Nhận định, soi kèo U19 Sông Lam Nghệ An vs U19 PVF Việt Nam, 14h30 ngày 14/1: Đánh chiếm ngôi đầu
相关文章
- 、
-
Siêu máy tính dự đoán Torino vs Juventus, 0h00 ngày 12/1 -
Hiến tạng ở Bắc Giang: ‘Người ta hỏi tôi bán tim chồng được bao nhiêu tiền?’Căn nhà của chị Giang ở huyện Hiệp Hòa. Ảnh: Nguyễn Thảo
Gần 1 năm sau ngày đó, nỗi đau vẫn chưa nguôi ngoai với những người còn ở lại.
“Có hôm con trai út mất ngủ, cháu bảo: “Ước gì có bố ở đây để bố gãi lưng cho con”. Thường ngày, chồng tôi vừa gãi lưng vừa hát ru con ngủ nên nó rất quấn bố. Nghe con nói, nước mắt tôi lại chảy dài”, chị Giang kể lại.
“Có những lúc, tôi chỉ muốn đi theo anh ấy”
Theo lời chị Giang, chồng chị là chỗ dựa về kinh tế và cả tinh thần cho cả gia đình nên thời gian dài sau khi anh ra đi, chị đã rất chông chênh.
Hai vợ chồng kết hôn năm 2006, khi anh 25 tuổi, chị 20. Trong một lần đi ăn cỗ, họ gặp gỡ và làm quen. Biết anh là người có học, hiền lành nên anh ngỏ lời, chị gật đầu. Cảnh nghèo khó vẫn khiến chị nhớ mãi, khi để đủ tiền cưới vợ anh phải cắm xe máy, vay mượn khắp nơi.
Nhà anh Soái có 6 chị em, anh là con trai út. Khi về làm dâu, bố mẹ chồng chị Giang đều ngoài 70 tuổi, mẹ chồng chị bắt đầu không còn minh mẫn. Bà không tự chủ được việc ăn cơm, vệ sinh nên hai vợ chồng đều phải thay nhau chăm lo.
Trước khi mất, anh Soái có ý định sửa nhà nhưng chưa kịp thực hiện thì anh gặp tai nạn. Ảnh: Nguyễn Thảo
Năm 2007, con trai đầu lòng của họ chào đời, lần lượt sau đó năm 2009 và 2015, họ sinh thêm 2 con.
Biết vợ phải chăm sóc 3 con và bố mẹ chồng đau yếu nên anh Soái cố gắng làm việc để chị không phải vất vả kiếm tiền. Với nghề lắp điện, nước dân dụng, anh phải nuôi cả gia đình có 7 người.
“Nửa năm trước ngày anh mất, tôi nói mãi anh mới đồng ý cho vợ đi làm công nhân. Mỗi ngày làm việc và đi lại mất 14 tiếng, tôi về nhà khi trời đã tối mịt. Việc chăm con, mẹ già đều do anh đảm nhiệm”.
Đêm trước ngày gặp tai nạn, anh còn chia sẻ với vợ đầy hi vọng rằng, nếu Tết này anh lấy được khoản tiền công, họ sẽ sửa nhà. Căn nhà hiện tại đã quá cũ. Nhưng mọi việc đều thành dang dở…
"Nỗi đau quá lớn, tôi không muốn nhắc lại nhưng tôi vẫn phải chia sẻ để nhiều người hiểu hơn về ý nghĩa của việc hiến tạng", chị Giang nói. Ảnh: Nguyễn Thảo Điều khiến chị Giang đau đớn không chỉ là vì mất chồng sau vụ tai nạn mà còn là những điều tiếng khi gia đình chị quyết định hiến mô, tạng của anh.
“Có một lần bé C. - cháu bé được nhận tim của chồng chị ở Lạng Sơn, về chơi cùng gia đình tôi. Tôi đăng ảnh lên facebook để sau này các con lớn lên và biết rằng, bố đã mất nhưng tim của bố vẫn sống trong hình hài những người khác. Vậy mà có người vào nhắn tin hỏi tôi: “Bán tim chồng được bao nhiêu tiền?”.
