Nhận định, soi kèo U19 Séc vs U19 San Marino, 20h00 ngày 11/10
本文地址:http://account.tour-time.com/news/24b396582.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo Wellington Phoenix vs Sydney FC, 13h00 ngày 15/1: Trái đắng sân nhà
Đánh vào nỗi sợ hãi nguyên thủy nhất của khán giả, OpenWatermô tả một cặp vợ chồng bị mắc kẹt trong nước sau khi bị đoàn thám hiểm lặn biển bỏ lại phía sau, không có hy vọng giải cứu và những con cá mập hung dữ ngày càng tiến đến gần. Kịch bản dựa trên câu chuyện có thật xảy ra vào năm 1998.
Open Water chứng tỏ sự đáng sợ có tác động mạnh mẽ đến mức nhà phê bình Roger Ebert phải thốt lên: “Hiếm khi một bộ phim có thể tạo ra tác động vật lý thực sự lên bạn. Nó vượt khỏi sự cảnh giác của bạn, bỏ qua suy nghĩ 'đó chỉ là một bộ phim' và tạo ra cảm xúc hoàn toàn chân thật”.
Việc Kentis và Lau sử dụng những con cá mập sống - một phần để tạo ra cảm giác chết chóc, sợ hãi và rùng rợn, một phần vì rẻ hơn so với các hiệu ứng do máy tính tạo ra mà họ không đủ khả năng chi trả - càng làm tăng thêm tính chân thực này.
Với tổng chi phí sản xuất chỉ 120.000 USD, thực hiện trong điều kiện máy móc, phương tiện kỹ thuật số hạn chế, kịch bản gốc hoàn thành trong 6 ngày, Kentis đánh cược thành công của bộ phim ở góc độ mô tả chân thực các cuộc tấn công của cá mập.
Quá trình quay phim diễn ra không thật sự thoải mái. Trong tổng cộng 32 ngày, có 2 ngày bộ đôi diễn viên chính Blanchard Ryan và Daniel Travis phải vật lộn cùng một con cá mập thật. Đó là công việc khó khăn, mệt mỏi và tốn kém gần một nửa chi phí sản xuất của bộ phim.
Mặc dù diễn viên và đội ngũ sản xuất đều an toàn trước hàm ‘diễn viên cá mập’, sau thời gian ngâm mình liên tục trong nước, cả Ryan và Travis đều bị sứa đốt, Ryan còn bị cá nhồng cắn.
Sau khi công chiếu tại Liên hoan phim Sundance vào tháng 1/2004, nhà phân phối Lionsgate mua lại bộ phim với giá 2,5 triệu USD, gấp hơn 20 lần chi phí sản xuất của Kentis và Lau.
“Trải nghiệm tại Sundance là một trong những câu chuyện cổ tích khó tin. Mọi thứ diễn ra quá nhanh khiến đầu óc chúng tôi quay cuồng… Chỉ có một buổi chiếu vào tối thứ Sáu và sáng thứ Bảy là xong. Đến tối hôm đó, chúng tôi đã bán được bộ phim của mình”, Lau cho biết.
Vợ chồng Kentis và Lau không phải là người duy nhất có được niềm vui từ thành công ngoài mong đợi của Open Water.Bộ phim chính thức ra rạp vào tháng 8/2004 với những đánh giá tích cực và mang lại lợi nhuận khổng lồ cho hãng Lionsgate.
Open Waterđạt doanh thu phòng vé 30 triệu USD tại Bắc Mỹ và 25 triệu USD trên toàn cầu, đồng thời được sản xuất 2 phần tiếp theo. Tuy nhiên, cả hai đều không có sự tham gia của đội ngũ sản xuất ban đầu và cốt truyện hoàn toàn mới.
Trailer phim 'Open Water' (2003)
Hồi hộp cùng Lý Băng Băng đối mặt 'Cá mập siêu bạo chúa'Trong phim 'Cá mập siêu bạo chúa' sắp ra mắt, đả nữ Trung Quốc Lý Băng Băng cùng tài tử Hollywood Jason Statham tiêu diệt một trong sinh vật hung dữ nhất hành tinh.
">Bộ phim ăn khách bất ngờ vì quay với cá mập thật
Về quê thôi, nhớ cha nhớ mẹ lắm rồi!
