Nhận định, soi kèo U19 Đức vs U19 Bắc Macedonia, 20h30 ngày 14/10
(责任编辑:Thế giới)
- Nhận định, soi kèo Ludogorets Razgrad vs Sanfrecce Hiroshima, 14h30 ngày 15/1: Lần đầu chạm mặt
- Facebook hôm nay công bố tính năng mới cho phép người dùng đặt hàng thực phẩm từ các nhà hàng, quán ăn trên ứng dụng của mình.
Thay vì cạnh tranh với các đối thủ cùng lĩnh vực, lần này Facebook hợp tác với rất nhiều đối tác. Từ các bên cung ứng dịch vụ gọi món như EatStreet, Delivery.com, DoorDash... đến trực tiếp các chuỗi nhà hàng như Papa John's, Panera, Wingstop...
Người dùng có thể tìm thấy tùy chọn đặt món trong ứng dụng Facebook, nơi họ có thể tìm kiếm các nhà hàng trong khu vực và nhấp vào "Bắt đầu Đặt hàng".
Đơn đặt hàng có thể được đặt mua hoặc giao hàng. "Người dùng có thể đăng ký tài khoản Delivery.com trực tiếp trong ứng dụng Facebook", đại diện mạng xã hội này cho biết.
Ngoài ra, người dùng có thể đọc các nhận xét từ bạn bè về nhà hàng được đề cập đến để giúp đưa ra quyết định.
Facebook đã và đang phát triển mối quan hệ sâu hơn với các doanh nghiệp đặt hàng thực phẩm trong thời gian dài. Mùa thu năm ngoái, hãng đã thông báo thỏa thuận với các dịch vụ đặt hàng qua mạng Delivery.com và Slice, cho phép người dùng Facebook đặt hàng từ các nhà hàng được hỗ trợ thông qua trang Facebook của họ.
Việc đưa ra tính năng đặt hàng thực phẩm cho phép Facebook giữ người dùng trong ứng dụng của họ lâu hơn. Mạng xã hội này cũng đã tung ra một số tính năng khác với cùng mục tiêu, bao gồm những thông tin về thời tiết, trò chơi, bảng việc làm, gây quỹ, danh sách phim, đặt hẹn...
Facebook cũng xác nhận rằng họ sẽ không thu bất kỳ khoản phí nào, từ lợi nhuận đơn hàng, quảng cáo cho đến phí đặt của khách hàng. Tất cả đều miễn phí.
Theo Zing
" alt="Facebook ra tính năng mới dành cho fan ăn uống" />Facebook ra tính năng mới dành cho fan ăn uống - Tổng hợp web xem bóng đá trực tiếp Việt Nam vs Malaysia chung kết lượt đi
Ngoài ra, Qualcomm cũng giới thiệu thiết kế tham khảo đầu tiên cho dòng smartphone hỗ trợ 5G, phục vụ việc thử nghiệm và tối ưu hóa chip thu phát sóng, máy radio và các công nghệ 5G khác của hãng cũng như các nhà mạng và nhà sản xuất smartphone trên toàn cầu trong một vài năm tới. Các công ty được tin là đang chuẩn bị trình làng những mẫu smartphone hỗ trợ 5G đầu tiên của họ trong nửa đầu năm 2019.
Đáng chú ý, thiết kế smartphone 5G tham khảo của Qualcomm chỉ dày 9mm với màn hình tràn ra mép viền giống nhiều mẫu điện thoại flagship hiện nay.
Để giúp chip thu phát sóng X50 phát huy hiệu quả trong giới hạn hiệu năng và thiết kế phần cứng của smartphone, Qualcomm đã phát triển một ăng-ten mmWave mới, có kích thước gần bằng một đồng xu. Hãng cho biết, một smartphone có thể nhét vừa 1 - 2 ăng-ten như thế này. Mặc dù đây là thiết kế ăng-ten mmWave nhỏ nhất hiện nay nhưng Qualcomm đang nỗ lực tiếp tục giảm 50% kích thước của nó trong 12 tháng tới.
Ngoài các thông tin về 5G, Qualcomm cũng công bố một loạt yếu tố sẽ giúp các nhà sản xuất thiết bị hỗ trợ dải băng tần 600MHz mới, đang được triển khai của nhà mạng Mỹ T-Mobile. Hiện tại, smartphone duy nhất có thể khai thác được dải băng tần mới này là LG V30, mặc dù Qualcomm kỳ vọng sẽ có thêm nhiều mẫu smartphone nữa làm được này vào cuối năm nay và đầu năm tới.
Qualcomm cũng ra mắt chip Snapdragon 636 mới cho các smartphone tầm trung. Đây là vi xử lý kế nhiệm, tăng 40% hiệu năng so với chip Snapdragon 630 mới chỉ xuất hiện trên các thiết bị di động được vài tháng. Snapdragon 636 được sản xuất theo quy trình 14nm, hỗ trợ màn hình FHD+ siêu rộng, kết nối LTE 600Mbps và các camera tới 24MP. Qualcomm nói sẽ bắt đầu xuất xưởng chip mới này cho các khách hàng vào tháng 11 này và Snapdragon 636 nhiều khả năng mất tới 1 năm để hiện diện trên một smartphone nào đó.
