Nhận định, soi kèo Hapoel Beer Sheva vs Maccabi Tel Aviv, 00h30 ngày 1/4: Gánh nặng cửa trên
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Estoril vs Porto, 0h00 ngày 31/3: Nhọc nhằn vượt ải -
- Mỗi năm, cứ đến thời điểm mặt đất biến thành một cái chảo lửa, thì học sinh cả nước lại tất bật bước ra từ các lò luyện để phấp phỏng bước vào một cái lò thiêu còn khủng khiếp hơn- lò thi. Mỗi lần phải gia nhập vào cỗ máy thi cử khủng khiếp, đóng vai một giám thị, giám sát hay giám khảo, là tôi lại băn khoăn tự hỏi: từ khi nào mà thi cử trở thành một cái lò bát quái kinh hoàng như vậy?
Hình ảnh thường thấy trong tháng 6 hàng năm. Ảnh: Thanh Hùng Đã có bao nhiêu tuổi thanh xuân, bao nhiêu ước mơ bị nhấn chìm và tiêu hủy trong cái lò thiêu đó?
Đã có bao nhiêu giọt nước mắt thậm chí bao nhiêu sinh mạng rớt xuống một cách oan uổng?
Đã có bao nhiêu cuộc đời rẽ sang một bước ngoặt khác sau khi bước ra từ các kì thi?
Chừng nào thì cỗ máy phi lí tiêu tốn không biết bao nhiêu tiền của và sức lực đó ngừng quay?
Thi cử đã trở nên một con ngoáo ộp kinh hoàng đến nỗi, trong các buổi hội thảo, bao giờ tôi cũng nhận được câu hỏi của phụ huynh: nếu học văn theo cách đó thì liệu có qua nổi các kì thi hay không.
Trong những lần tập huấn và làm việc cùng các giáo viên phổ thông, bao giờ tôi cũng nhận được những ánh mắt e dè: "Nhưng mà chúng nó còn phải thi cô ạ!".
Ách thi cử không những đè nặng lên vai học sinh, mà còn trở thành nỗi ám ảnh của cả phụ huynh và giáo viên, khiến cho phụ huynh không dám để con mình được học theo cách mà nó muốn và khiến cho giáo viên cũng không dám dạy theo cách mà mình tin là đúng và tốt cho học sinh.
Nhưng nghịch lý là, khi người ta nhận ra sự phi lý đó của thi cử và xóa bỏ các kì thi, thì tình trạng cũng không khá khẩm gì.
Cả xã hội lại lao vào một cỗ máy xem ra còn khủng khiếp hơn.
Người ta ra sức tạo ra nhiều cuộc thi hơn nữa để sản xuất ra thật nhiều giải thưởng. Điểm số các môn học được đội lên cao vút. Rút cục là, gánh nặng trút lên học sinh cũng chẳng hề thuyên giảm. Nỗi âu lo căng thẳng của phụ huynh cũng chẳng được vơi đi. Và việc giành được tấm vé vào trường nọ trường kia lại càng trở thành một cuộc chiến đấu cam go và không công bằng hơn nữa.
Vậy thì lỗi đâu phải ở các kì thi.
Thi, về bản chất là một thử thách để đo lường ý chí, năng lực của con người, để con người có thể tự định vị mình trong xã hội, giúp con người hiểu rõ mình là ai, có thiên hướng và sở trường sở đoản như thế nào. Hiểu theo nghĩa đó thì thi đơn giản là một sự đánh dấu.
Nhưng cái gì đã biến thi cử trở thành một con ngoáo ộp đáng sợ như vậy?
Các lò luyện thi không ngừng dọa người ta về sự khủng khiếp của thi cử, tuyên truyền về vinh quang của những kẻ chiến thắng, tiết lộ những mánh lới để đạt điểm cao.
Nhiều trường quảng bá cho thương hiệu của mình bằng cách trưng ra các loại giấy khen, giải thưởng.
Truyền thông xã hội đổ dồn con mắt vào thi cử để thổi nó lên thành những tin sốt dẻo.
Các nhà làm chính sách giáo dục dựa vào đổi mới thi cử để tạo nên dấu ấn.
Không ít các tác giả viết sách nhờ nắm bắt được những xu thế mới của các kì thi mà kiếm được rất nhiều tiền.