Không phải chỉ mình tôi đâu mà rất nhiều bạn bè của tôi - những đứa con tha hương lập nghiệp, cũng gào lên câu này suốt nhiều ngày qua. Tôi chẳng hạn, TP.HCM giãn cách hơn 100 ngày, cũng là quãng thời gian dài tôi mắc kẹt ở thành phố này.
Lần đầu tiên tới TP.HCM, tôi choáng ngợp bởi sự tấp nập, náo nhiệt của thành phố. Các đàn anh đàn chị của tôi vẫn ví von TP.HCM là thành phố ngủ, tôi không tin... cho tới khi ghé thăm đây sau khi tốt nghiệp ĐH. Tới lúc đi làm, vì công việc, tôi thường xuyên có mặt ở thành phố - khi chớp nhoáng, khi dài ngày nhưng tôi luôn được chứng kiến sự phồn vinh, đông đúc... cho tới bây giờ.
Chuyến công tác dự kiến 10 ngày của tôi kéo dài tới tận 4 . May mắn là tôi có nơi cư trú tuyệt vời ngay trong công ty cùng rất nhiều anh em đồng nghiệp từ các tỉnh về TP.HCM công tác. Chúng tôi có đồ ăn ngon, nơi ở thoải mái, điều kiện làm việc chuẩn chỉnh, ai cũng mạnh khoẻ, đã được công ty cùng chính quyền TP tạo điều kiện cho tiêm vắc xin ngừa Covid-19. Chúng tôi đã cùng nhau trải qua nhiều cung bậc cảm xúc từ lo lắng tới hồi hộp và bây giờ là nhớ nhà da diết.
Việc đầu tiên tôi làm mỗi ngày là nhắn tin hoặc gọi điện thoại cho bố mẹ. Sau đó, khi nào rảnh, tôi lại cập nhật tình hình ở "ngôi nhà chung" bằng hình ảnh, video... để bố mẹ yên tâm. Bây giờ, TP.HCM đã khoẻ hơn trước rất nhiều. Mừng và hồi hộp càng nhiều hơn. Mừng cho thành phố tôi thương, cho bạn bè, cho những người mình quen ở đây. Hồi hộp chờ ngày trở về quê hương.
Nhưng nói gì thì nói, về tới Hà Nội, tôi vẫn muốn tự cách ly trong phòng trọ nhỏ xinh của mình ít nhất là 7 ngày rồi mới về Hưng Yên gặp bố mẹ, ôm chặt những người thân yêu cho thoả cơn nhớ nhung. Chắc hẳn, sếp cũng duyệt cho tôi nghỉ phép hơi dài xíu xiu thôi...
Chờ một chuyến bay thăm đứa cháu đích tôn
Đó là kế hoạch của cô Thanh Thuỷ - giám đốc tài chính công ty tôi. Cô và ông xã sống ở TP.HCM còn gia đình người con trai duy nhất lại lập nghiệp tận Đà Nẵng. Đứa cháu đích tôn chào đời hơn 2 tháng rồi nhưng cả ông bà nội lẫn ngoại đều chỉ được gặp qua Facebook mà thôi.
Sau giờ làm việc, cô Thuỷ thường kể với chúng tôi: "Hôm nay cháu cô biết ngóc ngóc cái đầu rồi nè", "Trời ơi, nó cười với bà nội nè mấy đứa ơi...". Xong rồi lại chép miệng: "Không biết vợ chồng nó có xoay xở nổi không? Bé An (con dâu cô) thì đảm nhưng thằng con cô thì ngoài công việc, nó chẳng biết làm gì đâu". Rồi có lúc lại là chuyện 2 bà thông gia tâm sự tại sao đồng ý để tụi nhỏ lập nghiệp ở Đà Nẵng rồi bây giờ không bà nào đỡ đần chăm mẹ, chăm con được.
Cô chú đã quyết tâm, khi nào mở lại đường bay TPHCM - Đà Nẵng thì sẽ đặt chuyến sớm nhất để ra thăm con cháu. Chúng tôi vẫn trêu cô: "Rồi cô ở đó cả tháng ẵm cháu cho đã nha. Rồi trong này bao nhiêu việc, bao nhiêu giấy tờ cần duyệt... cô kệ tụi con à?". Lúc ấy, cô Thuỷ lại mắng yêu mấy đứa: "Bấy nay tôi vẫn làm việc tại gia có thua thiệt của các anh các chị chút nào chưa mà giờ cứ hăm tui hoài?".
