Nhận định, soi kèo Lamphun Warrior vs Nakhon Ratchasima, 18h00 ngày 14/1: Cửa trên ‘tạch’
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Reims vs Nice, 1h00 ngày 12/1: Chủ nhà gặp khó -
Nhiều rủi ro khi dùng thẻ từ trong thanh toán trực tuyếnDùng thẻ từ tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn bảo mật cao hơn so với thẻ chip
Theo Ngân hàng Nhà nước, tình hình rủi ro gian lận trong hoạt động thanh toán thẻ tại thị trường Việt Nam gần đây đang có nhiều diễn biến phức tạp.
Các hành vi gian lận như trộm cắp thông tin thẻ để làm thẻ giả, lấy cắp thông tin khách hàng qua các trang web rác, các trang web giả mạo, gian lận trong các giao dịch thanh toán trực tuyến, ATM skimming... ngày càng gia tăng.
Bên cạnh đó, tội phạm thẻ đang có xu hướng chuyển từ các nước phát hành và thanh toán thẻ chip sang các nước phát hành và thanh toán thẻ từ, trong đó có Việt Nam.
Để các ngân hàng có tiêu chuẩn chung, xây dựng lộ trình chuyển đổi từ thẻ từ sang thẻ chip đạt kết quả tốt nhất, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 19/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động thẻ ngân hàng.
Một trong những thay đổi quan trọng là bổ sung quy định việc áp dụng Bộ Tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chip nội địa của NHNN đã ban hành (Quyết định số 1927/QĐ-NHNN) trong hoạt động phát hành, thanh toán thẻ ngân hàng.
"> -
Mỹ cân nhắc cấm quân đội dùng phần mềm bảo mật của NgaCác binh sĩ Mỹ đang tham gia một cuộc diễn tập về an ninh mạng. Ảnh: Georgia Army National Guard
Theo Reuters, động thái trên xuất phát từ lo ngại của nhà chức trách Mỹ rằng, "việc sử dụng các sản phẩm của công ty phần mềm bảo mật đóng tại Moscow có thể khiến họ dễ phải hứng chịu các tác động từ chính phủ Nga". Đề xuất cấm quân đội Mỹ sử dụng phần mềm Kaspersky đã được đưa vào dự thảo các quy định ngân sách của Bộ Quốc phòng Mỹ.
Thông tin được tiết lộ sau khi Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) cử người "viếng thăm" tư dịnh của nhiều nhân viên Kaspersky Lab vào cuối ngày 27/6 dù không có bất kỳ trát lục soát nào được ban bố.
Kaspersky Lab không bình luận về sự việc, nhưng xác nhận FBI đã có "tương tác chớp nhoáng" với một số nhân viên của công ty tại Mỹ. Công ty Nga từng tuyên bố sẵn sàng hỗ trợ chính phủ Mỹ điều tra và tin kết quả điều tra kỹ lưỡng sẽ chứng minh các cáo buộc chống lại họ là vô căn cứ.
Trong khi đó, FBI không đưa ra bất kỳ phản hồi hay bình luận nào về sự cố.
An ninh mạng hiện đã trở thành một chủ đề nóng ở Washington. Các lo ngại ngày càng gia tăng sau hàng loạt vụ rò rỉ email trong chiến dịch vận động tranh cử tổng thống Mỹ năm 2016, các cáo buộc hacker Nga là thủ phạm cũng như nhiều vụ tấn công của tội phạm công nghệ cao vào các cơ quan chính phủ và doanh nghiệp. Hồi tháng 5 vừa qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký một sắc lệnh về an ninh mạng, yêu cầu các cơ quan chính phủ nước này phải hiện đại hóa và tăng sức mạnh cho các hệ thống máy tính của họ.
Tuấn Anh - Đinh Bạt Tuấn - Phạm Văn Thường(Theo CNET)
"> -
Mỹ cấm các cơ quan chính phủ dùng phần mềm bảo mật công ty Nga KasperskyKaspersky Lab khẳng định không có quan hệ với Kremlin và rằng công ty đang bị biến thành "quân tốt thí mạng" trong trò chơi địa chính trị giữa Nga và Mỹ. Ảnh: BBC
DHS cho biết, họ cảm thấy bất an về mối liên hệ giữa Kaspersky Lab với các cơ quan tình báo của Nga. Quyền Bộ trưởng DHS Elaine Duke gia hạn 90 ngày cho các cơ quan chính phủ gỡ bỏ và thay thế phần mềm bảo mật Kaspersky.
"DHC rất quan ngại về các ràng buộc giữa một số quan chức Kaspersky với cơ quan tình báo và các cơ quan chính phủ khác thuộc Nga. Nguy cơ hiện hữu là, chính phủ Nga, dù tự hành động hay thông qua sự cộng tác với Kaspersky, có thể lợi dụng xâm nhập thông qua các sản phẩm Kaspersky để gây hại cho các hệ thống thông tin liên bang, ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh quốc gia của Mỹ", bà Duke nhấn mạnh.
Động thái của DHS diễn ra ngay trước khi Thượng viện Mỹ dự kiến bỏ phiếu phê chuẩn việc cấm các cơ quan chính phủ dùng các sản phẩm của công ty an ninh mạng Nga.
Kaspersky Lab đã nhiều lần lên tiếng phủ nhận có quan hệ với Điện Kremlin. Tuy nhiên, cách đây 2 tháng, hãng thông tấn Bloomberg của Mỹ đưa tin đã nhìn thấy các email trao đổi giữa tổng giám đốc điều hành Eugene Kaspersky và các nhân viên cấp cao của Kaspersky Lab, với nội dung đề cập đến một dự án an ninh mạng bí mật, dường như được thành lập theo yêu cầu của cơ quan tình báo Nga FSB. Theo Bloomberg, các công cụ thuộc dự án không chỉ làm chệch hướng các cuộc tấn công mạng mà còn thu thập thông tin về những hacker đứng đằng sau các sự cố này, rồi chuyển chúng cho các cơ quan tình báo Nga.
Trong khi đó, chính quyền của Tổng thống Mỹ đương nhiệm Donald Trump cũng đối mặt với cáo buộc có dính líu đến các quan chức Nga trong cuộc tổng tuyển cử năm 2016.
Các cáo buộc đã khiến một loạt hãng bán lẻ Mỹ ngừng kinh doanh các sản phẩm của công ty.
Kaspersky Lab hiện có hơn 400 triệu khách hàng khắp toàn cầu. Song, hãng chưa bao giờ trở thành một nhà cung cấp phần mềm bảo mật lớn cho chính phủ Mỹ.
Tuấn Anh - Phạm Thị Việt - Phạm Văn Thường (Theo BBC)
">