Thể thao

Nhận định, soi kèo PSG vs Brest, 03h00 ngày 20/2: Nhấn chìm đội khách

字号+ 作者:NEWS 来源:Công nghệ 2025-02-23 08:46:20 我要评论(0)

Nguyễn Quang Hải - 19/02/2025 09:10 Cúp C1 Ch bournemouth – man citybournemouth – man city、、

ậnđịnhsoikèoPSGvsBresthngàyNhấnchìmđộikhábournemouth – man city   Nguyễn Quang Hải - 19/02/2025 09:10  Cúp C1 Châu Âu

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Hôm ấy, tôi và vợ cất công quay video để kỷ niệm ngày con chập chững đến trường. Khi video còn chưa dựng xong, vợ tôi nhận được điện thoại của cô giáo, nhắn: "Gia đình đến đón cháu về, ca này đặc biệt khó, trường không nhận được".

Trên đường về, tôi tự hỏi: hơn 15 năm đi dạy, tôi chưa từ chối một học sinh nào, sao bây giờ con tôi lại rơi vào cảnh này. Có phải vì cháu là đứa trẻ đặc biệt?

Qua ba tuổi, con trai tôi vẫn chưa nói được. Chúng tôi đi hết bệnh viện này sang bệnh viện khác để thăm khám. Thường thì sau một vài bài kiểm tra, bác sĩ đều bảo, con chậm nói do thể trạng bị thiếu chất và não bộ phát triển không đồng đều. Vợ tôi nằng nặc đòi gặp thêm bác sĩ tâm lý chuyên về bệnh nhi ở TP HCM. Tại đây, bác sĩ cũng khẳng định cháu chậm nói, gia đình cần học cách chăm để cháu phát triển và nói năng bình thường.

Trường công không nhận, tôi chấp nhận học phí cao để gửi cháu vào trường tư. Tại đây, một cô giáo tiến hành kiểm tra mức độ đặc biệt của con tôi. Sau một vài trò chơi, cô cho rằng cháu bị tự kỷ.

Người nói không, người bảo có, vợ chồng tôi trăm mối lo nay bỗng hóa sợ. Để giải tỏa, thông qua đồng nghiệp đang giảng dạy tại Mỹ, tôi kết nối được với một giáo sư chuyên ngành tâm lý. Vị giáo sư người Mỹ này gửi cho tôi một bảng câu hỏi đồng thời yêu cầu con tôi vẽ các vòng tròn ngẫu nhiên, để xác định trường hợp của cháu.

Tôi và vợ đã trả lời hết sức tỉ mẩn, cẩn thận các câu hỏi về quá trình nuôi dạy cháu, phản ứng hàng ngày của cháu với gia đình, với môi trường bên ngoài. Sau khi nghiên cứu câu trả lời của chúng tôi và các bức vẽ của cháu, giáo sư khẳng định cháu ở dạng đặc biệt, có thể hiểu là một dạng của phổ tự kỷ (high level). Nếu nhận được sự giáo dục phù hợp, có thể cháu sẽ hòa nhập tốt với cuộc sống.

Việt Nam có môi trường giáo dục như thế không? Thêm một lần nữa, chúng tôi hoang mang, lo sợ. Nếu con tôi là trẻ tự kỷ mà tôi để cháu học chương trình bình thường thì quá trình điều trị cho cháu sẽ vô tác dụng. Còn nếu cháu không bị tự kỷ, vợ chồng tôi cho cháu học chương trình giáo dục trẻ tự kỷ thì sau này chúng tôi sẽ có tội lớn với con.

Nhưng Việt Nam chưa có trường công dành riêng cho trẻ tự kỷ.

Theo một công bố vào đầu năm 2019 của Tổng cục Thống kê, Việt Nam hiện có khoảng một triệu người tự kỷ, tỷ lệ trẻ mắc chứng tự kỷ ước tính là 1% số trẻ sinh ra.

