Với việc mở ra ồ ạt và thiếu quy hoạch về mặt vị trí, Trung tâm thương mại (TTTM) Hà Nội đang diễn ra cảnh nơi thì đông đúc, quá tải, nơi lại đìu hiu lãng phí.
TTTM: Nơi tắc, chốn đìu hiu
Cuối tháng 11/2016, một TTTM lớn vừa được đưa vào sử dụng ngay ngã tư Phạm Ngọc Thạch, Chùa Bộc (Hà Nội). Mỗi buổi sáng cứ giờ đi làm hay giờ tan tầm, người dân đi qua luôn phải chịu cảnh tắc đường. Khả năng cảnh này sẽ tái diễn “nặng” hơn khi chỉ cách đó một con phố, ngay tại ngã tư Trường Chinh, Tôn Thất Tùng, Lê Trọng Tấn, một tổ hợp TTTM, văn phòng, nhà ở có tên gọi The Artemis đang chuẩn bị đi vào hoạt động.
Mới đây, Hà Nội vừa phê duyệt cho xây hàng loạt các TTTM tại những khu đất vàng như: dự án Tổ hợp công trình hỗn hợp thương mại dịch vụ tại 423 phố Minh Khai (Hai Bà Trưng); Tổ hợp Trung tâm dịch vụ, thương mại và nhà ở tại 148 Giảng Võ (Ba Đình). Thậm chí, tiếp tục bổ sung 5 dự án TTTM vào Quy hoạch mạng lưới bán buôn, bán lẻ trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020.
 |
TTTM Parkson Thái Hà (Hà Nội) đã phải tuyên bố đóng cửa |
Thực tế cho thấy, nhiều năm qua, sự phát triển của TTTM ở Hà Nội với nhiều mô hình như: Cải tạo chợ truyền thống, doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư... đã diễn ra ồ ạt. Chỉ có số ít đông khách, còn đa phần rơi vào cảnh đìu hiu.
Đơn cử: tại nhiều TTTM lớn ở Hà Nội như: Tràng Tiền Plaza (Hoàn Kiếm), Hàng Da (Hoàn Kiếm), Lotte (Ba Đình)... hay những nơi kinh doanh hàng hiệu, chợ trung tâm rất thưa thớt, vắng vẻ.
Đã có hàng loạt các TTTM vừa phải đóng cửa như: Grand Plaza (Cầu Giấy), Parkson Lanmark (Nam Từ Liêm). Gần đây nhất, TTTM Parkson Thái Hà (Đống Đa, Hà Nội) vừa tuyên bố, sẽ đóng cửa vào tháng 12 tới.
Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong: "Hà Nội đang thiếu cây xanh, trường học, bệnh viện chứ không thiếu TTTM hay siêu thị. Làm gì cũng phải có quy hoạch, chúng ta phải rà soát xem hiện Hà Nội có bao nhiêu TTTM đang ế ẩm. Có cần thiết phải phát triển TTTM nữa hay không? Các TTTM ở Hà Nội đều nằm ở những vị trí vàng gây lãng phí lớn cho thành phố?".
Xây nhiều trung tâm thương mại sẽ lãng phí?
Nhằm phát triển các khu đô thị ven đô, Hà Nội đã đưa ra quy hoạch và kêu gọi đầu tư thêm hàng loạt TTTM tại xã Kim Nỗ (huyện Đông Anh) với diện tích 3 - 5ha; TTTM tại xã Đa Tốn (huyện Gia Lâm) diện tích khoảng 3 - 5ha; TTTM tại phường Đại Mỗ (quận Nam Từ Liêm) diện tích khoảng 6ha. TTTM tại khu đất xã Ngọc hồi, xã Liên Ninh (huyện Thanh Trì) diện tích khoảng 8 - 10ha; TTTM tại khu đất phường Yên Nghĩa (quận Hà Đông) diện tích khoảng 2.6ha…
Trao đổi với Pv về vấn đề có sợ ế TTTM hay không khi một loạt cơ sở đã phải “cửa đóng, then cài”, một lãnh đạo Sở Công Thương Hà Nội cho rằng, không nên quá quan ngại.
“Đây là lần đầu tiên Hà Nội kêu gọi tư nhân tham gia xây dựng các công trình giao thông, cơ sở vật chất bằng hình thức PPP (hợp tác công tư). Việc huy động tư nhân tham gia các dự án xây dựng cơ bản của Hà Nội nhằm giảm tải áp lực về ngân sách nhà nước, huy động được vốn tư nhân và kinh nghiệm quản lý các dự án”, vị này nói.
