Nhận định, soi kèo FC Koper với Celje, 22h45 ngày 14/3: Cửa trên ‘ghi điểm’
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Lens vs Angers, 23h15 ngày 26/1: Phong độ trái ngược -
Phê duyệt danh sách thành viên Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi sốThủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số (Ảnh: VPG) Theo Quyết định, Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số gồm 16 thành viên, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính là Chủ tịch Ủy ban; Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam là Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban và Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng là Phó Chủ tịch Ủy ban.
Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số còn có 13 Ủy viên, gồm: Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn; Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt; Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc; Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng; Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà; Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn; Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long; Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên; Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị; Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng; Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng.
Tổ công tác giúp việc Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số có 7 lãnh đạo, với Tổ trưởng là Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng. Sáu Tổ phó của Tổ công tác là các ông: Phạm Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ TT&TT; Nguyễn Huy Dũng, Thứ trưởng Bộ TT&TT; Trần Duy Đông, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT; Nguyễn Sinh Nhật Tân, Thứ trưởng Bộ Công Thương; Nguyễn Văn Sinh, Thứ trưởng Bộ Xây dựng; Nguyễn Ngọc Cảnh, Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
Thủ tướng giao Bộ trưởng Bộ TT&TT phê duyệt danh sách thành viên Tổ công tác giúp việc Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, thành lập các nhóm thuộc Tổ công tác, trưng tập thành viên và huy động chuyên gia.
Trước đó, để tiếp tục có những chỉ đạo quyết liệt đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia trong giai đoạn mới, ngày 24/9, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1619 kiện toàn và đổi tên Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử thành Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số.
Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số có chức năng nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, phối hợp thực hiện các chủ trương, chiến lược, cơ chế, chính sách tạo môi trường pháp lý thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số quốc gia, gắn kết chặt chẽ với cải cách hành chính; xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số và đô thị thông minh; tạo thuận lợi cho việc triển khai cách mạng công nghiệp lần thứ tại Việt Nam.
So với giai đoạn trước, sau khi được kiện toàn và mang tên mới, Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số được quy định trong quyết định mới thêm một số nhiệm vụ như: Nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phương hướng, giải pháp để giải quyết những vấn đề trong thực hiện các chủ trương, chiến lược, cơ chế, chính sách thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số quốc gia, gắn kết chặt chẽ với cải cách hành chính; Điều phối chung việc triển khai Chương trình chuyển đổi số quốc gia; Theo dõi, điều phối thực hiện các nội dung liên quan của Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến năm 2030; đôn đốc việc triển khai Chương trình Chuyển đổi số quốc gia.
Vân Anh
Thủ tướng làm Chủ tịch Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số
Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử vừa được kiện toàn, đổi tên thành Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số. Ủy ban có 16 thành viên, Chủ tịch Ủy ban là Thủ tướng Chính phủ.
"> -
Đà Nẵng đưa vào triển khai mạng di động 5G miễn phíMạng di động 5G vừa được khai trương và đi vào hoạt động tại Đà Nẵng. Đây là mạng 5G thử nghiệm có sự hợp tác giữa Viettel và Samsung để tăng cường chất lượng mạng lưới và cho phép người dùng trải nghiệm đầy đủ các tiện ích của mạng 5G.
Anten 64T64R 5G Massive MIMO của Samsung được dùng trong quá trình thử nghiệm là công nghệ 5G hiện đại nhất hiện nay. Hệ thống này có khả năng truyền dẫn trong các khu vực đông dân cư và tắc nghẽn, giúp mở rộng độ phủ và tăng tốc độ dữ liệu để nâng cao trải nghiệm cho người dùng 5G.
Quá trình thử nghiệm thực tế tại Đà Nẵng cho thấy, tốc độ 5G đo được có thể lên tới 1.300 Mbps. Qua đo kiểm, tốc độ 5G trung bình tại đây đạt 500 Mbps, gấp 2,8 lần tốc độ 5G trung bình của thế giới (Theo công bố của Opensignal – đơn vị phân tích, đo kiểm chất lượng di động hàng đầu thế giới, tốc độ 5G trung bình của thế giới là 175,3 Mbps).
