– Khoảng 6% dân số Việt Nam (gần 6 triệungười) bị nhiễm virus viêm gan siêu vi C và tỷ lệ này có chiều hướng gia tăng.
Đây là thông tin do Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên đưara tại lễ hưởng ứng ngày phòng chống viêm gan thế giới 2014 diễn ra sáng 28/7tại BV Bệnh Nhiệt đới TƯ (Hà Nội).
Bệnh viêm gan virus,ầntriệungườiViệtNamnhiễmvirusviêlịch thi đấu tennis hôm nay đặc biệt là bệnh viêm gan mạn tính dovirus viêm gan C đang là mối lo ngại đối với sức khỏe con người. Theo Tổ chức Ytế thế giới (WHO), 1/3 số người viêm gan C mạn tính có nguy cơ tiến triển thànhung thư gan hoặc xơ gan.
Xét nghiệm máu là cách hữu hiệu để phát hiện sớm virus viêm gan C (Ảnh minh họa)
Ngoài yếu tố nguy cơ dễ lây nhiêm cao trong cộng đồng, hầuhết người bị nhiễm loại virus này không có biểu hiện triệu chứng giai đoạn đầu,có thể vài chục năm sau (cho đến khi bệnh bùng phát hoặc gây biến chứng xơ gan,ung thư gan) thì người bệnh mới biết mắc bệnh.
Hưởng ứng ngày Phòng chống viêm gan Thế giới 28/7/2014, BV Bệnh Nhiệt đới TƯ sẽ xét nghiệm miễn phí cho 1.000 ca để phát hiện virus viêm gan C, thời gian trong vòng 1 tuần (từ 28/7 tới 4/8).
Điều đáng ngại là tỷ lệ bệnh viêm gan virus C tại VN có chiềuhướng gia tăng do phần lớn người dân cũng như bệnh nhân thiếu kiến thức về bệnh,không có khái niệm về tầm soát, điều trị và phòng ngừa lây lan.
Ông Nguyễn Văn Kính, GĐ BV Bệnh Nhiệt đới TƯ cho biết cáchphát hiện bệnh tốt nhất là tới cơ sở y tế để được làm xét nghiệm máu. Bệnh viêmgan virus C có thể điều trị khỏi nếu phát hiện sớm và tuân thủ liệu trình điềutrị.
Thông tin cần biết về viêm gan virus C
Virus viêm gan C lây truyền chủ yếu qua đường máu và dịch tiết. Tren thế giới có khoảng 185 triệu người nhiễm virus viêm gan C mạn tính với khoảng 350 ngàn người tử vong và 3-4 triệu người nhiễm mới mỗi năm.
Virus viêm gan C là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới xơ gan và ung thư gan, dù trên thực tế bệnh nhân có thể được điều trị khỏi.
Những đối tượng có nguy cơ cao nhiễm virus viêm gan C:
- Đối tượng tiêm chích, hút hít ma túy, ngay cả dùng một lần
- Nhân viên y tế hay những người làm các công việc phải tiếp xúc với kim tiêm, dịch nhầy có máu nhiễm virus viêm gan C
- Từng trải qua các thủ thuật y tế: Truyền máu, các sản phẩm từ máu, lọc máu do suy thận, tái sử dụng kim tiêm hay ống tiêm - ống thông hoặc các trang thiết bị y khoa khác
- Khám chữa răng với dụng cụ không tiệt trùng
- Châm cứu, chích lễ, xăm da, các thủ thuật thẩm mỹ
- Có mẹ nhiễm virus viêm gan C
- Bệnh nhân có triệu chứng bất thường ở gan (men gan tăng cao, vàng da,...)
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (phải) và người đồng cấp Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar gặp nhau hôm 10/9 ở Moscow. Ảnh: Twitter/@VikramMisri
Theo báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP), có vẻ như hai bên đã mở được một lối thoát cho những cuộc đụng độ. Nhưng ngay sau đó, bất đồng lại tái diễn.
Qua nhiều năm, hai bên đã nhất trí tách biệt các vấn đề kinh tế khỏi tranh chấp biên giới song phương. Nhưng giờ đây, Trung Quốc nhận thấy Ấn Độ đang xáo trộn sự hiểu biết này bằng những đòn trừng phạt nhằm vào các công ty Trung Quốc. Còn phía New Delhi cho rằng, Bắc Kinh đang gia tăng lợi thế khi điều thêm quân tới một khu vực mà trước đây được coi là vùng đất không người.