Tuấn Anh(Theo The Verge)
Qualcomm tiếp tục gặp hạn vì khoản tiền phạt "khủng" ở Đài Loan
Tiếp sau Trung Quốc, Hàn Quốc, châu Âu và Mỹ, Qualcomm tiếp tục gặp hạn ở Đài Loan vì khoản tiền phạt "khủng" do vi phạm luật chống độc quyền địa phương.
" alt="Qualcomm tiết lộ thiết kế smartphone 5G đầu tiên thế giới" />Qualcomm tiết lộ thiết kế smartphone 5G đầu tiên thế giới- Soi kèo góc Inter Milan vs Bologna, 2h45 ngày 16/1
- Nhận định, soi kèo Ajman Club vs Al Ain, 20h05 ngày 15/1: Đối thủ kỵ giơ
- SohaGame đóng cửa gMO nhập vai ‘trọng điểm’ trong năm 2017
- Haravan ra mắt nền tảng quảng cáo tự động trên Google Shopping
- Google bất cẩn đến nỗi ship cho khách hàng điện thoại Pixel 2 lỗi
- Nhận định, soi kèo HAGL vs TPHCM, 17h00 ngày 17/1: Niềm tin cửa trên
- 'Mặt Trời máu' như ngày tận thế khiến người Anh hoang mang
- Startup Việt giành giải 3 cuộc thi dành cho các công ty khởi nghiệp toàn thế giới tại Hàn Quốc
- Sẽ mất hàng thập kỷ mới dọn dẹp hết lỗi Krack Wi
-
Nhận định, soi kèo Buriram United vs Chiangrai United, 19h00 ngày 15/1: Cửa trên ‘tạch’
Hư Vân - 15/01/2025 04:30 Nhận định bóng đá g ...[详细] -
Sàn giao dịch tiền mật mã Polinex bỏ phí giao dịch stablecoin USDC
Hiện tại, một trong những sàn lâu đời nhất trong thị trường tiền mật mã đã miễn tất cả phí trên cặp giao dịch BTC/USDC, cặp này có lượng giao dịch rất "khủng" trên sàn Poloniex. Một số người đang cố gắng thoát ra, một số đang cố gắng mua vào và một cách mới dễ dàng để làm điều này là mua stablecoin với fiat và sau đó sử dụng chúng trên nhiều sàn giao dịch khác nhau. Poloniex và USDC chỉ là một trong số nhiều lựa chọn.
" alt="Sàn giao dịch tiền mật mã Polinex bỏ phí giao dịch stablecoin USDC" /> ...[详细] -
VINFAST chính thức bắt tay với Bosch sản xuất ô tô và xe máy điện
Biên bản ghi nhớ về việc hợp tác toàn diện trong lĩnh vực sản xuất ô tô - xe máy điện giữa Vingroup và Bosch tại Việt Nam chính thức diễn ra ngày hôm nay 12/10.
Theo biên bản ghi nhớ, Bosch sẽ cung cấp các giải pháp phần cứng, phần mềm và dịch vụ cho VINFAST.
Cụ thể, về phần cứng, Bosch sẽ cung cấp cho VINFAST các phụ tùng, thiết bị, đảm bảo chất lượng, độ chính xác và phù hợp với quy trình sản xuất.
Về phần mềm, Bosch sẽ hỗ trợ, tư vấn để VINFAST triển khai phần mềm cho ô tô, xe máy và phần mềm quản lý doanh nghiệp, ví dụ như các giải pháp dịch vụ thiết kế và trải nghiệm người dùng, phát triển khách hàng…
Đặc biệt, Bosch và Vingroup sẽ cùng nghiên cứu và đưa vào ứng dụng các công nghệ tiên tiến hàng đầu trên thế giới cho mẫu xe VINFAST. Bên cạnh đó, biên bản ghi nhớ cũng đề cập đến giải pháp khuôn viên thông minh (smart campus) cho dự án tổ hợp nhà máy sản xuất ô tô VINFAST. Trong đó bao gồm giải pháp an toàn, an ninh thông minh; di chuyển kết nối (connected mobility); vận hành thông minh và quản lý năng lượng; tư vấn và triển khai về Công nghiệp kết nối (connected industry).
" alt="VINFAST chính thức bắt tay với Bosch sản xuất ô tô và xe máy điện" /> ...[详细] -
Nhận định, soi kèo Ludogorets Razgrad vs Sanfrecce Hiroshima, 14h30 ngày 15/1: Lần đầu chạm mặt
Hồng Quân - 14/01/2025 17:47 Giao hữu ...[详细] -
Mạo danh cơ quan thuế lừa đảo doanh nghiệp qua điện thoại
Các cuộc gọi mời chào mua tài liệu, tài trợ... gây ảnh hướng xấu đến ngành thuế.
Cục Thuế Hà Nội khẳng định việc mạo danh, giả danh để gọi điện mời chào, dọa nạt doan nghiệp mua sách, tài liệu, tài trợ… là những hành vi trái pháp luật, lợi dụng cơ quan thuế để trục lợi cá nhân, lừa đảo doanh nghiệp, gây tổn hại đến uy tín, hình ảnh của lãnh đạo, cán bộ công chức của cơ quan thuế.
