Làm mọi việc bằng chân
Dù đã 20 năm trôi qua, mỗi khi có người nhắc đến tuổi thơ của cậu con trai Hồ Hữu Hạnh, bà Bùi Thị Hợp (45 tuổi, ngụ huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai) vẫn rưng rưng nước mắt. Bà cho biết, chỉ biết con trai khiếm khuyết đôi tay khi tình cờ thấy áo con lòi ra ngoài chiếc khăn quấn.
Bởi, trước đó, khi phát hiện Hạnh không có đôi tay, gia đình vì sợ bà đau đớn đã giấu giếm sự thật, không cho bà biết. Mọi người quấn cậu bé đáng thương trong chiếc khăn lớn.
“Lần đầu thấy con không có đôi tay, tôi đau đớn đến ngất lịm. Sau này, mỗi lần cho con bú, nhìn vào hai vai con, tôi lại khóc nức nở, đau đớn vô cùng”, bà Hợp chia sẻ.
Cùng tâm trạng, ông Hồ Hữu Canh cũng khóc cạn nước mắt khi nhìn thấy con như con sâu được quấn trong chiếc khăn rộng thùng thình. Đôi vợ chồng trẻ luôn đau thắt lòng mỗi khi nghĩ đến tương lai cậu con trai chịu thiệt thòi từ lúc lọt lòng.
Thế nhưng, ngay giai đoạn tập bò, Hạnh đã chứng minh mình có một nghị lực phi thường. Như một con sâu, cậu bé luôn cố vươn người về phía trước. Lớn hơn một chút, Hạnh bắt đầu tự ý thức được việc mình thiếu đôi tay để rồi tự luyện tập để làm mọi việc bằng đôi chân trần.
![]() |
Không có đôi tay nhưng Hạnh vẫn có thể làm mọi việc như người bình thường. (Ảnh: Nhân vật cung cấp). |
Nhớ lại những tháng ngày bắt đầu luyện tập, biến 2 bàn chân thành đôi tay, Hồ Hữu Hạnh kể: “Lúc nhỏ, em chỉ tập làm những điều em muốn như: rửa chén, bơi lội, vệ sinh cá nhân… Rồi từ từ em làm được mọi việc bằng đôi chân của mình”.
“Em có tuổi thơ dữ dội lắm. Không có đôi tay, em vẫn tập xe đạp, trèo cây, leo mái nhà, trượt ván gỗ, bắn bi, búng thun… Để làm được như thế, em chịu nhiều đau đớn lắm. Những ngày đầu, rửa chén thì chén vỡ, miểng sành đâm rách chân, cắm điện thì bị giật, nấu ăn, đun nước thì bị phỏng, dao cắt… Người và chân em sẹo không à”, Hạnh kể thêm.
Nhận thấy cha mẹ trồng rau quanh năm vất vả, Hạnh cũng tìm cách đỡ đần. Hiện, em có thể cuốc đất bằng cằm, vác rau, nhổ cỏ bằng chân… phụ giúp cha mẹ. Song, điều khiến Hạnh cũng như cha mẹ em hạnh phúc, tự hào hơn cả là em đã vượt qua một chặng đường dài đầy trắc trở để trở thành sinh viên đại học.
“Chim cánh cụt” vào đại học
![]() |
Nay, cậu bé "chim cánh cụt" đã vào đại học, hòa nhập các sinh viên ngành Công nghệ thông tin trường đại học Lạc Hồng. (Ảnh: Nhân vật cung cấp). |
Hạnh kể, con đường học tập của em là cả một hành trình chất chứa nhiều nỗi niềm. Ở đó có niềm vui, nước mắt và cả những nỗi đau thầm kín. Con khuyết tật, vợ chồng ông Canh nghĩ con chẳng thể đến trường.
Nhưng khi thấy bạn bè đi học mẫu giáo, Hạnh cũng rạo rực muốn được đến lớp. Hạnh không dám nói với ba mẹ, lặng lẽ theo chân người bạn đối diện nhà đến trường.