Ở cấp độ ngoại giao, hai quốc gia tỷ dân có vẻ đồng thuận.
Chưa tìm được giải pháp chấp nhận được
Hôm 14/9, Đại sứ Trung Quốc tại Ấn Độ Sun Weidong khẳng định, bất cứ khi nào tình hình trở nên khó khăn thì "điều quan trọng hơn hết là đảm bảo sự ổn định của mối quan hệ tổng thể và duy trì sự tin tưởng lẫn nhau". Ngay hôm sau, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh phát biểu trước quốc hội nước này, rằng hai quốc gia láng giềng quyết tâm gìn giữ hòa bình và yên tĩnh dọc biên giới.
Nhưng, ông Singh thừa nhận đôi bên chưa thể tìm ra một giải pháp chấp nhận được, và New Delhi đã tăng gấp đôi ngân sách trong những năm gần đây cho các tuyến đường chiến lược dọc biên giới để theo kịp cơ sở hạ tầng của Trung Quốc phía bên kia.
Giới quan sát cho rằng, sự nghi ngờ lẫn nhau của Trung Quốc và Ấn Độ, sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc ở cả hai nước và những thay đổi nhanh chóng về địa chính trị khu vực đã phủ bóng lên nỗ lực của hai phía nhằm đạt được thỏa thuận và tạo dựng lại lòng tin.
Aman Thakker, một thành viên thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington, mô tả cuộc khủng hoảng mới nhất đã "nổi lên như chất xúc tác khiến các chiến lược gia của Ấn Độ phải suy nghĩ và đánh giá lại chính sách giữa nước này với Trung Quốc".
Theo ông, chính sách của Delhi kể từ khi Thủ tướng Ấn Độ Rajiv Gandhi công du Trung Quốc năm 1988 chủ yếu được xây dựng quanh việc tiếp tục tham gia đàm phán biên giới và đề ra các biện pháp xây dựng lòng tin nhằm duy trì hòa bình, đồng thời thúc đẩy hợp tác song phương trong các lĩnh vực khác. Tuy nhiên, khung chính sách đó hiện phải đối mặt với "sự căng thẳng nghiêm trọng".
"[Trung Quốc] ngày càng trở nên quyết đoán và thể hiện sức mạnh dọc biên giới, dẫn đến nhiều bất ổn" - ông Thakker bình luận, viện dẫn các vụ đụng độ biên giới năm 2013, 2014 và cuộc khủng hoảng Doklam năm 2017.
Tuy nhiên, Liu Zongyi - chuyên gia nghiên cứu về Nam Á tại Viện Nghiên cứu quốc tế Thượng Hải - lại chỉ ra rằng chính sách về Trung Quốc của New Delhi đã có những thay đổi đáng kể.
"Trung Quốc và Ấn Độ từng có một thỏa thuận ngầm rằng các tranh chấp về ranh giới và chính trị sẽ không ảnh hưởng đến hợp tác kinh tế của hai bên", ông Liu nói. "Lần này, Ấn Độ không chỉ trả đũa về kinh tế [chống lại Trung Quốc] mà còn dùng cả các biện pháp văn hóa, như rà soát các Viện Khổng Tử và các dự án khác giữa các trường đại học Ấn Độ và Trung Quốc".
"Đây là điều rất nghiêm trọng và chưa từng có tiền lệ. Niềm tin vào thỏa thuận ngầm này đã bị phá vỡ", vị chuyên gia bình luận thêm.
"Khi tìm kiếm 'các biện pháp xây dựng lòng tin mới', tôi nghĩ rằng chúng ta không chỉ phải giữ gìn hòa bình và yên tĩnh ở các khu vực biên giới, mà còn phải vá lại những hiểu biết đã bị phá vỡ trong thúc đẩy hợp tác kinh tế", ông Liu nhấn mạnh, đề cập một khía cạnh của thỏa thuận 5 điểm mà hai vị ngoại trưởng đã đạt được ở Moscow.