Ước mơ tưởng đơn giản là thế mà chắc cũng phải chờ xíu nữa cô Thuỷ mới có thể ẵm bồng đích tôn. Lúc này, chúng tôi vẫn dặn dò nhau tự chăm sóc sức khoẻ bản thân, luôn đảm bảo 5K trong mọi hoàn cảnh... Mỗi người một chút ý thức nhỏ thôi chắc chắn sẽ chung tay tạo thành tấm khiên vững chắc giúp thành phố và cả nước đẩy lùi bệnh dịch, sớm bắt đầu cuộc sống bình thường mới mà ai cũng ao ước! Bạn hãy cùng chung tay với chúng tôi nhé!
Độc giả Trần Nguyên Sang
Tôi dành các buổi trưa để xếp lại tủ quần áo, cái cần thì giữ, còn không tôi tặng lại người cần hoặc thanh lý. Thế là nhà cửa như rộng rãi, thoáng đãng hơn, chúng tôi lại có thêm một khoản để "nuôi heo đất".
">Sắp bình thường mới rồi, tôi phải thăm quê, ôm chặt mẹ cha
Những cú lừa trên mạng ảo
Được khách đưa tiền dù không phải phục vụ chuyện giường chiếu, người phụ nữ bán dâm U70 tại công viên Phú Lâm (quận 6, TP.HCM) không khỏi bất ngờ. Tuy vậy, bà vẫn tỏ ra thất vọng vì cho rằng mình bị chê quá tuổi.
Vừa cầm tiền, bà vừa ước bản thân trở lại thời xuân sắc. Bà nói hồi còn trẻ cũng sắc nước hương trời, đủ để cạnh tranh với “mấy phụ nữ đứng đường trẻ hơn, thậm chí sánh ngang những gái điếm rao thân trên mạng ảo”.
Câu nói của người phụ nữ U70 khiến người viết tò mò, quyết định tìm hiểu dịch vụ mua bán dâm trên mạng xã hội.
Từ đây, người viết phát hiện trên mạng có rất nhiều trang web, tài khoản mạng xã hội có dịch vụ môi giới mại dâm.
Đặc biệt, việc mua bán dâm trên các trang web này hết sức dễ dàng.
Phóng viên chọn ngẫu nhiên số điện thoại của một cô gái tên Mỹ Mỹ, bấm gọi, đặt vấn đề. Cô gái tự nhận 19 tuổi lập tức gửi địa chỉ khách sạn và yêu cầu khách đến đó đợi mình.
Sau nửa giờ kể từ cuộc gọi đầu tiên, Mỹ Mỹ gõ cửa phòng khách sạn. Cô gái xuất hiện trong bộ váy ngắn, khoe đôi chân dài thon gọn, gợi cảm. Mỹ Mỹ sở hữu làn da trắng, vóc dáng thanh mảnh.
Tuy nhiên, điều dễ nhận ra là Mỹ Mỹ không phải cô gái 19 tuổi. Lấy lý do bị lừa, phóng viên tỏ vẻ thất vọng, đòi ra về. Mỹ cho biết, hình ảnh trên web đa số là giả, mượn từ những trang web đen trong, ngoài nước chứ không phải ảnh "chính chủ".
Cô gái khẳng định làm như thế để thu hút khách làng chơi. Để thuyết phục người viết ở lại, Mỹ đồng ý chia sẻ những góc khuất trong công việc bị người đời khinh rẻ.
Mỹ cho biết, cô làm công việc này từ sau dịch Covid-19. Trước đó, cô gái gốc miền Tây rời quê lên TP.HCM học làm nail. Học xong, cô vay mượn, thuê mặt bằng mở tiệm làm tóc, chăm sóc móng.
Công việc vừa mới vào guồng thì đại dịch ập đến, Mỹ buộc phải đóng cửa tiệm. Không làm việc, nhưng Mỹ Mỹ vẫn phải đóng tiền trọ, tiền thuê mặt bằng, trả tiền lời khoản vay. Dịch bệnh kéo dài, Mỹ ngập đầu trong nợ nần và đành theo lời người quen đi bán dâm.