Các nhà quản lí giáo dục dùng thi cử để đánh giá, kiểm soát, bắt các giáo viên và các trường học phải đi theo một cái khuôn đúc sẵn, vì ở trong cái khuôn đó thì dễ quản lí hơn nhiều.
Các trường học càng lấy điểm đầu vào cao thì càng sang chảnh, càng hấp dẫn học sinh và phụ huynh. Các thầy cô càng luyện trúng tủ, càng có nhiều học sinh đỗ đạt thì càng tiếng nổi như cồn.
Nhiều cửa hàng phô tô sống được là nhờ in phao và tài liệu chỉ chuyên phục vụ cho các kì thi.
Ngoài ra còn có thể kể đến những cò mồi chạy điểm, chuyên kiếm chác một cách bất chính từ các kì thi. Và không ít bố mẹ đã dùng các kì thi và các giải thưởng để bày tỏ niềm tự hào của mình về con cái.
Tất cả những yếu tố đó đang góp phần thổi thi cử lên thành một con ngoáo ộp khổng lồ, hung dữ, khiến cho ai ai cũng phải khiếp sợ.
Và khi con ngoáo ộp thi cử ngày càng trở nên khổng lồ hơn, thì bọn trẻ con biến thành những nạn nhân yếu đuối run rẩy, phụ huynh sẵn sàng dâng hiến thời gian và của cải để vỗ béo chúng, giáo viên sẵn sàng hi sinh lý tưởng nghề nghiệp của mình để chiều lòng chúng. Và tất cả chúng ta sẽ trở thành nạn nhân.
Kì thực, thi cử đơn giản thôi.
Nhìn từ môn Ngữ văn chẳng hạn, toàn bộ chương trình thi vào lớp 10 chỉ xoay quanh độ ba chục tác phẩm văn học trong chương trình lớp 9, quanh đi quẩn lại chỉ có vài kiểu bài tìm biện pháp tu từ, phân tích ngữ pháp câu, đọc hiểu một đoạn văn bản ngăn ngắn, nghị luận về vài hiện tượng xã hội, viết đoạn văn qui nạp, diễn dịch hay tổng phân hợp…
Toàn bộ chương trình thi Đại học cũng không vượt qua vài chục tác phẩm lớp 11 và lớp 12, rồi lại là nghị luận xã hội, đọc hiểu văn bản… Lượng kiến thức đó thực ra quá nhỏ so với năng lực tiếp thu và ghi nhớ của một đứa trẻ bình thường. Những kĩ năng mà kì thi đòi hỏi cũng chỉ là một phần nhỏ xíu trong những kĩ năng mà môn học cần tạo dựng cho học sinh.
Một đứa trẻ có thể say sưa chơi Đế chế, thạo cách tải game, biết tán tỉnh bạn gái, về mặt logic, không thể không đủ trí tuệ để chiếm lĩnh những kiến thức, kĩ năng vô cùng đơn giản đó.
Vậy tại sao lại cần phải đem các kì thi ra để dọa nạt lẫn nhau và chặt đứt hết mọi niềm vui được học của trẻ con, cũng như thủ tiêu hết sức sáng tạo, niềm vui được dạy của giáo viên?
Tôi từng là "gà chọi" trong rất nhiều các cuộc thi, nhưng may mắn lớn nhất là từ nhỏ đến lớn, chưa bao giờ cảm thấy sợ hãi con quái vật thi cử.
Là vì trước mỗi kì thi, tôi thường không học chi hết, chỉ xem phim, đọc truyện tranh và làm những việc mình thích. Là vì buổi sáng trước khi đi thi, bố mẹ tôi không có đối đãi hay chăm sóc đặc biệt chi hết, vẫn cứ phải dậy sớm ăn một bát tô cơm nếp đậu xanh hoặc ruốc, rồi tự đạp con xe cà tàng đến trường. Dù có được điểm cao hay điểm thấp, cũng chả được khen thưởng hay trách phạt gì. Không có chuyện ép con học thêm.
Là vì tôi ít có thói quen so sánh điểm chác với người khác và cũng chẳng có tham vọng đỗ cao đỗ thấp.