Con trai chị đi học cũng phải chịu dị nghị rằng, mẹ em đã bán nội tạng bố để lấy tiền. Em bật khóc ngay ở trường.
“Sau này, khi Bộ Y tế truy tặng Kỷ niệm chương “Vì sức khỏe nhân dân” cho chồng tôi, nhiều người mới hiểu và con trai - cháu càng tự hào hơn về người đã sinh ra mình”, chị nói.
Cú sốc vì chồng qua đời và những điều tiếng đã làm chị Giang gục ngã. Nhiều tháng liền chị đóng cửa ở trong nhà, một thời gian dài không ăn uống, chị gầy rộc, chỉ còn 38kg.
“Đã có lúc quá đau đớn, tôi chỉ muốn đi theo anh ấy. Có những ngày tôi nấu cơm cho con ăn mà đổ nước mắm vào nồi cơm, có những hôm đưa xe đi đổ xăng rồi không biết đi đâu, hết xăng lại dắt bộ về nhà.
Nhưng khi người chị chồng nhắc tôi: “Cậu bỏ lại cho mợ gánh nặng như vậy mà mợ lại không vững vàng thì ai lo cho các cháu?”, tôi đã tỉnh ra”.
"Vì con tôi phải đứng dậy"
Không thể làm ở công ty vì mất nhiều thời gian, chị Giang chọn các công việc bán thời gian để có điều kiện chăm sóc 3 con. Hiện, chị làm cho xưởng nước gần nhà với mức lương 2-3 triệu đồng/tháng và tư vấn bảo hiểm cho khách hàng.
Tấm băng rôn của Lễ truy tặng được treo trong nhà anh Soái. Ảnh: Nguyễn Thảo “Một lần, ngày 5/5 âm lịch vừa rồi, tôi đi làm từ Bắc Ninh về nhà quá giờ trưa, nhìn nhà nào cũng sum vầy ăn uống, 3 đứa con mình thẫn thờ đợi mẹ về, chỉ muốn chảy nước mắt. Thương con, tôi gắng làm để bốn mẹ con có đủ cái ăn”.
Bù lại, 3 đứa con chị đều thương và hiểu hoàn cảnh của mẹ. Những hôm chị bận làm, bữa cơm chỉ có quả cà, bát rau muống và bìa đậu nhưng các em vẫn ăn ngon lành.
“Những ngày hết tiền, tôi bảo con: “Mẹ không thể vay để ăn được, như vậy chỉ còn nước bán nhà mà trả nợ. Mẹ muốn cho các con ăn ngon nhưng không có điều kiện, khi nào có tiền mẹ mua món ngon cho con. Các cháu có ý thức lắm, chưa một lần đòi hỏi.
Thậm chí, cu út còn an ủi mẹ: “Mẹ không phải lo, phải buồn, sau này con xây cho mẹ ngôi nhà tỉ tầng. Chả biết cháu nghe đâu ra bảo “ngôi nhà tỉ tầng”, chị bật cười trong nước mắt.
Những ngày chị đưa con đi làm cùng ở xưởng nước đóng chai, thấy mẹ rửa bình mệt, Đạt cũng nói: “Mẹ ngồi đây nghỉ đi, mệt thì con rửa cho”.
Bó hoa sen chị Giang hái trên đường đi làm về được đặt lên bàn thờ chồng. Ảnh: Nguyễn Thảo Không chỉ chăm các con, người mẹ chồng nay được bác cả đón về chăm nom cũng được chị quan tâm. “Mỗi lần mẹ đau ốm, dù không có nhiều tôi vẫn muốn cùng các anh lo cho mẹ. Tôi thương mẹ và cũng muốn thay chồng tôi lo cho bà như ngày còn sống anh đã làm”.