Căng thẳng giữa Ấn Độ và Trung Quốc tăng cao trong thời gian gần đây. Ảnh: NDTV
Sự nghi ngờ lẫn nhau
SCMP dẫn nhận định của giới phân tích cho rằng một loạt diễn biến trong những năm gần đây có thể đã khiến hai bên nghi ngờ lẫn nhau. Chẳng hạn, quyết định của New Delhi hồi tháng 8 năm ngoái bãi bỏ quy chế đặc biệt của Jammu và Kashmir, biến nó và Ladakh thành hai vùng lãnh thổ do liên bang quản lý - trên danh nghĩa bao gồm cả khu vực Aksai Chin hiện do Trung Quốc kiểm soát. Trong khi đó, việc Bắc Kinh xây dựng Hành lang Kinh tế Trung Quốc-Pakistan - đi qua Kashmir do Pakistan kiểm soát - khiến Delhi cảm thấy bất an.
Jagannath Panda, một nhà nghiên cứu của Viện Manohar Parrikar về Phân tích và Nghiên cứu Quốc phòng (có trụ sở tại New Delhi), cho rằng các chính sách đối ngoại của cả hai nước đều chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa dân tộc mạnh mẽ ở trong nước, khiến đàm phán song phương kém hiệu quả hơn trong giải quyết bất đồng,
"Giữ vững an ninh quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ dường như là trọng tâm hàng đầu của cả hai nước. Do vậy có thể thấy rõ sự thiếu linh hoạt", ông Panda nói thêm.
Theo Aman Thakker, căng thẳng đã khiến Ấn Độ thắt chặt thêm quan hệ với các đối tác chủ chốt, chẳng hạn ràng buộc chặt chẽ và đứng sau hậu trường với Mỹ, ký một hiệp định hậu cần mới với Nhật Bản, khởi động Sáng kiến Phục hồi Chuỗi cung ứng thay thế với Nhật Bản và Australia...
"Mỹ sẽ tiếp tục là một nhân tố trong quan hệ giữa hai nước. Và Trung Quốc không thích điều đó", Rup Narayan Das, thành viên cấp cao của Hội đồng Nghiên cứu Khoa học xã hội Ấn Độ, bình luận. "Nhưng Trung Quốc cũng biết rõ Ấn Độ theo đuổi một chính sách đối ngoại độc lập, không do Mỹ ra lệnh. Điều Ấn Độ cần là sự hỗ trợ của Mỹ để đối phó với Trung Quốc".
"Trong khi quan hệ đối tác Mỹ - Ấn đang trên đà tiến, Washington dường như đã thể hiện sự quan tâm tích cực trong việc xoa dịu căng thẳng giữa New Delhi và Bắc Kinh. Tuy nhiên, theo ông Panda, Đường Kiểm soát thực tế (LAC) - ranh giới lỏng lẻo giữa vùng lãnh thổ do Ấn Độ kiểm soát và vùng lãnh thổ do Trung Quốc kiểm soát ở biên giới - là một phần phức tạp của lịch sử chung giữa hai nước. Vì vậy, cả hai "không muốn cho bất kỳ bên thứ ba nào can thiệp".
Trung Quốc và Ấn Độ đã ký một loạt thỏa thuận và các biện pháp xây dựng lòng tin từ năm 1993 đến năm 2013, để ngăn tình hình biên giới leo thang. Tuy nhiên, các cơ chế hiện có dường như đang rơi vào bế tắc.
"Giai đoạn sau năm 1962 của mối quan hệ Trung - Ấn đối mặt với nhiều thách thức ở cả cấp độ quân sự và ngoại giao. Các tương tác chính trị đã dẫn dắt [các quan chức] tìm ra hướng đi trong nỗ lực giải quyết tranh chấp", ông Panda nói, nhắc đến mốc cuộc chiến kéo dài một tháng giữa hai nước cách đây 58 năm.
Lin Minwang, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Phục Đán ở Thượng Hải, cho rằng vấn đề hiện giờ là làm thế nào để đưa ra một hệ thống mới tốt hơn, nhằm quản lý và kiểm soát bất đồng trong những hoàn cảnh đã biến đổi.
"Các quy tắc hiện hành được duy trì trong một thời gian dài như vậy đã bị vi phạm. Vẫn cần phải chờ xem hai bên sẽ khởi xướng một cơ chế mới như thế nào", giáo sư Lin bình luận.
