您现在的位置是:Công nghệ >>正文
Tranh luận về lối đi ưu tiên, giá 100.000 đồng/lượt tại sân bay Đà Nẵng
Công nghệ8819人已围观
简介Nên mở rộng các cổng làm thủ tụcLiên quan đến việc triển khai thu tiền dịch vụ sử dụng lối đi ưu tiê...
Nên mở rộng các cổng làm thủ tục
Liên quan đến việc triển khai thu tiền dịch vụ sử dụng lối đi ưu tiên tại điểm kiểm tra an ninh soi chiếu nhà ga T1,ậnvềlốiđiưutiêngiáđồnglượttạisânbayĐàNẵkêt qua bóng đá Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng, bạn đọc Dân trícho rằng đây là giải pháp tăng tiện ích, trong khi nhiều ý kiến lại lo ngại về những tác động tiêu cực đến hình ảnh dịch vụ hàng không.
Bạn đọc Duong Phamnêu ý kiến: "Không muốn bỏ tiền thì thôi, là dịch vụ mà".
Đồng quan điểm bạn đọc Hung Nguyen Ngọccho rằng: "Thấy bình thường mà".

Sân bay Đà Nẵng sẽ triển khai thu phí dịch vụ lối đi ưu tiên (Ảnh: Hoài Sơn).
Còn bạn đọc Minh Hai Nguyennêu quan điểm: "Cảng hàng không hiện nay đều không có nhiều cổng để phân chia từ xa cho các chuyến bay, dẫn tới cổng soi chiếu bị tắc vì quá tải. Tất cả mọi chuyến bay sớm hay muộn đều đổ dồn vào cổng soi chiếu, đáng lẽ cần học hỏi các nước phát triển về hàng không trong khu vực xem họ phân luồng từ xa như thế nào.
Trong khi không chịu cải tổ phân luồng cổng soi chiếu thì lại nghĩ ra lối ưu tiên và thu tiền 100.000 đồng/lượt. Thiết nghĩ xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu đi lại bằng máy bay đã phổ cập rồi thì việc đầu tư phát triển mở rộng đường vào sân bay, các cổng làm thủ tục nhiều hơn, cổng check-in nhiều hơn để người dân thuận tiện.
Chứ như hiện tại vào khu làm thủ tục check in có rất nhiều, nhưng quầy thì chỉ có mấy cái hoạt động. Vậy hỏi chất lượng dịch vụ đã nâng cấp chưa?".
Bạn đọc Duy Trácgóp ý: "Dịch vụ cảng hàng không nên tạo điều kiện thoải mái cho khách. Nếu cần thu thì tính luôn trong giá vé. Không nên thu như chợ cóc: Qua cửa thu phí, vệ sinh cũng thu phí…".
Hãng bay đã thu nhưng không chia sẻ chi phí?
Trong buổi họp báo công bố thông tin về kết quả hoạt động trong năm 2024 vừa qua, ông Phan Kiều Hưng, Giám đốc Cảng Hàng không quốc tế Đà Nẵng, cho hay, thu phí lối đi riêng tại khu kiểm tra soi chiếu là dịch vụ phi hàng không, không nằm trong hệ thống dịch vụ hàng không do nhà nước ban hành.
"Theo nghị định về quản lý cảng hàng không, dịch vụ này do doanh nghiệp cảng thực hiện, không làm ảnh hưởng đến các dây chuyền phục vụ khác", ông Hưng nói.
Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng đã khảo sát khách hàng, nhận thấy nhiều người có nhu cầu đi lối riêng để nhanh hoàn thành thủ tục lên máy bay, đỡ phải chờ đợi và tạo sự thoải mái trước chuyến đi.
"Dịch vụ này không bắt buộc", ông Hưng khẳng định và cho biết những hành khách không muốn sử dụng vẫn có thể xếp hàng qua cửa soi chiếu như trước đây.

Cảng Hàng không quốc tế Đà Nẵng (Ảnh: Hoài Sơn).
Trong văn bản trả lời báo chí liên quan đến vấn đề này, Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng khẳng định, việc triển khai thu tiền dịch vụ sử dụng lối đi ưu tiên tại điểm kiểm tra an ninh soi chiếu là phù hợp với các quy định của pháp luật.