Bàn thờ của anh Soái khá đơn giản, nổi bật là lọ sen hồng được vợ anh hái khi trên đường đi làm về.
“Ngày còn sống, anh bảo: “Kỷ niệm 10 năm ngày cưới, gia đình mình sẽ đi chụp lại bộ ảnh cưới cùng 3 con”.
Đến hẹn 10 năm mà không đủ tiền để chụp, anh lại bảo “Chờ anh đến dịp 15 năm em nhé”.
Năm sau, tròn 15 năm như lời anh nói, dẫu có đủ tiền thì người lại không còn”, nhắc đến đó, chị Giang òa khóc.
Hai cha con bật khóc khi ăn món mẹ nấu trước khi qua đời
Năm năm trước, người mẹ khi vừa nấu xong món thịt kho thì đột quỵ không qua khỏi. Chồng và con gái của bà bảo quản đông lạnh món ăn cuối cùng này, gần đây mới đem ra thưởng thức lại.
"> -
Tâm sự, bạn trai mới quen 1 tháng ngỏ ý vay tôi 200 triệu làm ănNửa mừng nửa lo, em xin chia sẻ để mọi người đánh giá về con người anh giúp em. Bởi cuộc sống của em vốn đã không may mắn, nếu lần này, thêm một chuyện buồn, thì quả thật em khó có thể hi vọng thêm lần nữa. Em xin kể hoàn cảnh và mối quan hệ mới của mình, nhờ các độc giả cho em lời khuyên.
Cách đây 12 năm, em và chồng kết hôn. Hoàn cảnh gia đình cả 2 bên đều khó khăn, công việc cũng bấp bênh nên cuộc sống của chúng em chẳng lấy gì làm dư giả. Sau đó, lần lượt 2 đứa con chào đời khiến cả hai thêm áp lực.
Làm ruộng thường xuyên mất mùa, làm phụ hồ cũng vất vả mà thu nhập không là bao nên chúng em vay mượn họ hàng, bạn bè… một số tiền cho chồng em đi xuất khẩu lao động tại Đài Loan (Trung Quốc).
Chồng em đi làm được 2 năm, nhờ chăm chỉ, chịu khó, anh gửi về nhà số tiền không nhỏ. Gia đình em nhờ đó trả được khoản nợ vay để anh đi xuất khẩu lao động và có đồng ra đồng vào. Anh nói, cố gắng làm ăn thêm một thời gian, kiếm ít vốn về quê để đầu tư, lo cho cuộc sống vợ con êm ấm. Em nghe vậy thì hạnh phúc lắm, ở nhà chăm lo cho gia đình, đợi ngày anh về đoàn tụ.
Vậy mà, sang năm thứ 3, một tai nạn lao động bất ngờ đã cướp đi người chồng của em. Em đau đớn như chết đi sống lại. Nhưng rồi gia đình hai bên đều động viên em đứng dậy bởi em còn các con, còn cả tương lai phía trước.
Chồng mất, mẹ con em nhận được một khoản tiền đền bù. Nhờ người bạn làm môi giới nhà đất tư vấn, em dùng đó để đầu tư mua 2 miếng đất. Mấy năm sau, đất bất ngờ được giá, em đem bán được một khoản không nhỏ. Sau đó, em tiếp tục mua thêm để sinh lời… Cứ như thế, chỉ trong thời gian ngắn, em may mắn trở thành người có tài sản.
Khi có tiền, em lo cho hai con ăn học đàng hoàng. Không chỉ vậy, em còn giúp đỡ bố mẹ 2 bên. Bố mẹ chồng rất thương em, ông bà động viên em đi bước nữa cho có người bầu bạn…
Thời gian đầu em gạt phăng đi nhưng lâu dần, em thật sự thấy cô đơn. Cuộc sống không còn phải lo nghĩ quá nhiều về tiền bạc, con cái cũng đều chăm ngoan, em bắt đầu mở rộng các mối quan hệ hơn.
