Nhận định, soi kèo Ayutthaya vs Prachuap, 17h ngày 25/1
本文地址:http://account.tour-time.com/news/368e398959.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Soi kèo góc Aston Villa vs Liverpool, 2h30 ngày 20/2
Nữ diễn viên khẳng định từ ngày cô và Kiều Minh Tuấn công bố chia tay đến nay đã hơn 2 năm, cô chỉ 1 lần nhờ nam diễn viên đi công chứng giấy ủy quyền để bán nhà, chứ không liên quan gì đến mượn tiền.
Diễn viên Cát Phượng (Ảnh: Facebook nhân vật).
"Nếu người viết bài này lấy thông tin từ chính Kiều Minh Tuấn hoặc chị em của Kiều Minh Tuấn là sau khi công bố chia tay tôi gọi Kiều Minh Tuấn mượn tiền thì cho tôi xin bằng chứng", Cát Phượng bức xúc.
Chia sẻ với phóng viên Dân trí, Cát Phượng cho biết thông tin này được đăng tải trên các fanpage, chính vì vậy cô khó có thể tìm ra người tung tin đồn để giải quyết vấn đề.
Diễn viên phim Hạnh phúc của mẹcho biết thêm vì những tin đồn thất thiệt này mà cô đã nhận về nhiều lời chửi bới từ công chúng. Cô mong khán giả "đừng bới móc chuyện cũ" bởi hiện tại cả cô và Kiều Minh Tuấn đều đang có cuộc sống vui vẻ, yên ổn.
Cát Phượng và Kiều Minh Tuấn ngày còn yêu nhau (Ảnh: Facebook nhân vật).
Cát Phượng và Kiều Minh Tuấn từng là cặp đôi "ngôn tình" của showbiz Việt khi vượt qua nhiều trắc trở để đến với nhau dù chênh lệch đến 18 tuổi.
Hai người hẹn hò từ năm 2009 đến năm 2017 mới công bố. Mối tình của cặp đôi "lệch tuổi" này từng vấp phải không ít nghi ngờ nhưng sau đó lại rất được khán giả ngưỡng mộ. Kiều Minh Tuấn từng tuyên bố sẽ sống bên Cát Phượng đến khi bạn gái qua đời, lo hậu sự xong xuôi, anh mới yên tâm cưới vợ khác.
Trong suốt thời gian bên nhau, Kiều Minh Tuấn hết lòng chăm sóc cho Cát Phượng cũng như bé Bom - con trai riêng của cô. Thậm chí, bé Bom còn coi Kiều Minh Tuấn như người nhà.
Năm 2022, Cát Phượng bất ngờ tuyên bố cô và Kiều Minh Tuấn đã chia tay (hồi tháng 2/2021) sau 12 năm bên nhau khiến nhiều người tiếc nuối. Nữ diễn viên cho biết Kiều Minh Tuấn là người đề nghị chia tay với lý do cả hai không hợp.
Từ đó đến nay, Cát Phượng lo việc kinh doanh, thường xuyên xuất hiện tại các sự kiện và được đánh giá ngày càng trẻ trung, xinh đẹp hơn. Trong khi đó, Kiều Minh Tuấn cũng được nhiều người yêu mến khi tham gia chương trình 2 ngày 1 đêm.
(Theo Dân Trí)
">Cát Phượng nói gì vụ 'vay Kiều Minh Tuấn trăm triệu đồng' dù đã chia tay?
Daniel là người tị nạn gốc Iran sống tại Mỹ. Cậu hoàn toàn cô độc, bị bạn bè trêu chọc, bắt nạt, với họ “dân Iran đều là những người dối trá”.
Mỗi đêm, cậu đều cố thức đến khi mắt nhức đỏ để có thể ngủ qua giờ chuông báo thức buổi sáng hôm sau. Cậu làm vậy chỉ để không phải lên chuyến xe buýt đến trường đầy trò bạo lực của đám học trò. Cậu không có đồ ăn nên vào giờ ăn trưa bèn lẩn vào thư viện, đi bộ la cà một mình sau khi tan học. Daniel chỉ có duy nhất một người bạn học khác lớp.
Thi thoảng, bố cậu gọi điện thoại cho cậu từ Iran. Bằng tiếng Farsi, ông kể những truyền thuyết của người Ba Tư, về dòng dõi hoàng tộc của gia đình và gọi cậu là Khosrou theo tên một vị vua vĩ đại.