Loại hình dịch vụ có thu phí để hỗ trợ hành khách rút ngắn thời gian xếp hàng chờ làm thủ tục (Fast-track), không làm ảnh hưởng đến khả năng cung ứng và chất lượng dịch vụ vận chuyển hàng không, không làm thay đổi quy trình kiểm soát an ninh.
Theo Cảng Hàng không quốc tế Đà Nẵng, thực tế lâu nay đơn vị đã tạo điều kiện cho các hãng hàng không. Cụ thể, không thu tiền của hãng, không cam kết phục vụ lối đi riêng cho khách C, khách thẻ của hãng.
Đơn vị này cho rằng, các hãng hàng không và các đại lý bán vé vẫn bán dịch vụ và thu phí của hành khách dịch vụ Fast track (100.000-900.000 đồng/hành khách), đã có hiện tượng quá tải lối ưu tiên.
Để đáp ứng nhu cầu dịch vụ, trong nhiều năm qua, Cảng Hàng không quốc tế Đà Nẵng đã đầu tư các trang thiết bị hiện đại, cơ sở hạ tầng, bố trí nguồn lực để đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế quy định tại lối đi ưu tiên này.
"Khách có nhu cầu, sẵn sàng sử dụng dịch vụ. Hãng đã thu và không chia sẻ chi phí với cảng nhưng vẫn sử dụng hạ tầng, dịch vụ của cảng để thu tiền của khách", văn bản trả lời báo chí của Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng, nêu rõ.
Theo số liệu của Cảng Hàng không quốc tế Đà Nẵng, số hành khách sử dụng lối đi ưu tiên ngày càng tăng cao, có giai đoạn cao điểm lên đến gần 300 khách/ngày.
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Samsunspor vs Caykur Rizespor, 23h00 ngày 22/2: Khó có bất ngờ
Công nghệChiểu Sương - 22/02/2025 02:34 Thổ Nhĩ Kỳ ...
阅读更多Chuyện chưa kể về người bán chuối lấy bằng cử nhân Luật
Công nghệBà Hoa học Cử nhân Luật để đòi công bằng cho đứa em trai
Học luật vì cái chết tức tưởi của đứa em trai
Bà Phan Thị Kim Hoa, SN 1960 (ngụ ấp Thạnh Lạc Đông, Thạnh Nhựt, Gò Công Tây, Tiền Giang) hàng ngày chạy xe ra chợ Vĩnh Bình (thị trấn Vĩnh Bình, Gò Công Tây) ngồi bán chuối, trứng vịt và một số món lặt vặt khác kiếm sống. Suốt mười mấy năm buôn bán, bà chỉ mong có đủ tiền nuôi 4 đứa con đang tuổi ăn, tuổi học. Đùng một cái, người dân ở chợ quê này bất ngờ khi biết tin bà có bằng Cử nhân Luật.
Câu chuyện học để biết luật của bà là cả một quá trình gian nan để đòi lại công bằng cho đứa em trai bị người ta đánh chết nhưng tòa xử không thỏa đáng. Bà Hoa tâm sự: “Trước đây tôi có đi học nhưng chỉ mới lấy bằng tốt nghiệp cấp 3 sau đó làm giáo viên mầm non, đến năm 1994 kinh tế gia đình khó khăn nên tôi nghỉ ra chợ bán lặt vặt để kiếm tiền nuôi 4 đứa con ăn học”.
Bà Hoa vừa bán chuối vừa nghiên cứu luật bảo hiểm
Năm 2007, đứa em trai của bà Hoa tên Phan Chí Hiếu mắc chứng tâm thần nhẹ đi vào vườn bị người ta vu cho tôi ăn cắp rồi 7 thanh niên đánh đập, trói đưa vào công an xã Long Bình (Gò Công Tây) và sau đó chết tại bệnh viện. Tuy nhiên, sau khi xử sơ thẩm 3 lần rồi đến 2 lần phúc thẩm tòa đều tuyên không thỏa đáng.
