Một nhóm từ thiện đã liên hệ với chúng tôi, khẩn khoản đề nghị Báo VietNamNet tìm cách giúp đỡ mẹ con chị Võ Thị Điểm (sinh năm 1974 ở xóm Bắc Sơn, xã Đức Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An).Trò chuyện với chị Điểm, được biết, bé Phạm Bảo Duy (sin năm 2011), con trai thứ hai của chị hiện đang mắc bệnh tim bẩm sinh. Hoàn cảnh gia đình hết sức khó khăn, tính mạng bé đối diện với nhiều nguy hiểm.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2019/04/02/13/pham-bao-duy1.jpg) |
Bé Duy bị suy tim nặng, áp lực phổi cao |
Vợ chồng chị Điểm có với nhau 3 người con gồm 1 gái và 2 trai. Nhà không có nhiều đất canh tác nên anh chị đi làm thuê làm mướn kiếm tiền nuôi các con. Bi kịch bắt đầu khi chị sinh con gái đầu lòng, anh Phạm Văn Thắng, chồng chị trở nên nghiện rượu, thường xuyên say xỉn rồi mắc chứng xơ gan nặng, thần kinh có biểu hiện bất thường.
Mỗi lần chồng uống rượu say là đập phá nhà cửa, mắng chửi vợ con rồi bỏ nhà đi lang thang khiến chị Điểm khổ sở đi tìm. Chị cho hay, ngay cả khi không uống rượu, anh Thắng cũng không được nhanh nhẹn, tỉnh táo như người khác.
“Một tháng anh ấy chỉ đi làm được dăm ba bữa rồi lại nghỉ ở nhà uống rượu triền miên. Có lần say đến nỗi mua dầu về đốt nhà, tôi phải bế con đi trốn”, chị nói trong nước mắt.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2019/04/02/13/pham-bao-duy3.jpg) |
Con bệnh tật, bố nghiện rượu rồi bệnh, mình mẹ không thể lo nổi |
Năm 2011, chị Điểm sinh cháu thứ hai là bé Phạm Bảo Duy. Được 2 tuần tuổi, bác sĩ phát hiện Duy bị tim bẩm sinh, tuy nhiên chưa thể phẫu thuật bởi bệnh phức tạp, suy tim nặng và áp lực phổi cao.
Theo bác sĩ, hướng điều trị tốt nhất là hàng tháng đưa con đến bệnh viện thăm khám, uống thuốc đều dặn. Hiện tại, trung bình mỗi ngày, tiền thuốc cho Duy là 160.000 đồng/ngày, chưa kể chi phí đi lại, sinh hoạt của hai mẹ con ở bệnh viện.
Chồng rượu chè, bệnh tật không thể lao động, chị Điểm một mình gồng gánh nuôi bốn miệng ăn trong gia đình. Có lẽ vì thế, chị nhận làm đủ thứ việc dù vất vả đến mấy. Phun thuốc sâu, làm hồ, làm cỏ, miễn có ai thuê là chị nhận.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2019/04/02/13/pham-bao-duy5.jpg) |
Căn nhà lụp xụp của gia đình chị Điểm |
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2019/04/02/13/pham-bao-duy4.jpg) |
Kết quả siêu âm của Duy |
“Đợt này cháu Duy yếu quá nên phải nằm viện điều trị suốt. Mỗi lần phát bệnh cháu nôn ra cả máu”, chị cho biết. Từ khi sinh ra, thời gian Duy ở viện còn nhiều hơn ở nhà. Không có ai chăm con, chị phải nghỉ làm đưa con đi viện. Tiền không làm ra, chị vay ngân hàng 130 triệu đồng đến nay vẫn chưa trả.
Ở nhà, hai đứa nhỏ còn lại gửi cậu mợ trông hộ. Không còn khả năng tiếp tục vay tiền, cũng không biết kiếm đâu, điều đó đồng nghĩa với việc con trai có thể phải dừng thuốc bất cứ lúc nào khiến chị Điểm vô cùng sợ hãi, lo lắng cho tương lai đứa con thơ.
