừng', chàng trai đề nghị chu cấp hơn 100 triệu một tháng

Cô gái này sẽ nhận được 100 triệu tháng nhưng phải chấp nhận những điều kiện mà người yêu đưa ra, bao gồm không để người khác tán tỉnh hoặc chạm vào vai cô.

">

‘25 năm trước, tôi là kẻ phiêu lưu ngốc nghếch nhất châu Âu’

友情链接