Lãnh đạo Sở Công Thương nhận xét: “Kinh tế đang dần ổn định, thu nhập người dân tăng cao. Thị trường bán lẻ vẫn là kênh hấp dẫn cho nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Vì vậy, việc xây TTTM là cần thiết”.
Ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hội siêu thị thành phố Hà Nội nhận xét: Các TTTM hoạt động không hiệu quả là do bình quân thu nhập theo đầu người chưa cao (khoảng 2.000 USD/năm) nên nhu cầu mua sắm cao cấp chiếm tỷ lệ thấp chỉ 5 - 10%. Chính dự báo sai này đã dẫn đến tình trạng nhiều TTTM làm ăn không hiệu quả phải ngừng hoạt động.
“Người Việt Nam vẫn có thói quen đi các chợ truyền thống mua hàng hóa rẻ hơn. TTTM bán những sản phẩm vượt quá sức mua có khả năng thanh toán sẽ khó tồn tại lâu dài”, ông Phú cho biết thêm.
Theo Tiền Phong
" alt="Nguy cơ 'bội thực' trung tâm thương mại"/>
Nguy cơ 'bội thực' trung tâm thương mại
Sở hữu hệ tiện ích “đa lớp” đến vị trí giao thoa kết nối, phân khu The Diamond hứa hẹn tạo “sóng” mới tại thị trường BĐS Uông Bí.BĐS Uông Bí hút nhà đầu tư
Dịch bệnh tác động mạnh mẽ đến xu hướng đầu tư BĐS, hiện tại thị trường đã hết thời lướt sóng và sẽ là đường đua của những nhà đầu tư dài hạn. Bởi lẽ, các chuyên gia cho rằng, từ nay đến đầu năm 2022, thị trường BĐS chưa có nhiều thay đổi lớn.
Đặc biệt, Chính phủ ban hành các chính sách để thúc đẩy kinh tế với sự bùng nổ đầu tư công và đầu tư hạ tầng giao thông trên khắp cả nước, đã tạo cơ hội lớn cho nhà đầu tư đi tìm các sản phẩm “sạch”, uy tín để cho vào danh mục đầu tư trung và dài hạn. Ngoài ra, với sự hỗ trợ từ lãi suất mua nhà giảm, các chủ đầu tư đưa ra gói ưu đãi sản phẩm hợp lý cũng mang lại nhiều cơ hội thuận lợi cho nhà đầu tư lẫn khách có nhu cầu ở thực.
Theo Báo cáo thị trường BĐS quý III/2021 của Hội môi giới BĐS Việt Nam, mặc dù dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, song Quảng Ninh vẫn cho thấy hấp lực của một thị trường năng động. Trong đó, gần 2.800 sản phẩm đã được chào bán trên thị trường, trên 1.600 sản phẩm đã được giao dịch với giá không ngừng tăng lên.
Sức tiêu thụ lớn nhất đến từ các sản phẩm trung cấp có giá từ 34-40 triệu đồng/m². Một số điểm nóng như Hạ Long, Uông Bí, Vân Đồn, Cẩm Phả đều ghi nhận lượng giao dịch tốt trong những tháng gần đây.
 |
Nhà đầu tư đi trước đón đầu săn BĐS tiềm năng tại Uông Bí |
Riêng tại Uông Bí, dòng tiền đầu tư có xu hướng đổ về các dự án nhà ở đô thị được quy hoạch bài bản, đồng bộ và có nhiều tiềm năng khai thác. "Giá nhà đất ở thành số Uông Bí vẫn đang ở mức hấp dẫn cho các nhà đầu tư so với các thành phố đô thị loại 2 trên cả nước", một nhà đầu tư nhận định.
Những năm gần đây, Uông Bí đã có những bước phát triển vượt bậc để trở thành một trong những vùng kinh tế trọng điểm ven biển miền Bắc. Sự đổ bộ của các “ông lớn” BĐS như Vingroup, FLC, TNR... cùng các dự án tỷ đô là minh chứng cho sức hút của thành phố này.