Chị gái cậu làm mọi cách để giống một người Mỹ bình thường, nói tiếng Anh như mọi người, học Toán thật giỏi và mơ ước vào Harvard.
Mẹ cậu, một bác sĩ giờ chỉ được làm lao công trong bệnh viện, một phụ nữ đạo Hồi đã cải đạo thành một tín đồ Cơ đốc. Mẹ đi bước nữa, như chị cậu nói, chỉ vì muốn cậu có một hình mẫu đàn ông. Dượng dạy cậu cách thực hiện các cú đá nhưng nói chuyện với mẹ cậu bằng nắm đấm.
Và rồi cô giáo Miller giao cho Daniel bài tập đứng lên trước lớp kể về bản thân và gia đình. Daniel đong đếm từng mẩu vụn ký ức mà cậu giữ được khi là cậu bé Khosrou sống tại Isfaran (Iran) đến lúc trở thành dân tị nạn từ Du-bai qua Ý rồi đặt chân đến Oklahoma (Mỹ).
Những ký ức của Daniel được kể ngẫu nhiên lộn xộn không theo thời gian, giống như cách nàng Scheherazade kể chuyện Ngàn lẻ một đêm vừa đẹp đẽ vừa bi thương.
Dũng cảm đối diện và đối thoại với cậu bé Khosrou, Daniel lần tìm về với những giá trị cốt lõi của mỗi cá nhân, làm hòa với chính mình.
Truyện buồn chẳng có thật đâu (thật đấy)là một tác phẩm văn học về bi kịch của con người giữa xã hội hiện đại, kiên cường tìm về và khẳng định giá trị cơ bản của gia đình, quê hương, văn hóa, ngôn ngữ. Bên cạnh đó, cuốn sách mở ra cánh cửa bước vào thế giới văn hóa Ba Tư, đạo Hồi, vùng Trung Đông bí ẩn và giàu màu sắc.
Được nói ra, được lắng nghe là phép chữa lành cho mỗi người và cho các mối quan hệ. Daniel khẳng định: “Nếu bạn lắng nghe, tôi sẽ kể cho bạn một câu chuyện. Chúng ta sẽ biết nhau, hiểu nhau và rồi không còn là kẻ thù nữa”. Đọc Truyện buồn chẳng có thật đâu (thật đấy), độc giả sẽ được làm bạn với những nền văn hóa khác, không kém phần thú vị.
Đọc cuốn tự truyện về cậu bé tị nạn để chữa lành các mối quan hệ
Phần phim điện ảnhBlue Beetle xoay quanh thế hệ thứ 3 của siêu anh hùng này - anh chàng vừa tốt nghiệp Jamie Reyes. Anh trở về nhà với tràn trề niềm tin và hy vọng về tương lai để rồi nhận ra quê nhà đã thay đổi so với trước đây. Khi tìm kiếm mục đích sống trên thế giới này, Jamie đối mặt với bước ngoặt cuộc đời khi anh nhận ra mình sở hữu một di sản cổ đại của công nghệ sinh học ngoài hành tinh: Scarab. Khi Scarab chọn Jamie làm vật chủ, anh được ban tặng một bộ áo giáp với siêu sức mạnh đáng kinh ngạc không ai có thể lường trước. Số phận của Jamie hoàn toàn thay đổi khi giờ đây, anh đã là siêu anh hùng Blue Beetle.
Đoạn teaser trailer của Blue Beetle mang đến cho khán giả cái nhìn tổng quan nhất về hành trình trở thành siêu anh hùng của Jamie Reyes. Sau khi anh chàng mở “chiếc hộp Pandora” đánh thức bọ Scarab, cuộc đời anh bước sang một ngã rẽ hoàn toàn mới. Giờ đây, anh không chỉ phải chiến đấu vì chính bản thân mình mà còn vì cả gia đình và quê hương mà anh yêu thương.
Blue Beetleđược mệnh danh là siêu anh hùng sở hữu bộ giáp tối tân nhất DC. Bộ giáp này sở hữu hàng loạt công nghệ hiện đại bậc nhất, trang bị những loại vũ khí hủy diệt hay hấp thu và giải phóng năng lượng, mô phỏng và tái tạo vật chất. Thông qua đoạn teaser trailer của phim, khán giả phần nào được chiêm ngưỡng sự kỳ công của các nhà thiết kế.