" alt="Mạo danh cơ quan thuế lừa đảo doanh nghiệp qua điện thoại" /> ...[详细] -
Tỷ phú Novogratz đầu tư vào ứng dụng thế chấp tiền mật mã
Công ty khởi nghiệp có trụ sở tại New York này đã công bố rằng họ đã nhận được các khoản đầu tư từ nhiều quỹ, trong đó có Akuna Capital với số tiền đầu tư lớn nhất, sau đó đến quỹ Galaxy Novures của Mike Novogratz, Morgan Creek Digital của Anthony Pompliano và Quỹ Devonshire liên kết với Fidelity.
" alt="Tỷ phú Novogratz đầu tư vào ứng dụng thế chấp tiền mật mã" /> ...[详细] -
Vé trận Việt Nam vs Malaysia được rao đắt gấp 10 trên chợ đen
Chỉ 15 phút sau khi mở bán trực tuyến, vé trận Việt Nam vs Malaysia trên sân Mỹ Đình đã lên chợ đen, giá tăng gấp 10 lần. Cụ thể, các cặp vé mệnh giá 200.000 đồng/vé đang được rao bán ở mức 4.000.000 đồng/cặp, cao gấp 10 lần giá gốc. Tương tự, các cặp vé mệnh giá 350.000 đồng/vé đã lên mức 6.500.000 tới 7.000.000 đồng/cặp, cặp vé mệnh giá 500.000 đồng/vé bị đẩy lên mức 9.000.000-10.000.000 đồng/cặp vé và các vé 600.000 đồng/vé đang bị "hét" giá ở mức 11.000.000 đồng-12.000.000 đồng/cặp.
Phổ biến nhất trên các chợ mạng này là loại vé mệnh giá 200.000, 350.000 và 500.000 đồng/vé, trong khi loại vé mệnh giá 600.000 đồng hiếm hơn, không có nhiều người rao bán.
Ngoài các loại vé mua qua đường phân phối trực tuyến, nhiều dân phe vé còn rao bán loại vé mời, vị trí tại khán đài A hoặc B với giá 8.000.000 - 10.000.000 đồng/cặp vé.
Thậm chí trước thời điểm Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) mở bán trực tuyến vé trận chung kết lượt về AFF Cup 2018 giữa hai ĐTQG Việt Nam và Malaysia, có nhiều đầu mối còn tuyên bố nhận đặt trước vé tại tất cả 4 khán đài A,B,C và D, "số lượng rất nhiều" và nhận vé vào ngày 13/12, hai ngày trước khi trận đấu diễn ra.
Trước đó, đúng 10h sáng ngày 10/12, hệ thống bán vé online của VFF bắt đầu mở. Rất nhiều người hâm mộ đã truy cập vào hai địa chỉ bán vé mà VFF cung cấp nhưng không thể tải được trang web.Trang bán vé của VFF liên tục hiển thị dòng thông báo: "Hệ thống đang bận xử lý. Quý khách vui lòng quay trở lại sau ít phút. Rất xin lỗi quý khách về sự bất tiện này" hoặc rơi vào tình trạng không thể truy cập.
Nhiều đầu mối thậm chí còn nhận đặt vé từ trước khi VFF mở bán trực tuyến. Theo một khách hàng đặt vé trực tuyến chia sẻ, thời điểm 10h02, khi chọn vé mệnh giá 500.000 đồng/vé và 600.000 đồng/vé, anh đã nhận được thông báo toàn bộ số vé mệnh giá này đã được bán hết. Thời điểm đó, số lượng vé còn lại ở mệnh giá 200.000 đồng và 350.000 đồng cho mỗi vé, với số lượng khoảng 600 vé mỗi loại.
Người hâm mộ vẫn có thể mua vé trực tuyến trong các đợt mở bán tiếp theo của VFF vào 16h ngày 10/12 và 10h ngày 11/12, cùng với lượt bán 2.800 vé lúc 22h ngày 10/12.
Điều này đồng nghĩa sẽ có tổng cộng 10.300 vé được bán ra theo đường trực tuyến, trên tổng số hơn 40.000 chỗ ngồi ở sân vận động Mỹ Đình. Việc sử dụng số vé còn lại không được VFF công bố.
" alt="Vé trận Việt Nam vs Malaysia được rao đắt gấp 10 trên chợ đen" /> ...[详细] -
Pha lê - 16/01/2025 16:48 Kèo phạt góc ...[详细]
-
PUBG: Vòng bo xanh được buff sát thương theo thời gian
Bản update tiếp theo của PlayerUnknown’s Battlegroundssẽ đem tới một thay đổi được nhiều người chơi mong chờ từ lâu – sức sát thương theo thời gian của blue zone (hay còn gọi là vòng bo xanh) sẽ được gia tăng.Một trong những nét chính định hình gameplay của PUBG là khi bản đồ dần thu hẹp lại với vòng bo xanh “tử thần” khép dần ở những nơi được đánh dấu rõ ràng. Bản update này sẽ gia tăng sức sát thương được gây ra bởi vòng bo xanh và buộc người chơi PUBGphải nỗ lực hơn để tìm cách sinh tồn trong vùng an toàn.