Thống kê của ngành giáo dục năm 2020 cho thấy tự kỷ chiếm 30% trẻ khuyết tật trong trường học. Nhóm trẻ tự kỷ này có thể học chung với trẻ khuyết tật trong khoảng 20 trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập và 100 cơ sở giáo dục chuyên biệt công lập trên cả nước. Nhưng việc áp dụng phương pháp giáo dục chung cho nhóm trẻ khuyết tật thể chất và trí tuệ được các chuyên gia đánh giá là không hiệu quả, đặc biệt đối với trẻ tự kỷ.

Vì thế tôi không tự tin con mình sẽ "hòa nhập tốt với cuộc sống" như mong đợi của vị giáo sư người Mỹ nếu cho cháu vào các trung tâm giáo dục này. Tôi muốn cháu có cơ hội trưởng thành chứ không chỉ tìm một chỗ để gửi con qua ngày.

Những thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM, Cần Thơ có các trường tư chuyên dạy cho trẻ tự kỷ nhưng chi phí không hề rẻ. Ngoài ra, theo tìm hiểu của tôi, nhân lực - vật lực và phương pháp giáo dục của các cơ sở này còn nhiều hạn chế so với yêu cầu đặc biệt dành cho giáo dục tự kỷ.

Không thể tập trung cho công việc vì phải dành thời gian tìm phương án vẹn toàn cho con, nhiều lúc quẩn quá tôi đã tính nghỉ làm, ở nhà trồng rau, nuôi cá, có gì ăn nấy để chăm con, chỉ mong cháu khỏe mạnh, lớn lên bình thường. Tôi đã quá sợ ánh mắt của mọi người nhìn cháu trong quán ăn, quán cà phê mỗi khi cháu cười to, hoặc la to vì không ưng ý.

Trong lúc luẩn quẩn "như gà mắc tóc", tôi nhớ ra người bạn lấy chồng Hàn Quốc, cũng có đứa con đặc biệt đang điều trị và nhận được chính sách giáo dục ưu đãi. Tôi tìm hiểu và khá ưng cách họ dạy cho trẻ bằng phương pháp một giáo viên kèm một trẻ, với chính sách hỗ trợ học phí tùy theo mức độ tự kỷ của trẻ, được đánh giá bởi nhà chuyên môn theo quy định của chính phủ.

Lúc này, tôi đổi hướng đăng ký học tiến sĩ ở Hàn Quốc, với mục tiêu sau khi hoàn thành khóa học, xin được việc làm để có visa định cư, tìm cơ hội, môi trường học tập cho con trai.

Hàng năm, Liên Hợp Quốc chọn 2/4 làm Ngày Thế giới nhận thức chứng tự kỷ với mục đích khuyến cáo các quốc gia tăng cường sự quan tâm đến hội chứng này. Việt Nam luôn nhấn mạnh mục tiêu bảo đảm công bằng trong quyền tiếp cận giáo dục để không ai bị bỏ lại phía sau. Đây là cơ sở để tôi hy vọng đất nước sẽ sớm có những trường công lập dành cho trẻ tự kỷ. Lúc đó, tôi sẽ đưa con trở về, để con được trưởng thành giữa vòng tay của những người yêu thương, trong cộng đồng mà cháu thuộc về và muốn gắn bó.

Còn bây giờ, gia đình tôi phải bắt đầu một hành trình mới, đầy khó khăn để con được đi học và để vợ chồng tôi vượt qua ám ảnh đau lòng về cuộc gọi vào mùa thu năm đó, từ trường mầm non mà tôi đã muốn gửi con vào.

Nguyễn Nam Cường

" alt="Con tôi tự kỷ" width="90" height="59"/>

Con tôi tự kỷ

sach vo.jpg
Cuốn 'Vẫn như mọi khi: Chỉ dẫn về những gì không bao giờ thay đổi' bản tiếng Anh dày 240 trang. Ảnh: Englishbookhouse 

Dưới đây là chia sẻ của tác giả về cuốn sách trên CNBC: 

Lạc quan và bi quan đều rất khó giải quyết. 