Theo xu hướng của các bộ phim thuộc vũ trụ mở rộng DC gần đây, Blue Beetlecũng mang phong cách tươi sáng hơn, phù hợp với thị hiếu của khán giả đại chúng. Tuy nhiên, những phân cảnh chiến đấu cực đã mắt, phân đoạn biến hình ấn tượng của Blue Beetlecùng nhịp độ gay cấn, hoành tráng xuyên suốt đoạn trailer khiến các fan hoàn toàn có thể tin tưởng đây sẽ là màn ra mắt đầy hứa hẹn cho gương mặt siêu anh hùng cực mới mẻ này.
Blue Beetledự kiến khởi chiếu ngày 18/8.
DC khuấy đảo màn ảnh với siêu anh hùng Blue Beetle có bộ giáp tối tân
Nhận định, soi kèo Dortmund vs Sporting Lisbon, 0h45 ngày 20/2: Tiếp đà hưng phấn
350 chỉ tiêu/ năm là mức dưới trung bình
Sáng ngày 22/4, tại cuộc họp báo giải đáp thông tin "lò sản xuất tiến sĩ" đang gây xôn xao dư luận, GS Võ Khánh Vinh, Giám đốc Học viện Khoa học Xã hội (thuộc Viện hàn lâm Khoa học Xã hội), cho biết hiện nay Học viện có 20 khoa, đào tạo tiến sĩ ở 36 ngành.
![]() |
Ông Võ Khánh Vinh |
Hàng năm, Học viện xây dựng và được Bộ GD-ĐT thông qua 350 chỉ tiêu đào tạo tiến sĩ, chia cho các ngành chỉ 10 chỉ tiêu tiến sĩ mỗi ngành. Một số ngành rất quan trọng cũng chỉ có số lượng chỉ tiêu ít ỏi.
Theo ông Vinh, số ứng viên ứng tuyển thường gấp đôi so với chỉ tiêu. Số lượng ứng viên dôi dư giúp Học viện có cơ sở để tuyển chọn được những người tốt nhất.
Về điều kiện giảng viên, ông Vinh cho biết hiện cơ sở có 412 giảng viên cơ hữu, trong đó có 19 giáo sư, 175 phó giáo sư, còn lại là tiến sĩ. Học viện cũng huy động giảng viên có trình độ tiến sĩ trở lên ở các trường trên cả nước tham gia giảng dạy, nâng tổng số người tham gia giảng dạy tại học viện lên khoảng 2.000.
"Chiếu theo quy định và so với khả năng hiện có, chúng tôi có thể đào tạo số lượng nghiên cứu sinh nhiều hơn. 350 chỉ tiêu cho học viện như vậy ở tầm dưới trung bình. Tuy nhiên, có năm chúng tôi không tuyển hết để đảm bảo chất lượng".
Theo ông Vinh, trong chiến lược phát triển học viện tới năm 2020 đã được phê duyệt, nếu số lượng ngành vẫn không thay đổi thì phấn đấu chỉ tiêu ở mức 450 – 500 mới đủ tầm ổn định để phát triển tiếp ở tầm cao hơn.
“Không có số lượng không phát triển về chất lượng. Có số lượng mới có thể sàng lọc. Có số lượng mới đủ kinh phí để trang trải, phát triển”.
Quy trình chặt chẽ, đề tài không xa vời
Cả lãnh đạo Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và Học viện khoa học xã hội đều đặc biệt nhấn mạnh về điều này.
Ông Vinh khẳng định quy trình đào tạo rất chặt chẽ đối với ứng viên từ khi tham gia ứng tuyển đến khi trúng tuyển. “Quy trình có 8 bước. Những nghiên cứu sinh không làm đúng quy trình, không đúng thời hạn sẽ bị gửi về cơ quan, và nếu học lại phải đúng 3 năm. Việc thực hiện quy trình này là thành công của Học viện”.
![]() |
Ông Nguyễn Văn Hiệp |
Theo thống kê của Học viện, khi mới hợp nhất học viện chỉ có 286 nghiên cứu sinh. Còn hiện nay, tổng số lượng đào tạo nghiên cứu sinh 3 năm là hơn 1.000. Trong đó, 70% bảo vệ đúng hạn, 10% bị trả về và không quay trở lại khoảng 10%, khoảng 20% bảo vệ quá hạn.