Một chiến thuật phổ biến được những người chơi PUBGưa thích đó là tích thật nhiều item hồi phục và ẩn nấp ở vị trí an toàn rồi ngắm bắn kẻ địch đang cố chạy bo để lọt vào vùng an toàn. Thay đổi trên của PUBG Corp được kỳ vọng sẽ giảm triệt để lối chơi vốn đã được “đóng đinh” này.
“Chúng tôi đã nhận được rất nhiều phản hồi yêu cầu cải thiện khu vực vòng bo xanh”, trích lược thông báo của PUBG Corp. “Chúng tôi đã quyết định chỉnh sửa sát thương của vòng bo xanh để khuyến khích (người chơi) tham gia vào trong khu vực chơi. Từ bản update mới này, bạn sẽ có thể tập trung nhiều hơn vào các cuộc đụng độ tức thì, những pha chạm trán ở cự ly gần trong khu vực chơi, thay vì đối phó với kẻ địch ở bên ngoài từ giữa cho tới cuối game.”
Với thay đổi này, các trận đấu của PUBG sẽ có nhịp độ nhanh và nhiều tình huống bất ngờ hơn
Trong quá trình triển khai bản update, đội ngũ phát triển PUBGcũng phát ra thông báo, các test server sẽ khởi chạy phiên bản chính thức 1.0vào đầu tháng 11 tới đây – sẽ không rơi vào cuối tháng 10 như kế hoạch ban đầu.
Đợt thử nghiệm đầu tiên sẽ là “tối thiểu ba ngày thử nghiệm rộng rãi” cơ chế mới, leo trèo và vượt chướng ngại vật. Sau đó, sẽ có thêm một đợt tối ưu hóa và sửa lỗi cần phải test. Rồi kết lại bằng ba đợt thử nghiệm nữa trước khi phiên bản PUBG1.0 chính thức hoàn thiện, cùng map sa mạc mới, ra mắt người chơi toàn cầu.
Những tuần tới đây sẽ rất cần thiết với nhóm phát triển PUBGtrước khi phát hành chính thức tựa game sinh tồn. Và PUBG Corp hy vọng người chơi sẽ nhiệt tình tham gia các test server để trải nghiệm phiên bản PUBG 1.0 ngay khi nó được mở cửa.
Chịu(Theo Dot Esports)
" alt="PUBG: Vòng bo xanh được buff sát thương theo thời gian" /> ...[详细]
Nhận định, soi kèo Duhok vs Al Quwa Al Jawiya, 23h30 ngày 14/1: Bất ngờ từ chủ nhà
Tọa đàm trực tuyến “Làm sao đưa Việt Nam khỏi Top 20 thế giới về lây nhiễm mã độc?”
Trong năm 2016 và năm 2017, một số cuộc tấn công mạng sử dụng mã độc làm thiệt hại nghiêm trọng cho nhiều cơ quan, tổ chức ở Việt Nam (Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)
Chuyên gia Bkav cho biết trung bình mỗi năm có tới hơn 60 triệu lượt máy tính tại Việt Nam bị nhiễm mã độc. Còn theo số liệu được chuyên gia Cục ATTT chia sẻ tại Ngày ATTT Việt Nam 2018 mới đây, tính từ đầu năm nay đến đầu tháng 12, đã khoảng gần 7.700 cuộc tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam. Trong đó, bên cạnh hơn 6.000 cuộc tấn công lừa đảo (Phishing) và 379 cuộc tấn công thay đổi giao diện (Deface), các hệ thống thông tin tại Việt Nam đã hứng chịu 1.239 cuộc tấn công cài mã độc (Malware).
Cũng tại Chỉ thị 14, Thủ tướng nhận định, các cơ quan, tổ chức ở Việt Nam đã và đang thực hiện nhiều giải pháp khác nhau trong việc xử lý mã độc. Tuy nhiên, hiệu quả đạt được chưa cao, khả năng chia sẻ thông tin thấp. Thực trạng lây nhiễm mã độc tại Việt Nam hiện nay rất đáng báo động. Đặc biệt, nhiều trường hợp tấn công mã độc mà cơ quan chức năng không phản ứng kịp thời để phát hiện, phân tích và gỡ bỏ.
Trong bối cảnh đó, với việc ban hành Chỉ thị 14, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và cộng đồng cùng nâng cao năng lực phòng mã độc, từng bước xử lý, khắc phục tình trạng lây nhiễm mã độc máy tính đang khá phổ biến tại Việt Nam, hướng tới mục tiêu đưa Việt Nam ra khỏi danh sách Top 20 quốc gia có tỷ lệ lây nhiệ phần mềm độc hại cao nhất thế giới.
