您的当前位置:首页 > Kinh doanh > Chủ tịch CMC: Cần có các chính sách khuyến khích người Việt Nam dùng sản phẩm CNTT “Make in Vietnam” 正文

Chủ tịch CMC: Cần có các chính sách khuyến khích người Việt Nam dùng sản phẩm CNTT “Make in Vietnam”

时间:2025-01-25 02:12:19 来源:网络整理 编辑:Kinh doanh

核心提示

Đề xuất nêu trên được ông Nguyễn Trung Chính,ủtịchCMCCầncócácchínhsáchkhuyếnkhíchngườiViệtNamdùngsảnket qua giai ngoai hang anhket qua giai ngoai hang anh、、

Đề xuất nêu trên được ông Nguyễn Trung Chính,ủtịchCMCCầncócácchínhsáchkhuyếnkhíchngườiViệtNamdùngsảnphẩket qua giai ngoai hang anh Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc tập đoàn công nghệ CMC đưa ra trong tọa đàm tại hội thảo định hướng chính sách chương trình phát triển công nghiệp ICT giai đoạn 2021 – 2030 chủ đề “Phát triển công nghiệp CNTT, điện tử - viễn thông đến năm 2025, tầm nhìn 2030, hướng tới cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0)” do  Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm chủ trì hôm nay, ngày 19/12 tại Hà Nội.

Đây là hội thảo dành cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp khu vực miền Bắc, nằm trong chuỗi hội thảo được Bộ TT&TT tổ chức toàn quốc nhằm lấy ý kiến đóng góp để hoàn thiện dự thảo “Chương trình phát triển công nghiệp CNTT, điện tử - viễn thông giai đoạn 2021 – 2025,  tầm nhìn 2030, hướng tới cuộc CMCN 4.0”.

Chủ tịch CMC: Cần có các chính sách khuyến khích người Việt Nam dùng sản phẩm CNTT “Make in Vietnam”

Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm chủ trì hội thảo chủ đề chủ đề “Phát triển công nghiệp CNTT, điện tử - viễn thông đến năm 2025, tầm nhìn 2030, hướng tới cuộc CMCN 4.0" ngày 19/12/2019.

Thực hiện mạnh mẽ hơn chiến dịch “Make in Vietnam”

Đánh giá vai trò của Chính phủ trong việc thúc đẩy công nghiệp CNTT Việt Nam đến năm 2030, ông Nguyễn Trung Chính nhận định, nhìn vào bức tranh tổng thể, có thể thấy môi trường, chính sách ngày một thuận lợi, tạo điều kiện để các doanh nghiệp công nghệ phát triển.

“Tuy nhiên, để thực hiện mạnh mẽ hơn chiến dịch “Make in Vietnam”, Chính phủ nên khuyến khích doanh nghiệp tư nhân đóng góp xây dựng quốc gia số, qua việc thúc đẩy phát triển các công nghệ và giải pháp số có khả năng tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị khu vực, toàn cầu bằng việc đẩy mạnh các dịch vụ số ra nước ngoài”, ông Chính kiến nghị.

Cùng với đó, Nhà nước cũng nên xây dựng các chính sách để hỗ trợ phát triển thị trường CNTT trong nước, đặc biệt chú ý đến việc khuyến khích sử dụng các sản phẩm và dịch vụ CNTT được tạo ra trong nước, người Việt Nam sử dụng sản phẩm CNTT “Make in Vietnam”. Chính phủ nên tạo hành lang pháp lý để hình thành các tổ chức cung cấp dịch vụ hỗ trợ tổ chức, cá nhân trong quá trình triển khai thực hiện các thủ tục liên quan đến mô hình Chính quyền điện tử. Xây dựng các chính sách ưu tiên sử dụng các sản phẩm CNTT sản xuất trong nước, có thương hiệu Việt Nam trong các công trình, hệ thống thông tin của Đảng, Nhà nước.

Góp ý trực tiếp cho dự thảo “Chương trình phát triển công nghiệp CNTT, điện tử - viễn thông giai đoạn 2021 – 2025,  tầm nhìn 2030, hướng tới cuộc CMCN 4.0”, đối với mục tiêu chung giai đoạn đến 2025, ông Chính bày tỏ sự băn khoăn, mục tiêu “Tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp nội địa hàng năm bằng 2 lần tốc độ tăng trưởng GDP cả nước” được đưa ra trong dự thảo Chương trình nếu so với mục tiêu CNTT trở thành ngành kinh tế chủ đạo thì mục tiêu tăng trưởng này có thấp không?

Về mục tiêu xuất khẩu “Đến 2025 Việt Nam nằm trong Top 1 các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam (đạt 120 tỷ USD)”, theo ông Chính, nên hoạch định chỉ tiêu sản xuất và lao động không bao gồm các doanh nghiệp FDI; nếu tính giá trị sản phẩm của doanh nghiệp FDI, chỉ bao gồm sản phẩm do các doanh nghiệp nội địa cung cấp.

Với mục tiêu công nghệ, sản phẩm dịch vụ tới 2025 “Nghiên cứu, sản xuất đáp ứng 100% nhu cầu trong nước và xuất khẩu các thiết bị viễn thông đầu cuối và hạ tầng mạng viễn thông thế hệ mới phù hợp xu hướng phát triển công nghệ”, người đứng đầu CMC cho rằng đây có vẻ là một mục tiêu quá thách thức. Trong khi đó, theo ông, mục tiêu nhân lực “Hỗ trợ đào tạo cho 2.000 lượt cán bộ quản lý, kỹ thuật của các doanh nghiệp” được nêu ra tại dự thảo lại quá sơ sài và thấp để chuyển dịch nguồn lực kỹ thuật cao quy mô cả nước.

Đối với giai đoạn đến năm 2030, bình luận về mục tiêu xuất khẩu đạt 150 tỷ USD vào năm 2030 được đề ra tại dự thảo Chương trình, Chủ tịch CMC Nguyễn Trung Chính nêu quan điểm: “Với mục tiêu 120 tỷ USD vào 2025, mục tiêu 2030 có tốc độ tăng trưởng so với 2025 quá thấp. Ngoài ra mục tiêu xuất khẩu nên tách riêng giá trị xuất khẩu của doanh nghiệp FDI”.