您现在的位置是:Thế giới >>正文
Khi ngôi sao YouTube kiệt sức, công việc thú vị dần trở nên nghiệt ngã
Thế giới86126人已围观
简介Khi mới trở thành một YouTuber toàn thời gian,ôisaoYouTubekiệtsứccôngviệcthúvịdầntrởnênnghiệtngãlịch...
Khi mới trở thành một YouTuber toàn thời gian,ôisaoYouTubekiệtsứccôngviệcthúvịdầntrởnênnghiệtngãlịch ligue 1 Matt Lees cảm thấy mình may mắn như trúng xổ số. Nhưng chưa đầy một năm sau cuộc sống của anh rơi xuống tận đáy dù công việc đang lên như diều gặp gió.
Lees phải tìm đến bác sĩ vì bị trầm cảm nặng.
“Công việc tưởng như thú vị, vui vẻ nhất đã biến thành một điều gì đó thật ảm đạm và cô đơn”, chàng trai có hơn 90.000 lượt đăng ký nói với The Guardian.
Nhiều người nghĩ việc kiếm tiền bằng cách chia sẻ video lên mạng không tốn quá nhiều công sức, chỉ phải ở nhà, nhàn hạ, lương lại cao và được nổi tiếng.
Nhưng theo tờThe Guardian, đó chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, là lớp vỏ hào nhoáng bên ngoài, còn trên thực tế nhiều người đã phải chấp nhận hy sinh cuộc sống cá nhân, sức khỏe khi lựa chọn công việc này.
Không có ngày nghỉ, làm việc 20 giờ/ngày
Là một nhà văn, đạo diễn và MC trẻ đầy tham vọng, nhờ vào các nền tảng trực tuyến, Lees có thể tạo ra những bộ phim kinh phí thấp, có sức ảnh hưởng lớn với khán giả toàn cầu mà không cần sự giúp đỡ của những nhà sản xuất truyền hình như thời gian trước.
Vào tháng 2/2013, Lees đã có “viral hit” đầu tiên. Chỉ trong vài ngày, sản phẩm của anh thu hút hàng triệu lượt xem, trở thành một trong những video có lượt xem cao nhất tháng đó.
Ngay khi thuật toán của YouTube nhận thấy sự thành công này, nó bắt đầu hướng người xem đến những video khác của Lees để có thêm các kênh với nhiều người đăng ký hơn và kiếm được nhiều tiền hơn nhờ quảng cáo.
![]() |
Matt Lees là một nhà văn, đạo diễn, MC, vlogger nổi tiếng. |
Sau một đêm, Lees dường như đã có cả một sự nghiệp trước mắt.
Tuy nhiên, cảm giác hưng phấn, niềm vui ban đầu lại sớm nhường chỗ cho sự lo lắng. Lees nhận ra rằng thành công của anh không chỉ dựa vào chất lượng mà nó phụ thuộc nhiều vào số lượng của các video tải lên.
“Không đủ nếu bạn chỉ đơn giản tạo ra những video tuyệt vời. Khán giả mong đợi sự nhất quán và tần suất hơn. Nếu không có những điều này, bạn dễ dàng tuột ra khỏi hệ thống, mất đi sự ưu ái bạn đang có trước đó”, Lees nói.
Cuối năm 2013, kênh của Lees có hơn 90.000 lượt đăng ký. Anh được nhà sản xuất chương trình truyền hình Charlie Brooker mời cộng tác viết kịch bản cho Channel 4 special.
Mỗi ngày, anh làm việc 20 tiếng. Ngoài viết kịch bản, anh chàng phải đều đặn đăng tải những video mới lên mạng vì không muốn kênh của mình bị tụt hạng trên thanh tìm kiếm.
Xanh xao, hốc hác, mệt mỏi nhưng không có thời gian để nghỉ, là những gì Lees mô tả bản thân vào thời điểm đó. Công việc khiến anh quay cuồng, vội vã và gắt gỏng. Nhưng chính cảm xúc tiêu cực đó khi trở thành nội dung lại khiến video của Lees gây chú ý hơn.
Anh cho hay: “Những nội dung gây tranh cãi lại chính là ‘vua’ trên các phương tiện truyền thông ngày nay. Họ luôn khuếch đại những thứ khiến con người cáu giận, bực tức. Đây chính là điểm chết người, thời điểm bạn sắp nổ tung chính là lúc thuật toán yêu thích bạn nhất” .
Sức khỏe Lees bắt đầu đi xuống. Anh gặp vấn đề về tuyến giáp, bắt đầu trải qua những cơn trầm cảm kéo dài và thường xuyên hơn.
“Bộ não con người được thiết kế không phải để tương tác với hàng trăm người mỗi ngày”, Lees bày tỏ.