Bà Hoa nhớ lại: “Năm 2010 khi tòa xử phúc thẩm lần 2 vẫn tuyên không thỏa đáng nhưng tôi không biết luật nên rất uất ức. Trong khi kết luận bệnh viện và giám định pháp y em tôi chết không có tụ máu bầm, vết thương ở đầu còn biên bản lời khai là em tôi tự đập đầu vô cửa sắt mà chết. Cơ quan cảnh sát điều tra tạm giam 2 đối tượng 6 tháng 3 ngày thì tòa tuyên đúng ngày tạm giam để thả ra còn 5 đối tượng khác được hưởng án treo. Em tôi bị đánh chết nhưng tòa chỉ tuyên bắt giữ người trái pháp luật. Vì vậy, tôi tiếp tục đi khiếu nại và quyết học luật để đòi lại công bằng cho đứa em trai đã chết của mình”.
Chiếc xe "cà tàng" vừa là phương tiện mưu sinh vừa đi học của bà Hoa
Theo bà Hoa, uất ức nhất là 7 đối tượng này không những không thi hành án 33 triệu tiền bồi thường, không hề đến thắp 1 nén nhang xin lỗi mà còn thách thức khi bà đi khiếu nại để đòi công bằng cho em trai.
Sau khi kết thúc phiên tòa vụ em trai bị đánh chết, bà Hoa lên ngay Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh hỏi thủ tục học Cử nhân Luật hệ từ xa do trường Đại học Cần Thơ tổ chức đào tạo. Do có bằng tốt nghiệp cấp 3 và đủ điều kiện nên bà đăng ký học.
Suốt 4 năm học là cả một quá trình phấn đấu không biết mệt mỏi của bà khi đó đã ngoài 50 tuổi. Mỗi học kỳ bà đều phải học tập trung 3 đợt với mỗi đợt từ 15 đến 20 ngày. Những ngày đó bà phải thức dậy từ khuya để dọn hàng ra chợ nhờ mấy người bạn ở sạp kế bên bán giúp rồi chạy chiếc xe gắn máy "cà tàng" lên trung tâm tỉnh cách đó gần 30 km để học.
Bà Hoa là tấm gương để những đứa con phấn đấu noi theo
Trong quá trình học, bà phải làm đủ thứ mọi việc từ việc bán chuối, trứng vịt đến lượm ve chai, bán bảo hiểm… để có tiền đóng học phí cho mình và 4 đứa con đang học phổ thông.
Tuy nhiên, số tiền kiếm được không đủ nên phải vay nợ khắp nơi với quyết tâm lấy cho được tấm bằng Cử nhân Luật. Bà Hoa tâm sự: “Học kỳ nào cũng vậy tôi và mấy đứa con đều đóng học phí vào giờ chót. Có đợt đi thi không có tiền nên tôi mượn của chị Nguyễn Thị Nê, Chủ tịch Hội khuyến học xã Thạnh Nhựt để có tiền lộ phí”.
Chuyện đi học Cử nhân Luật của bà Hoa nhiều người ủng hộ nhưng chồng bà kiên quyết không đồng ý vì biết rằng học xong cũng không biết để làm gì. Bà Hoa cho biết: “Lúc đó chồng tôi nói cán bộ công chức học để lên lương, lên chức còn tôi quanh năm suốt tháng chỉ bán chuối, trứng vịt thì học lấy bằng về cho “ông Táo” ở nhà bếp xem chứ chẳng giúp ích gì. Tuy nhiên, biết tính tôi cản cũng không được nên ổng đành chấp nhận”.
Ông Nguyễn Văn Bảy, Chủ tịch Hội khuyến học huyện Gò Công Tây cho biết: “Tấm gương hiếu học của bà Hoa khiến nhiều người nể phục khi lớn tuổi, bận mưu sinh lại vừa học vừa làm để lấy bằng Cử nhân Luật. Huyện hội đang đề nghị UBND huyện khen thưởng để tuyên dương tấm gương hiếu học của bà và gia đình”.
Quyết đòi công bằng cho đứa em trai và giúp đỡ người nghèo
Bà Hoàng kể chuyện giúp bán hàng khi bà Hoa bận đi học
Mấy ngày nay, khi có thông tin bà Hoa bán chuối lấy được bằng Cử nhân Luật khiến cả chợ Vĩnh Bình xôn xao. Không ngờ bà lão đầu bạc trắng, suốt ngày bán chuối, trứng vịt lại lấy bằng Cử nhân Luật mà ngay cả thế hệ trẻ cũng mơ ước.