Tốc độ 5G thử nghiệm tại Đà Nẵng hiện được ghi nhận trung bình ở mức 500 Mbps. Thành phố Đà Nẵng thuộc nhóm trụ cột kinh tế số của cả nước. Địa phương này liên tục được Bộ Thông tin & Truyền thông xếp hạng đứng đầu các tỉnh/Thành phố về chuyển đổi số trong nhiều năm vừa qua.
Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Đà Nẵng về chuyển đổi số cũng khẳng định đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, chuyển đổi số là “động lực mới” trong phát triển thành phố.
Để hiện thực hóa mục tiêu đó, hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin đã được thành phố ưu tiên đầu tư xây dựng đồng bộ, sử dụng công nghệ tiên tiến. Tuy nhiên, hạ tầng này mới chỉ đáp ứng việc phục vụ duy trì, vận hành chính quyền điện tử, chưa mở rộng năng lực tính toán, lưu trữ để triển khai các ứng dụng thành phố thông minh như trí tuệ nhân tạo, xử lý dữ liệu lớn…
Tại lễ khai trương, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Đà Nẵng Trần Phước Sơn chia sẻ: “Công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử viễn thông gắn với nền kinh tế số là 1 trong 5 lĩnh vực mũi nhọn cần ưu tiên phát triển tại Thành phố Đà Nẵng.”.
Đà Nẵng đặt mục tiêu đến năm 2025, kinh tế số chiếm tối thiểu 20% GRDP thành phố, trong đó công nghiệp CNTT chiếm tối thiểu 10%. Đáng chú ý khi Đà Nẵng mong muốn ít nhất 50% khu vực dân cư thành phố sẽ được phủ sóng dịch vụ 5G để hỗ trợ người dân kết nối, thụ hưởng các dịch vụ số chất lượng.
Trọng Đạt
Tắt sóng 2G vào năm 2023 để sẵn sàng cho kinh tế số, xã hội số
Trong buổi làm việc với Tổng thư ký ITU, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đưa ra sáng kiến của Việt Nam là sẽ tắt sóng 2G vào năm 2023, khi mật độ thuê bao này còn khoảng 5%.
"> -
Diễn đàn Vũ trụ Châu Á TBD năm tới sẽ diễn ra tại Hà NộiGS.VS. Châu Văn Minh – Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam phát biểu khai mạc APRSAF-27. Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, APRSAF-27 năm nay diễn ra theo hình thức online. Tuy vậy, diễn đàn APRSAF-27 vẫn thu hút sự tham gia của khoảng 600 đại biểu đến từ hơn 40 quốc gia như: Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Singapore, Indonesia, Malaysia, Philippine, Thái Lan, Trung Quốc, Mỹ, Anh, Australia….
APRSAF-27 có nhiều điểm mới so với các kỳ họp trước đó. Ngoài sự cấu trúc lại các nhóm hoạt động, đây là năm đầu tiên nhóm làm việc Luật và Chính sách vũ trụ ra mắt, hoạt động chính thức.
Năm 2021, Diễn đàn Vũ trụ Châu Á TBD cũng lần đầu tiên trao giải thưởng APRSAF Award vinh danh những nhà khoa học có đóng góp và tầm ảnh hưởng lớn đến các hoạt động công nghệ vũ trụ và sự phát triển của thế hệ trẻ trong khu vực.
Ngoài việc đồng tổ chức, các đại diện của VNSC và VAST đã tham gia tích cực vào nhiều hoạt động của diễn đàn, trong đó có việc đồng chủ tọa của tất cả 5 nhóm làm việc gồm Ứng dụng công nghệ vũ trụ vì lợi ích xã hội, Nâng cao năng lực, Giáo dục vũ trụ cho cộng đồng, Biên giới của ngành vũ trụ, Luật và Chính sách vũ trụ.
Năm tới, Diễn đàn APRSAF-28 sẽ được tổ chức tại Hà Nội trước khi diễn ra tại Indonesia vào năm 2023.
Trọng Đạt
Gần 1 tháng phóng lên quỹ đạo, chưa thu được tín hiệu vệ tinh NanoDragon
Sau 22 ngày được phóng lên quỹ đạo, đơn vị phát triển vệ tinh NanoDragon vẫn chưa thu được tín hiệu vệ tinh NanoDragon gửi về trạm mặt đất.
">