Sự bi quan là điều cần thiết để tồn tại và giúp ta chuẩn bị cho những rủi ro trước khi chúng ập đến. Nhưng sự lạc quan cũng cần thiết không kém. Niềm tin rằng mọi thứ có thể và sẽ tốt hơn ngay cả khi chưa có bằng chứng rõ ràng là một trong những phần thiết yếu của mọi việc, từ mối quan hệ lành mạnh đến đầu tư dài hạn.

Lạc quan và bi quan có vẻ như là những suy nghĩ trái ngược nhau vì vậy mọi người thường thích cái này hay cái kia hơn.

Nhưng trong cuốn sách của tôi mang tên Vẫn như mọi khi: Chỉ dẫn về những gì không bao giờ thay đổi, tôi viết về lý do biết cách cân bằng lạc quan - bi quan luôn là một trong những kỹ năng quan trọng nhất của cuộc sống.

ty phu.jpg
Bill Gates luôn để dành nhiều tiền mặt đề phòng bất trắc ngay từ khi mới khởi nghiệp. Ảnh: Aarp

Người thành công tìm được sự cân bằng giữa bi quan và lạc quan

Bill Gates là một ví dụ điển hình cho thấy hiệu quả của kỹ năng tiềm ẩn trên. Kể từ ngày thành lập hãng Microsoft, ông đã nhất quyết phải luôn có đủ tiền mặt trong ngân hàng để duy trì công ty tồn tại tối thiểu 12 tháng mà không có doanh thu.

Năm 1995, nhà báo Charlie Rose hỏi Gates tại sao lại giữ nhiều tiền mặt như vậy. Gates giải thích, trong công nghệ, mọi thứ thay đổi nhanh chóng đến mức khó đảm bảo hoạt động kinh doanh trong năm tới “kể cả Microsoft”.

Năm 2007, vị tỷ phú tâm sự: “Tôi luôn lo lắng vì những người làm việc cho tôi đều lớn tuổi hơn tôi và đã có con. Tôi luôn nghĩ nếu họ không được trả lương thì sẽ ra sao? Liệu tôi có thể trả đủ lương không?”. 

Ở đây, sự lạc quan và tự tin xen lẫn bi quan nặng nề. Điều mà Gates nhận ra là bạn chỉ có thể lạc quan về lâu dài nếu bạn đủ bi quan để sống sót trong ngắn hạn.

Tại sao bạn nên cố gắng trở thành một 'người lạc quan có lý trí’? 

Một điều quan trọng cần nhận ra ở đây là sự lạc quan và bi quan như tồn tại ở hai đầu của quang phổ (dải màu gần giống với màu sắc cầu vồng). 

Ở một đầu của dải màu, bạn có những người lạc quan thuần túy. Họ nghĩ mọi thứ đều tuyệt vời, sẽ luôn tuyệt vời; ai luôn nhìn mọi chuyện tiêu cực là có khuyết điểm về tính cách. Họ quá tự tin vào bản thân đến mức không thể cảm nhận được có chuyện gì không ổn.

Ở đầu bên kia của dải màu, bạn có những người bi quan thuần túy. Họ nghĩ mọi thứ đều khủng khiếp, sẽ luôn khủng khiếp. Họ thiếu tự tin quá mức. Họ là đối cực của những người lạc quan thuần túy và tách biệt khỏi thực tế.

Ở giữa của dải màu là người lạc quan có lý trí: những người thừa nhận rằng lịch sử là một chuỗi liên tục các vấn đề, thất vọng và thất bại nhưng họ vẫn lạc quan vì họ biết rằng thất bại không ngăn cản tiến trình. 

Vì vậy, kinh nghiệm trong bất kỳ lĩnh vực nào - từ tài chính, sự nghiệp đến các mối quan hệ - là khả năng vượt qua các vấn đề ngắn hạn để có thể gắn bó và tận hưởng sự phát triển lâu dài.

Hãy tiết kiệm như một người bi quan và đầu tư như một người lạc quan.

Lên kế hoạch như một người bi quan và mơ ước như một người lạc quan.