Cuộc khủng hoảng trong đội ngũ sáng tạo video
Các vlogger luôn xuất hiện trước ống kính với hình ảnh vui tươi, nhanh nhẹn nhưng đó dường như chỉ là một lớp mặt nạ. Năm 2018, hàng loạt người nổi tiếng trên mạng đồng loạt tuyên bố họ kiệt sức vì công việc.
Elle Mills (21 tuổi) – cô gái người Canada gốc Philippines – gây chú ý khi đăng một video nói rằng những áp lực công việc khiến mệt mỏi và trầm cảm. Cô lo lắng, căng thẳng khi số lượng khán giả ngày một lớn hơn và đó không phải điều cô mong đợi.
Cùng thời điểm, El Rubius (29 tuổi) - người có hơn 30 triệu người theo dõi – tuyên bố tạm nghỉ vì quá mệt mỏi. Sau đó, hàng loạt những tên tuổi khác như Erik Phillips (được biết đến với cái tên M3RKMUS1C, có 4 triệu người đăng ký) và Benjamin Vestergaard (Crainer, 2,8 triệu lượt đăng ký) quyết định giải nghệ vì kiệt sức.
Tyler Blevins (AKA Ninja) kiếm được khoảng 500.000 USD/tháng thông qua các video phát sóng trực tiếp việc chơi game trên Twitch. Hầu hết doanh thu của Blevins đến từ những người đăng ký hoặc các khoản đóng góp của người xem.
Thế nhưng, chỉ rời đi chưa đầy 48 giờ, anh chàng đã mất 40.000 người đăng ký. Blevins gần đây đã than thở trên Twitter rằng bản thân dường như không thể ngừng làm việc.
Không có quá nhiều sự đồng cảm dành cho chàng trai trẻ khi công chúng vẫn nghĩ công việc của anh là nhàn hạ và thu nhập cao nhưng áp lực mà Blevins mô tả, tất cả những người sáng tạo nội dung trên các nền tảng trực tuyến khác đều thấm thía. Nếu muốn giữ chân khán giả, họ phải làm việc liên tục.
![]() ![]() |
Nhiều vlogger luôn xuất hiện với hình ảnh vui vẻ trước màn hình tuyên bố giải nghệ vì căng thẳng. |
Với giọng điệu oán giận, nhiều người mô tả thuật toán là thứ vô cảm, có thể định đoạt số phận của các vlogger. Thuật toán sẽ quyết định nội dung nào được chọn để hiển thị, gợi ý xem cho hàng tỷ người dùng dịch vụ.
Mỗi lần bạn đăng nhập, bạn sẽ thấy các video được thuật toán gợi ý. Người xem cảm thấy rằng họ được thấy hiểu những gì ưa thích, trong khi các nhà quảng cáo yên tâm rằng clip quảng cáo năm giây của họ được chạy trước mỗi video sẽ tiếp cận đúng đối tượng.
Hữu ích là vậy nhưng nhiều người tin rằng thuật toán này là nguyên nhân chính gây ra những vấn đề về sức khỏe tâm thần trong đội ngũ những người sản xuất video.
Vào tháng 4/2018, Nasim Najafi Aghdam (38 tuổi) đã tấn công nhân viên YouTube tại trụ sở San Bruno, California vì cho rằng công ty này đã bỏ qua các video của cô.
“Tất cả các kênh của tôi đã bị loại bỏ để các video hầu như không có lượt xem nào”, Aghdam viết trên trang cá nhân.
Việc quản lý nội dung bằng thuật toán thách thức những người sáng tạo nội dung phải lao động không ngừng nghỉ nếu không muốn bị đào thải, bị thay thế bởi những người mới.
Riêng đối với những người sử dụng cuộc sống hàng ngày của họ làm chủ đề cho video, sẽ càng áp lực hơn khi chẳng còn đâu ranh giới giữa cuộc sống riêng tư và công việc.
Từ bỏ công việc để bắt đầu cuộc sống
Không chỉ tần suất làm việc, theo Kinda Lo – nhà nghiên cứu cộng đồng trực tuyến tại ĐH California, Irvine – có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự kiệt sức, thậm chí gây ra PTSD (Post-traumatic Stress Disorder: rối loạn căng thẳng sau chấn thương) cho đội ngũ sáng tạo video trên các nền tảng trực tuyến.
Nhà nghiên cứu đã đưa ra một danh sách các yếu tố nghề nghiệp gây ra các vấn đề về sức khỏe tâm thần, bao gồm: căng thẳng khi đọc các bình luận tiêu cực, lo lắng về vấn đề tài chính, áp lực khi nổi tiếng và tương tác với khán giả…
Người làm việc cho những kênh lớn có đủ tiền để thuê nhân viên cũng không tránh khỏi những áp lực, rủi ro này. Chỉ phụ trách việc đọc, kiểm duyệt và trả lời các bình luận cho một kênh có gần 1,6 triệu lượt đăng ký, Belinda Zoller đôi lúc cảm thấy kiệt sức.