Thanh Hảo
Lính Ấn Độ và Trung Quốc bắn hàng trăm phát súng cảnh cáo nhau
Vụ việc xảy ra trước khi Ngoại trưởng Ấn Độ S. Jaishankar cùng người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị gặp nhau ở Nga, nhất trí xuống thang căng thẳng tại Đường Kiểm soát thực tế (LAC) ở Ladakh.
" alt="Thỏa thuận 5 điểm có hóa giải nổi xung đột biên giới Trung" />Thỏa thuận 5 điểm có hóa giải nổi xung đột biên giới Trung
Chủ nghĩa cực đoan cực hữu đang trở thành mối đe dọa toàn cầu
Sự thay đổi đáng sợ
Theo bài báo của Beverly Hills Courier, dựa trên các cuộc phỏng vấn với Bisignano, trước hồi năm 2016 không có gì đáng chú ý về niềm tin chính trị của người phụ nữ này ngoài sự phản đối quyết liệt đối với phá thai. Sau đó, bà ngày càng tỏ ra lo sợ rằng những kẻ ấu dâm đang kiểm soát chính phủ. Khi đại dịch Covid-19 bùng nổ, bà bắt đầu tham gia các cuộc biểu tình phản đối phong tỏa hàng tuần, và lớn tiếng ủng hộ Tổng thống Donald Trump.
Khi ông Trump thúc giục mọi người kéo đến Washington DC để phản đối chứng nhận kết quả cuộc bầu cử mà ông thất bại, bà lên mạng xã hội Twitter tuyên bố: "Tôi sẽ ở đó".
Tư duy âm mưu của Bisigano và sự ủng hộ ông Trump đến cùng chính là tiền đề để bà hành động như một người phát ngôn cho những tư tưởng nổi dậy của phe cực hữu. Khi tòa nhà Quốc hội Mỹ bị xâm nhập, bà giơ cao chiếc loa phóng thanh kêu gọi "những người ái quốc mạnh mẽ, tức giận hãy giúp đỡ" những người bên trong tòa nhà, tuyên bố: "Đây là năm 1776".
Câu chuyện của bà Bisignano dường như là của một người Mỹ duy nhất - sau tất cả, bà đã xông vào cơ quan lập pháp Mỹ với sự khích lệ của một Tổng thống Mỹ thất cử. Nhưng sức mạnh của phe cực hữu cũng đang lớn mạnh khắp toàn cầu. Theo một báo cáo của Liên Hợp Quốc, từ năm 2015 đến năm 2020, số lượng các cuộc tấn công cực hữu trên thế giới đã tăng gấp hơn 3 lần. Phe này đã củng cố đội ngũ bằng cách tuyển dụng những người ủng hộ các nhà dân túy cánh hữu và các nhà lý thuyết âm mưu, gần đây lại được hỗ trợ bởi sự bất mãn do Covid-19 gây ra và những nỗ lực kiểm soát đại dịch.
Hôm 22/2, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres mô tả chủ nghĩa khủng bố thượng tôn da trắng là "một mối nguy hiểm nghiêm trọng ngày càng lớn". Con đường khiến một nữ doanh nhân bình thường đi đến ý định lật đổ chính phủ đang ngày càng biết đến nhiều hơn trên khắp thế giới.
Trong 10 năm kể từ khi Anders Breivik lên kế hoạch tỉ mỉ và thực hiện vụ thảm sát lấy mạng hàng chục người ở Na Uy, chủ nghĩa cực đoan cánh hữu đã thực sự phát triển trên phạm vi toàn cầu. Các vấn đề gây lo ngại ở địa phương được nhào nặn cho hợp với các tường thuật trực tuyến xuyên quốc gia về việc loại bỏ chủng tộc da trắng sắp xảy đến. Bề tôi của những kẻ cực đoan gây ra những hành động tàn bạo lại được phong thánh và các biểu tượng cũng như tuyên ngôn của họ lan khắp các nền tảng như 8kun và Telegram để truyền cảm hứng cho những hành động tương tự.
Những kẻ cực đoan cực hữu, đoàn kết bởi tư tưởng nạn nhân của người da trắng, đi khắp nơi để tham gia các lễ hội âm nhạc và võ thuật tổng hợp, các cuộc tuần hành và trại huấn luyện. Ở Mỹ, đại dịch Covid-19 đã tiếp thêm sinh lực cho họ và khiến họ tiếp xúc với một lượng khán giả mới. Cuộc bạo loạn ở đồi Capitol cũng vậy.
