Chiều 7/6, Bộ TT&TT đã tổ chức hội thảo chuyên ngành về công nghệ Blockchain dưới góc độ của cơ quan quản lý Nhà nước.
Bàn về kinh tế Blockchain, Tiến sĩ Trần Minh, Viện trưởng Viện công nghiệp phần mềm và nội dung số Việt Nam cho biết: Là công nghệ đang phát triển, Blockchain sẽ còn thâm nhập sâu rộng vào các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục, đời sống xã hội,..cả ở khu vực công và tư thì dưới góc độ quốc gia cầ có chính sách uyển chuyển phù hợp nhằm mục đích phát huy các lợi thế và giảm thiểu các rủi ro của Blockchain.
Việt Nam không thể đứng ngoài và là nước hoàn toàn có thể đi tiên phong trong thế giới trong lĩnh vực thiết lập cơ sở hạ tầng Blockchain và công nghệ này có thể là một hướng đột phá của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để chúng ta có thể bứt phá ngoạn mục.
Theo đó, ông Trần Minh cũng đề xuất, Bộ TT&TT với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước nên sớm thành lập Ban công tác Blockchain để quy tụ các chuyên gia nhằm mục đích tổ chức các công việc như: Nâng cao nhận thức về Blockchain; lập tổ “Sandbox” (hộp cát điều chỉnh luật lệ) để thu thập thông tin về các dự án phát triển hoặc các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nước ngoài trên nền Blockchain tại Việt Nam nhằm mục đích hướng dẫn về luật lệ hiện hành có liên quan tới Blockchain; Tham mưu cho Bộ hoặc Chính phủ xác nhận các thành phần chưa cấm và an toàn của ác dự án Blockchain dưới dạng thẩm định quốc gia về Blockchain. Đồng thời, có những khuyến cáo để các đơn vị có các ứng xử phù hợp và chuẩn mực đối với những nội dung có thể nhạy cảm hoặc chưa lường được hết các tác động tiêu cực khi vận hành.
Nghiên cứu mô hình quản lý Nhà nước đối với Blockchain tại Việt Nam để có thể tham vấn cho các ngành khác nhằm mục tiêu xây dựng dự thảo khung khổ chính sách quản lý quốc gia về Blockchain.
" alt=""/>Bàn cách đưa công nghệ Blockchain thành các dịch vụ có giá trịNguồn tin của hãng tin tài chính cho hay với mẫu iPhone được thiết kế lại dự kiến bán ra nửa sau năm nay, Apple đang thử nghiệm hệ thống bảo mật được nâng cấp, cho phép người dùng đăng nhập, xác thực thanh toán và mở các ứng dụng quan trọng bằng cách quét gương mặt. Nó được điều khiển bằng cảm biến 3D mới. Ngoài ra, “táo khuyết” cũng đang thử nghiệm tính năng quét nhãn cầu.
Độ chính xác cũng như tốc độ của cảm biến là chìa khóa của tính năng. Nó có thể quét gương mặt và mở khóa iPhone chỉ trong vài phần triệu giây, được thiết kế để hoạt động ngay cả khi thiết bị đang đặt trên một mặt phẳng mà không cần ghé sát mặt người dùng. Tính năng vẫn đang được thử nghiệm và có thể không được đưa lên iPhone tiếp theo. Tuy nhiên, mục tiêu cuối cùng của nó vẫn là thay thế cảm biến vân tay Touch ID.
Trong thử nghiệm, tính năng mở khóa gương mặt đòi hỏi nhiều điểm dữ liệu hơn là máy quét vân tay, khiến nó an toàn hơn hệ thống Touch ID. Apple giới thiệu Touch ID năm 2013 trên iPhone 5s để mở khóa máy và hỗ trợ xác thực thanh toán, đăng nhập ứng dụng một năm sau đó.
Apple không phải hãng đầu tiên áp dụng nhiều biện pháp xác thực sinh trắc học. Trong những điện thoại mới nhất, Samsung tích hợp máy quét mống mắt để mở khóa máy và thanh toán. Dù vậy, tính năng của Galaxy S8 lại bị đánh giá không tốt vì người dùng dễ dàng lừa cảm biến bằng ảnh chụp đôi mắt của họ. Ngược lại, cảm biến của Apple nhận diện 3D nên không dễ bị lừa bởi các ảnh 2D. Đầu năm nay, các nhà phân tích của JP Morgan Chase và vài hãng nghiên cứu khác dự báo cảm biến 3D sẽ có mặt trong iPhone tiếp theo.
" alt=""/>Apple thử nghiệm mở khóa iPhone bằng gương mặt