Những điều trên có thể giống như các kỹ năng mâu thuẫn nhau. Thật khó để nhận ra cả lạc quan và bi quan có thể và nên cùng tồn tại. Nhưng đó là điều bạn thấy trong hầu hết nỗ lực thành công lâu dài.

“Muốn hiểu về thế giới đang thay đổi? Hãy bắt đầu với những gì đang giữ nguyên. Đó là kết luận đáng kinh ngạc trong cuốn sách hấp dẫn, hữu ích và mang tính giải trí cao của Morgan Housel”, Giáo sư Arthur C. Brooks, Trường Kinh doanh Harvard đánh giá về cuốn Vẫn như mọi khi: Chỉ dẫn về những gì không bao giờ thay đổi. 

" alt="Cuốn sách tiết lộ bí mật tiền bạc của tỷ phú Bill Gates" width="90" height="59"/>

Cuốn sách tiết lộ bí mật tiền bạc của tỷ phú Bill Gates

W-bf467cbace9818c64189-2.jpg
Cuốn sách vừa được Tân Việt Books phát hành vào đúng dịp kỷ niệm 60 năm Tổng thống Mỹ Kennedy bị ám sát. Ảnh: Lukas Lã. 

Một cuộc đời dang dởlà cuốn sách vừa được phát hành do dịch giả Tiến sĩ Nguyễn Sỹ Hưng chuyển ngữ vào đúng thời điểm 60 năm sau khi Tổng thống Mỹ Kennedy bị ám sát.

Tổng thống Kennedy bị bắn chết khi đang ngồi trên xe diễu hành qua Dallas ngày 22/11/1963, khi ông mới 46 tuổi. Hàng ngàn cuốn sách, bài báo, chương trình truyền hình và phim đã khai thác ý tưởng rằng vụ ám sát nhà lãnh đạo này là kết quả của một thuyết âm mưu tỉ mỉ.

untitled 1.jpg
Tiến sĩ Nguyễn Sỹ Hưng và diễn giả Nguyễn Thu Trang tại sự kiện ra mắt sách 'Một cuộc đời dang dở' tại Hà Nội. 

Đã có nhiều cuốn sách được viết về Kennedy suốt những năm qua, trong đó có cuốn sách vô cùng ấn tượng của sử gia người Mỹ Robert Dallek. Dịch giả, TS. Nguyễn Sỹ Hưng bị cuốn sách này thu hút khi ông tới Mỹ năm 2008 và bắt tay vào dịch nó trong nhiều năm trước khi Tân Việt Books liên hệ mua bản quyền phát hành cuốn sách bằng tiếng Việt.

"Sách về Kennedy có nhiều, nhưng cuốn của Robert Dallek đặc biệt thú vị, hấp dẫn vì nó đưa ra được các tài liệu mật về đời tư của Kennedy mà trước đó chưa từng được công bố",  TS. Nguyễn Sỹ Hưng chia sẻ. 

Bản dịch của ông dài tới 1000 trang nhưng sau đó được biên tập gọn lại, cắt bỏ những chi tiết quá nhạy cảm để đưa vào cuốn sách dày gần 600 trang vừa ra mắt độc giả. 

Nếu chỉ nói một câu về cuốn sách phát hành, ông có thể nói điều gì với độc giả? Trả lời câu hỏi này của diễn giả Nguyễn Thu Trang - Phó Tổng giám đốc Tân Việt Books trong sự kiện ra mắt sách Một cuộc đời dang dởchiều 17/11, TS. Nguyễn Sỹ Hưng nói: "Tóm tắt cuốn sách dày 600 trang trong một câu là điều gần như không tưởng nhưng nếu chỉ cho nói một câu tôi chỉ có thể nói: Rất hấp dẫn, đáng đọc!’ Hãy đọc đến trang cuối cùng và khi gấp cuốn sách lại, bạn sẽ có một bức tranh hoàn chỉnh, thú vị về Kennedy - một trong những nhân vật hấp dẫn nhất của thế kỷ 20". 