Đối với người Mỹ, việc chứng kiến lá cờ chiến trận Liên minh miền Nam được kéo lên trong các sảnh của Đồi Capitol ngày 6/1 thực sự gây kinh hãi. Đối với người Đức, cảnh tượng này dường như đã quá quen thuộc. Vào ngày 29/8, hàng trăm người biểu tình đã tìm cách tràn vào Reichstag (Quốc hội). Họ bị cảnh sát chặn lại ở cửa, nhưng không phải trước khi Reichskriegsflcharge - lá cờ chiến đấu của Đế quốc Đức được lựa chọn bởi những người cánh hữu, từ "những người theo chủ nghĩa truyền thống" đến tân phát xít, được nhìn thấy tung bay phía trước ngôi nhà của nền dân chủ Đức thời hậu chiến.
Ngay sau khi Đồi Capitol của Mỹ bị xâm chiếm, những kẻ cuồng tín cực đoan Đức lại thi nhau kêu gọi xông vào Reichstag một lần nữa.
Những người nổi loạn cố chọc thủng hàng rào cảnh sát ở Đồi Capitol, Washington, ngày 6/1. Ảnh: AP
Sự phát triển của những thuyết âm mưu
Hồi tháng 1, Facebook và Twitter đã loại bỏ một số tài khoản theo thuyết âm mưu và cực đoan, trong khi Parler - một bản sao Twitter được cánh hữu sử dụng - tạm thời biến mất. Điều này khiến góc mạng của những kẻ cực đoan ngập tràn "người tị nạn", những đối tượng mà họ vui mừng tiếp nhận và hy vọng sẽ cực đoan hóa.
Tầm nhìn của các nhà tổ chức mang tính toàn cầu, với các thông điệp đa ngôn ngữ chào đón những người mới tham gia "cuộc kháng chiến" và giải thích cách sử dụng Telegram ẩn danh, với một loạt danh sách các kênh cực đoan cho nhiều quốc gia và ngôn ngữ khác nhau.
Các cuộc biểu tình chống phong tỏa có thể sẽ tiếp tục góp phần thu hút các nhóm này lại với nhau, hợp nhất nhờ liên kết tư duy âm mưu. Nhóm người cố xông vào Quốc hội Đức hồi tháng 8/2020 đã tách khỏi một cuộc biểu tình chống phong tỏa quy mô lớn hơn gồm 38.000 người tham gia. Họ đến từ khắp châu Âu, vẫy các biểu ngữ phản đối vắc-xin và cờ liên quan QAnon — một thuyết âm mưu thay đổi hình dạng tập trung vào quan điểm ông Trump đang bảo vệ nước Mỹ khỏi giới tinh hoa ấu dâm ăn thịt đồng loại.
Ngày 8/1, người biểu tình tập trung tại Quảng trường Wenceslas ở Praha (Cộng hòa Czech) để lên án các biện pháp phong tỏa. Mặc dù ít người tham gia nhưng tầm nhìn hiển hiện cho thấy: các nhà hoạt động chống Roma và chống Hồi giáo đứng về phía những người vẫy cờ Trump. Một thanh niên đeo mặt nạ đầu lâu của tổ chức Atomwaffen - một nhóm khủng bố tân phát xít với nhiều tham vọng toàn cầu tin rằng, các hành động bạo lực cực đoan sẽ "đẩy nhanh" sự sụp đổ của trật tự chính trị hiện thời. Một số người biểu tình đeo những ngôi sao màu vàng của David với dòng chữ "chưa tiêm chủng" bằng tiếng Czech.
Các nhà nghiên cứu đã dành phần lớn năm 2020 cảnh báo rằng, khó khăn kinh tế cùng những hạn chế chính phủ do đại dịch gây ra sẽ tạo ra một lượng khán giả sẵn sàng lắng nghe những kẻ theo thuyết âm mưu và những kẻ cực đoan cực hữu. Cả hai nhóm này dành cả năm để truyền đạo, cả trên mạng và tại các cuộc biểu tình chống phong tỏa, nuôi dưỡng cảm giác bất bình và tung ra giải thích về khổ ải và vật tế thần.
Virus và sự lây lan của nó được đổ lỗi cho người Do Thái, người Trung Quốc hoặc người nhập cư, và các lệnh phong tỏa được thực thi lại càng tiếp sức cho sự dàn dựng của họ.