Đến nơi, cậu bé có biệt danh “chim cánh cụt” đứng bên ngoài nhìn vào lớp học. Hạnh thấy các bạn học vui lắm, được ăn đồ ăn ngon, có đồ chơi đẹp. Hạnh ao ước được vào lớp chơi cùng bạn bè.
Em kể: “Em đứng ngoài lớp 3 - 4 ngày thì được cô giáo mầm non chú ý. Sau đó, cô ra gặp em và hỏi em có muốn vào học không. Em gật gật đầu rồi cô dẫn em vào lớp”.
“Lúc đó, em chưa có đồng phục, đồ dùng học tập. Cô đến tận nhà em khuyên ba mẹ em cho em đi học. Nếu được, cô sẽ mua cặp, sách cho em. Thế là ba mẹ em đồng ý”, Hạnh kể thêm.
![]() |
Hạnh chụp ảnh cùng Phó Hiệu trưởng trường đại học Lạc Hồng. (Ảnh: Nhân vật cung cấp). |
Đi học, Hạnh phải tự luyện tập thêm một kỹ năng mới khó hơn bất kỳ kỹ năng nào trước đó là viết bằng chân. Em kể: “Không như các bạn khác có người cầm tay dạy viết, em đâu có ai cầm chân cho đâu. Em tự tập. Luyện đến sưng cả bàn chân, các ngón chân sưng phồng, tê cứng”.
Nhưng chưa bao giờ Hạnh nghĩ đến việc từ bỏ. Cuối cùng, những ai tưởng em đến trường chỉ để cho vui đều ngạc nhiên. Cuối năm học, “chim cánh cụt” được nhà trường tặng giấy khen “bé giỏi bé ngoan”.
Với kết quả ấy, tưởng chừng con đường học tập của Hạnh sẽ rộng mở. Nào ngờ, vào lớp 1, Hạnh không được trường nhận vào học. Nhà trường tư vấn gia đình Hạnh đưa em vào trường khuyết tật để học tập.
Hạnh không chịu. “Em nằng nặc bảo ba mẹ đi xin học. Cuối cùng, nhà trường nhận em vào học thử, xem có học được không rồi tính tiếp. Hoàn thành năm lớp 1, em được giấy khen học sinh giỏi”, Hạnh kể.
Tuy nhiên, đến lớp 7, sóng gió một lần nữa ập đến với em. Những lời châm chọc, mỉa mai của bạn bè khiến sự tự ti, mặc cảm bấy lâu em đè nén trỗi dậy. Không thể vượt qua, Hạnh bỏ học.
Song, cuối cùng em cũng nhận biết, sự tự ti, mặc cảm ấy không giúp em thành công hay phát triển bản thân. “Em thấy rằng, để vượt qua nghịch cảnh, em phải nỗ lực, phải làm điều người ta không làm được. Em không muốn là gánh nặng cho gia đình, xã hội. Để làm điều ấy em phải đi học”.
Cuối cùng, những nỗ lực ấy đã dẫn đường cho “chim cánh cụt” vào đại học. “Đi học, em nhận thấy rằng, tương lai sẽ rộng mở hơn nếu em tiếp tục bước qua những rào cản, những khó khăn trong cuộc sống. Có như vậy, em mới giúp ích cho xã hội, có thêm động lực vượt qua giới hạn để phát triển bản thân”.
Tháng trước, Hạnh tự bắt xe lên TP Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai), nộp hồ sơ và trúng tuyển ngành Công nghệ thông tin của trường đại học Lạc Hồng. Hạnh kể: “Công nghệ thông tin là ngành em vô tình gặp sau khi quay phóng sự vào hè năm lớp 1”.
“Lúc đó, đài truyền hình hỏi em biết đánh máy không. Em trả lời là có. Đến năm lớp 3 em bắt đầu thích máy tính và có ước mơ trở thành kỹ sư công nghệ thông tin”, em kể thêm. Những năm đầu trên ghế giảng đường, Hạnh nói em rất tự tin và sẽ cố gắng hiện thực hóa ước mơ trở thành kỹ sư công nghệ thông tin.
