Đi sửa ô tô, nhận hoá đơn thanh toán “sốc”

Chuyện một số gara cố tình tư vấn để thay thế,sốclịch thi đấu world cup việt nam sửa chữa nhiều hơn mức hư hỏng thực tế nhằm kiếm lời đã không mấy xa lạ với tài xế. Tuy nhiên, kiểu làm ăn chặt chém, chộp giật, không rõ ràng của nhiều gara đang khiến cánh lái xe bức xúc.

Những mánh khoé của gara

Nhiều người ít kinh nghiệm hoặc “không may” gặp phải những gara chặt chém đã nếm quả đắng kèm theo mua “cục tức” vào người khi số tiền phải bỏ ra sửa xe gấp nhiều lần so với báo giá ban đầu.

Mới đây, anh Quốc Khánh (trú tại Hải Phòng) bức xúc khi chiếc Honda CR-V đời 2010 của anh bị một gara đưa ra hoá đơn thanh toán gấp 3 lần so với báo giá ban đầu.

Theo chia sẻ của anh Khánh, chiếc CR-V 10 năm tuổi của anh có hiện tượng máy gõ, kêu to. Anh đã nhờ người quen đưa xe đến một gara để sửa. Hai ngày sau, anh nhận được thông báo chiếc xe của anh phải đại tu máy và chi phí hết 20 triệu đồng.

Dù khá lăn tăn với mức giá trên mà gara đưa ra vì trước đó 1 năm, chiếc CR-V này cũng đã được anh đưa đi đại tu máy, doa nòng, thay mặt máy, bạc biên, balye,… hết khoảng 15 triệu. Tuy nhiên anh Khánh vẫn đồng ý với hy vọng chiếc xe sẽ hết hẳn bệnh.

Sau gần 1 tuần, anh Khánh “choáng váng” khi nhận được bảng quyết toán từ gara với chi phí lên đến gần 60 triệu. Phía gara giải thích, báo giá ban đầu 20 triệu chỉ là tiền công mà thôi.

{ keywords}
 Hoá đơn của gara gửi anh Quốc Khánh


Theo anh Khánh, gara trên không hề báo giá trước về các hạng mục phải thay thế. Sau khi quyết toán, nhiều vật tư có giá cao bất thường. Đơn cử như gioăng đại tu 5,5 triệu; Xéc-măng 6 triệu; Tăng cu-roa gần 4,9 triệu,… đều cao hơn so với giá đại lý báo từ 3-5 lần.

“Lỗi của tôi là không làm việc trực tiếp với gara từ đầu, tuy nhiên mức chi phí trên là quá cao so với chiếc xe 10 năm tuổi. Nhiều hạng mục vật tư bị kênh giá cao bất thường cho dù công thay thế, sửa chữa đã là 20 triệu rồi”, anh Khánh bức xúc.

Sau đó, anh Khánh vẫn buộc phải trả toàn bộ số tiền trên cho gara để lấy xe về, đồng thời được “khuyến mại” thêm “cục tức” trong người.

Cũng mới đây, anh Đình Thái (trú tại quận Long Biên, Hà Nội) mang chiếc ô tô Chevrolet Spark đời 2009 của mình đến sửa tại một gara gần nhà để sửa hết gần 20 triệu.

Anh Thái kể lại, vào tháng trước, chiếc xe của anh có hiện tượng điều hoà yếu, không mát khi đi trời nóng. Sau đó, anh quyết định mang xe đến một gara gần nhà tại quận Long Biên để sửa.
Kinh nghiệm về xe cũ chưa nhiều, cộng với việc nghĩ chiếc xe “cỏ” giá trăm triệu đồng thì sửa chữa không đáng bao nhiêu, anh Thái đã để xe ở gara với lời dặn dò: “Cứ sửa ngon lành cho anh”.

Những ngày sau đó, một người thợ ở gara liên tục gọi điện cho anh thông báo chiếc xe hết bị hỏng chỗ nọ đến trục trặc chỗ kia và đề nghị thay thế phụ tùng để chiếc xe được “ngon lành”.

Khi lấy xe, anh Thái “ngã ngửa” với một hoá đơn đến 18 triệu đồng, trong đó bao gồm các hạng mục như thay lốc điều hoà, thay dây cu-roa, ống dẫn, dàn nóng, lọc gió và cả ắc-quy,… Riêng tiền công sửa đã là 4,5 triệu đồng.

“Tôi chỉ nghĩ vào gara, thợ vệ sinh điều hoà, bơm thêm gas hết 1-2 triệu thôi, không ngờ hết nhiều như vậy. Tiền sửa một lần đã ngót nghét 1/4 giá trị chiếc xe rồi”, anh Thái ngậm ngùi nói.
 