Trong 784 tiến sĩ đã bảo vệ 3 năm qua, số người làm công tác nghiên cứu trong Viện hàn lâm chiếm 10%. Giảng viên ở các trường đại học chiếm tỷ lệ lớn. Số tiến sĩ còn lại là cán bộ làm công tác hoạch định tư vấn chính sách cấp bộ, ngành, cán bộ khu vực 3 Tây (Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ) được gửi đi học.
Cũng theo ông Vinh, hiện nay tiến sĩ tập trung vào 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM, miền Trung và miền Tây rất ít tiến sĩ. “Chúng tôi rất mừng là hiện nay số ứng viên xét tuyển làm tiến sĩ ở miền Trung đã về học viện rất nhiều”.
Về đề tài luận án tiến sĩ, ông Vũ Dũng, Viện trưởng Viện Tâm lý học nhận xét rằng trong suy nghĩ của nhiều người luận án tiến sĩ phải to tát, hoành tráng.
“Hoàn toàn không phải vậy. Tôi được đào tạo nước ngoài về, đi 20 nước, đã tới hàng chục trường ĐH, ở các nước phát triển những vấn đề nghiên cứu hết sức cụ thể, hết sức thực tiễn, cụ thể. Ví dụ có những đề tài nghiên cứu về hành vi viết chữ trong nhà vệ sinh, nhổ nước bọt ngoài đường… Nếu ở VN sẽ nói rằng, đề tài đó có gì mà nghiên cứu, sẽ thành vớ vẩn, nhưng ở nước ngoài được đánh giá có tính thực tiễn, có giá trị văn hóa”.
Ông Dũng cho biết các đề tài nghiên cứu của Học viện nói chung xuất phát từ yêu cầu gắn thực tiễn… Viện Hàn lâm đào tạo gắn liền với nghiên cứu và nghiên cứu gắn liền với đào tạo.Viện Tâm lý học đi theo đường đó, nên đề tài rất gắn với thực tiễn, rất thiết thực, không có đề tài nào mông lung xa vời.
Ông Nguyễn Văn Hiệp, Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học cũng cho biết đề tài nghiên cứu tiến sĩ của Việt Nam là phù hợp với xu hướng thế giới. Ông Hiệp đưa ví dụ về những đề tài nghiên cứu hành vi ngôn ngữ. “Đây là một trụ cột của ngôn ngữ học. Ngôn ngữ nhiều hành vi lắm. tôi đã hướng dẫn thành công luận án về hành vi cầu khiến, hành vi bác bỏ… Người ta còn nghiên cứu về hành vi khen, hành vi từ chối… Có hàng trăm luận án như vậy và có thể kiểm chứng dễ dàng. Và ở Việt Nam, nghiên cứu hành vi ninh hay trì hoãn, từ chối… phù hợp với xu hướng chung của thế giới, không có gì là xa lạ cả”.
Việt Nam vẫn còn ít tiến sĩ
Trả lời câu hỏi với tốc độ đào tạo tiến sĩ như hiện tại, liệu Việt Nam có tiến tới phổ cập tiến sĩ, ông Vũ Dũng đưa ra một ví dụ là khi sang ĐH Tokyo (Nhật Bản) làm việc, ông thấy họ thiếu một giảng viên, nhưng đang có 20 tiến sĩ đăng ký ứng tuyển. "Ở Việt Nam có chuyện này không, hay khi một trường tuyển giảng viên chỉ có vài ba tiến sĩ đăng ký? Chỉ một chuyện như vậy để thấy chúng ta nhiều hay ít tiến sĩ so với thế giới".
![]() |
Ông Vũ Dũng |
Còn ông Vinh thì khẳng định luôn hiện nay Việt Nam vẫn còn ít tiến sĩ.
"Số lượng tiến sĩ trong các cơ sở giáo dục chiếm tỷ lệ thấp, và không phải ngẫu nhiên Bộ GD-ĐT và các trường đang tăng cường đào tạo TS ở cả trong và ngoài nước. Không thể nhìn số lượng 350 chỉ tiêu hàng năm rồi cho là lớn, mà phải thấy rằng so với số lượng hơn 90 triệu dân thì tỷ lệ tiến sĩ của chúng ta là quá thấp trong khu vực", ông nói.