Trong giao ban công tác quản lý tháng 10/2018, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã giao nhiệm vụ cho Cục ATTT phối hợp với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ATTT và các cơ quan, tổ chức liên quan tổ chức tìm kiếm, diệt các mã độc lây nhiễm trong các máy tính của cơ quan, tổ chức. Thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng, Cục ATTT đang cùng các Sở TT&TT các địa phương, đặc biệt là Hà Nội, TP.HCM; các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet (ISP), các doanh nghiệp an toàn thông tin nhất là doanh nghiệp làm an toàn thông tin trong nước như Viettel, VNPT, BKAV, CMC InfoSec… triển khai kế hoạch bóc gỡ, xử lý, khắc phục mã độc, trước hết tập trung vào các cơ quan nhà nước.
Tham gia buổi tọa đàm trực tuyến “Làm sao đưa Việt Nam khỏi Top 20 thế giới về lây nhiễm mã độc?” do ICTnews tổ chức chiều ngày 12/12/2018 có ông Trần Đăng Khoa, Cục An toàn thông tin - Bộ TT&TT; ông Chu Chí Linh, Trung tâm Dữ liệu Sở TT&TT Hà Nội; ông Trần Minh Quảng - Trưởng phòng Nghiệp vụ, Trung tâm An ninh mạng Viettel; ông Vũ Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch phụ trách mảng Chống mã độc của Bkav và ông Hà Thế Phương, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần CMC InfoSec.
Tại tọa đàm trực tuyến này, các chuyên gia sẽ cùng trao đổi về hiện trạng lây nhiễm mã độc máy tính tại Việt Nam, các nguy cơ, thách thức đặt ra cho các tổ chức, doanh nghiệp do tỷ lệ lây nhiễm mã độc khá phổ biến hiện nay tại Việt Nam đưa lại; đồng thời chia sẻ những kinh nghiệm cũng như đưa ra những khuyến nghị đối với cơ quan, tổ chức và đông đảo người dùng để từng bước xử lý, khắc phục, giảm dần tỷ lệ lây nhiệm mã độc tại Việt Nam.
Toàn cảnh buổi tọa đàm
Buổi tọa đàm được triển khai bằng hình thức đưa ra câu hỏi mà độc giả quan tâm đến các chuyên gia trả lời và đăng tải trên ICTnews.vn. Trong thời gian diễn ra buổi tọa đàm trực tuyến, độc giả vẫn có thể gửi câu hỏi cho các chuyên gia và gửi về cho Ban Tổ chức theo địa chỉ [email protected] hoặc [email protected].
Hiện nay, có thông tin Việt Nam lọt top 20 thế giới về lây nhiễm phần mềm độc hại, Hà Nội và TP.HCM là hai trung tâm phát tán mã độc nhiều nhất? Theo ông, những nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này?
(Ngọc Mai - Hải Phòng)
Ông Trần Minh Quảng: Theo tôi nguyên nhân chính là do người sử dụng Internet tại Việt Nam chưa thực sự chú ý đến việc đảm bảo an toàn thông tin, phòng tránh lây nhiễm mã độc cho máy tính của mình. Người dùng vẫn còn có nhiều hành vi sử dụng Internet không an toàn như sử dụng các phần mềm lậu, truy cập các trang web không uy tín, hoặc không sử dụng các phần mềm bảo vệ máy tính của mình. Hà Nội và TP.HCM là hai trung tâm phát tán mã độc nhiều nhất trong nước theo tôi cũng là điều dễ hiểu bởi Hà Nội và TP.HCM là nơi tập trung nhiều doanh nghiệp công nghệ thông tin, đồng thời cũng là nơi có lượng người dùng Internet thuộc Top nhiều nhất cả nước.
Bộ TT&TT sẽ huy động các doanh nghiệp bảo mật để xử lý 4,7 triệu địa chỉ IP bị dính mã độc, trong đó tập trung nhiều ở HN và TP.HCM. Với khả năng của mình, Viettel có thể làm được gì trong chương trình này? Viettel sẽ triển khai chương trình đó ra sao?
(Tuấn Linh - Hà Nội)
Ông Trần Minh Quảng: Với vai trò là một doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin, cũng như với vai trò là một thành viên trong cộng đồng an ninh mạng Việt Nam, Viettel luôn sẵn sàng tham gia phối hợp cùng Bộ TT&TT để xử lý vấn đề này. Về mặt kỹ thuật, Viettel có thể tham gia hỗ trợ rà soát, phát hiện các máy tính bị nhiễm, ngoài ra, Viettel cũng có thể cung cấp các sản phẩm, dịch vụ nhằm phòng chống sự lây nhiễm của các phần mềm độc hại cũng như tăng cường an ninh an toàn thông tin cho các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức và người dùng Internet.
Bộ TT&TT đặt mục tiêu sẽ đưa Việt Nam thành cường quốc về an ninh mạng? Niềm tin của ông vào mục tiêu này ra sao?
(Lê Hà - Quảng Ngãi)
Ông Trần Minh Quảng: Theo tôi đây là một mục tiêu rất thách thức, tuy nhiên không phải là không thể đạt được. Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để có thể nhanh chóng phát triển lĩnh vực an ninh mạng như: mức độ tiếp cận Internet của người dân ở mức cao, lực lượng nhân sự về an ninh mạng ở Việt Nam có trình độ được đánh giá là tốt, nhiều chuyên gia trong nước đã khẳng định được tên tuổi ở tầm thế giới, Việt Nam cũng có nhiều doanh nghiệp lớn đã và đang đẩy mạnh nghiên cứu phát triển lĩnh vực.