Có lẽ lúc này, bé Phạm Bảo Duy đang rất cần sự quan tâm, chia sẻ từ phía cộng đồng.
Phạm Bắc
Mọi thông tin xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Chị Võ Thị Điểm; xóm Bắc Sơn, xã Đức Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An; SĐT 0366090852 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2019.068 (bé Phạm Bảo Duy) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. ĐT: 08 3818 1436 |
|
![Cha mẹ rơi nước mắt nhận tiền bạn đọc giúp con](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2019/03/28/17/gianh-con-khoi-tay-tu-than-nhung-khong-con-tien-cuu-chua.JPG?w=145&h=101)
Cha mẹ rơi nước mắt nhận tiền bạn đọc giúp con
Chị Vân chỉ mong có tiền cứu cô con gái mắc bệnh nặng, nhưng vì đã vay quá nhiều nên không còn hỏi vay ai được nữa.
" alt="Xót xa người phụ nữ nghèo loay hoay tìm cách cứu con"/>
Xót xa người phụ nữ nghèo loay hoay tìm cách cứu con
Năm 2020, vợ chồng anh Hải (Cầu Giấy, Hà Nội) có mua 1 nhà đất 30m2 ở Long Biên với giá hơn 2 tỷ đồng. Sau khi tính toán, cân đối tài chính rất kỹ hai vợ chồng anh vay ngân hàng hơn 1 tỷ mua nhà. Trong năm 2020, nhờ tính toán chủ động chi tiêu nên gia đình anh trả cả gốc lẫn lãi theo đúng tiến độ mà vẫn đảm bảo cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.Nhưng sang đến năm 2021, dịch bùng phát, cả hai vợ chồng đều làm trong ngành dịch vụ nên thu nhập bị sụt giảm. Vài tháng trở lại đây gia đình phải chật vật vay mượn mới lo được tiền trả ngân hàng.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2020/04/27/14/mua-nha-covid-vietnamnet-1.jpg) |
Đại dịch Covid-19 đã làm trầm trọng thêm các khó khăn của thị trường bất động sản khiến doanh nghiệp, nhà đầu tư, khách hàng đều gặp khó khăn (Ảnh minh hoạ) |
“Vừa lo trả nợ ngân hàng rồi tiền sinh hoạt hàng ngày khiến cuộc sống của chúng tôi rất căng thẳng nhất là đến kỳ thanh toán tiền nhà. Dịch bệnh cứ kéo dài khó khăn quá chắc chỉ còn đường cắt lỗ bán nhà” – anh Hải thở dài.
Theo ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), đại dịch Covid-19 đã làm trầm trọng thêm các khó khăn của thị trường bất động sản, làm cho hầu hết các doanh nghiệp bất động sản, nhà đầu tư, khách hàng đều gặp khó khăn ở các mức độ khác nhau.
Trước thực tế trên, HoREA vừa có văn bản gửi Bộ Xây dựng đề nghị hỗ trợ doanh nghiệp bất động sản, khách hàng vượt qua khó khăn do đại dịch Covid-19 trong đó nhấn mạnh để tăng sức chống chịu và vượt qua khó khăn do tác động của đại dịch, các doanh nghiệp bất động sản không xin Nhà nước hỗ trợ bằng tiền, mà chỉ xin Nhà nước hỗ trợ tháo gỡ các vướng mắc, bất cập về cơ chế chính sách và về quy trình thủ tục hành chính.
Về cơ chế chính sách tín dụng, HoREA đề nghị Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại xem xét hỗ trợ các doanh nghiệp, bao gồm giảm lãi suất cho vay khoảng 2% một năm cho các doanh nghiệp bất động sản, nhà đầu tư, khách hàng vay mua nhà. Các ngân hàng thương mại xem xét không chuyển nợ xấu với khoản vay đến hạn.