Nhóm cánh hữu đặc biệt triển khai các kỹ thuật đã mài dũa nhiều năm, thu hút sự tò mò bằng cách nêu quan điểm phổ biến về các vấn đề như nhập cư hoặc lạm dụng trẻ em, và sau đó đánh đồng chúng với quan điểm của mình, sử dụng các ý tưởng để xóa bỏ lo lắng về mức độ cực đoan thực sự của những quan điểm đó.
Ở Hungary, 45% người dân tin rằng giới tinh hoa đang khuyến khích nhập cư để làm suy yếu châu Âu, theo thăm dò do Yougov và Datapraxis thực hiện đại diện cho Hope not Hate - một tổ chức từ thiện chống chủ nghĩa cực đoan. Khoảng cách giữa điều này và "sự thay thế tuyệt vời", một thuyết âm mưu cánh hữu cho rằng người Do Thái đang đưa người nhập cư đến châu Âu với mục đích tiêu diệt chủng tộc da trắng, là đủ mỏng để bị khai thác hiệu quả.
Một quá trình tương tự hiện rõ trong cuộc bạo loạn ở đồi Capitol. Được giúp một phần không nhỏ bởi Tổng thống Donald Trump và những người bênh vực ông liên tục thúc đẩy các giới hạn của cái họ coi là quan điểm có thể chấp nhận được, đặc biệt là khái niệm một cuộc bầu cử "bị đánh cắp", lằn ranh giữa chủ nghĩa dân túy, các lý thuyết âm mưu và hệ tư tưởng cực hữu đã trở nên mờ nhạt. Những người ủng hộ MAGA (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại) kết hợp với những người theo chủ nghĩa thượng tôn da trắng, những người nhiệt thành chống chính phủ và những người theo QAnon. Tất cả tụ lại cùng nhau bởi tư duy âm mưu.
Những liên minh khác tương tự vậy đã hình thành. Ngay cả trước khi ông Trump lên nắm quyền, các đảng dân túy trên khắp thế giới đã thành công trong việc khai thác những bất bình, thường là hợp pháp nhưng sai hướng, của những người cảm thấy bị các chính trị gia bỏ quên.
Khi đại dịch xảy ra, một số đảng như Đảng Tự do của Áo và Liên đoàn Phương Bắc của Italia nói với những người ủng hộ của họ rằng người nhập cư chính là nguồn cơn.
Khi các lệnh phong tỏa được thực thi, những người theo chủ nghĩa dân túy khuyến khích các cuộc biểu tình phản đối chính sách của chính phủ. Đối với một số người, khuấy động những bất bình như vậy làm tăng sức mạnh cho việc từ chối quyền lực của chính phủ và khoa học, cũng như khát vọng tìm ra vật tế thần để đổ lỗi vì những quy định khắt khe được áp đặt do đại dịch.
Điều đó tạo ra mảnh đất màu mỡ cho âm mưu bén rễ. Sự trỗi dậy của QAnon chẳng hạn. Từng là một lý thuyết bên rìa hấp dẫn chủ yếu người Mỹ, trong thời kỳ đại dịch, nó đã lan rộng đến tận Nhật Bản, kết hợp với những lo lắng ở bất cứ nơi nào nó tiếp cận. Phiên bản của mỗi quốc gia có xu hướng đi theo những đường nét tương tự: một nhóm tác nhân bóng tối giật dây đằng sau hậu trường phải bị đánh bại. Một số người trên thế giới thậm chí tin rằng, ông Trump đang dẫn đầu một chiến dịch giải phóng chống lại một nhà nước ngầm xuyên quốc gia.
Với việc ông Trump phải về Mar-a-Lago, và Q - nhà tiên tri của phong trào giữ im lặng, những kêu gọi "tin tưởng vào kế hoạch" dường như trống rỗng. Các tín đồ có hai lựa chọn: nhận ra lý thuyết đó là vô nghĩa và bỏ đạo, hoặc xoắn bện những sự kiện mới thành một thế giới quan thậm chí còn cực đoan hơn.
