Thời sự

Nhận định, soi kèo Ulsan HD FC vs Shandong Taishan, 17h00 ngày 19/2: Tiếp tục chìm sâu

字号+ 作者:NEWS 来源:Thể thao 2025-02-23 08:43:58 我要评论(0)

Hồng Quân - 18/02/2025 16:01 Nhận định bóng đ tin thê thaotin thê thao、、

ậnđịnhsoikèoUlsanHDFCvsShandongTaishanhngàyTiếptụcchìmsâtin thê thao   Hồng Quân - 18/02/2025 16:01  Nhận định bóng đá giải khác

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
giang ho nghia hiep anh 1

Từ cuối năm 2019, nhiều kênh YouTube tại Việt Nam thu hút sự chú ý của người xem bằng các nội dung có tính chất bạo lực. Đáng ngạc nhiên là thay vì ngăn chặn, YouTubecòn đẩy chúng vào top thịnh hành. Điều này giúp những video đó tiếp cận được nhiều người xem hơn.

Thực tế, các nội dung này học theo một nhân vật hư cấu có tên Vương Hải Long được cộng đồng mạng Trung Quốc tạo ra từ năm 2018.

Bắt chước "giang hồ nghĩa hiệp" của Trung Quốc

Nhân vật Hải Long thu hút sự chú ý bởi thường xuyên ra tay giúp đỡ người khác, di chuyển bằng siêu xe và có nhiều đàn em thân cận.

Cái tên Vương Hải Long nằm trong hệ thống sáng tạo nội dung Chazeigao. Kênh giải trí này lấy ý tưởng từ logo đinh ba của Maserati, hãng xe mà nhân vật Vương Hải Long dùng để di chuyển trong các video.

Tại Trung Quốc, Vương Hải Long nổi lên như một hiện tượng bởi các video cổ súy dùng bạo lực làm việc nghĩa hiệp bất chấp luật pháp. Vì vậy, nhiều kênh YouTube tại Việt Nam đã dịch lại những video của nhân vật này.

giang ho nghia hiep anh 2

Nhân vật "anh hùng nghĩa hiệp" của Trung Quốc với siêu xe và cách giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực được nhiều YouTuber Việt học theo.

Nội dung các video của Vương Hải Long xoay quanh 2 cốt truyện chính là "chủ tịch" bị khinh thường và xử lý mâu thuẫn, bênh vực kẻ yếu bằng vũ lực.

“Về sau, nhu cầu nội dung quá lớn khiến nhiều người làm YouTube tại Việt Nam thực hiện các video tương tự, tạo ra trào lưu ‘chủ tịch giả nghèo thử lòng và cái kết’”, Hữu Nhật, người làm nội dung YouTube có nhiều năm kinh nghiệm cho biết.

Năm 2019, cộng đồng YouTube tập trung khai thác nội dung về "chủ tịch giả nghèo". Hàng loạt cái tên như SVM ****, Wass**… liên tục đứng đầu tab thịnh hành YouTube. Các video này thu hút lượng người xem lên đến vài triệu lượt mỗi video.

Tuy vậy, trào lưu này được đánh giá là sáo rỗng, lặp đi lặp lại. Chỉ sau một thời gian ngắn, nội dung "chủ tịch" không còn nhận được sự quan tâm của người xem.

Sau khi trào lưu "khinh thường chủ tịch và cái kết" bị đào thải, một số kênh YouTube bắt đầu khai thác yếu tố hành hiệp trượng nghĩa của nhân vật “anh Hải”.

Đánh lừa người xem bằng drama và bạo lực

Ngày 6/3, kênh YouTube T. Cá Chép đăng video có tiêu đề “D. Ka phang nhau với lái xe khách định bỏ trốn". Chỉ sau một giờ, video trên thu hút gần 200.000 người xem.