Cũng chính người này đã hướng dẫn, giới thiệu Mỹ tham gia, trở thành thành viên một trang web chuyên môi giới mại dâm.
Đẳng cấp hơn đứng đường (!?)
Sau khi tham gia trang web, Mỹ được cấp tài khoản riêng để đăng tải hình ảnh, bài viết giới thiệu bản thân, dịch vụ “sung sướng”. Mỗi tháng, cô nộp “vài trăm nghìn đồng” vào tài khoản này bằng thẻ cào điện thoại.
Tuy vậy, Mỹ Mỹ không biết chính xác mình nộp tiền cho ai. Mỗi khi đến kỳ hạn, web sẽ gửi thông báo nộp tiền để các “đào” nhập mã thẻ cào. Cô khẳng định, khi tham gia web gái gọi, bản thân phải tuân theo một số quy định của trang, nếu không sẽ bị xóa tài khoản.
Mỹ Mỹ không phải là “đào” của bất kỳ khách sạn nào. Tuy nhiên, mỗi gái bán dâm như cô đều có khách sạn, nhà nghỉ quen. Đôi bên ngầm liên kết với nhau. Khi có khách, các cô sẽ nhắn tin địa chỉ khách sạn. Khách đến khách sạn lấy phòng trước, rồi nhắn cho "đào".
Dù vậy, Mỹ Mỹ cũng gặp không ít tai nạn nghề nghiệp. Nhắc đến việc này, cô cúi đầu, chấm 2 đầu ngón tay vào khóe mắt để ngăn những giọt nước đang chực rơi.
“Có nhiều khách 'ăn bánh' xong không trả tiền nhưng em không dám phản kháng. Em sợ bị đánh đập, hành hạ. Em xem như mình gặp xui xẻo", Mỹ kể.
"Có lúc, em bị một số khách ép phục vụ không công. Nếu từ chối, họ tìm cách phá rối, đuổi khách của em hoặc nhắn tin, gọi điện đe dọa… Những lúc như vậy, em đành phải tiếp họ miễn phí, thậm chí còn phải đưa thêm tiền”.
Trong gần nửa giờ trò chuyện, Mỹ Mỹ tiết lộ thêm, gái bán hoa nếu không liên kết với web thì phải có bảo kê để đảm bảo an toàn. Bảo kê đóng giả xe ôm công nghệ, đứng gần gái bán dâm. Khi có khách, họ sẽ đến chở “đào” đến khách sạn quen.
Nhiều trường hợp, gái mại dâm lợi dụng khách tắm rửa, không để ý, kết hợp với đám bảo kê để trộm cắp tài sản. Ngoài ra, còn nhiều bẫy ngầm ẩn sau những hình ảnh ngây thơ, lời mời gọi của những gái mại dâm giả danh “nữ sinh viên nghèo” trên mạng xã hội.
Giả bán dâm, chiếm đoạt tài sản của khách Tháng 11/2023, Vũ Kim Nhung (31 tuổi) cùng Nguyễn Khắc Hiền (32 tuổi) thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của khách mua dâm tại quận Đống Đa, TP. Hà Nội. Cụ thể, Nhung đăng tin bán dâm trên mạng. Khi có khách, Hiền và Nhung nhắn tin thỏa thuận giá cả, báo địa điểm để khách đến mua dâm. Sau khi bán dâm cho vị khách tên T. với giá 2 triệu đồng, Nhung đòi thêm 3 triệu đồng nhưng không được. Lúc này, Hiền bất ngờ xuất hiện, cùng Nhung đe dọa, ép buộc anh T. đưa thêm 3 triệu đồng mới cho về. Trước đó, Công an tỉnh Thanh Hóa, Công an huyện Triệu Sơn cũng bắt tạm giam 2 đối tượng Lê Văn Luân (SN 1994, ở xã Thọ Thế) và Lê Tuấn Sơn (SN 1997, xã Thọ Dân, huyện Triệu Sơn) để điều tra về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Luân và Sơn cấu kết với một gái mại dâm trên địa bàn huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Thủ đoạn của 2 đối tượng là cho gái mại dâm làm quen với các nạn nhân trên mạng, rồi tổ chức bán dâm tại các nhà nghỉ. Sau đó, gái mại dâm tìm cách rủ nạn nhân đi uống nước rồi gọi điện cho Luân, Sơn ra quán ngồi cùng. Trong khi uống nước, Luân và Sơn mượn xe máy của nạn nhân để chở gái mại dâm về, nhưng thực chất là đem đi cầm cố, lấy tiền chia nhau tiêu xài. |
Nhóm tác giả
Kỳ cuối: Giúp cô gái thiếu 3 tháng tiền trọ, 8X TP.HCM nhận cú lừa cay đắng
Tiết lộ bất ngờ của cô gái là thành viên trang web đen
Siêu máy tính dự đoán Leicester City vs Crystal Palace, 2h30 ngày 16/1
Nhà văn, liệt sĩ Nguyễn Thi từng có quan niệm giản dị nhưng sâu sắc về vai trò, trách nhiệm của các thế hệ: “Chuyện gia đình cũng dài như sông, mỗi thế hệ phải ghi vào một khúc. Rồi trăm con sông của gia đình lại đổ về một biển mà biển thì rộng lắm”, “rộng bằng cả nước ta và ra ngoài cả nước ta”.