Em tìm hiểu và cũng được bạn bè, họ hàng giới thiệu cho nhiều người đàn ông tuy nhiên chưa thấy ai phù hợp. Gần đây nhất, em quen một bạn nam thua em 3 tuổi. Người này đã ly hôn cách đây 1 năm. Anh là người đàn ông đẹp trai nhất trong số những người em từng gặp. Không chỉ vậy anh ăn nói rất dễ nghe, lại cư xử lịch thiệp khiến con tim em như một lần nữa được sống lại.
Anh chăm sóc em rất chu đáo và ngỏ ý muốn lo cho em và các con cả đời. Thời gian quen quá ngắn nhưng thực sự chúng em như đã gặp nhau từ lâu, như tìm được tri kỷ của đời mình.
Mới đây, anh chia sẻ công việc làm ăn gặp khó khăn và muốn mượn em một khoản tiền là 200 triệu đồng để giải quyết. Anh hứa sẽ có giấy ghi nợ và trả em cả phần lãi trong thời gian sớm nhất.
Thực sự đó không phải là khoản tiền lớn với em nhưng người bạn thân em biết chuyện khuyên em không nên bởi bạn em cho rằng, vừa quen đã mượn tiền chứng tỏ con người anh không đàng hoàng.
Nhưng em tìm hiểu thì được biết, anh đang đầu tư làm ăn và đúng thật là có gặp khó khăn chứ không phải lừa dối em.
Xin độc giả cho em lời khuyên em nên xử trí như thế nào trong trường hợp này. Em thực sự không muốn mất đi mối quan hệ tốt đẹp với anh vì hình như em yêu anh mất rồi và anh cũng vậy. Em xin cảm ơn.
Có nên từ bỏ cuộc sống gia đình yên ổn để đến với tình yêu đích thực?
Cuộc gặp với em hôm đó ở buổi họp lớp đã trở thành bước ngoặt của cuộc đời tôi.
"> -
Mấy ngày nay người ta ồn ào xung quanh chuyện nam ca sĩ Sơn Tùng M-TP đạt hơn 12 triệu lượt xem sau nửa ngày phát hành MV mới. Không bàn đến chuyện chất lượng chuyên môn của sản phẩm này bởi gần như cứ mỗi lần ra bài hát mới, Sơn Tùng M-TP đều phá sâu những kỷ lục của mình nhờ lượng fan vô cùng hùng hậu. Trong đó, phần lớn là những người trẻ, còn đang ngồi trên ghế nhà trường, là học sinh, sinh viên từ khắp mọi miền Tổ quốc. Bạn trẻ được gì sau những ngày 'cày view' cho thần tượng?Tôi là một người thuộc thế hệ đầu 9x, tất nhiên tính đến thời điểm hiện tại, tôi cũng không còn quá trẻ và không có thời gian để tham gia vào "phong trào cày view" của cộng đồng người hâm mộ Sơn Tùng M-TP. Tôi có một công việc chiếm hết thời gian hành chính, ngoài giờ làm tôi dành thời gian ít ỏi còn lại cho gia đình, con cái. Guồng quay của cuộc sống đôi khi khiến tôi cảm thấy thiếu thời gian cho một ngày.
>> Không sợ thất nghiệp nếu học đại học nghiêm túc
Giới trẻ ngày nay dường như không cảm thấy như vậy. Xung quanh tôi, đâu đâu cũng có bóng dáng của Sky (biệt danh của hội fan Sơn Tùng M-TP). Từ mấy bạn sinh viên thuê trọ nhà bên, mấy đứa em họ đến những đứa cháu mới đang ở độ tuổi học sinh tiểu học của tôi. Đã có lần tôi thấy đứa cháu 7 tuổi của mình ngồi lì trước màn hình máy tính tới tận 1-2 giờ sáng chỉ để bật đi bật lại MV mới của anh chàng ca sĩ trẻ kia - cái việc được chúng gọi là "cày view cho Sếp".