Đồng thời, Hiệp hội cũng đề nghị các ngân hàng thương mại xem xét, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp địa ốc được tiếp cận các khoản vay mới để triển khai thực hiện dự án.
Đối với người mua nhà, cần có chính sách tiếp tục vay theo hợp đồng vay tín dụng đã ký, đồng thời hỗ trợ cho vay đối với người mua nhà ở thuộc phân khúc bình dân, giá thấp, hoặc nhà ở xã hội.
Về chính sách thuế, HoREA đề xuất cho phép bù trừ lãi từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản với lỗ từ hoạt động sản xuất kinh doanh khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
Ngoài ra, Hiệp hội đề nghị Bộ Tài chính xem xét trình Chính phủ cho phép giãn tiến độ nộp tiền sử dụng đất dự án nhà ở thương mại cho đến hết năm 2021, cũng như xem xét chưa thu thuế cho thuê nhà của cá nhân trong năm 2021, nhằm giảm bớt khó khăn cho các doanh nghiệp do tác động của đại dịch, góp phần kéo giảm giá nhà và giảm bớt khó khăn cho người nộp thuế do tác động của đại dịch Covid-19.
Việc giảm lãi suất có ý kiến cho rằng đây là việc cần thực hiện để giúp doanh nghiệp cũng như người dân mua nhà hiện nay. Tuy nhiên, cũng có một số ý kiến e ngại rằng, với mức lãi suất cho vay bất động sản như hiện nay đã giảm rất nhiều so với trước đây, nếu tiếp tục giảm nữa, nguy cơ rủi ro cho thị trường là rất cao.
Theo khảo sát, hiện tại lãi suất cho vay ưu đãi được các ngân hàng áp dụng dao động trong khoảng từ 5%/năm đến 8,5%/năm.
Từ giữa tháng 7, một số ngân hàng liên tiếp ra thông báo giảm lãi suất cho vay mua nhà nhằm hỗ trợ nhóm khách hàng gặp khó khăn do dịch Covid-19.
BIDV thực hiện giảm lãi suất cho vay đối với dư nợ hiện hữu bình quân 1%/năm, một số nhóm khách hàng khó khăn mức giảm tối đa là 2% so với lãi suất hiện hành, trong đó có nhóm khách hàng kinh doanh resort, khách sạn.
Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) giảm lãi suất 2%/năm so với lãi suất hiện hành tại địa bàn khu vực phía Nam và giảm 1,5% tại địa bàn khác đối với khách hàng cá nhân mua nhà để ở.
Vietcombank cũng thông báo giảm lãi suất tiền vay đối với tất cả khách hàng trong thời gian từ 15/7/2021 đến hết 31/12/2021, trong đó giảm tối đa 0,5% với khách hàng cá nhân vay vốn phục vụ đời sống.
Theo chuyên gia tài chính, việc các ngân hàng giảm lãi vay hướng đến ưu đãi cho người mua nhà là chính sách phù hợp, nhưng phải có phương án hợp lý để hỗ trợ đối tượng có nhu cầu vay mua nhà thật, tránh ưu đãi tạo đòn bẩy cho giới đầu cơ tạo "bong bóng" bất động sản.
Thuận Phong
![Lãi suất cho vay mua nhà giảm thấp nhất trong 10 năm](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2020/05/08/16/bat-dong-san-covid-vietnamnet-2.jpg?w=145&h=101)
Lãi suất cho vay mua nhà giảm thấp nhất trong 10 năm
Báo cáo của Bộ Xây dựng cho biết, so với thời điểm cuối 2019, lãi suất cho vay mua nhà cố định năm đầu tiên đã thấp hơn và theo các chuyên gia ngân hàng hiện đang có xu hướng giảm về vùng thấp nhất trong 10 năm.
" alt="Kiến nghị giảm 2% lãi vay cho người mua nhà"/>
Kiến nghị giảm 2% lãi vay cho người mua nhà