Hà Nội vừa quyết định ban hành Kế hoạch kiểm tra,àNộiràsoáttoànbộcôngtrìnhcũnguyhiểbong dá rà soát, đánh giá an toàn chịu lực nhà ở và công trình công cộng cũ, nguy hiểm trên địa bàn Thành phố.
Theo đó, Thành phố sẽ kiểm tra hiện trạng, thống kê đánh giá về mức độ an toàn chịu lực với các công trình trên địa bàn bao gồm: Nhà chung cư xây dựng trước năm 1994 (trừ các công trình tái định cư do Công ty TNHH MTV Quản lý nhà và Phát triển nhà Hà Nội quản lý); nhà biệt thự; trụ sở làm việc; công trình có tuổi thọ trên 60 năm và các công trình có dấu hiệu nguy hiểm, mất an toàn trên địa bàn Thành phố.
Công tác kiểm tra, đánh giá mức độ an toàn chịu lực công trình được thực hiện bằng phương pháp đo đạc, đánh giá trực quan của người quản lý sử dụng công trình; Lập danh mục báo cáo sơ bộ tình trạng hư hỏng đối với các công trình được xác định là nguy hiểm, mất an toàn cho người sử dụng; kiểm tra, xác minh đối chiếu và tổng hợp, đánh giá, phân loại.
Hiện trường vụ sập nhà số 43 phố Cửa Bắc rạng sáng ngày 4/8. |
Đối tượng thực hiện việc kiểm tra hiện trạng về mức độ an toàn chịu lực của công trình bao gồm các cá nhân, tổ chức được nhà nước giao quản lý sử dụng công trình. Các công trình xây dựng thuộc đối tượng điều tra khảo sát là các công trình xây dựng có dấu hiệu mất an toàn chịu lực cụ thể: những chung cư được xây dựng từ trước năm 1994; nhà biệt thự, trụ sở làm việc, công trình công cộng có tuổi thọ trên 60 năm; các công trình xây dựng khác có dấu hiệu nguy hiểm, mất an toàn.
Theo kế hoạch, từ 15/7 – 15/8/2016 sẽ lập danh sách, đánh giá bước đầu của người quản lý, sử dụng. Từ 16/8 – 16/12/2016, Chuyên gia khảo sát, đánh giá sơ bộ. Năm 2017 sẽ tổ chức khảo sát, đánh giá chi tiết.
Vừa qua, tại Hà Nội đã xảy ra sự cố sập nhà nghiêm trọng tại ngôi nhà số 43 phố Cửa Bắc, Ba Đình vào rạng sáng 4/8 cướp đi sinh mạng của 2 người, làm bị thương nhiều người. Nguyên nhân ban đầu dẫn đến sập nhà được nhận định là do công trình số 43 phố Cửa Bắc đã được xây dựng từ lâu, vào khoảng những năm 1980 của thế kỷ trước, nhưng móng nhà hầu như không có. Bên cạnh đó, ngôi nhà bị đổ sập còn bắt nguồn từ việc xây dựng, đào móng của ngôi nhà liền kề số 41 Cửa Bắc.
Trao đổi về vấn đề này, KTS Phạm Thanh Tùng, Chánh Văn phòng Hội KTS Việt Nam cho rằng, không ai mong nhà sập nhưng việc sập nhà ở Hà Nội là điều không bất ngờ. Theo ông Tùng, khi cấp phép xây dựng thì dứt khoát đối với những công trình liền kề trong các khu phố cũ bắt buộc phải có đánh giá tác động môi trường của nhà đó xem có ảnh hưởng đến nhà bên cạnh không. Phải kiểm tra được biện pháp thi công nữa. Đây là nguyên tắc.
“Cho nên quản lý xây dựng phải rất chặt chẽ chứ không phải là một vài văn bản. Và đồng thời thanh tra xây dựng phải có chuyên môn không phải chỉ kiểm tra có cái giấy phép là đi về. Chúng ta thanh tra xây dựng đang làm theo kiểu có giấy phép là đi về chứ không có phát hiện” – vị Chánh Văn phòng Hội KTS Việt Nam nhấn mạnh.
Cũng theo ông Tùng, ở nước ngoài, cơ quan quản lý đều có dữ liệu về lai lịch, thiết kế của từng ngôi nhà, tuyến phố. Còn ở đây nhà đổ sập rồi mới cãi nhau, cái đó là chúng ta đi giải quyết hậu quả chứ không phải ngăn ngừa. Hà Nội phải coi ngôi nhà như một bệnh nhân, phải có sổ y bạ cho từng ngôi nhà.
Hồng Khanh