Cần rõ ràng ngay từ đầu

Trên thực tế, những trường hợp bị “chém” do thiếu kinh nghiệm như anh Thái hay anh Khánh ở trên không hiếm. Thậm chí, nhiều gara còn lợi dụng vào lúc nguy cấp của chủ xe như bị tai nạn, trục trặc giữa đường hay đêm khuya để trục lợi.

Không ít gara từng bị cộng đồng mạng “bóc phốt” với những chiêu trò của mình. Nổi tiếng nhất có thể kể đến gara M.S. từng bị một loạt chủ xe tố cáo “chặt chém” cách đây gần 3 năm.

Các gara này hoạt động theo kiểu “chộp giật”, dùng một số chiêu trò để dụ dỗ, thậm chí lừa khách hàng. Phổ biến nhất là liệt kê, đưa ra những thiết bị, phụ tùng chưa cần phải thay thế nhưng vẫn báo hỏng; thay vật tư, linh kiện không đúng nguồn gốc, xuất xứ để kênh giá; thông báo mức hư hỏng quá thực tế hoặc cố tình “ỉm” giá thành của các phụ tùng,…

Nạn nhân thường là những khách hàng mới đi xe ô tô, chưa có kinh nghiệm về dịch vụ sửa chữa xe hoặc những người mới lần đầu tới gara.

{ keywords}
Tại các gara uy tín, khi tiếp nhận xe của khách đều phải báo toàn bộ lỗi và tư vấn cách giải quyết tối ưu nhất

Trao đổi với VietNamNet, kỹ sư ô tô Lê Hồng Đại  cho rằng, tại các gara uy tín, khi tiếp nhận xe của khách, kỹ sư trưởng hoặc thợ “cả” sẽ có trách nhiệm báo toàn bộ lỗi cho khách hàng và tư vấn cách giải quyết tối ưu nhất.

“Mọi vấn đề liên quan đến chi phí như: Nhân công, vật tư, phụ kiện,… đều phải được chủ xe thông qua trước khi bắt tay sửa chữa. Đồng thời phải cam kết về chất lượng, thời gian với khách hàng”, ông Đại nói.

Vị chuyên gia này cũng chia sẻ, hiện nay, nhiều thợ sửa xe vì muốn trục lợi hoặc có thể do trình độ “non”, bắt bệnh không đúng nên luôn muốn tư vấn để thay thế hết đồ này đến đồ khác, gây lãng phí cho khách hàng.

“Hơn ai hết, chủ xe chính là những người phải tỉnh táo, bản lĩnh và kinh nghiệm để không bị “chặt chém”, kỹ sư Đại nhận định.

Dưới đây là một số lời khuyên của kỹ sư Lê Hồng Đại khi mang xe đi sửa:

-     Luôn lựa chọn những gara uy tín, quen biết để sửa chữa. Kể cả trường hợp không may bị hỏng hóc ở khoảng cách xa cũng nên đưa xe về những địa chỉ này, tránh sửa chữa lớn ở những gara lạ, không uy tín.

-     Thoả thuận kỹ với người phụ trách gara về giá cả, dịch vụ phát sinh. Yêu cầu phía gara phải thông báo bằng văn bản và được sự đồng ý mới tiến hành thay thế vật tư, phụ tùng.

-     Đối với xe cũ, nên ghi lại nhật ký bảo dưỡng, sửa chữa và thay thế linh kiện, phụ tùng để đối chiếu thay thế đúng thời hạn. Nếu thay thế quá muộn so với vòng đời sử dụng sẽ dẫn tới hỏng hóc nguy hiểm, còn thay thế quá sớm sẽ gây lãng phí.

-     Tự tìm hiểu, nâng cao kiến thức về máy móc, thiết bị, linh kiện và những kinh nghiệm khi sử dụng xe. Đồng thời theo dõi các diễn đàn về ô tô để có thêm hiểu biết về chính chiếc xe của mình.

Hoàng Hiệp

Bạn đã từng bị "chặt chém" khi sửa ô tô? Hãy gửi cho chúng tôi câu chuyện của bạn. Mọi tin bài, video cộng tác xin gửi về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!

Dán tem năng lượng lên xe máy: Chỉ số 'ngốn xăng' chuẩn đến mức nào?

Dán tem năng lượng lên xe máy: Chỉ số 'ngốn xăng' chuẩn đến mức nào?

Theo quy định, hiện nay các mẫu xe máy bán ra trên thị trường đều phải dán nhãn năng lượng, vậy độ chính xác của các thông tin này đến đâu?

Kinh doanh
上一篇:Nhận định, soi kèo AEK Athens vs Athens Kallithea, 01h30 ngày 13/1: Derby một chiều
下一篇:Nhận định, soi kèo Heracles vs Sparta Rotterdam, 22h30 ngày 11/01: Khách rơi tự do