Nếu Nguyễn Thi còn sống, tôi tin ông sẽ là một trong những nhà văn lão thành có mặt hôm nay để nói với chúng ta về một thời đại hào hùng mà ông và nhiều nhà văn khác đã sống và viết. Tất nhiên, câu chuyện của Nguyễn Thi không bó hẹp trong phạm vi của một gia đình mà rộng hơn là đóng góp của mỗi thế hệ cho dân tộc và nhân loại.
Chuyện nhà, chuyện đời suy cho cùng cũng là chuyện của văn chương, nghệ thuật. Mỗi thế hệ nhà văn, bằng tài năng, tâm huyết của mình sẽ góp phần tạo nên sự giàu có và trường cửu của một nền văn học. Vì thế, việc ghi nhận, tôn vinh đóng góp của mỗi thế hệ nhà văn, đặc biệt là các nhà văn lão thành là một ứng xử thấm đầy tính nhân văn, phù hợp với đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của văn hoá Việt.
Hầu hết các nhà văn lão thành là những người được sinh ra và trưởng thành trong 2 cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc. Trong số họ, nhiều người từng trực tiếp cầm súng chiến đấu, có mặt ở nhiều chiến trường ác liệt, thường xuyên đối mặt với đạn bom, cái chết. Từ thực tiễn sinh động của cách mạng và kháng chiến, họ viết nên nhiều tác phẩm gây được sự chú ý của công chúng nghệ thuật.
Đóng góp nổi bật nhất của các nhà văn lão thành là họ đã cùng những nhà văn của thế hệ mình tạo nên một thời đại văn học mới khác hẳn văn học trước 1945, cả về quan niệm và thi pháp nghệ thuật. Niềm cảm hứng bao trùm trong sáng tác của họ là ngợi ca vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam trong những thời khắc hào hùng nhất của lịch sử. Nhân vật trung tâm trong văn học kháng chiến là quần chúng nhân dân lao động vươn lên làm chủ cuộc đời mới, sẵn sàng hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc.
Vẻ đẹp ấy được thể hiện sinh động trong tác phẩm của nhiều nhà văn lão thành, trong đó, đáng chú ý là Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc xuất hiện ngay sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp vừa kết thúc, Sống như anh của Trần Đình Vân xuất hiện vào thời điểm cuộc kháng chiến chống Mỹ bước vào giai đoạn cực kỳ ác liệt.
Về bản chất, lão thành là tên gọi mang ý nghĩa tôn xưng khi nói đến những bậc cao niên có nhiều đóng góp cho xã hội. Ngược chiều thời gian, tôi muốn nói đến một phương diện khác liên quan đến ý niệm thời gian. Đó là việc các nhà văn lão thành từng hiện diện trong đời sống văn học nghệ thuật ngay từ khi họ còn rất trẻ. Điều đó có thể nhìn thấy rõ trong thời kỳ chống Pháp. Đến giai đoạn chống Mỹ, văn học Việt Nam lại được chứng kiến sự xuất hiện của một thế hệ trẻ đầy tài năng và khát khao sáng tạo. Về thơ, đó là Nguyễn Duy, Hữu Thỉnh, Thanh Thảo, Nguyễn Khoa Điềm, Vũ Quần Phương, Phan Thị Thanh Nhàn...