Bà Cao Kim Hoàng, 52 tuổi bán đậu hủ ở chợ Vĩnh Bình cho biết: “Tôi bán đậu hủ kế bên sạp của bà Hoa nên thường bán giúp bà những lúc đi có công việc gì đó. Lâu lâu lại có đợt bà Hoa nhờ tôi bán giúp nói là đi học luật nhưng ban đầu mấy chị em ở đây không ai tin. Thời gian sau thấy bà vừa bán hàng vừa đem sách luật ra học rồi giờ bà có bằng Cử nhân Luật mọi người ai cũng bất ngờ và khâm phục ý chí của bà”.
Bà Hoa hôm nhận bằng Cử nhân Luật
Hôm phóng viên ghé chợ Vĩnh Bình, bà Hoa vừa ngồi bán hàng vừa lấy sách Luật bảo hiểm ra nghiên cứu. Hỏi ra mới biết, khách hàng mua bảo hiểm xe gắn máy nhưng khi xảy ra tai nạn công ty bảo hiểm không chịu bồi thường, bà nghiên cứu để tìm cách giành quyền lợi cho họ. Bà Hoa tâm sự: “Người nghèo không hiểu biết pháp luật khổ đủ đường đến viết cái đơn cũng phải thuê, mướn nói gì đến đòi quyền lợi cho mình. Tôi mơ ước sẽ học Luật sư để giúp đỡ, tư vấn pháp luật cho người nghèo”.
Tấm bằng Cử nhân Luật của bà Hoa sau 4 năm miệt mài học tập
Vừa rồi, bà Hoa gom góp tiền bạc bắt xe khách ra tận Hà Hội để đến trụ sở tiếp công dân Trung ương gặp Thường trực tiếp công dân của Quốc hội khiếu nại về vụ án của đứa em trai mình bị đánh chết. Sau khi nhận đơn, Thường trực tiếp công dân của Quốc hội đã chuyển hồ sơ sang Viện kiểm sát Nhân dân tối cao, Tòa án Nhân dân tối cao. Bà Hoa hy vọng sắp tới vụ án sẽ đưa ra xét xử giám đốc thẩm để lấy lại công bằng và đứa em trai chết được yên lòng.
Bà Hoa muốn trở thành Luật sư để giúp đỡ người nghèo
Hằng ngày bà vẫn miệt mày bán dăm ba nải chuối, mớ trứng vịt để kiếm vài chục ngàn đồng lo cho con và chính bản thân mình ăn học. Mái đầu bạc trắng mà bà vẫn miệt mài nghiên cứu luật để đòi lại công bằng cho đứa em trai của mình và muốn giúp đỡ người nghèo khiến nhiều người khâm phục.
(Theo Dân Trí)
">...
阅读更多Kem cá khô, sâu bướm ở Nam Phi
Công nghệNằm giữa cửa hàng sách cũ và bán băng đĩa ở Observatory, vùng ngoại ô của Cape Town (Nam Phi), là cửa tiệm có tấm bảng đen ghi dòng chữ "Tapi Tapi - Món kem châu Phi chính hiệu được làm thủ công".
Địa điểm này đã trở thành một trong những cơ sở thực phẩm hút khách bậc nhất ở Cape Town kể từ khi mở cửa vào tháng 10/2020.
Tapiwa Guzha, chủ tiệm kem Tapi Tapi. Trong căn bếp nhỏ của tiệm, nhà sinh học phân tử sau tiến sĩ người Zimbabwe, Tapiwa Guzha, đang tạo ra những hương vị kem có một không hai.
- Làm thế nào để nhà sinh học phân tử trở thành người sáng lập một trong những tiệm kem nổi tiếng nhất Cape Town?
- "Đó là một sự tình cờ", Guzha nói.
Cá Kapenta, sâu Mopane, kẹo bơ cứng, ớt Scotch Bonnet tạo hương vị kem có một không hai. Mọi chuyện bắt đầu khi Guzha xem chương trình dạy nấu ăn và thấy được phương thức sử dụng đá khô để làm kem. Ông dễ dàng tiếp cận nguyên liệu này và bắt đầu thử nghiệm tại nhà.
Guzha tự mô tả mình là "nhà khoa học có óc tò mò". Ông đã chuyển hướng sang làm kem sau khi thử nghiệm với đá khô.