Kiểm duyệt các bình luận để duy trì một không gian trực tuyến sạch sẽ, an toàn nhưng theo Zoller nó chẳng khác gì việc nhổ cỏ trong vườn. Có quá nhiều bình luận tiêu cực nhưng thay vì hạn chế, các nền tảng dường như khuyến khích nó thông qua các thuật toán.
“Mọi người sẽ không thảo luận về nội dung trừ khi họ có ý kiến mạnh mẽ về nó và đa số là ý kiến bất đồng, phản đối. Vì vậy, thuật toán sẽ ủng hộ các nội dung gây tranh cãi hơn là những nội dung tích cực”, cô giải thích.
Đối với Lo, các nền tảng truyền thông xã hội dựa trên video đang thất bại thảm hại trong việc bảo vệ những người duy trì hoạt động, sáng tạo nội dung trên đó. Những mối nguy hiểm: lừa đảo, rình rập, quấy rối và đe dọa trực tuyến ngày một phổ biến.
![]() ![]() |
Những vlogger chọn bỏ nghề để cân bằng lại cuộc sống. |
Để tránh bị kiệt sức, những người sáng tạo video được khuyến khích “nghỉ giải lao, tận hưởng những ngày cuối tuần, buổi tối và kỳ nghỉ giống như khi làm những công việc khác”.
Vào năm 2010, Kati Morton (34 tuổi, một nhà trị liệu) bắt đầu mở kênh của mình. Năm năm sau, thành công trên nền tảng này biến cô thành một vlogger toàn thời gian, và những khó khăn bắt đầu nảy sinh.
"Tôi không giỏi hơn ai cả và cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng về mọi thứ. Đó là cả một quá trình đấu tranh để đi đến quyết định dừng lại”, cô chia sẻ.
Giáng sinh năm 2017 là lần đầu tiên sau nhiều năm Morton có một kỳ nghỉ thực sự.
Với Matt Lees, việc một nền tảng mạng luôn cố gắng đẩy số lượng hơn chất lượng khuyến khích những người sáng tạo video "nghỉ ngơi" là điều khá buồn cười.
Còn theo bà Kinda Lo, việc vừa duy trì công việc thành công vừa có một cuộc sống lành mạnh với đội ngủ sáng tạo nội dung là một giấc mơ huyễn hoặc.
Với tính chất công việc khá đặc thù, hầu hết YouTuber đang ở độ tuổi 20. Người trẻ có thể làm việc với cường độ cao, chịu được áp lực, không bị vướng bận nhiều trách nhiệm sẽ dễ dàng thành công trong những năm đầu nhưng về lâu dài sẽ đánh mất cuộc sống và sức khỏe.
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo MOIK Baku vs Difai Agsu, 18h30 ngày 27/3: Gia cố thứ hạng
Thế giớiPha lê - 27/03/2025 09:02 Nhận định bóng đá g ...
【Thế giới】
阅读更多TikTok đứng trước bài toán bản quyền âm nhạc không thể phớt lờ
Thế giớiKhi các nền tảng mạng xã hội càng lớn thì càng phải để ý đến vấn đề bản quyền âm nhạc. TikTok trước đây còn mới nên khá thoải mái, nhưng giờ không thể như vậy. Vụ kiện ở Việt Nam một phần cho thấy điều này.
Trong nỗ lực trở nên chuyên nghiệp hơn, vào đầu tháng 5, TikTok đã ban hành giới hạn nghiêm ngặt đối với các tài khoản tổ chức và doanh nghiệp. Theo Business Insider, các tài khoản được xác thực này sẽ chỉ có quyền truy cập vào Commercial Music Library, bộ sưu tập nhạc mà TikTok được cấp phép sử dụng cho mục đích thương mại.
Điều này cũng có nghĩa là, tài khoản TikTok được xác thực sẽ không thể sử dụng các bài hát theo trào lưu như trước. Đôi khi sẽ có những bài hát họ cần có giấy cấp phép. Chính sách như vậy đã được áp dụng từ lâu trên YouTube, người dùng phải tuân thủ nếu không muốn video bị gỡ xuống, hoặc nếu muốn chạy quảng cáo cho video.
Ngay cả với tài khoản người dùng, trong 6 tháng qua, TikTok đã gỡ khoảng 1.300 video vì lỗi vi phạm bản quyền. Sự chỉnh đốn này cũng có thể nhằm hướng đến việc tạo cơ sở cho chính sách trả tiền nhà sáng tạo nội dung.