Có lẽ sẽ có nhiều người cho rằng tôi là người lạc hậu, không còn trẻ trung để hiểu suy nghĩ của lớp trẻ. Nhưng gần 10 năm về trước, tôi cũng là sinh viên như các bạn bây giờ. Ngoài giờ học ở trường, tôi dành thời gian đi làm thêm, vừa kiếm thêm thu nhập phục vụ sinh hoạt cá nhân, vừa để va chạm thực tế, tích lũy thêm kinh nghiệm, vốn sống để chuẩn bị hành trang cho tương lai sau này khi ra trường. Điều này luôn cần thiết với bất cứ sinh viên dù học chuyên ngành nào đi chăng nữa. Và những người bạn đồng trang lứa với tôi cũng đều như vậy.
>> Tư tưởng 'bỏ Đại học, đi làm sớm' khiến tôi sống chật vật qua ngày
Tuy nhiên, lứa trẻ ngày nay dường như không có cùng quan điểm như thế. Thay vì lao ra đời, lăn lộn với thực tế, sinh viên bây giờ lo cặm cụi ngồi trước màn hình máy tính, điện thoại để... "cày view" cho thần tượng. Họ "cày" từ trên giảng đường đến khi rời lớp học, từ trong nhà ra ngoài phố, từ lúc ăn đến lúc ngủ, bất kể ngày hay đêm. Và họ coi đó như một niềm tự hào, mang ra để khoe với chúng bạn.
Tôi tự hỏi các bạn trẻ sẽ được gì sau những màn "cày cuốc" quên ngày tháng như vậy? Được thỏa mãn thứ gọi là "đam mê"? Được thần tượng để mắt tới? Được nổi tiếng? Hay kiếm được chút tiền bạc hay kinh nghiệm nào bổ ích cho bản thân?
Phải chăng cuộc sống ngày càng no đủ khiến người trẻ không còn quá quan tâm đến chuyện cơm áo gạo tiền? Có vẻ như các bạn trẻ coi việc đi học là nghĩa vụ, còn trách nhiệm được đẩy cho phụ huynh. Bạn chỉ cần học, ba mẹ sẽ chu cấp tiền thoải mái cho bạn. Bạn cũng không cần đi làm thêm, chẳng cần quan tâm đến chuyện tích lũy kinh nghiệm để xin việc sau này, toàn bộ thời gian thanh xuân của bạn chỉ dành để "cày view" cho thần tượng.
>>Bài viết cùng tác giả:
>>Ảnh kẹt xe ngăn nắp ở Hà Nội và niềm tin của người Việt
>>Người bản lĩnh không bao giờ để bị ép uống rượu bia
>>Tôi lạc lõng giữa đám đông kẹt xe trên đường Hà Nội
Việc học hành sẽ quyết định cả tương lai phía trước của bạn. Tương lai của bạn có xán lạn hay không, giàu hay nghèo là do sự chăm chỉ, nỗ lực phấn đấu, trau dồi kinh nghiệm của chính bản thân bạn chứ không phải nhờ vào một thần tượng nào đó mang lại. Tuổi trẻ, thời sinh viên ngắn ngủi trong chớp mắt. Thay vì tốn thời gian vô bổ cho một vị "Sếp" nào đó không trả lương cũng chẳng có ảnh hưởng gì đến cuộc sống của bạn ngoài một niềm tự hào "ảo", tại sao không tranh thủ những cơ hội ngoài đời để nâng cao kiến thức và giá trị bản thân, làm tiền đề để có thể kiếm được một công việc ổn định sau này, được trả lương xứng đáng bởi một ông sếp thực sự.
Câu chuyện sinh viên thất nghiệp sau khi ra trường đôi khi không bắt nguồn từ những thứ quá phức tạp. Đôi khi việc bạn dành cả thanh xuân để làm gì sẽ là lời giải đơn giản nhất cho chính bản thân mỗi người.
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.
Bảo Nam
">