Về văn xuôi là Ma Văn Kháng, Đỗ Chu... Chính họ, vào thời điểm ấy đã đem đến cho văn học nước nhà những tiếng nói mới mẻ, tươi tắn, tràn đầy niềm lạc quan. Cùng với các thế hệ đi trước, họ góp phần hoàn chỉnh mô hình nghệ sĩ - chiến sĩ và kiến tạo diễn ngôn văn học của thời đại bằng tâm thếVóc nhà thơ đứng ngang tầm chiến lũy(Chế Lan Viên).
Trong điều kiện chiến tranh gian khổ, họ biết cách tạo dấu ấn riêng của thế hệ bằng quyết tâm và sự chân thành:
Không có sách chúng tôi làm ra sách
Chúng tôi làm thơ ghi lấy cuộc đời mình
(Hữu Thỉnh)
Họ sẵn sàng từ giã cái cũ để thiết lập ý thức mỹ học mới:
Những tráng ca thuở trước
Còn hát trong sách thôi
Những thanh gươm yên ngựa
Giờ đã cũ mèm rồi
Bài ca của chúng tôi
Là bài ca ống cóng
(Thanh Thảo)
So với văn học chống Pháp, chất hùng ca trong văn học thời chống Mỹ được đẩy lên tầm mức rất cao. Đó là lý do vì sao tính sử thi và cảm hứng lãng mạn trở thành đặc điểm nổi bật của văn học giai đoạn này.
Ứng xử thông minh của các nhà văn thời kỳ kháng chiến là họ luôn biết tạo nên sự thống nhất hài hòa giữa chất hùng ca và chiều sâu trữ tình. Nhờ thế mà văn học phát huy được tối ca sức mạnh cảm hoá và cổ vũ: Em ơi em đất nước là máu xương của mình/ Phải biết gắn bó san sẻ/ Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở/ Làm nên đất nước muôn đời (Nguyễn Khoa Điềm).
Chưa bao giờ các biểu tượng nghệ thuật nói về sức mạnh quật khởi, truyền thống hào hùng của dân tộc được sử dụng và tái tạo nghĩa một cách linh hoạt như văn học chống Mỹ. Đó là huyền thoại về Thánh Gióng, Lạc Long Quân và Âu Cơ, về Thạch Sanh hay miếng trầu, cây đa, bến nước, sân đình...
Tìm về với văn hóa dân tộc như nguồn dưỡng chất nội sinh, các nhà văn đã thiết lập được chiến lược giao tiếp nghệ thuật hợp lý nhằm tạo nên sự cộng hưởng to lớn giữa sáng tạo và tiếp nhận. Trong cái nhìn của họ, hệ biểu tượng này mang ý nghĩa kết nối kỳ diệu giữa hiện tại và quá khứ, và từ đó mở hướng đến tương lai.
Sau 1975, đặc biệt từ sau 1986, nhiều nhà văn lão thành vẫn tiếp tục niềm đam mê sáng tạo. Đây là giai đoạn chứng kiến những đóng góp quan trọng của các nhà văn lão thành đối với tiến trình đổi mới văn học. Cùng với sự thay đổi về điều kiện lịch sử, văn hóa, xã hội, mỹ học sử thi trong văn học dần chuyển sang mỹ học của cái thường ngày.
Theo đó, các nhà văn cũng dần chuyển từ “bè cao” sang “giọng trầm”, quan tâm nhiều hơn đến thân phận con người trong nhiều mối quan hệ phức tạp của đời sống thời bình. Người đọc nhận thấy Hữu Thỉnh nghiêng nhiều về phía suy tưởng, suy tư, Nguyễn Duy đổi mới thi pháp lục bát và đưa thơ về gần với lối nói “xẩm ngọng” thông minh và tinh quái, Thanh Thảo tiếp tục đẩy chất trí tuệ và cấu trúc giao hưởng theo hướng cách tân...
Trong lĩnh vực văn xuôi, cùng với những nỗ lực của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, nhà văn lão thành Ma Văn Kháng tạo ấn tượng sâu sắc với Mùa lá rụng trong vườn và nhiều tự sự mới mẻ về sự đảo lộn các giá trị trong đời sống kinh tế thị trường. Đỗ Chu vừa tiếp tục thế mạnh trữ tình vừa vươn về phía “thăm thẳm” của cõi nhân sinh và chiều sâu văn hóa ...