Thực tế các hợp đồng bản quyền của TikTok với Universal, Warner và Sony có thời hạn ngắn hơn đáng kể so với các hợp đồng khác, thông thường kéo dài 18 hoặc 24 tháng. Nguồn tin của Billboard cho biết, nguyên là do TikTok chưa có kế hoạch cụ thể để người dùng kiếm tiền từ nội dung.
Anh Hào (Tổng hợp)
VNG kiện TikTok vi phạm bản quyền âm nhạc ở Việt Nam
Đơn kiện VNG vừa gửi lên Tòa án nhân dân TP.HCM viết: “VNG yêu cầu TikTok xóa tất cả các đoạn nhạc lấy từ Zing khỏi ứng dụng và trang web TikTok, đồng thời bồi thường thiệt hại hơn 221 tỷ đồng (9,5 triệu USD)”.
">...
【Thế giới】
阅读更多'Rò rỉ' Concept Phone 14 Pro, thiết kế đột phá loại bỏ tai thỏ
Thế giớiMẫu iPhone 14 Pro 5G dự kiến ra mắt năm 2022 Hệ thống camera mặt sau hoàn toàn phẳng chứ không lồi ra như hiện nay khiến iPhone 14 Pro có vẻ dày hơn 1 chút so với iPhone 13 Pro.
Hiện tại chỉ có các mẫu iPhone 13 Pro có màn hình ProMotion 120Hz, nhưng tất cả các mẫu iPhone năm 2022 (iPhone 14, iPhone 14 Max, iPhone 14 Pro và iPhone 14 Pro Max) có thể đều được trang bị màn hình có tốc độ làm mới cao này.
Mẫu iPhone 14 Pro với hệ thống camera mặt lưng phẳng hoàn toàn Các mẫu iPhone 14ra mắt năm sau sẽ được cung cấp sức mạnh bởi chip A16 Bionic. Nhưng chưa rõ con chip này được sản xuất trên quy trình 4nm, 5nm hay 3nm.
Trước đó, nguồn tin từ Prosser cũng chỉ ra trên hình ảnh kết xuất iPhone 14 Pro Max rằng chỉ những chiếc iPhone hàng đầu của năm 2022 sẽ không còn "tai thỏ".
Cổng Lightning độc quyền của Apple dường như sẽ không thay đổi, ít nhất là trong năm tới. EC có thể buộc Apple chuyển sang cổng USB-C nhờ một dự luật đang được xem xét.
Một cổng sạc phổ biến sẽ được sử dụng trong ngành công nghiệp điện tử và USB-C chắc chắn phù hợp với dự luật hiện nay vì nó được sử dụng trên toàn cầu với các thiết bị điện tử khác nhau bao gồm thiết bị cầm tay Android và thiết bị trò chơi điện tử di động như Nintendo Switch.
Hải Phong(theo PhoneArena)
iPhone 13 tiếp tục khan hàng đến đầu năm 2022
Ảnh hưởng từ tình trạng thiếu chip khiến nguồn cung các mẫu iPhone 13 tiếp tục hạn chế ít nhất đến tháng 2/2022.
">...
【Thế giới】
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Middlesbrough vs Oxford United, 22h00 ngày 29/3: Cửa dưới ‘tạch’
- Bộ Y tế lên tiếng việc thiếu thuốc cho bệnh nhân ghép thận
- Rắn chui theo đường ống bồn rửa bát chủ nhà tá hoả thoát chết
- Mô hình chính quyền điện tử: Nhìn từ Huế, Quảng Ninh, Hà Nam
- Nhận định, soi kèo Sejong Sportstoto Nữ vs Gyeongju KHNP Nữ, 17h00 ngày 27/3: Bất phân thắng bại
- Nhà phố hướng biển Phan Thiết lọt ‘tầm ngắm’ giới đầu tư
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Cardiff vs Sheffield Wednesday, 22h00 ngày 29/3: Tin vào cửa dưới
-
Thiếu nữ 17 tuổi giấu kín chuyện mang thai và tự sinh con một mình vì sợ gia đình trừng phạt (Ảnh minh họa: VirgEdu).
Theo người nhà, cô gái này đã giấu gia đình chuyện mình mang thai, cho đến tận ngày sinh, cô đã tự sinh con một mình mà không ai hay biết. Hiện sức khỏe của hai mẹ con đã được phục hồi sau khi được các bác sĩ chăm sóc.
Khi mọi chuyện vỡ lở, cô gái cho biết mình đã mang thai với người yêu, nhưng vì vẫn còn đang đi học nên lo sợ gia đình trừng phạt, cô gái đã giấu kín chuyện mình mang thai. Đến ngày sinh, cô đã xem những video về kiến thức sinh sản trên Youtube, sau đó đã sinh con một mình và tự cắt dây rốn. Tuy nhiên, việc tự sinh con đã khiến cô gái bị nhiễm trùng nặng.