Sinh viện có ý chí, nghị lực đáng trân trọng Ông Nguyễn Hữu Quỳnh, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Lạc Hồng nhận xét: “Hạnh không có tay nên chúng tôi gọi em là “chim cánh cụt” nhưng ý chí, nghị lực của em rất đáng trân trọng. Trong thời gian vừa qua, em cũng đã tham gia vào các hoạt động công nghệ thông tin và rất đam mê trong lĩnh vực này. Dù mới nhập học, nhưng em đã hòa nhịp cùng các bạn sinh viên khác. Từ khi còn là học sinh, Hạnh đã được thầy Hiệu trưởng nhà trường chu cấp chi phí ăn uống hàng tháng cho em. Bây giờ, thầy vẫn tiếp tục công việc này. Nhà trường cũng đã miễn toàn bộ học phí cho Hạnh”. |
Những ngày làm phụ hồ, anh Nguyên luôn đau đáu về một tương lai tốt hơn. Từ nghề nấu ăn, anh từng bước học tập, rèn luyện, trở thành giảng viên trường đại học lớn ở Hà Nội.
" alt=""/>Nghị lực của chàng trai không tay vừa vào đại học ở Đồng NaiẢnh minh họa.
Lời nói tuy vô hình nhưng nó là loại vũ khí lợi hại nhất trên thế giới. Nó có thể khiến một người đang đau buồn trở nên mạnh mẽ, có nghị lực sống, nhưng nó cũng có thể khiến một người bị tổn thương sâu sắc, thậm chí làm ra hành động tiêu cực.
Đặc biệt là giữa vợ chồng, ngoài việc đồng hành, chia sẻ cùng nhau thì vợ chồng cũng cần phải chú ý tới lời nói của mình, bởi những lời đã nói ra như nước đã đổ đi, không bao giờ lấy lại được và để lại vết sẹo trong lòng đối phương. Vì vậy, là một người phụ nữ thông minh, dù trong hoàn cảnh nào thì bạn tuyệt đối đừng nói ra 5 câu này với chồng, kẻo nó sẽ trở thành thuốc độc giết chết hôn nhân đấy.
1. Anh nhìn chồng người khác đi, anh ta ân cần, chu đáo thế cơ mà!
Khi bạn nói câu đó tức là bạn đang so sánh chồng mình với chồng người khác. Đây được coi là sai lầm lớn nhất của phụ nữ trong hôn nhân, bạn ghét bị so sánh thì chồng bạn cũng thế thôi, có ai thích bị lôi khuyết điểm của mình ra rồi bị so sánh với người khác bao giờ chứ.
Làm người ai chẳng có ưu khuyết điểm, có ai hoàn hảo đâu. Việc so sánh chỉ khiến đàn ông bị tổn thương, tự ti về bản thân, thậm chí nổi điên lên dẫn đến việc vợ chồng cãi vã. Lâu dần, mối quan hệ giữa hai vợ chồng sẽ dần xấu đi.
2. Anh có còn là đàn ông không vậy?
Câu nói này đánh trúng vào sự tự phụ của đàn ông, chẳng khác gì bạn đang vả một cái thật mạnh vào mặt chồng vậy. Bạn đã chọn anh ấy làm chồng thì bạn nên học cách bênh vực, thừa nhận anh ấy chứ không phải chạy theo mắng mỏ anh ấy. Câu nói này chẳng những không giúp người đàn ông của bạn giỏi giang hơn mà sẽ khiến anh ấy ngày càng kém cỏi mà thôi.
3. Việc của tôi không cần anh lo!
Không ít chị em nói ra lời này khi kích động nhất thời, khi giận hờn chồng vì anh đã làm việc phật ý mình. Nhưng người nói vô tình, người nghe hữu ý.
Đã là vợ chồng thì việc của chồng cũng là việc của vợ và ngược lại, việc của vợ cũng là việc của chồng. Nếu người vợ thường xuyên thốt ra câu này thì chắc chắn người chồng sẽ cảm thấy rất chán nản. Lâu dần, anh ấy cũng không thèm quan tâm tới việc của bạn nữa. Đây có phải là kết quả mà bạn muốn không?
4. Lấy anh là sai lầm nhất đời tôi!
Khi không hài lòng với chồng, không ít bà vợ nghĩ rằng mình đã chọn nhầm chồng mà thốt ra câu nói đó. Tuy nhiên, nó lại như một con dao găm đâm vào trái tim người đàn ông.