Vào tháng ba năm nay, UBND Tỉnh Quảng Ninh đã phê duyệt 9.500 tỷ ngân sách để xây dựng tuyến đường cao tốc dài 41,2 km đi qua thị xã Quảng Yên, TP.Uông Bí và thị xã Đông Triều. Từ đó, TP. Uông Bí từng bước chuyển mình nhờ hạ tầng đồng bộ với quy hoạch chung. Tuyến đường 10 làn này sẽ kết nối song song Quốc lộ 18 giúp giao thông ngày càng thuận tiện, tạo nên vùng tam giác Hạ Long - Uông Bí - Quảng Yên phát triển mạnh mẽ.
Khu đô thị sầm uất bậc nhất Uông Bí ra mắt phân khu trung tâm
Sau cái bắt tay chiến lược giữa Tập đoàn Xuân Lâm và Tâm Thành Phát VN, Khu đô thị Xuân Lâm Riverside nhanh chóng “lọt mắt xanh” các nhà đầu tư tại thị trường BĐS Uông Bí, Quảng Ninh. Với hàng loạt những tiện ích đang được triển khai, Xuân Lâm Riverside được định hướng phát triển thành thành phố giao lưu sầm uất bậc nhất Uông Bí, là “viên kim cương” mới tại trung tâm của các khu công nghiệp.
Không chỉ thừa hưởng những tiềm năng về hạ tầng, về kinh tế, văn hóa của Uông Bí, mà dự án Xuân Lâm Riverside còn sở hữu những giá trị có “1-0-2” như: sở hữu vị trí chiến lược nằm kề cận quốc lộ 18. Trải dài trên mặt đường Bạch Đằng - Trục quan trọng huyết mạch của KKT Uông Bí - Quảng Yên; nằm tại “lõi” của 5 KCN trị giá hàng tỷ đô, sát cạnh KCN Đông Mai và là KĐT gần KCN Amata nhất. Đồng thời, Xuân Lâm Riverside nằm trong Khu kinh tế ven biển Quảng Yên - trọng điểm phát triển của Quảng Ninh và các tỉnh Bắc Bộ.
 |
Ra mắt phân khu trung tâm The Diamond đẹp nhất dự án Xuân Lâm Riverside - ảnh phối cảnh |
Đặc biệt, phân khu trung tâm dự án The Diamond được đưa ra thị trường như một lời tri ân đến những nhà đầu tư quan tâm đến Xuân Lâm Riverside, đây được đánh giá là phân khu đẹp nhất, sang nhất khi sở hữu vị trí đắc địa ngay sát trục đại lộ giao lưu với hai khu đô thị lớn, phân khu The Diamond hứa hẹn kiến tạo nên một trung tâm giao thương kinh tế sôi động, sầm uất và thịnh vượng bậc nhất TP. Uông Bí - Quảng Ninh.
The Diamond khẳng định giá trị sống đẳng cấp, xứng tầm với hàng loạt các tiện ích đặc quyền cho chủ nhân như công viên, quảng trường, trường tiểu học, hồ điều hòa, vườn hoa...
Sở hữu vị trí “kim cương”, tiện ích hoàn hảo cùng chủ đầu tư uy tín, phân khu The Diamond tại Xuân Lâm Riverside hứa hẹn là sản phẩm “gà đẻ trứng vàng” cho các nhà đầu tư thông thái.
Lệ Thanh
" alt="Xuân Lâm Riverside ra mắt phân khu The Diamond"/>
Xuân Lâm Riverside ra mắt phân khu The Diamond
Dịch nổ ra ở thành phố quê nhàTừ tháng 12/2019, Bệnh viện Chợ Rẫy, nơi bác sĩ Huỳnh Quang Đại công tác, đã chuẩn bị sẵn sàng cho một trận đánh lớn. Một tháng sau đó, nơi này tiếp nhận 2 bệnh nhân người Trung Quốc mắc Covid-19. Đó là 2 trường hợp đầu tiên tại Việt Nam.
“Từ đó đến nay, 2 năm trôi qua, có lúc sóng to, có lúc sóng nhỏ, nhưng chưa có phút nào nghỉ ngơi vì Covid-19”, bác sĩ Đại chia sẻ.
 |
Bác sĩ Huỳnh Quang Đại làm việc tại tỉnh Bạc Liêu. |
Bác sĩ Huỳnh Quang Đại là chuyên gia Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy, đồng thời là giảng viên của Đại học Y dược TP.HCM. Từ các điểm nóng miền Trung (tháng 7/2020) cho đến đỉnh điểm TP.HCM (tháng 7 và 8/2021), anh và đồng nghiệp đều hiện diện lúc gian truân nhất.