Nguyên liệu làm kem độc đáo
Guzha sử dụng các nguyên liệu và hương vị đặc trưng, đại diện cho các vùng thuộc châu Phi, nhằm sáng tạo nên những loại kem thể hiện câu chuyện ẩm thực và văn hóa của người châu Phi bản địa.
Để các loại kem độc đáo này ra đời, Guzha lấy cảm hứng từ khắp mọi nơi. Đó có thể là một cuộc trò chuyện, mùi hương thoảng qua, bữa ăn thường nhật hay niềm khao khát đại dương.
Ông cho biết mạng xã hội cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình tìm kiếm, khám phá và đổi mới hương vị.
Red Finger Millet (hay cây kê ngón tay màu đỏ) giàu chất bổ dưỡng, được trồng phổ biến trên khắp lục địa. Hạt đậu mắt đen phơi khô và hạt hổ từ Tây Phi. Vùng Đông, Trung và Nam Phi có cá khô Kapenta, còn được gọi là Matemba, nổi bật vị cá mặn vừa phải.
Kem hoa dâm bụt, đinh hương và hoa hồi hay kem kê mạch nha là một trong số những hương vị đặc sắc do Guzha sáng tạo. Những con sâu bướm Mopane sấy khô, dai, giòn và bổ, được yêu thích ở Nam Phi. Tất cả nguyên liệu trên sẽ được Guzha biến thành hương vị kem mới lạ khiến bạn ngạc nhiên, thích thú và thậm chí cảm thấy kinh dị.
Tapiwa Guzha giải thích: “Tôi không thực sự tạo ra hương vị kem theo ý tưởng truyền thống. Tôi làm những gì bản thân thích và kết hợp bất kỳ nguyên liệu nào đã tìm kiếm được".
Một thành phần khác mà Guzha đặc biệt hứng thú là Mphepho, loại thảo mộc được sử dụng trong y học cổ truyền tại Nam Phi và cũng được cho rằng có sự kết nối hướng vào thế giới linh hồn. Bằng cách tạo ra loại kem từ nguyên liệu này, ông hy vọng sẽ mở rộng sự hiểu biết của mọi người về loài thực vật thiêng liêng.
Mặc dù các thành phần có thể có nguồn gốc cổ xưa, thực đơn của tiệm kem Tapi Tapi không hề lỗi thời hay trùng lặp. Guzha cho biết đã tạo ra hơn 800 sự kết hợp hương vị khác nhau.
Theo Zing
">...
阅读更多
热门文章
- Soi kèo góc Southampton vs Brighton, 22h00 ngày 22/2
- Chuyện người cha phát hiện con gái ngủ với bạn trai ở phòng khách
- ĐT Indonesia gặp vấn đề tương tự Việt Nam tại AFF Cup
- Tham vọng theo đuổi Twitter của Elon Musk có thể huỷ hoại Tesla?
- Nhận định, soi kèo Lyon vs Paris Saint
- Phóng viên Chuyển động 24h có tư duy lịch sử lạc hậu
最新文章
-
Soi kèo phạt góc Las Palmas vs Barca, 03h00 ngày 23/2
-
- Liên quan đến vụ việccắt cây đột ngột trước cổng trường mầm non như VietNamNetđã phản ánh,đơn vị thực hiện đã có lời xin lỗi tới nhà trường.>> Cắt cây đột ngột trước cổng trường mầm non" alt="Công ty xin lỗi nhà trường vì cắt cây đột ngột">
Công ty xin lỗi nhà trường vì cắt cây đột ngột
-
- Clip VĐV Nguyễn Thị Ánh Viên trả lời phóng viên nước ngoài bằng tiếng Anh sau khi giành huy chương Vàng đang nhận được nhiều bình luận trái chiều. Play" alt="Dân mạng tranh cãi clip Ánh Viên trả lời phỏng vấn tiếng Anh">
Dân mạng tranh cãi clip Ánh Viên trả lời phỏng vấn tiếng Anh
-
Anh Thế Hùng – đối tác tài xế Gojek nghiêm túc ghi chép lại kiến thức học được để trao đổi, thảo luận những chỗ chưa hiểu cùng vợ. Ảnh chụp từ chương trình CafeTek HTV.