Nội dung video ghi lại cảnh nhân vật chính là D. Ka trên đường gặp cảnh tai nạn giao thông, tài xế gây tai nạn có ý định bỏ mặc nạn nhân. Nhóm người gồm D.Ka và đàn em đã dùng gậy gộc, vũ lực để “hành hiệp trượng nghĩa”.

giang ho nghia hiep anh 3

Những cảnh bạo lực xuất hiện dày đặc trong video của kênh D. Ka.

"Kênh này lấy ý tưởng từ nhân vật giang hồ có tên 'anh Hải', người từng một thời gây sốt trên các nền tảng video Trung Quốc", anh Nhật cho biết.

Kênh YouTube này không hề thông báo đây là những cảnh dàn dựng khiến nhiều người xem tin vào câu chuyện được đăng tải.

Tuy vậy, đây là video được quay bởi ekip chuyên nghiệp. Các nhân vật đều mang theo micro không dây để thu được âm thanh tốt. Bên cạnh đó, đoạn video mắc một số lỗi cơ bản cho thấy đây là cảnh quay dàn dựng.

“Video này là dàn dựng bởi sau khi va chạm, phần sơn chỗ tiếp xúc không hề bị trầy xước. Điều này chứng tỏ 2 xe không va chạm nặng đến mức vào viện", Tuấn Kiệt, một đạo diễn phim truyền hình tại TP.HCM nhận định.

Nguy cơ lệch lạc nhận thức của người xem về cuộc sống thật

Tuy chỉ là dàn dựng nhưng các cảnh đánh nhau trong video đầy tính bạo lực. Các nhân vật sử dụng vũ khí, gậy gộc để giải quyết vấn đề. Bên cạnh đó, xuyên suốt video là các câu chửi, hăm dọa lớn tiếng của nhân vật.

Đây không phải video đầu tiên của kênh YouTube T. Cá Chép có nội dung sử dụng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn. Nhờ những nội dung tương tự, kênh này đã đạt được hơn một triệu lượt đăng ký chỉ trong 7 tháng làm YouTube.

giang ho nghia hiep anh 4

Những video này thu hút sự quan tâm lớn từ người dùng. Đa số người xem đều cho rằng đây là thật.

Nguyên gốc nhân vật “anh Hải” của Trung Quốc thường di chuyển bằng siêu xe cùng đàn em đến giải quyết mâu thuẫn với cách nói chuyện, đôi lúc là chửi thề. Một số cảnh quay có sử dụng vũ khí như súng, gậy gộc...

Trong các video từ Trung Quốc, chủ kênh luôn thông báo rõ mọi nội dung chỉ là dàn dựng.

Nhưng phiên bản T. Cá Chép do các YouTuber Việt Nam xây dựng không hề có thông tin trên, lập lờ giữa diễn xuất và thực tế. Thêm nữa, yếu tố bạo lực được thể hiện nhiều hơn với mục đích câu kéo người xem.

Đáng chú ý là việc sử dụng bạo lực núp bóng nghĩa hiệp lại nhận được sự ủng hộ từ đông đảo người xem. Điều này khiến giới chuyên môn lo ngại sẽ tạo ra cách hành xử lệch lạc trong đời sống thật.

"Đầu tiên, việc quay những video như vậy gây ảnh hưởng đến trật tự công cộng, cản trở giao thông. Thứ hai, nếu người xem tin rằng những video này là thật sẽ tạo xu hướng giải quyết các vấn đề trong cuộc sống bằng bạo lực, bất chấp luật pháp", đạo diễn Tuấn Kiệt nói thêm.

Tuy vậy, hiện kênh YouTube này vẫn đang nhận được tiền quảng cáo, nhờ đó nuôi sống những kênh khác có nội dung tương tự bất chấp ảnh hưởng tiêu cực đến cộng đồng.