Khi Tây Nam Bộ đang bùng phát dịch, anh tiếp tục dẫn đoàn y bác sĩ, cắm chốt ở Bạc Liêu từ ngày 27/10 đến nay. Đó là thời điểm bác sĩ Đại vừa hoàn thành nhiệm vụ tại Bệnh viện Hồi sức Covid-19, "mặt trận" khốc liệt của TP.HCM.
“Mong muốn lớn nhất của chúng tôi, là chia sẻ những kinh nghiệm đã phải trả giá bằng máu và nước mắt ở TP.HCM, mong Bạc Liêu có một chiến lược tốt nhất, giảm thiệt hại thấp nhất vì Covid-19…”, bác sĩ Đại tâm sự.
 |
Đoàn y bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy khảo sát các bệnh viện tại Bạc Liêu. |
Tháng 8/2021, TP.HCM bước vào giai đoạn đau thương vì Covid-19. Bệnh viện Hồi sức Covid-19 với quy mô 1.000 giường do Bệnh viện Chợ Rẫy chịu trách nhiệm chính, được thành lập. Đây là Trung tâm hồi sức lớn nhất ở phía Nam.
Bác sĩ Trần Thanh Linh, bác sĩ Huỳnh Quang Đại… thuộc nhóm chuyên gia đầu tiên có mặt, thiết lập hệ thống máy móc, giường hồi sức, trang thiết bị chuyên sâu. Từ một cơ sở y tế thô sơ, trống trơn, các bác sĩ gấp rút xây dựng phương án, thiết lập từng giường bệnh, điều chuyển máy móc để có thể đón bệnh nhân sớm nhất.
Bác sĩ Huỳnh Quang Đại chia sẻ, áp lực không chỉ từ chuyên môn mà còn vì lượng bệnh nhân.
“Chúng tôi thiết lập theo từng khoa. Khoa này có 60 giường bệnh vừa hoàn thành thì 2 ngày sau kín bệnh nhân. Lại mở thêm khoa mới, lại đầy và phải mở tiếp. Cứ tiếp tục như vậy”, bác sĩ Đại nhớ lại.
Nhân sự được bổ sung thường xuyên. Tất cả đều làm từ sáng đến khuya: nhân viên Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện 115, Bệnh viện Nhân dân Gia Định. Giai đoạn sau, có y bác sĩ từ Hà Nội, Thanh Hóa vào chi viện và tình nguyện ở lại cho đến khi hết dịch.
Có những ngày, bác sĩ đi đặt ECMO ở bệnh viện khác đến 4h sáng mới xong việc. Có y bác sỹ kết thúc ca trực phải uống cả lít nước để bù lại lượng nước đã mất. Mệt mỏi, kiệt sức! Nhưng ngày hôm sau, tất cả lại bước vào guồng quay như cũ.
“Khi mọi chuyện xảy ra ở thành phố quê nhà, chúng tôi phải dốc sức, dốc sức thật nhiều!”, Bác sĩ Đại tâm niệm.
Trước đó, anh và đồng nghiệp Bệnh viện Chợ Rẫy thường xuyên chi viện cho các tỉnh thành chống dịch: Quảng Nam, Đà Nẵng, Gia Lai, Kon Tum, Kiên Giang, Bắc Giang…
Điều day dứt với bác sĩ hồi sức
Dù nỗ lực không mệt mỏi, nhưng trước sức tấn công của chủng virus Delta, Covid-19 lây lan chóng mặt. Ngày 28/8, số ca mắc mới của TP.HCM lên đến 17.403 ca. Cùng thời điểm, TP phải chăm sóc cho hơn 104.000 F0, gần 40.000 F0 nặng. Cao điểm, số tử vong lên đến 2.105 ca/tuần.
Các bác sĩ chạy đua với dịch khi số ca nặng, nguy kịch ngày càng nhiều. Máy móc có khi điều về không kịp. Nhịp độ quay cuồng.
“Chúng tôi không còn chỗ để nhận bệnh. Day dứt lắm!”
 |
Điều trị cho bệnh nhân Covid-19 nặng tại Bệnh viện Hồi sức Covid-19 TP.HCM |
Đó cũng là giai đoạn, Bệnh viện Hồi sức Covid-19 có ngày mất đi 10-20 bệnh nhân. Còn TP.HCM tử vong 200-300 người mỗi ngày. Rất nhiều F0 dù được can thiệp kỹ thuật chuyên sâu nhất, hiện đại nhất, với các bác sĩ giỏi nhất - nhưng cũng đầu hàng trước Covid-19.