Chỉ đến khi gia đình nghe tiếng khóc của trẻ em, mọi chuyện mới được đưa ra ánh sáng và gia đình đã nhanh chóng đưa cả hai mẹ con đến bệnh viện để được chăm sóc.
Cảnh sát đã tiến hành điều tra vụ việc và xác định cha đứa bé là một thanh niên bán hàng 21 tuổi. Được biết, cặp đôi này đã yêu nhau trong một thời gian và dự định sẽ kết hôn khi cô gái đủ 18 tuổi, nhưng chàng trai đã khiến cho cô gái có bầu trước khi làm đám cưới.
Dù cặp đôi nam nữ yêu nhau và chuyện mang thai là tự nguyện, cảnh sát vẫn tiến hành bắt giữ cha của đứa bé vì cô gái chưa đủ 18 tuổi và điều này vi phạm Đạo luật bảo vệ Trẻ em khỏi các hành vi xâm phạm tình dục.
Hiện cha của đứa bé đang đối mặt với cáo buộc hiếp dâm và có thể sẽ phải lĩnh mức án nặng.
Theo Dantri/OuIndi
Clip tát bạn gái giữa quán nước và cái kết nóng nhất mạng xã hội
Tát bạn gái giữa quán nước và kết cục bất ngờ; Mẹ ôm con vật lộn giữa dòng nước lũ; Hành xử bất ngờ của vị khách quay được nhân viên bốc trộm đồ ăn;... là những clip nóng nhất mạng xã hội tuần qua.
" alt="Giấu gia đình, thiếu nữ 17 tuổi tự sinh con theo hướng dẫn trên YouTube">Giấu gia đình, thiếu nữ 17 tuổi tự sinh con theo hướng dẫn trên YouTube
-
Trước đó, chính phủ Nhật đã đề xuất kế hoạch giảm mạnh xả thải khí nhà kính tới 2030 và hoàn toàn không xả thải carbon trong nền công nghiệp ô tô từ 2050 trở đi với giải pháp đề ra là xe điện. Tuy nhiên, CEO Toyota không nghĩ vậy khi ông cho rằng họ cần một giải pháp thiết thực hơn để cắt giảm khí thải carbon thay vì "dồn hết trứng về một rổ" là xe điện.
"Nhật Bản là quốc gia phụ thuộc vào xuất khẩu, việc không xả thải carbon chắc chắn sẽ là vấn đề lớn tới tình trạng việc làm trong nước. Một số chính trị gia cho rằng chúng ta cần chuyển 100% sản lượng xe sang xe điện, rằng chúng ta có mô hình sản xuất lỗi thời nhưng tôi nghĩ không phải vậy. Để bảo vệ việc làm và cuộc sống người Nhật Bản ta cần có những biện pháp khác".
Ảnh: TL Hiện tại mỗi năm thị trường Nhật Bản xuất ra các khu vực khác khoảng 5 triệu xe – chiếm 50% tổng sản lượng xe cả nước tại đây. Theo Toyota và CEO của họ ước tính, tới 2030 khoảng 8 trên 10 triệu xe sản xuất trong nước vẫn sẽ sử dụng động cơ đốt trong (đứng riêng hoặc nằm trong hệ thống hybrid).
Bởi vậy, việc cấm xe không phải xe điện là chuyện bất khả thi bởi chúng sẽ ép các hãng xe tại đây hoặc ngừng sản xuất xe chạy động cơ, hoặc phải chuyển dịch dây chuyền sang các khu vực khác và cả 2 đều sẽ mang lại tác hại to lớn.
Đề xuất của Toyota nhắc tới việc thế chỗ xe chạy động cơ bằng xe chạy các loại nhiên liệu bền vững khác chứ không nhất thiết phải là xe điện, thậm chí xe hybrid vẫn là giải pháp tạm thời hiệu quả nhất là khi chúng rẻ hơn, dễ sử dụng hơn đối với người dùng. Cuối năm nay mẫu xe điện thành phẩm của Toyota nằm ở phân khúc cỡ trung sẽ đi vào sản xuất.
(Theo Nhịp cầu đầu tư)
Apple có kết hợp với Toyota để sản xuất xe điện?
Có vẻ mẫu xe hơi Apple Car chạy hoàn toàn bằng điện đang tiến dần đến “hiện thực” và nhiều thông tin được cho là đang thảo luận với Toyota về điều đó.
" alt="CEO Toyota đưa ra con số dự báo khi thị trường đổi sang xe điện">CEO Toyota đưa ra con số dự báo khi thị trường đổi sang xe điện
-
Cơ hội nào cho hệ sinh thái sản phẩm số Việt?
Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, rất ít cái tên còn tồn tại hay nằm trong suy nghĩ của người dùng, có thể kể đến như các sản phẩm tin tức, quảng cáo của VC Corp, Zing Mp3 (VNG), Nhaccuatui (NCT)… Sự thất bại của các sản phẩm Việt khiến thị trường chủ yếu thuộc về những sản phẩm của nước ngoài.