Giờ đây, mỗi buổi chiều chị Huệ tập trung làm trà sữa, còn anh Hùng chạy lên chạy xuống không ngơi nghỉ để giao đồ cho tài xế Gojek với gian hàng Trà sữa Hùng Dê, Tôn Đản đang hoạt động trên nền tảng GoFood. Nụ cười luôn thường trực trên môi anh chị, không chỉ bởi gánh nặng kinh tế đã vơi đi, mà còn vì tình cảm vợ chồng ngày càng khăng khít.
Còn với chị Vân, nhờ sự ủng hộ của chồng, chị đã tự tin bước ra khỏi vùng an toàn để tham gia lớp học cùng những người bạn mới quen. “Tôi đã học được thêm cách chế biến nhiều món ăn phổ biến như nấu xôi, nấu phở, pha chế đồ uống… sao cho vừa ngon, vừa đảm bảo vệ sinh.”, chị Vân lấp lánh niềm vui lạc quan về tương lai phía trước, khi chia sẻ về thành tích đi học “không nghỉ buổi nào” cùng gian hàng Trà Dâu tươi Bình Thới, Ông Ích Khiêm đang hoạt động trên GoFood.
Đến với chương trình “Để không ai bị bỏ lại phía sau - Mùa 2”, ngoài kỹ năng nấu ăn và pha chế các món phổ biến, dễ kinh doanh, các “chủ quán tương lai” như chị Huệ, chị Vân còn được trang bị kiến thức bài bản từ nguyên tắc vệ sinh an toàn thực phẩm, cách lập kế hoạch tài chính đến phương thức quản lý đơn hàng hiệu quả khi mở gian hàng online trên nền tảng GoFood thuộc ứng dụng Gojek. Không chỉ có vậy, học viên tham gia còn được chương trình trao tặng điện thoại thông minh và khoản vốn ban đầu 2 triệu đồng để biến ước mơ thành hiện thực.
Từ chỗ cả ngày ngồi trông quán nước ế ẩm không có khách, nay chị Vân tất bật đóng gói đơn hàng giao cho tài xế. Ảnh chụp từ chương trình CafeTek HTV. Mùa 2 của sáng kiến “Để không ai bị bỏ lại phía sau” của Gojek tiếp tục chứng minh hiệu quả tích cực đến nhóm người yếu thế trong xã hội khi tập trung trang bị “cần câu”, là kỹ năng, kiến thức khởi nghiệp, giúp họ thêm tự tin để tự mình chủ động tạo ra cơ hội thu nhập. Hơn cả những kỹ năng, kiến thức được trang bị, chương trình còn thắp lên ngọn lửa lạc quan hy vọng ở nhiều gia đình, giúp gắn kết vợ chồng, khẳng định thêm ý nghĩa câu nói “thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”.
Nhằm mở ra cơ hội kinh doanh mới một cách thuận tiện và dễ dàng, cải thiện sinh kế, Gojek hỗ trợ các nhà hàng, quán ăn đăng ký hoạt động trên nền tảng GoFood thông qua hình thức đăng ký online. Nhà hàng, quán ăn khi muốn đăng ký chỉ cần cung cấp thông tin trên trang đăng ký trực tuyến vào bất kỳ lúc nào và hoàn toàn miễn phí. Cửa hàng sau khi gửi hồ sơ trực tuyến có thể hoạt động trên GoFood sau 10-14 ngày làm việc nếu hồ sơ đầy đủ, đáp ứng yêu cầu.
Link đăng ký GoFood online tại https://form.jotform.com/203253922990457?fbclid=IwAR2TI5CVheaSMaGDnwcL5iqrSWiFP_JJ12FRAUVB6mPtgULYpw3IEinfDAM." alt="Những “ông chồng quốc dân” đi học nấu ăn để hỗ trợ vợ khởi nghiệp">Những “ông chồng quốc dân” đi học nấu ăn để hỗ trợ vợ khởi nghiệp
-
Nhận định, soi kèo Everton vs MU, 19h30 ngày 22/2: Dễ tổn thương
-
- Lãnh đạo ngành giáo dục và Hội Khoa học Lịch sử Việt " alt="Sẽ cân đối nội dung chính trị khi dạy Lịch sử">
Sẽ cân đối nội dung chính trị khi dạy Lịch sử