Là vì tôi không có thói quen thức khuya dậy sớm dốc hết sức mình cho các kì thi. Tôi không có cảm giác hồi hộp căng thẳng khi bước vào phòng thi mà luôn coi đó như một trò chơi.
Và điều kì diệu là, điểm của tôi lại thường cao, nhiều lúc cao đến mức hơi đáng xấu hổ.
Cái bọn học cực giỏi mà tôi biết, chúng nó cũng chẳng chăm chỉ luyện lò gì đâu. Bọn cực giỏi ấy, chúng nó cũng chỉ học vì chúng thích học và coi thi cử chẳng ra gì. Chúng nó thích thì chúng nó thi thôi.
Không tin, các phụ huynh và các con cứ đi hỏi những bọn cực giỏi mà xem.
Còn cái bọn đã từng cống hiến tuổi thanh xuân của mình cho thi cử, thì khi sang tới cái dốc bên kia của cuộc đời, thường thở dài cho đó là một hành động ngu muội nhất trong cuộc đời.
Trong số những vĩ nhân mà chúng ta ai cũng biết, những người từng có cống hiến vô cùng lớn lao cho nhân loại, Einstein và Edison, mẹ Tereza và Obama, Steve Jobs và Hemingway..., liệu có ai từng là những học trò giỏi thi hay không?
Thế nên, đừng để bị con ngoáo ộp thi cử đó hù dọa, hãy tỉnh táo bước ra khỏi guồng quay khủng khiếp đó và để đứa trẻ được học theo cách tự nhiên nhất của loài người: tự khám phá thế giới tri thức để thỏa mãn trí tò mò và cảm nhận niềm vui của sự phát hiện, tìm tòi, thử nghiệm và nếm trải những thất bại và bất lực của sai lầm, để dũng cảm đi tiếp con đường mà mình thực sự yêu thích.
Chỉ khi nào đứa trẻ cảm thấy vui với việc được học, không bởi bất cứ một áp lực hay tính toán nào, thì nó mới thực sự cảm nhận được điều kì diệu mà tri thức mang lại cho con người, cũng như thực sự hiểu được rằng mình là ai, mình cần đi con đường nào để có được hạnh phúc.
Thực ra, sống chính là quá trình tìm ra câu trả lời cho câu hỏi đó, rằng mình rút cục là ai và cái gì mới khiến cho mình thực sự hạnh phúc.
Học, không gì khác hơn, cũng là một trải nghiệm thú vị trong hành trình sống đó mà thôi.
- TS Nguyễn Ngọc Minh(Trường ĐH Sư phạm Hà Nội)
-
MC Thảo Vân luôn muốn giữ điều tốt lành với những người đã đi qua cuộc đờiPhải biết chấp nhận, dù muốn hay không, mọi thứ cũng đã qua
- Dạo này khán giả ít thấy MC Thảo Vân dẫn các chương trình truyền hình, nguyên do là chị bận công việc ở trường Đại học hay muốn nhường sân chơi cho người trẻ?
Hiện tôi chỉ dẫn Chuyện đêm muộnvà Hãy lắng nghe cơ thể của bạn. Thực ra ngoài chuyện bận công việc đã đành, tôi nghĩ rằng chương trình truyền hình và bất kể chương trình nghệ thuật nào, MC trẻ là điều cần thiết. "Tre già măng mọc”, “thầy già con hát trẻ” - các cụ xưa vẫn nói mà, mình “lui dần” là đúng. Đến tầm tuổi này mà vẫn đang dẫn chương trình là cũng hiếm so với các bạn đồng niên rồi. Vậy nên cái gì hợp tôi dẫn còn không thì thôi.
- Chị là một trong số ít những người nổi tiếng giữ được mối quan hệ tốt đẹp với chồng cũ, vợ của chồng cũ và cả ông bà nội của con trai. Cách duy trì những mối quan hệ này như thế nào?
Thực ra để giữ được mối quan hệ với những người đã qua trong cuộc đời, đòi hỏi phải biết chấp nhận mọi thứ là như thế, biết buông bỏ và cố gắng rất nhiều.