Ông Trần Minh Quảng - Trưởng phòng Nghiệp vụ, Trung tâm An ninh mạng Viettel
Tại một số hội thảo gần đây có đưa ra thông tin: Việt Nam nằm trong Top vi phạm bản quyền nội dung trên Internet cao nhất trong khu vực, rất nhiều nội dung vi phạm bản quyền trên mạng cũng đã bị phát hiện nhiều mã độc được cài ẩn. Ông có ý kiến thế nào về vấn đề này và nguy cơ của việc này ra sao thưa ông?
(Hùng Dũng - Gia Lai)
Ông Trần Minh Quảng:Theo tôi việc sử dụng các phần mềm lậu, các chương trình “crack” tiềm ẩn nhiều rủi ro mất an toàn thông tin. Các phần mềm này không được cung cấp bởi các công ty uy tín, và đôi khi được gắn kèm các phần mềm độc hại, cài đặt ngầm vào máy tính người sử dụng. Do đó, người dùng không nên sử dụng các phần mềm lậu, không rõ nguồn gốc để có thể bảo vệ một cách tốt nhất máy tính của mình.
Hiện nay người dùng máy tính đa số chỉ sử dụng các phần mềm diệt virus tải miễn phí trên mạng, theo ông thì các phần mềm miễn phí này có thể giữ an toàn cho máy tính được không? Tại sao? Ông có khuyến cáo gì tới người dùng khi sử dụng các phần mềm diệt virus?
(Lê Mạnh - TPHCM)
Ông Trần Minh Quảng:Trên thị trường có nhiều phần mềm diệt virus, các phần mềm này có thể coi là lớp bảo vệ cơ bản, đầu tiên mà người sử dụng Internet có thể áp dụng để chống lại các phần mềm độc hại. Theo tôi, mỗi phần mềm diệt virus đều có các điểm mạnh, điểm yếu riêng, việc lựa chọn các phần mềm diệt virus, miễn phí hoặc có phí, là tuỳ thuộc vào nhu cầu và mức độ phù hợp của mỗi người sử dụng.
Đánh giá của Cục An toàn thông tin về mức độ nguy hiểm của tình trạng lây nhiễm mã độc tại Việt Nam hiện nay? Xin ông chia sẻ những con số thống kê sơ bộ về tình trạng lây nhiễm mã độc tại Việt Nam theo thông tin cập nhật mới nhất của Cục An toàn thông tin, trong đó tình trạng lây nhiễm mã độc tại Hà Nội và TP.HCM như thế nào? (Lê Hạnh, TP.HCM)
Ông Trần Đăng Khoa:Một số hãng bảo mật đã đưa Việt Nam vào danh sách các quốc gia có tỷ lệ lây nhiễm phần mềm độc hại cao trên thế giới. Tuy việc đánh giá này không hoàn toàn chính xác, nhưng phải công nhận thực tế rằng, tình hình lây nhiễm phần mềm độc hại của Việt Nam là đáng lo ngại, nếu không có các biện pháp quyết liệt để khắc phục, có thể sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường trước. Đây là kết quả của một thời gian dài các cơ quan, tổ chức và người sử dụng mạng tại Việt Nam chưa có nhận thức và kỹ năng đầy đủ để bảo đảm an toàn thông tin khi ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng dịch vụ trên Internet. Theo ghi nhận của Cục ATTT, trong những năm gần đây, tỉ lệ lây nhiễm phần mềm độc hại trên các thiết bị CNTT tại Việt Nam đều lớn hơn 60%. Trong năm 2018, ghi nhận được hơn 4,7 triệu địa chỉ IP nằm trong các mạng máy tính ma (botnet). Số lượng địa chỉ IP nằm trong mạng botnet trong khoảng thời gian gần đây nhất ghi nhận được là khoảng 1,6 triệu địa chỉ IP. Trong đó, một số mạng Botnet lớn như: Andromeda; Gamarue; Smoke Loader, Conflicker. Hà Nội và Hồ Chí Minh là 2 địa phương có số lượng địa chỉ IP nằm trong các mạng botnet nhiều nhất. Điều này cũng dễ hiểu do: đây là 2 thành phố lớn, có số lượng cơ quan, tổ chức và người sử dụng thiết bị CNTT trong cộng đồng rất lớn; tỉ lệ người sử dụng công nghệ tại 2 thành phố này cũng vượt trội hơn so với các địa phương khác.
Ông Trần Đăng Khoa, Cục An toàn thông tin – Bộ TT&TT
Người Việt có tâm lý sính dùng đồ ngoại, nhiều người có quan niệm phần mềm diệt virus nhập khẩu từ nước ngoài sẽ tốt hơn, an toàn hơn, nhưng nhiều người lại lo lắng về việc các phần mềm diệt virus từ nước ngoài có thể được cài mã ẩn để thu thập thông tin từ máy tính người dùng, chuyển về nước ngoài. Nếu điều này là thật thì nguy cơ lộ bí mật của các cơ quan nhà nước, lộ bí mật thông tin cá nhân rất cao. Ông có cảnh báo gì về việc dùng các phần mềm diệt virus ngoại hay không?