Theo zingnews

Sau Khá Bảnh, Phú Lê, thế hệ giang hồ mạng tràn ngập YouTube

Sau Khá Bảnh, Phú Lê, thế hệ giang hồ mạng tràn ngập YouTube

Dù kênh của D. Ka và T. Cá Chép vi phạm đầy đủ những quy định trong chính sách nhưng YouTube tại Việt Nam vẫn bật quảng cáo cho những nội dung này và chia lợi nhuận.

" alt="Trào lưu giang hồ mạng trên YouTube Việt Nam xuất phát từ đâu?" width="90" height="59"/>

Trào lưu giang hồ mạng trên YouTube Việt Nam xuất phát từ đâu?

Sản xuất thuốc từ dược liệu theo công nghệ cao là khâu quan trọng quyết định cho sự phát triển ngành dược liệu Việt Nam, là tiêu chí để phát triển loại hình doanh nghiệp sản xuất thuốc, cùng với nuôi trồng, và phân phối theo chuỗi.

Đây là chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong Hội nghị toàn quốc của Chính phủ về phát triển dược liệu Việt Nam, ngày 12/04/2017.

Tiềm năng phát triển to lớn

Hội nghị được truyền hình trực tuyến từ Lào Cai dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng sự tham dự của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, lãnh đạo một số bộ, ngành và đại diện lãnh đạo 63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Điều này cho thấy sự quan tâm có hệ thống từ trung ương tới địa phương đối với y học cổ truyền nói chung và phát triển dược liệu nói riêng.

{keywords}

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì thảo luận để có chính sách thu hút phát triển ngành dược liệu Việt Nam

Phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết Việt Nam sở hữu nhiều loài dược liệu quý, hiếm, đặc hữu như sâm Ngọc Linh, ba kích, châu thụ, ngân đằng… Quá trình điều tra về tri thức bản địa đã tổng hợp được danh mục các loài cây thuốc từ cộng đồng các dân tộc và thu thập, sưu tầm được gần 1.300 bài thuốc dân gian trên cả nước. Những tri thức bản địa này là cơ sở quan trọng nhằm hỗ trợ cho việc sàng lọc, nghiên cứu phát triển sản phẩm phục vụ công tác phòng và chữa bệnh của nhân dân.

Báo cáo của Bộ Y tế cũng chỉ ra rằng tính đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 5.117 loài thực vật và nấm, 408 loài động vật và 75 loại khoáng vật có công dụng làm thuốc. Trong số đó, có khoảng 70 loài có tiềm năng khai thác với tổng trữ lượng khoảng 18.000 tấn/năm như diếp cá (5.000 tấn), cẩu tích (1.500 tấn), lạc tiên (1.500 tấn), rau đắng đất (1.500 tấn)...

Đi cùng với đó, giá trị kinh tế đem lại từ việc nuôi trồng dược liệu cao hơn hẳn so với các loại cây lương thực khác (cao hơn gấp 5-10 lần trồng lúa). Thí dụ, trồng đương quy có thể cho thu nhập từ 90-100 triệu đồng/ha/năm; cây atiso thu nhập từ 60-80 triệu đồng/ha/năm, trong khi cây lúa chỉ từ 20 đến 40 triệu đồng/ha/năm.

Theo Thủ tướng, với trên 5.000 cây thuốc quý, đi liền với đó là 5.000 loại dược liệu và các sinh vật biển khác nhau, có thể làm sản phẩm từ những dược liệu này để có những bài thuốc chữa bệnh cho nhân dân. Đây là một thế mạnh của các địa phương trong cả nước, kể cả Hà Nội, Hưng Yên, TP.HCM, An Giang. Đặc biệt, đất nước ta có 3/4 là núi rừng, thì cây dược liệu còn có điều kiện phát triển ở mọi miền của Tổ quốc.

Việt Nam đang ở đâu trên bản đồ dược liệu thế giới?