Chỉ một câu nói nhưng nó đã phủ nhận hoàn toàn những điều tốt đẹp trong mối quan hệ mà hai người đã dày công vun đắp trong suốt thời gian qua. Vì vậy, khi cãi nhau, thay vì nói câu này, người phụ nữ nên bình tâm lại, suy nghĩ về những giá trị tốt đẹp của chồng trước, nghĩ về những kỷ niệm ngọt ngào của mình và chồng.
5. Chúng ta ly hôn đi!
Cứ hễ cãi nhau là bạn lại đòi chia tay thì chắc chắn sẽ khiến đàn ông cảm thấy rất mệt mỏi, bất lực, cho rằng vợ không có trách nhiệm với gia đình, không trân trọng cuộc hôn nhân này. Sau nhiều lần nghe vợ nói câu đó, người đàn ông có thể sẽ thực sự nghĩ đến chuyện đó, trực tiếp đặt vấn đề với bạn.
Trong hôn nhân, vợ chồng khó tránh khỏi những lúc xô bát xô đũa. Vợ chồng nên học cách quản lý cảm xúc của mình, đừng vội nói ra những điều khiến cả hai đau buồn, dẫn đến hôn nhân tan vỡ nhé.
Theo Dân trí
" alt=""/>5 câu nói làm tổn thương đàn ông sâu sắcĐó là chia sẻ của độc giả Van Quyen Lesau thông tin Thủ tướng đồng tình với đề xuất của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về phương án nghỉ Tết chín ngày, gồm năm ngày nghỉ chính thức và bốn ngày nghỉ cuối tuần của hai tuần liên tiếp. Đây là lần đầu tiên người dân được nghỉ sớm sau gần 10 năm nghỉ cận Tết 1-2 ngày.
Nhiều người cho rằng nghỉ Tết sớm giúp người dân dễ bố trí lịch về quê, mua sắm, giảm tải cho giao thông trong những ngày cuối cùng của năm. Độc giả Le van Trongnhận định: "Nghỉ Tết ngắn ngày rất khổ cho người lao động xa quê. Máy bay, tàu, xe đều quá tải do không phục vụ kịp lượng người từ di chuyển thành phố về quê ăn Tết. Theo tôi, Tết là để thảnh thơi nhưng nhìn cái lịch nghỉ mấy năm qua, tôi không thấy thảnh thơi chút nào do cận Tết mới được nghỉ".
>> 'Đã đến lúc người Việt được thong thả nghỉ Tết chín ngày'
Ủng hộ nghỉ Tết sớm, độc giả Hùng Huêmong muốn lịch nghỉ như năm nay sẽ được cố định hằng năm: "Tôi thấy nên cố định lịch nghỉ Tết cho người lao động. Ví dụ, nghỉ Tết Nguyên đán 12-14 ngày là hợp lý và nghỉ sớm từ 26 tháng Chạp. Như vậy, lịch nghỉ sẽ mang tính nhân văn và phù hợp với văn hóa (người ở xa nghĩ về cái Tết quê hương nhiều hơn). Điều đó sẽ giúp người lao động chủ động hơn trong việc đi lại, nhất là khi giờ giá vé máy bay đắt đỏ, đâu phải người lao động nào cũng dám bỏ tiền ra để chi cho việc đi lại trong khi nghỉ ngắn ngày".
Đồng quan điểm, bạn đọc Ldovan.bnnhấn mạnh: "Theo tôi, nên cố định luôn lịch nghỉ Tết hàng năm. Theo đó, có thể lấy mốc 1/1 (Âm lịch) để nghỉ trước Tết ngày và sau Tết ba ngày nữa. Như vậy, đảm bảo người dân được nghỉ tổng được chín ngày, đỡ phải năm nào cũng bàn bạc, tranh cãi. Thực tế, trước Tết còn có không khí chuẩn bị (nên được nghỉ sớm), chứ sau ngày 1/1 thì đa phần cảm thấy như ngày thường".
" alt=""/>'Nghỉ Tết chín ngày vẫn còn ít'