- Jose Mourinho và Pep Guardiola đang mang tâm trạng khác nhau ở Manchester. Cũng dễ hiểu,ácbiệttừđốinhânxửthếthe thao 24g khi họ khác biệt hoàn toàn về đối nhân xử thế. Mourinho, Guardiola hay bất kỳ các HLV nào đều có cái tôi không hề nhỏ. Nhưng thể hiện cái tôi thế nào mới là quan trọng. Vậy, đâu là sự khác biệt giữa họ? Cái tôi của Mourinho Khi nhắc về Mourinho, mọi người đều liên tưởng đến những thành công trong sự nghiệp của ông. Bên cạnh đó là “hội chứng mùa giải thứ 3”. Ở bất kỳ đâu, nếu làm việc đến mùa giải thứ 3 thì đó đều là khoảng thời gian mà Mourinho đón nhận thất bại nặng nề. Đó là những nhiệm kỳ của ông ở Chelsea, hay với Real Madrid.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến thất bại là rắc rối mà Mou tạo ra với đội bóng. Chính xác hơn là mâu thuẫn với các cầu thủ. Mâu thuẫn này đến từ việc Mou thuyền xuyên chỉ trích các cầu thủ sau những thất bại của đội nhà. Nhận trách nhiệm về mình là điều xa xỉ với nhà cầm quân người Bồ Đào Nha. Không thể mãi đổ lỗi học trò, ông sẽ nghĩ ra lý do khác. Đó có thể là trọng tài (rất nhiều lần), một yếu tố khách quan nào đó, thậm chí là cậu bé nhặt bóng trên sân, hoặc người tiền nhiệm của mình (mới đây, ông đổ lỗi MU đá kém là vì… Louis van Gaal). Với Mourinho, quan niệm đầu tiên là ông luôn đúng. Các cầu thủ có thể chấp nhận sự áp đặt này trong một thời gian nhất định, nhưng khi mọi thứ quá lố thì sẽ có phản ứng mạnh mẽ. Không phải ngẫu nhiên mà Mou bị đẩy khỏi Chelsea (2 lần) và Real Madrid cùng với cái gọi là “con cừu đen” (hoặc thế lực đen, ám chỉ các cầu thủ phản lại ông). Nói cách khác, cái tôi của Mou không phục phụ cho tập thể, mà chỉ để tô vẽ cho mình. Đội nhà thắng, “người đặc biệt” vỗ ngực nhận công lao. Khi thất bại, luôn có lý do để đổ lỗi. Cái tôi của Pep Những vấn đề của Mourinho luôn ảnh hưởng đến tập thể. Điều này thể hiện qua việc luôn có một nhóm cầu thủ tẩy chay ông.
Pep cũng thường xuyên bộc lộ cái tôi, và cũng có nhiều mâu thuẫn trong thời gian làm việc. Nhưng hoàn toàn khác với Mourinho. Chưa bao giờ Pep chỉ trích học trò. Ông có thể thừa nhận các cầu thủ đá dưới sức, nhưng luôn nhận trách nhiệm thuộc về bản thân sau mỗi trận đấu không như ý muốn. Trước đây, khi dẫn Barca, Pep mâu thuẫn với Yaya Toure. Hiện tại, ở Man City, ông và Yaya cũng không có chút thiện cảm nào với nhau. Cũng trong thời gian dẫn Barca, Pep nảy sinh mâu thuẫn với Ibrahimovic. Tất cả chỉ biết qua việc chính tiền đạo người Thụy Điển tiết lộ, từ các cuộc phỏng vấn cho đến tự truyện. “Mày là một tên thái giám. Mày chỉ là đống phân nếu so với Mourinho”, Ibra từng nói thế với Pep trên sân tập của Barca, giữa sự chứng kiến của nhiều người. Anh kể lại trong cuốn tự truyện một cách hả hê và có phần miệt thị Pep. Trước khi buông ra những lời tục tĩu, Ibra tung chân đá văng giỏ đồ đã sử dụng và chuẩn bị mang giặt. Pep im lặng tuyệt đối, và ông nhặt từng chiếc áo, từng cái quần bỏ vào giỏ.
Ibra chờ đợi Pep phải xin lỗi anh. Đó là một suy nghĩ đầu đường xó chợ, khi chính anh sai lầm. Không xin lỗi mà còn mang thái độ trịch thượng, Pep gạt Ibra khỏi kế hoạch là hoàn toàn chính xác, để kiểm soát kỷ luật của đội bóng. Pep phục vụ cho Barca, chứ ông không phục vụ cho cá nhân Ibra và người đại diện của anh là Mino Raiola. Ronaldinho có vị thế hơn hẳn Ibra trong lịch sử Barca, nhưng anh luôn tôn trọng mọi quyết định của Pep, kể cả là việc bị đẩy sang Milan. Lionel Messi - cầu thủ giàu thành tích nhất lịch sử Barca - cũng luôn im lặng và tuân thủ kỷ luật tập thể của Pep. Ibra chưa là gì mà đã hỗn với HLV, thì ra đi là đúng. Pep chưa bao giờ nói xấu Ibra, cũng không một lời nào phê bình Yaya. Mà Yaya là ai? Một người chỉ vì chiếc bánh sinh nhật kèm lời chúc mà làm nũng với Man City, thì có xứng đáng để bênh vực? Chưa kể, Yaya luôn nhờ đại diện của mình nói xấu Pep trên mọi khía cạnh. Cách giải quyết mâu thuẫn của Pep được tập thể tôn trọng, và đó là lý do ông luôn gặt hái thành công ở những nơi mình đi qua. Với Pep, sự thù ghét cá nhân không bao giờ làm ảnh hưởng đến tinh thần tập thể, thứ mà Mourinho kém xa ông. Đại Phong |