Những đổi mới về cảm hứng, giọng điệu nghệ thuật cũng được thể hiện trong sáng tác của các nhà thơ Vũ Quần Phương, Nguyễn Đức Mậu, Anh Ngọc, Vương Trọng... Bên cạnh những cây bút đã khẳng định được tài năng trong thời kỳ kháng chiến là những cây bút ngày càng khẳng định được vị thế trong đời sống văn học đương đại như Lê Minh Khuê, Trung Trung Đỉnh, Bảo Ninh, Trần Nhuận Minh... Ở họ, tinh thần nhập cuộc luôn song hành với khát vọng đổi mới. Những nỗ lực không mệt mỏi và sự hiện diện của họ trên từng trang sách là minh chứng sinh động nhất về việc các nhà văn lão thành luôn đồng hành với các thế hệ nhà văn sinh ra và trưởng thành sau 1975.
Nói đến các nhà văn lão thành không thể không kể đến đóng góp của các nhà lý luận, phê bình văn học. Đó là những nhà lý luận, phê bình giàu kinh nghiệm, gắn bó với đời sống văn học từ thập kỷ 60 - 80 của thế kỷ trước như Hà Minh Đức, Phong Lê, Phương Lựu, Lại Nguyên Ân, Vương Trí Nhàn, Ngô Thảo, Trần Đình Sử, Lê Ngọc Tra, Mã Giang Lân, Nguyễn Ngọc Thiện...
Trước những yêu cầu mới của đời sống văn học, họ luôn có ý thức bám sát thực tiễn, mở rộng hệ quy chiếu, đánh giá các giá trị văn học từ tầm nhìn nhân văn, hiện đại. Nhờ nỗ lực của họ, bên cạnh việc mở rộng hướng nghiên cứu xã hội học quen thuộc là sự vận dụng sáng tạo những lý thuyết văn học mới, góp phần hiện đại hóa lý luận, phê bình văn học ở Việt Nam.
Tôi muốn nói đến ở đây những thành tựu nghiên cứu về thì pháp học, tự sự học với đóng góp quan trọng của Trần Đình Sử, phân tâm học và văn hóa học với Đỗ Lai Thúy, những công trình khoa học giàu tính phản tư và kích thích đối thoại của Lê Ngọc Trà. Trong bối cảnh khoa học xã hội và nhân văn hiện đại chú trọng đẩy mạnh hướng tiếp cận liên ngành, vẫn có thể nhìn thấy đóng góp của các nhà nghiên cứu cao niên trước những đòi hỏi hiện đại hóa lý luận, phê bình văn học như là nhu cầu đổi mới nội tại của chính họ.
Quá trình hiện đại hóa và sự mở rộng giao lưu văn hóa trong kỷ nguyên toàn cầu hóa đã làm thay đổi hệ hình tư duy và diễn ngôn văn học. Công chúng văn học đương đại cũng đòi hỏi cần phải có những thực đơn tinh thần mới. Đó là biện chứng của phát triển và là nhịp điệu tất yếu của đời sống. Các nhà văn lão thành, bằng thành tựu và kinh nghiệm nghệ thuật của mình đã trở thành tấm gương lao động nghệ thuật cho thế hệ trẻ. Họ xứng đáng được tôn vinh và ngưỡng mộ. Bởi đó là những nhà văn chân chính, cao đẹp cả về nhân cách và văn cách.
Nguyễn Đăng Điệp
Nhà thơ Vũ Quần Phương tiết lộ chuyện đặc biệt về Xuân Diệu, Chế Lan ViênNhà thơ Vũ Quần Phương nhớ lại ký ức về những nhà thơ, nhà văn lão thành như Chế Lan Viên, Tố Hữu, Nguyễn Tuân... thế hệ đàn anh - những người đã "lót ổ" cho thế hệ hôm nay dưới mái nhà văn chương.">Dấu ấn hào hùng của thế hệ nghệ sĩ dấn thân, nhập cuộc
TQ: Cô dâu chụp ảnh cưới xong ngoại tình luôn với nhiếp ảnh gia
Hai cặp song sinh cùng tổ chức đám cưới khiến quan khách nhầm lẫn
友情链接