Câu hỏi này khó như là chính sự kiện đã diễn ra 60 năm trước. Ngay sau khi đưa tang JFK, Tổng thống L. Johnson đã quyết định thành lập một Uỷ ban do Chánh án Liên bang Earl Warren đứng đầu để tìm nguyên nhân đích thực và kẻ đứng sau sự kiện này. Uỷ ban này có tên là Warren và mặc dù Uỷ ban đã có báo cáo nhưng dân chúng Mỹ và các nhà nghiên cứu không hề thỏa mãn với các kết luận của Uỷ ban. Cho đến nay, các giả thuyết về kẻ sát thủ đích thực vẫn còn là một câu hỏi chưa có câu trả lời. Chính điều này cũng khiến cho dư luận đưa ra nhiều giả thuyết-thuyết âm mưu khác nhau nhưng chưa có giả thuyết nào đủ căn cứ thuyết phục.

W-3d6144621341c51f9c50-2.jpg
 Ảnh: Lukas Lã. 

TS Nguyễn Sỹ Hưng nói, mặc dù được đánh giá cao và gần như là thần tượng của dân Mỹ nhưng Kennedy có 2 yếu điểm chí mạng mà không hiểu sao, bằng cách nào đó ông ta vẫn vượt qua để trở thành Tổng thống của Hoa Kỳ và còn được đánh giá rất cao.

Thứ nhất đó là tình trạng sức khỏe tồi tệ của ông suốt từ năm 6 tuổi, thậm chí có những lần bác sĩ còn tiên đoán tình trạng không qua khỏi nhưng rồi cuối cùng Kennedy vẫn vượt qua. Các tài liệu hồ sơ sức khỏe của Kennedy được che giấu tài tình nhưng sự kiên trì, quyết tâm và nghị lực phi thường vượt qua khó khăn giúp ông đạt được mọi mục tiêu.

Yếu điểm thứ hai của Kennedy là thói trăng hoa. "Cuốn tiểu sử này của Robert Dallek đã không né tránh mà nêu nhiều câu chuyện về các mối quan hệ ngoài luồng và các cuộc vui chơi quá đà của Kennedy, trong đó có cả mối quan hệ trên mức bình thường với khá nhiều nữ nhân mờ ám về xuất thân và chính trị.

jfk marilyn monroe 76bac045228c4d78990448f6b41d820e.jpg
Kennedy và Marilyn Monroe. 

Trong danh sách đó có cả các nữ nhân có quan hệ với giới mafia, thế giới ngầm của Mỹ. Trong giai đoạn cuối là các lần gặp gỡ của Kennedy với nữ minh tinh nổi tiếng và đầy tai tiếng Marilyn Monroe. Sau tiệc sinh nhật lần thứ 45 của Tổng thống, Marilyn Monroe nhiều lần vào Nhà Trắng để gặp Kennedy. Thậm chí một số nguồn tin cho rằng cái chết của Marilyn Monroe là có bàn tay của anh em nhà Kennedy", dịch giả chia sẻ. 

Một cuộc đời dang dở là cuốn sách đáng đọc về một trong những Tổng thống đặc biệt nhất nước Mỹ với nhiều tư liệu hấp dẫn, cuốn hút, khai thác Kennedy ở cả khía cạnh chính trị gia cũng như một người đàn ông đào hoa, lịch thiệp. 

Tổng thống John F. Kennedy, một cuộc đời dang dởCuốn sách 'Một cuộc đời dang dở: John F. Kennedy, 1917-1963' mô tả bức chân dung chính xác về Tổng thống John Fitzgerald Kennedy.- vị tổng thống trẻ tuổi nhất trong lịch sử hơn 200 năm của Hoa Kỳ." alt="Cuốn sách phơi bày nhiều bí mật đời tư của Tổng thống Mỹ bị ám sát ở tuổi 46" width="90" height="59"/>

Cuốn sách phơi bày nhiều bí mật đời tư của Tổng thống Mỹ bị ám sát ở tuổi 46