Theo một chuyên gia trong lĩnh vực Internet và nội dung số, việc thất bại của nhiều sản phẩm trong hệ sinh thái thứ nhất cũng giống như ở nhiều nước, khi hầu hết các công ty dịch vụ bùng nổ và xảy ra bong bóng dotcom, chỉ còn lại những doanh nghiệp có các sản phẩm tốt.Nguyên nhân thất bại thì có rất nhiều nhưng chủ yếu là do sản phẩm phần lớn là bắt chước lại những sản phẩm lớn trên thế giới, và các công ty quốc tế cung cấp dịch vụ xuyên biên giới, với tiềm lực tài chính, công nghệ và trải nghiệm người dùng cực tốt, đã lấy hết người dùng Việt Nam như Facebook, Youtube, Yahoo Messenger, Google,...
Từ năm 2010 đến nay - giai đoạn 2 của hệ sinh thái số Việt Nam, có thể nói so với giai đoạn trước, số lượng sản phẩm số “make in Vietnam” ngày càng tăng cả về chất và lượng, đồng thời phủ khắp các lĩnh vực từ thương mại điện tử (Tiki, Sendo), fintech (Momo, VnPay, ZaloPay, Tima…), gọi xe (be), giao vận (Giao hàng nhanh, Giao hàng tiết kiệm…), nhắn tin OTT (Zalo), du lịch (Vntrip, Luxstay…), giáo dục (Topica, Funix, MindX…), hệ điều hành (BOS trên Bphone, VOS trên các điện thoại Vinsmart), phần mềm diệt virus (BKAV, CMC Internet Security), các giải pháp bảo mật của CyRadar, CMC Cyber Security, cho đến mạng xã hội (Gapo, Lotus)… Hệ sinh thái số “make in Vietnam” đã góp phần thay đổi mọi mặt của đời sống xã hội, giúp người dùng Internet và di động ngày càng tiết kiệm thời gian và công sức.
Bên cạnh việc chuyển dịch sang nền tảng Internet di động với sự bùng nổ của smartphone và mạng 3G, 4G, điều đặc biệt của hệ sinh thái số trong giai đoạn này là sản phẩm “ta” có thể cạnh tranh sòng phẳng với sản phẩm của “tây”, có thể kể đến như Tiki, Sendo (thương mại điện tử), Zalo (nhắn tin OTT, mạng xã hội), Cốc cốc (Trình duyệt, tìm kiếm)...
Bên cạnh đó là sự bùng nổ của các startup Việt Nam phủ sóng ở khắp các lĩnh vực của đời sống xã hội. Mặc dù Việt Nam vẫn chưa tạo ra một câu chuyện thành công được như Grab hay Shopee, nhưng đã có những ngôi sao tiềm năng. Trong đó có thể kể đến như Sendo mới nhận đầu tư 51 triệu USD, VNLIFE- công ty mẹ của VnPay được cam kết đầu tư 200 triệu USD…
Đánh giá về hệ sinh thái thời kỳ này, vị chuyên gia trong lĩnh vực Internet và nội dung số cho biết, đây là thời kỳ của Internet trên di dộng với sự phổ biến của smartphone và dịch vụ 3G,4G. Sự ra đời của iPhone và Android đã dịch chuyển ngành Internet lên di động, đồng thời định hình lại các ngành theo xu hướng di động.Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển bùng nổ của các sản phẩm số, các doanh nghiệp Việt Nam gặp vô vàn thử thách khi phải cạnh tranh trực tiếp với các doanh nghiệp xuyên biên giới khổng lồ từ Mỹ và Trung Quốc. Ngoài ra, chính sách của Việt Nam chưa theo kịp xu thế, dẫn đến 1 số doanh nghiệp bị chậm lại, thậm chí còn bị bảo hộ ngược. Mặc dù vậy, sự cạnh tranh khốc liệt đó đã tạo ra nhiều mô hình mới, nhiều công ty sáng tạo mới và đặc biệt là người dùng được hưởng lợi nhiều nhất, tạo ra cho Việt Nam một nền công nghiệp ICT đa dạng và trưởng thành.
Vị này cũng cho rằng, bên cạnh việc tạo cơ chế bình đằng, các cơ quan quản lý cần phải hỗ trợ doanh nghiệp trong nước phát triển các dịch vụ có yếu tố quan trọng như thanh toán, tài chính, nội dung, thông qua việc tạo điều kiện tối đa về vốn, công nghệ và chính sách. “Điều doanh nghiệp Việt Nam thiếu nhất chính là vốn, là môi trường kinh doanh bình đẳng để họ có thể chiến đấu lại với các doanh nghiệp xuyên biên giới nhiều cả tiền lẫn công nghệ”, vị chuyên gia này cho biết thêm.