Tiềm năng to lớn như vậy nhưng nghịch lý là ngay cả đối với ngành y học cổ truyền, trong 20 loại dược phẩm được sử dụng nhiều nhất hiện nay chỉ có số ít được trồng và chế biến trong nước. Điều này dẫn tới tình trạng thua ngay trên sân nhà của dược liệu Việt.

{keywords}

Hiện nay, số lượng loài cây dược liệu có khả năng khai thác tự nhiên còn rất ít, nhiều loài cây dược liệu quý hiếm trong nước đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt.

Tại Hội nghị, ông Phùng Minh Dũng- Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Dược Trung ương Mediplantex - một trong những đơn vị đi đầu trong ngành sản xuất dược liệu tại Việt Nam cũng chỉ ra những tồn tại của doanh nghiệp dược. Ông cho biết, trong 300 loại dược liệu mà mỗi năm công ty sử dụng để điều chế thuốc, có tới gần 250 loại dược liệu phải nhập khẩu từ nước ngoài.

Không chỉ khó khăn tại thị trường trong nước, ông Dũng cũng chia sẻ: “Chúng tôi cũng xuất khẩu Artemisinin, Artesunate, được sản xuất từ Thanh hao hoa vàng sang Ấn Độ, Hàn Quốc; tinh dầu quế, bạc hà, sả, cỏ ngọt sang Mỹ, Nhật, nhưng tính cạnh tranh rất yếu do giống dược liệu trong nước có hàm lượng hoạt chất tương đối thấp so với sản phẩm cùng loại của Trung Quốc, Indonesia.”

Với hơn 50 năm kinh nghiệm, đại diện của Công ty Cổ phần Dược Trung ương Mediplantex, nhận định Việt Nam đang không tận dụng được nguồn dược liệu quý tại chính đất nước mình. Đơn cử như hoạt chất taxon từ cây thông đỏ đã được Pháp và Mỹ đã chiết xuất để sản xuất thuốc ung thư và đưa ra thị trường từ năm 1994, đem lại doanh thu hàng chục tỷ USD mỗi năm. Trong khi đó, cây thông đỏ tại Lâm Đồng (Đà Lạt) là loại cây đặc biệt quý hiếm với hàm lượng hoạt chất chữa ung thư cao bậc nhất thế giới hiện vẫn chưa thể đưa vào sản xuất.

Sản xuất công nghiệp phải đóng vai trò then chốt

Kết luận tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định quan điểm cần phải tổ chức lại ngành dược liệu trong tất cả các khâu trong đó đặc biệt chú ý tới khâu sản xuất, chế biến, sử dụng, kết hợp y dược cổ truyền với y dược hiện đại. Thủ tướng nhấn mạnh rằng phát triển ngành dược liệu trong nước phải được coi là chiến lược của ngành y tế.

Để thực hiện mục tiêu đó, trong thời gian tới chính phủ, các ban ngành và địa phương sẽ tập trung đầu tư phát triển cây dược liệu gắn với nguồn hỗ trợ từ chương trình phát triển nông nghiệp công nghệ cao, tập trung đầu tư công nghệ cho các doanh nghiệp có nguồn liên kết với nông dân trồng dược liệu từ các thế mạnh của từng tỉnh.

{keywords}

Thủ tướng tham quan gian trưng bày dược liệu của Công ty CP Dược Trung ương Mediplantex

Về vấn đề này, đại diện phía doanh nghiệp đang áp dụng dây chuyền sản xuất dược liệu đạt chuẩn quốc tế GMP - WHO, ông Phùng Minh Dũng đã đề xuất Chính phủ cần có những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh để thúc đẩy tiêu thụ dược liệu trong nước, như miễn giảm thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp dành cho những sản phẩm sản xuất 100% từ dược liệu trong nước.

Thùy Linh

" alt="Bàn cách phát triển dược liệu Việt Nam quy mô toàn quốc" width="90" height="59"/>

Bàn cách phát triển dược liệu Việt Nam quy mô toàn quốc