Trước băn khoăn về đầu ra của các tiến sĩ đào tạo tại Học viện, ông Vinh cho rằng ở học viện gần như 100% cán bộ đi học đều đang giữ chức vụ trong nhà trường, cơ sở nghiên cứu, trong quản lý.
“Đầu ra của họ đã có. Nhưng cái hay là việc đi học nâng cao chất lượng, tầm nhìn cách tiếp cận của họ. Đang làm lãnh đạo, nghiên cứu hay giảng dạy đều tốt lên, giải quyết công việc thực tiễn tốt hơn.
“Một số cấn bộ địa phương đã lên được phó chủ tịch chia sẻ rằng từ khi đi học về tầm nhìn, cách lãnh đạo quản lý có khác. Những điều học được từ chương trình đào tạo tiến sĩ đã thấm vào khác với khi học khi chưa đi làm. Đó là độ thấm tự nhiên, có tác động thực tiễn”.
Ít bài báo quốc tế vì chưa thống kê đủ
Một nhóm nghiên cứu sinh truy xuất dữ liệu từ trang Web of Science, thì trong năm 2015 số lượng bài báo ISI trong lĩnh vực khoa học và xã hội và nhân văn do Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội VN công bố là 3 bài, chiếm 1,15% tổng số bài báo ISI trong cùng lĩnh vực của VN.
Trước băn khoăn về chất lượng nghiên cứu của Viện hàn lâm khoa học xã hội như vậy sẽ ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo tiến sĩ, GS.TS Trần Thị An cho biết đã có một thống kê có lẽ là chưa đầy đủ lắm. Theo đó, trong 5 năm, từ 2011 đến 2015, Học viện có khoảng 400 xuất bản phẩm quốc tế. Trong số đó, có một số được xếp vào ISI và một số ấn bản khác thì không.
Bà Trần Thị An, Trưởng ban quản lý khoa học. Ảnh: Lê Văn |
Giải thích thêm về điều này, ông Vũ Dũng cho biết Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước cũng thấy được khó khăn của ngành khoa học xã hội nhân văn trong việc công bố quốc tế. “Bởi vì với khoa học tự nhiên công bố quốc tế đơn giản, nhưng khoa học xã hội việc công bố cần cân nhắc có ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia hay không. Ví dụ như các ngành an ninh, quân sự, dân tộc học, tôn giáo, kể cả tâm lý học hay khảo cổ học, việc công bố quốc tế đều phải tính đến làm sao đảm bảo tính khoa học nhưng không ảnh hưởng lợi ích quốc gia.
Phải đăng bài báo như thế nào để hòa nhập với quốc tế nhưng không ảnh hưởng lợi ích chung. Đó cũng là nguyên nhân tại sao khoa học xã hội ít bài báo quốc tế hơn khoa học tự nhiên” – ông Dũng lý giải.
"Tôi làm chủ nhiệm 3-4 đề tài cấp nhà nước nghiên cứu về dân tộc ở Tây Nguyên, Tây Bắc, Tây Nam Bộ, có số liệu rất hay nhưng không đăng bài báo quốc tế nào, vì đăng thì không có lợi cho quốc gia", GS Vũ Dũng cho biết thêm.
Còn GS Võ Khánh Vinh khẳng định đây chỉ là một trong số chỉ tiêu để đánh giá chất lượng sản phẩm nghiên cứu. Dẫu vậy, D Học viện có ý tưởng tới đây tìm các nguồn lực lập quỹ hợp pháp đầu tư cho nghiên cứu sinh giỏi, có bài đăng ở tạp chí nước ngoài. Ông cho biết thêm, ở Việt Nam đăng bài báo thì có tiền nhuận bút, còn ở nước ngoài muốn đăng phải nộp tiền.
Theo quan niệm của ông Phạm Văn Đức, Phó chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam nếu đầu tư 100 triệu để đăng bài báo quốc tế thì nên dành cho những đề tài nghiên cứu có giá trị thực tiễn.
Học viện Khoa học Xã hội: Mục tiêu đào tạo 450
Đề kiểm tra Giáo dục công dân ra ẩu khiến phụ huynh bức xúc
Phi Thanh Vân hát 'Bang bang'
Phi Thanh Vân làm mẹ đơn thân trong căn hộ 10 tỷ đồng
TIN BÀI KHÁC:
Thiếu nữ hóa trang xin tiền chữa bệnh cho cha">Xúc động nữ y tá cho bệnh nhi bú sữa trong phòng mổ
友情链接