Sẽ có “luật chơi” chung cho doanh nghiệp nội và ngoại
Bên cạnh sự phát triển bùng nổ của hệ sinh thái số Việt Nam, đầu tháng 9/2018, Bộ TT&TT đã chính thức đưa ra mục tiêu phát triển hệ sinh thái số Việt Nam. Bộ TT&TT cho rằng, phát triển hệ sinh thái số Việt Nam có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh. Vì vậy, đối với Việt Nam hiện nay, nhiệm vụ đặt ra là phát triển 5 nhóm sản phẩm, dịch vụ. Cụ thể sẽ tập trung vào nhóm sản phẩm, dịch vụ gồm: tìm kiếm thông tin, mạng xã hội, trình duyệt web, hệ điều hành và phần mềm phòng chống mã độc.
Quan điểm của Bộ TT&TT là hệ sinh thái số Việt Nam phải được phát triển và cung cấp bởi doanh nghiệp Việt Nam, hoạt động theo quy luật cung cầu của thị trường. Nhà nước sẽ tạo ra “luật chơi” chung thông qua các cơ chế chính sách thuận lợi để doanh nghiệp nội có thể tạo ra sản phẩm, dịch vụ của hệ sinh thái số. Tuy nhiên, Bộ TT&TT sẽ không làm thay mà chỉ đóng vai trò thúc đẩy, huy động nguồn lực từ xã hội, từ các nhà đầu tư để giúp đỡ cho doanh nghiệp.
Trong số những nhóm sản phẩm này, Việt Nam đã có sẵn những sản phẩm tiêu biểu do các kĩ sư Việt nghiên cứu và phát triển như trình duyệt web (Cốc Cốc, Viettel Secure Browser, Chim lạc – Bkav); hệ điều hành (BOS trên Bphone, VOS trên các điện thoại Vinsmart); phần mềm phòng chống mã độc và các giải pháp về bảo mật của CMC Cyber Security, Viettel, Bkav, CyRadar, FPT, Vsec…
Còn đối với mạng xã hội, nếu như trước đó, chỉ có 2 mạng xã hội lớn thuần Việt là Zalo (VNG) và Mocha (Viettel Media) thì năm 2019 đã chứng kiến sự ra đời của các mạng xã hội Lotus (VC Corp), Gapo (G-Group). Về mục tiêu, trong khi Lotus chia ra các mục tiêu cần phải chinh phục bao gồm 4 triệu người dùng, 20 triệu người dùng và 60 triệu người dùng, Gapo lại đặt tham vọng sẽ có khoảng 50 triệu người dùng vào cuối năm 2021.
Trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV ngày 8/11, Bộ trưởng khẳng định, Việt Nam không đặt mục tiêu tạo ra mạng xã hội để thay thế mạng xã hội nước ngoài vì mỗi mạng có chức năng riêng, không gian riêng, khách hàng riêng. Việt Nam đã hội nhập, kêu gọi đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, chúng ta có một điều kiện, đó là ai vào đây làm ăn đều phải tuân thủ luật pháp và làm cho Việt Nam thịnh vượng. “Các mạng xã hội Việt Nam sẽ song song tồn tại với điều kiện các mạng xã hội nước ngoài phải tuân thủ luật pháp như các mạng trong nước”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh.
Các mạng xã hội của Việt Nam đều do doanh nghiệp tư nhân thực hiện, nhà nước không có nguồn chi phí để thực hiện. Bộ TT&TT đóng vai trò tạo hành lang pháp lý, khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam, đồng thời tạo cơ chế bình đằng giữa doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp trong nước.
Các hệ sinh thái số có còn “đất diễn” để phát triển?
Đánh giá về cơ hội phát triển của 5 nhóm sản phẩm số trong hệ sinh thái, vị chuyên gia Internet và nội dung số cho rằng, những vấn đề về hệ điều hành, trình duyệt, tìm kiếm hay mạng xã hội là những bài toán đã được giải cách đây hơn 1 thập kỷ và đã quá hoàn chỉnh. “Chúng ta sẽ rất khó để phát minh lại cái bánh xe hoặc nếu có làm được ít nhất về mặt công nghệ thì cũng phải mất hàng thập kỷ để giải bài toán thay đổi hành vi người sử dụng”, vị chuyên gia này nói.
Thay vào đó, chúng ta hoàn toàn có thể làm được các nền tảng như siêu ứng dụng, mà ở đó chúng ta có thể tận dụng tất cả lợi thế Việt Nam có được để kéo người dùng, thay đổi hành vi của họ. Ví dụ như Indonesia tập trung phát triển siêu ứng dụng Go-jek, Malaysia có Grab, hoặc Trung Quốc có WeChat. Trong một số lĩnh vực như truyền hình OTT thì luật pháp Việt Nam còn có nhiều điều kiện thuận lợi hơn cho việc tạo ra các siêu ứng dụng thuần Việt.