(Hà Thanh - Hải Dương)
Ông Trần Minh Quảng:Như đã nói, mỗi phần mềm đều có điểm manh, điểm yếu riêng. Chính vì vậy, chúng ta không nên quá phân biệt phần mềm nội địa và phần mềm nước ngoài, mà thay vào đó tập trung vào lựa chọn phần mềm có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu bảo vệ và phù hợp với các hệ thống của mình.
Đảm bảo An toàn thông tin mạng đã nhiều lần được lãnh đạo Chính phủ, Bộ TT&TT nhấn mạnh cần có sự chung tay của các bên và cả cộng đồng xã hội. Từ kinh nghiệm thức tế triển khai hỗ trợ các cơ quan doanh nghiệp cũng như học hỏi kinh nghiệm quốc tế, ông có những khuyến nghị, đề xuất gì với cơ quan chức năng, cộng đồng doanh nghiệp cũng như đông đảo người dùng để có thể giảm dần tỷ lệ lây nhiễm mã độc tại Việt Nam?
(Tuấn Hưng - Bắc Ninh)
Ông Trần Minh Quảng: Theo tôi, đối với các doanh nghiệp, chúng ta cần nâng cao nhận thức về an toàn thông tin cho các cán bộ, nhân viên của mình thông qua các hình thức truyền thông, đào tạo hoặc áp dụng các chế tài phù hợp, bên cạnh đó các doanh nghiệp cũng cần triển khai các giải pháp bảo đảm an toàn thông tin phù hợp với nhu cầu và ngân sách của mình. Đối với người dùng Internet, chúng ta cần có ý thức cảnh giác, tự bảo vệ mình trước các nguy cơ mất an toàn thông tin như hạn chế sử dụng các phần mềm lậu, không tuỳ tiện cung cấp thông tin cá nhân cho các trang web, ứng dụng, không truy cập các trang web không chính thức, v.v…
Một tháng trước, Microsoft khảo sát tại Việt Nam, thử mua 10 chiếc máy tính, tất cả đều bị dính mã độc. Đó là một trong những cơ sở để họ nhận định Việt Nam hiện nằm trong "vùng trũng" an ninh mạng khu vực châu Á. Ông có bình luận gì về thông tin này? Con số này liệu có “nói quá”?
(Đức Trọng - Hà Nam)
Ông Vũ Ngọc Sơn: Đây không phải lần đầu tiên Microsoft đưa ra những cảnh báo như trên. Tính chính xác của khảo sát được Microsoft thực hiện vừa qua cũng cần phải xem xét lại, bởi lẽ hãng này cũng không công bố đã mua 10 máy tính để khảo sát tại cửa hàng nào. Ở Việt Nam, các cửa hàng máy tính có cả những cửa hàng uy tín và những cửa hàng nhỏ lẻ. Nếu mua máy tính ở những cửa hàng nhỏ lẻ nhiều khi chất lượng không được đảm bảo, có thể sẽ có sự can thiệp của kỹ thuật viên như cài thêm phần mềm, tiện ích. Còn nếu mua tại các hệ thống cửa hàng uy tín, máy tính thường sẽ có nguyên trạng từ khi xuất xưởng, sẽ được rà soát theo quy trình của nhà sản xuất, nguy cơ có mã độc là rất thấp.
Vì sao có tình trạng máy tính tại Việt Nam bị nhiễm mã độc ở mức cao đến như vậy, thưa ông?
(Anh Tuấn - Tuyên Quang)
Ông Vũ Ngọc Sơn:Nhiều người sử dụng Việt Nam hiện vẫn chưa có thói quen sử dụng các phần mềm có bản quyền, cũng như chưa trang bị cho máy tính của mình một phần mềm diệt virus có bản quyền thường trực. Điều này là rất nguy hiểm! Virus có thể lây nhiễm qua bất cứ con đường nào khi chúng ta sử dụng máy tính như chúng ta dùng USB, mở file đính kèm từ email, truy cập các website… đều có nguy cơ bị nhiễm mã độc. Nếu không có phần mềm diệt virus thường trực, sẽ rất khó để chúng ta tự bảo vệ mình. Vì vậy, tỷ lệ lây nhiễm mã độc ở Việt Nam luôn ở mức cao.
Ông Vũ Ngọc Sơn - Phó Chủ tịch phụ trách mảng Chống mã độc của Bkav
Có ý kiến cho rằng việc nhiều người dùng Việt Nam tự ý cài đặt, sử dụng tràn lan các phần mềm lậu là một nguyên nhân đưa đến tỷ lệ lây nhiễm mã độc tại Việt Nam cao. Quan điểm của ông về vấn đề này? Có cách nào để hạn chế không, thưa ông?
(Quyết Thắng - Hòa Bình)
Ông Vũ Ngọc Sơn: Việc tải các phần mềm từ Internet luôn tiềm ẩn nguy cơ nhiễm mã độc rất cao. Hacker thường chọn những phần mềm phổ biến, nhiều người tải để gắn mã độc và tung lên mạng. Nếu người sử dụng vô tình tải về máy sẽ bị nhiễm mã độc.