Cách duy trì những mối quan hệ này chính là tinh thần xây dựng từ mỗi người và sẽ rất đơn giản nếu mình luôn luôn cố gắng. Tất nhiên có lúc thế này lúc kia, khi khó khăn hay không được như ý nhưng với quan điểm ngay từ đầu tôi đều vượt qua được. Như tôi đã nói: Phải biết chấp nhận, dù muốn hay không, mọi thứ cũng qua. Tuyệt đối không nên giữ cảm xúc tiêu cực vì làm mệt mình, mệt người.
Thay vì làm phiền, gây khó nhau, đôi bên cùng khổ thì tại sao không buông bỏ, chấp nhận một thực tế là chúng ta đã từng là của nhau. Bây giờ dù không còn điều đó nữa nhưng hãy tôn trọng và đối xử với nhau tốt nhất có thể.
Tất nhiên không phải lúc nào cũng dễ dàng làm được nhưng khi vượt qua rồi, sẽ thấy việc này không có gì là ghê gớm. Hãy xem đây là một mối quan hệ bình thường trong cuộc sống, huống hồ đấy lại là người đã từng quen, từng thương, từng yêu. Chẳng có lý do gì để phá vỡ đi cả. Vậy nên, lúc nào tôi cũng ở trên tinh thần cố gắng và xây dựng những điều tốt đẹp.
Với ông bà nội Tít, tôi luôn ghé thăm và chia sẻ. Giờ con đã lớn nên thay mình đến thăm ông bà, có mặt trong những ngày quan trọng, kỷ niệm của gia đình bên nội. Với bố Lý (NSND Công Lý - PV), con thường xuyên đến chăm sóc, quan tâm và động viên.
Không cố giữ con ở bên mình
Con trai thay mặt mẹ thăm ông bà nội. - Với chị, con trai Gia Bảo (Tít) là món quà quý nhất, lại là con một. Nhiều bà mẹ không muốn con trai ở xa mình (chẳng hạn cho đi du học) vì không được gần gũi, vừa lo con phải tự chăm sóc mình. Chị thì sao?
Không người mẹ nào muốn xa con, ai cũng muốn con ở tầm mắt mình có thể thấy được. Đó là tình cảm rất tự nhiên. Nếu trong tương lai, con đi du học, tôi nghĩ cũng là chuyện bình thường. Mình cần học cách chấp nhận thực tế cuộc sống đang diễn ra, mọi thứ cứ trôi đi và đang thay đổi từng ngày. Con cũng lớn rồi, không thể ở trong vòng tay mẹ mãi. Nhưng ở xa không có nghĩa là không thể yêu, không thể quan tâm. Mỗi người sẽ biết cách quan tâm và yêu thương con mình thế nào cho phù hợp.
Có những đứa con không muốn xa cha mẹ nhưng cũng có bạn trẻ chỉ sống độc lập mới phát triển được nhiều thứ đúng với sở trường.
Vậy nên thay vì cố giữ con ở bên mình, hãy để con được bay đến những vùng trời mới. Hãy nhớ chúng ta khi còn trẻ, có bao giờ đánh đổi công việc, cuộc sống hiện tại và nhiều thứ nữa để về ở với bố mẹ không? Chắc là không nhỉ?
- Điều gì ở con trai khiến chị an tâm và chưa an tâm?
Vì là con một nên Tít được chiều, không chăm chỉ lắm. Điều này khiến tôi hơi lo. Tuy nhiên, dù bạn ý có lười thật thì tôi chưa bao giờ phải chăm lo việc ăn uống, nghỉ ngơi bởi Tít tự làm những việc liên quan đến cá nhân. Vậy nên khi con ra ở riêng, sướng khổ thế nào tự chịu.
Điều tôi an tâm là Tít tuy nhìn có vẻ lớt phớt nhưng bạn ý lại rất biết nghĩ, thậm chí già dặn hơn rất nhiều so với độ tuổi. Con có ý thức, biết quan sát, đối nhân xử thế, phân biệt tốt xấu rõ ràng, có tấm lòng thiện lương và quan tâm đến mọi người. Sau này nếu sống một mình, con sẽ biết tự lập, sống sao cho phù hợp.
- Chị là một trong những MC khá phóng khoáng khi thường xuyên chia sẻ hình ảnh của con, đoạn tin nhắn giữa hai mẹ con lên mạng xã hội. Có bao giờ Tít bày tỏ sự e ngại về điều này?