Phong trào chống chính phủ "Các công dân có chủ quyền" khẳng định rằng, không có một tổng thống hợp pháp nào kể từ năm 1871. Họ quả quyết rằng, ngày 4/3 (ngày nhậm chức bắt buộc theo hiến pháp cho đến năm 1933), hệ thống này sẽ được khôi phục, và ông Donald Trump sẽ tuyên thệ nhậm chức tổng thống thứ 19, tiếp tục nơi Ulysses Grant đã rời đi. Đây có thể là một tưởng tượng hoang đường. Nhưng QAnon huyên thuyên về "các vụ hành quyết" và "chiếc giá treo cổ" có thể là một lý do khiến Lực lượng Vệ binh quốc gia được yêu cầu tiếp tục ở lại Washington đến giữa tháng 3.
Thanh Hảo(Theo Economist)
Số lượng khủng người bị bắt sau cuộc bạo loạn trên đồi Capitol
Tính đến ngày 7/1, 82 đối tượng liên quan đến các hành vi bạo loạn trên đồi Capitol đã bị bắt giữ.
" alt="Chủ nghĩa cực đoan cực hữu đang đe dọa toàn cầu như thế nào?" />Chủ nghĩa cực đoan cực hữu đang đe dọa toàn cầu như thế nào?
Pennsylvania đóng vai trò quan trọng trong chiến thắng của ông Trump năm 2016. Ảnh: Rmusentrymedia
Trong cuộc bầu cử năm 2020, ông Trump phải bảo toàn kết quả tại ít nhất 1 trong 3 tiểu bang mà ông từng giành chiến thắng năm 2016, để tiếp tục khả năng tái đắc cử. Trong khi đó, ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden có cơ hội lớn trở thành tổng thống, nếu có thể phục hồi Bức tường xanh.
Số lượng đại biểu của Pennsylvania trong Quốc hội Mỹ cho thấy thành phần cử tri tại bang này khá cân bằng: một thượng nghị sĩ của đảng Cộng hòa, một thượng nghị sĩ của đảng Dân chủ. Mỗi đảng đều có 9 hạ nghị sĩ, dù Thống đốc bang Tom Wolf là một thành viên đảng Dân chủ.
Giống như nhiều nơi khác tại Mỹ, các thành phố ở Pennsylvania phần lớn ủng hộ đảng Dân chủ, trong khi các khu vực nông thôn nghiêng nhiều hơn về đảng Cộng hòa. Số lượng cử tri ở ngoại ô là đối tượng đóng vai trò quyết định cho chiến thắng của một trong hai ứng cử viên.
Ngoài ra, vùng đông bắc Pennsylvania, nơi sinh của ông Joe Biden, đồng thời là nơi ông Trump đã chuyển các thị trấn vốn có đa số thành phần lao động ủng hộ đảng Dân chủ sang bỏ phiếu cho đảng Cộng hòa vào năm 2016, cũng có khả năng trở thành khu vực trọng tâm cho chiến dịch tranh cử lần này.
Cử tri Pennsylvania là ai?
Thống kê của CGTN cho thấy, 3/4 trong tổng số gần 13 triệu dân sinh sống ở Pennsylvania là người da trắng, hơn một nửa là nữ và gần một 1/3 dân số bang này là người trên 25 tuổi có bằng đại học.
Năm 2016, Tổng thống Trump từng thắng bà Hillary tới 9 điểm đối với phụ nữ da trắng, 4 điểm với cử tri ngoại ô và 7 điểm với cử tri không có bằng đại học tại Pennsylvania. 63 trong số 67 địa hạt của bang chuyển sang bầu cho đảng Cộng hòa trong giai đoạn từ 2012 đến 2016.
Nhưng đến năm 2018, một số lượng lớn cử tri tại Pennsylvania, đặc biệt ở các khu vực thành thị và ngoại ô, có xu hướng ngả về phía đảng Dân chủ. Sau khi giành được 13 trong số 18 ghế tại hạ viện năm 2016, đảng Cộng hòa đã bị giảm xuống còn 9 ghế ở 2 năm sau đó. Đảng Dân chủ có sự tăng trưởng mạnh mẽ nhờ sự ủng hộ từ người dân ngoại ô.
Năm 2020, ứng cử viên Biden đặt mục tiêu thu hút các cử tri ở vùng ngoại ô, đặc biệt là phụ nữ, trong khi vẫn tranh thủ sự ủng hộ của cử tri ở các thành phố lớn như Pittsburgh và Philadelphia, nhằm tạo lợi thế so với sự ủng hộ dành cho ông Trump ở các vùng nông thôn.