Để phòng chống việc bị nhiễm mã độc khi tải các phần mềm từ mạng Internet, người sử dụng cần lưu ý một số điều sau: thứ nhất, chỉ tải phần mềm thực sự cần thiết; thứ hai, chỉ tải phần mềm từ các website có uy tín; thứ ba, kiểm tra tính toàn vẹn của phần mềm trước khi cài, ví dụ như chữ ký số của phần mềm.Muốn hạn chế phần mềm lậu, bên cạnh việc nâng cao ý thức người dùng, thì cần giảm giá và có nhiều ưu đãi với sản phẩm. Với đặc thù thị trường Việt Nam hiện nay, theo ông nên có những bước đi cụ thể thế nào? Nên có sự vào cuộc hỗ trợ của cơ quan nhà nước?
(Huy Tuấn - Hà Giang)
Ông Vũ Ngọc Sơn:Người sử dụng không nên dùng các phần mềm lậu không bản quyền vì nguy cơ bị nhiễm mã độc sẽ cao. Bên cạnh đó, phần mềm lậu sẽ không được cập nhật các bản vá thường xuyên nên sẽ dễ bị hacker lợi dụng để tấn công người dùng. Trên thực tế, với cùng một loại phần mềm (như phần mềm soạn thảo văn bản), thường chúng ta sẽ có 2 lựa chọn: một là phần mềm miễn phí nguồn mở và hai là phần mềm có bản quyền. Chúng ta hoàn toàn có thể lựa chọn các phần mềm miễn phí, nguồn mở vì những phần mềm này vẫn có những tính năng cơ bản và an toàn cho người dùng, thay vì bạn chọn một phần mềm có phí phải bẻ khóa mà không an toàn. Tất nhiên nếu có điều kiện, tốt nhất bạn nên sử dụng phần mềm có bản quyền, được cập nhật thường xuyên có dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật đi kèm.
Theo nhiều báo cáo, Việt Nam nhiễm mã độc nhiều nhất thế giới một phần đến từ nhận thức của cả lãnh đạo, cấp dưới trong việc thực thi các chính sách bảo mật. Theo ông, làm thế nào để các tổ chức nâng cao nhận thức của mình về bảo mật?
(Minh Hà - Hưng Yên)
Ông Trần Minh Quảng: Theo tôi, để nâng cao được nhận thức của các cán bộ, nhân viên trong các cơ quan, tổ chức, chúng ta cần kết hợp nhiều phương pháp khác nhau như thường xuyên truyền thông, tổ chức các khoá đào tạo, hoặc đưa ra các chính sách, chế tài phù hợp, đồng thời có cơ chế để giám sát, phát hiện và xử lý ngay khi xuất hiện các nguy cơ mất an toàn thông tin.
Các doanh nghiệp rất quan trọng hiện nay có xu hướng đặt dữ liệu ở nước ngoài. Dưới góc nhìn của chuyên gia bảo mật, ông thấy điều này như thế nào. Liệu có thể trông chờ các hãng bảo mật nước ngoài bảo vệ dữ liệu của mình hay không? Liệu doanh nghiệp bảo mật trong nước có thể đảm đương được điều đó hay không?
(Lương Minh - Lào Cai)
Ông Trần Minh Quảng:Theo tôi các doanh nghiệp có thể chủ động trong việc bảo vệ dữ liệu của mình, không phụ thuộc vào nơi đặt các hệ thống lưu trữ. Chẳng hạn, các hãng công nghệ lớn trên thế giới như Facebook, Google… đều có máy chủ lưu trữ các dữ liệu về người dùng đặt tại rất nhiều nơi trên thế giới mà vẫn có thể đảm bảo được tính bảo mật cho dữ liệu của mình. Các mô hình quản lý, bảo vệ dữ liệu từ xa cũng là một giải pháp mà các doanh nghiệp Việt Nam có thể tham khảo. Tuy nhiên, việc đặt máy chủ lưu trữ tại Việt Nam sẽ giúp các doanh nghiệp có nhiều thuận lợi hơn trong việc xử lý, khắc phục các sự cố (nếu có), cũng như có thể nhận được sự hỗ trợ kịp thời hơn từ các đối tác trong nước.
" alt="Tọa đàm trực tuyến “Làm sao đưa Việt Nam khỏi Top 20 thế giới về lây nhiễm mã độc?”" />
- Nhận định, soi kèo Pyramids vs Ghazl El Mahalla, 21h00 ngày 15/1: Bắt nạt ‘lính mới’
- iPhone mới bán ế, hàng nghìn công nhân bị sa thải
- Trực tiếp Việt Nam
- Các cách bảo vệ an toàn bảo mật cho thiết bị di động
- Nhận định, soi kèo Uthai Thani vs Bangkok United, 18h00 ngày 16/1: Tin vào Bangkok United
- Cấm khiêu dâm, Tumblr chặn nhầm cả thịt gà, bàn chải
- Cảnh báo: 37.000 người dùng đang sử dụng tiện ích chặn quảng cáo Adblock Plus giả mạo