Cũng theo vị chuyên gia này, chúng ta có thể bắt đầu từ 1 dịch vụ cơ bản và cần thiết như xem truyền hình trên di động, rồi phát triển dần ra những dịch vụ khác khi đã có đủ người dùng, như vậy Việt Nam sẽ dễ dàng xây dựng hệ sinh thái hơn. “Việt Nam đã trải qua giai đoạn web 2.0, giai đoạn Internet mobile, và sắp tới sẽ là giai đoạn của IoT, Big Data/AI, siêu ứng dụng và sự dịch chuyển sang nền kinh tế/xã hội số”, vị chuyên gia này lý giải.
Trái với quan điểm trên, ông Hà Trung Kiên, CEO mạng xã hội Gapo cho biết: “Trước khi ra mắt Gapo ngày 23/7, tôi và các cộng sự đã có thời gian dài nghiên cứu về tốc độ phát triển Internet và nhu cầu dùng mạng xã hội của người Việt. Chính vì thế, Gapo không phát minh ra bánh xe mới mà chúng tôi tinh chỉnh một bánh xe phù hợp hơn cho người dùng Việt Nam, dựa trên các tiêu chuẩn về văn hóa, tinh thần và thói quen”.
Cũng theo ông Kiên, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển cần ba yếu tố: Thiên thời, địa lợi và nhân hòa. Việc Bộ TT&TT ủng hộ sự phát triển hệ sinh thái số Việt Nam, trong đó có mạng xã hội là thiên thời, giúp Gapo có điều kiện thuận lợi để phát triển. Sau gần 6 tháng đi vào hoạt động, Gapo thu hút gần 3 triệu người dùng, con số này chưa lớn nhưng cho thấy tiềm năng đi lên để chạm mốc mục tiêu 50 triệu người dùng vào cuối năm 2021. “Trong đó sự ủng hộ của Bộ TT&TT với những chính sách mới dành cho hệ sinh thái số nói chung, mạng xã hội nói riêng sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong tiến trình phát triển này của Gapo”, ông Kiên chia sẻ.
Về những khó khăn ông Kiên cho rằng, khó khăn lớn nhất mà mạng xã hội này đang phải đối mặt là thay đổi thói quen của người dùng và tạo dựng cho họ niềm tin về một sản phẩm do người Việt phát triển. Tuy nhiên, ông Kiên khẳng định dù gặp khó khăn nhưng đội ngũ Gapo xác định là điều này không đồng nghĩa với việc không thể chinh phục. Gapo đang nỗ lực kiện toàn bộ máy nhân sự và tối ưu các quy chuẩn để Gapo không chỉ là một mạng xã hội thú vị, hấp dẫn mà còn đáp ứng tiêu chuẩn về văn hóa, tinh thần và pháp luật.
Báo cáo của VinaResearch cho thấy, thời gian sử dụng mạng xã hội trung bình của người Việt năm 2018 là 2,12 giờ trên Zalo và 3,55 giờ trên Facebook, chiếm quá nửa tổng số thời gian mà người dùng sử dụng Internet trong ngày.
Bên cạnh đó, livestream, siêu ứng dụng hay thể thao điện tử esports trở thành xu hướng mới được thế hệ trẻ đón nhận. Tất cả trào lưu này đang diễn ra một cách mạnh mẽ, thay đổi hành vi của khách hàng, đặc biệt là giới trẻ Việt Nam. Họ đã chuyển dần từ xem tivi sang xem các chương trình giải trí trên mạng xã hội, shopping online thay vì đến các siêu thị. Hành vi sinh hoạt và giải trí của người dùng trẻ là luôn tìm đến mobile và Internet đầu tiên.
Do đó, vai trò của hệ sinh thái số trong sự phát triển của ICT, nhất là những sản phẩm “make in Vietnam” sẽ ngày càng quan trọng" alt="Cơ hội nào cho hệ sinh thái sản phẩm số Việt?">Cơ hội nào cho hệ sinh thái sản phẩm số Việt?
-
Nhận định, soi kèo Fatih Vatanspor Nữ vs Galatasaray SK Nữ, 19h00 ngày 27/3: Phá dớp đối đầu
-
Thót tim bố cứu con gái 14 tháng tuổi đuối nước trong tích tắc
Khoảnh khắc thót tim người cha kịp phát hiện con gái 14 tháng tuổi mới tập đi trèo ra bể bơi ngã xuống nước.
" alt="Xe ba gác bất ngờ vọt đi khi không có tài xế">Xe ba gác bất ngờ vọt đi khi không có tài xế