Nền tảng lâu đời của đảng Dân chủ tại Pennsylvania và hình ảnh được tô vẽ sao cho gần gũi với giới cổ cồn xanh của ứng cử viên Biden có thể giúp ông giành lại số phiếu bị mất ở các thị trấn của tầng lớp lao động tại bang này.
Yếu tố quyết định kết quả
Ông Biden chính thức bước vào giai đoạn nước rút trong chiến dịch tranh cử của mình với vị thế dù thuận lợi nhưng không dễ dàng trước ông Trump ở Pennsylvania. Theo thống kê của RealClearPolitics, ứng cử viên của đảng Dân chủ dẫn trước đối thủ với tỷ lệ trung bình 4,2% tại Pennsylvania, nhưng thấp hơn 2,9 điểm nếu so với tỷ lệ trên toàn nước Mỹ.
Theo CGTN, dưới đây là một số yếu tố có thể quyết định chiến thắng của 2 ứng cử viên Tổng thống Mỹ tại Pennsylvania vào tháng 11 tới.
1. Lợi thế sân nhà
Dù là thượng nghị sĩ bang Delaware suốt 36 năm, nhưng ông Biden sinh ra ở Scranton, Pennsylvania và sống tại đây đến năm 10 tuổi.
Là người có quan hệ gắn bó và thường xuyên nói về quê nhà trong các bài phát biểu, ông Biden từng được đặt biệt danh là "Scranton Joe". Và chỉ cách đây 2 năm, ông được phát hiện tham gia một sự kiện chạy bộ trong cuộc diễu hành kỷ niệm Ngày Lao động tại Pittsburgh.
Những động thái trên sẽ là cú hích đáng kể đối với ứng cử viên đảng Dân chủ tại bang được xem như sân nhà của ông.
2. Công nghệ fracking
Chiến dịch tranh cử của ông Trump trong năm nay đã cố gắng vạch ra những điểm phi thực tế trong những chính sách của đối thủ Biden. Chiến thuật này rất quan trọng, không chỉ trên toàn Mỹ mà đặc biệt ở các bang chiến địa như Pennsylvania, nơi giới lao động từng hướng về ông Trump vào năm 2016.
Trong bài phát biểu của mình tại đại hội toàn quốc của đảng Cộng hòa, Tổng thống Trump gọi ông Biden là "kẻ hủy hoại" việc làm, và rằng cựu Phó tổng thống Mỹ đã "bỏ rơi" Pennsylvania khi rời khỏi tiểu bang này từ lúc còn nhỏ.
Nhưng thông điệp được cho là gây tiếng vang nhất của ông Trump là về fracking, ngành công nghiệp cung cấp nhiều việc làm cho bang Pennsylvania, và là ngành sản xuất khí đốt lớn thứ 2 ở Mỹ, thứ mà ông Trump cáo buộc đối thủ của mình đang ra sức cấm cản.
3. Tiềm lực tài chính
Tiền là thứ rất quan trọng đối với bất kỳ ứng cử viên nào. Cho đến nay, đảng Cộng hòa đã nhận được nhiều khoản quyên góp từ bang Pennsylvania hơn so với đảng Dân chủ.
Tuy nhiên, các ứng cử viên nhiều tiền hơn chưa chắc khả năng chiến thắng sẽ cao hơn. Năm 2016, bà Hillary gây quỹ được nhiều hơn ông Trump ở Pennsylvania và trên toàn nước Mỹ, nhưng vẫn thất bại. Kịch bản này ít nhiều cũng có khả năng xảy ra năm nay.
Ngoài ra, những tranh cãi xung quanh việc bỏ phiếu qua đường bưu điện, số ca nhiễm và tử vong bởi dịch Covid-19, tỷ lệ thất nghiệp hiện tại so với năm ngoái… cũng đều là những yếu tố quyết định xem lá phiếu của người dân Pennsylvania có thay đổi không so với 4 năm trước.
Việt Anh
Ông Trump được đề cử giải Nobel Hòa bình 2021
Theo Sky News, Tổng thống Mỹ Donald Trump nhận được đề cử trên nhờ vai trò giúp Israel và Các Tiểu vương quốc Ảrập Thống nhất (UAE) đạt được thỏa thuận hòa bình.
" alt="Vì sao Pennsylvania thành bang then chốt trong bầu cử Mỹ 2020?" />
...[详细]