“Bác sĩ hồi sức là những người vững vàng tâm lý. Chúng tôi cũng hiểu rằng tính mạng con người còn là vận mệnh. Đôi khi, nằm ngoài khả năng của người thầy thuốc dù anh có nỗ lực đến tận cùng.
Dù vậy, cứ nghĩ đến, tôi muốn quên đi, nhưng không sao quên được”.
Thành phố thiếu nhân lực ở khắp các cơ sở y tế. Là giảng viên Hồi sức cấp cứu, anh đã đề xuất với Đại học Y dược TP.HCM đưa các bác sĩ nội trú đến bệnh viện trong thời điểm nóng bỏng nhất. Đây là những nhân tố giỏi nhất của khóa học, vững vàng chuyên môn và sẽ được trau dồi thực tiễn.
Chuẩn bị tâm lý là bước cần thiết và quan trọng, trước khi các y bác sĩ trẻ tiến vào tâm dịch. Trong căn phòng thuộc Bệnh viện Hồi sức tháng 8/2021, bác sĩ Huỳnh Quang Đại đang từ tốn chia sẻ với đoàn chi viện.
“Các bạn sẽ sốc! Sốc vì cảnh tội nghiệp bệnh nhân phải gánh chịu: một thanh niên 30 tuổi nằm thở không ra hơi, một người bệnh không còn sức cầm lấy đồ ăn. Trên kia là một trận chiến thật sự!
Điều dưỡng mặc đồ bảo hộ 6-8 tiếng mỗi ngày, mồ hôi ướt từ đầu xuống chân, có khi rơi tong tong xuống đất. Kiệt sức đến nỗi mặt đỏ bừng lên, tưởng mình bị sốt rồi nhưng vẫn phải tiếp tục làm việc.
Các bạn sẽ sốc khi lên phòng bệnh Covid-19, nhưng sẽ chúng tôi ở bên cạnh”, bác sĩ Đại khẳng định.
 |
Động viên tinh thần y bác sĩ trẻ trước khi nhận nhiệm vụ tại Bệnh viện Hồi sức Covid-19. |
TP.HCM đã đi qua thời kỳ mất mát chưa từng có trong lịch sử. Các hàng quán dần mở lại, các cơ sở tái sản xuất, người dân trở về nếp sinh hoạt ban đầu, gạt đau thương để phục hồi.
Còn các y bác sĩ, họ tiếp tục chi viện cho Tây Nam Bộ bằng kinh nghiệm xương máu của TP.
“Chúng tôi xuống tất cả các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Bạc Liêu. Đến tất cả các bệnh viện của tỉnh để đánh giá năng lực điều trị, dự báo mức độ lây lan, thiết lập các tầng điều trị, lên chiến lược phù hợp nhất ứng phó với dịch, tránh trường hợp trở tay ko kịp”, Bác sĩ Huỳnh Quang Đại chia sẻ về nhiệm vụ lần này.
Covid-19 đã khiến anh có những chuyến công tác xa nhà chưa từng có. Tháng 7/2020, khi đang chi viện ở Quảng Nam, cha anh phải cấp cứu vì nhồi máu cơ tim. Nhờ “gia đình Chợ Rẫy”, ông cụ qua cơn nguy kịch, bác sĩ Đại yên lòng công tác tại tâm dịch.
Tháng 7/2021, tại tâm dịch miền Tây, anh cũng chưa xác định ngày về. “Cũng may có video call để thường xuyên nhìn thấy gia đình. Tôi có 2 con, con út mới chỉ 3 tuổi thôi…”.
Linh Giao

Ký ức đại dịch Covid-19 qua lời kể của người báo tin bệnh nhân tử vong
“Chị ơi, chị bình tĩnh nhé chị…Em xin báo tin buồn…người nhà mình mất vào lúc…”. Cuộc gọi đứt đoạn bởi tiếng nấc. Bên kia đường dây, thân nhân đứt ruột. Bên này, người nhân viên y tế cũng xé lòng.
" alt="Ký ức day dứt của một bác sĩ hồi sức sau đại dịch Covid"/>
Ký ức day dứt của một bác sĩ hồi sức sau đại dịch Covid