Khi Tít còn nhỏ, có lần tỏ vẻ không vui khi tôi đưa hình ảnh con lên mạng. Từ đó, tôi rút kinh nghiệm ngay. Sau này, chỉ khi con đồng ý tôi mới chia sẻ hình ảnh liên quan đến Tít lên mạng xã hội.
Con trai MC Thảo Vân và NSND Công Lý. Mong chờ một người đàn ông tử tế và có trách nhiệm
- Chị từng chia sẻ: “Chuyện gì đến thì cứ bình thản đón nhận. Là mẹ đơn thân không phải là điều quá kinh khủng”. Không ít khán giả nữ nhìn chị như tấm gương để mạnh mẽ và kiên định hơn vào cuộc sống. Chị có thể chia sẻ thêm về những câu chuyện họ đã bày tỏ với mình?
Tôi từng nhận nhiều tin nhắn của khán giả ở các độ tuổi khác nhau chia sẻ về hoàn cảnh của họ, xin tư vấn trong mối quan hệ với gia đình hay chồng cũ…
Tôi lắng nghe câu chuyện, đặt bản thân vào hoàn cảnh của họ để đồng cảm và tìm ra lời giải đáp. Thực ra, rất khó để áp dụng câu chuyện của mình đối với người khác, bởi mỗi người là một hoàn cảnh, một số phận, một cá tính, quan điểm khác nhau.
Tôi chỉ đưa ra lời khuyên từ góc độ khách quan, phù hợp với hoàn cảnh đó cũng như tình hình chung. Còn quyền lựa chọn hay quyết định thế nào là ở cá nhân họ chứ mình không quyết định thay bất cứ ai.
Làm mẹ đơn thân là điều không phải ghê gớm, không ai mong muốn điều này nhưng nếu rơi vào hoàn cảnh đó hãy chấp nhận và bình thản vượt qua.
MC Thảo Vân và Trà My, Thanh Thanh Hiền - Chị có mối quan hệ thân thiết với nghệ sĩ Trà My, Thanh Thanh Hiền, cả hai đều đang 'lẻ bóng'. Có phải những người phụ nữ cô đơn tìm đến nhau để niềm vui nhân lên, nỗi buồn giảm nửa... Chị nói gì về hai người bạn thân?
Tôi chơi thân với hai chị Trà My và Thanh Thanh Hiền không phải vì đang cô đơn mà chúng tôi tìm thấy ở nhau sự đồng điệu trong tâm hồn, tình cảm.
Hai chị luôn vun vén, yêu thương bản thân và gia đình. Nếu các bạn nhìn cách chị My chăm lo cho gia đình, con trai hay thấy chị Thanh Thanh Hiền dạy dỗ, chia sẻ về hai cô con gái sẽ hiểu vì sao tôi yêu quý họ đến vậy.
Bởi ngoài những lúc là nghệ sĩ, họ thực sự là những người phụ nữ nhân hậu, tử tế, đàng hoàng để mình có thể chia sẻ. Chúng tôi tìm được tiếng nói chung và đồng quan điểm về cuộc sống, nuôi dạy con cái.
-Tít là cậu bé thông minh và sâu sắc khi mong muốn mẹ có thể tìm được hạnh phúc mới. Mẫu người đàn ông như thế nào sẽ khiến chị rung động lần nữa?
Tít đúng là một cậu bé rất chững chạc, luôn mong mẹ có hạnh phúc mới. Còn tôi không yêu cầu cao siêu gì. Điều đầu tiên phải là một người tử tế, biết lo lắng, quan tâm và có trách nhiệm.
Clip MC Thảo Vân trong 'Gặp nhau cuối năm' 2023:
Minh Huệ
MC Thảo Vân nghẹn ngào trong lễ trưởng thành của con traiMC Thảo Vân xúc động, nghẹn ngào khi chứng kiến lễ trưởng thành của con trai cô và NSND Công Lý.">
-
"> Quảng Ngãi sáng tạo trong thực hiện số hóa di tích lịch sử, văn hóaTuổi trẻ Bình Sơn thực hiện số hóa tại Bảo tàng Chiến thắng Vạn Tường. Ảnh: Hồng Sen.