PGS.T.S Lê Xuân Sang (Viện Kinh tế Việt Nam,ườiMỹchọnhoảtángngàymộtnhiềuvìchôncấtquáđắchuyển nhượng bóng đá Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) cho rằng, không chỉ riêng Việt Nam, hình thức hoả táng đang ngày càng được sử dụng rộng rãi trên thế giới, với tỷ lệ ngày càng tăng, nhất là tại những nước không theo đạo Hindu, đạo Phật hay trước đó bị cấm hay chưa chấp nhận về tín ngưỡng, tôn giáo.
Tỷ lệ hoả táng trong tổng người chết đã thay đổi đáng kể giữa các quốc gia, cao nhất là ở Nhật Bản với tỷ lệ hoả táng trên 99% và thấp nhất là Ba Lan – chỉ chiếm 6,7% vào năm 2008.
Vương quốc Anh tuy tương đối bảo thủ song tỷ lệ hoả táng tăng đều đặn từ 34,7% vào năm 1960 lên 77,05% vào năm 2017.
Theo số liệu của Hiệp hội giám đốc tang lễ quốc gia Hoa Kỳ (NFDA), tỷ lệ hoả táng ở nước này năm 2018 ước tính là 53,5% so với địa táng là 40,5%.
Một trong số những lý do lớn khiến người Mỹ chọn hoả táng ngày càng tăng là vì chi phí địa táng ngày càng lớn. Chi phí hoả táng được chia thành 2 loại – loại hoả táng cơ bản có giá giao động từ 700-3.500 USD. Hoả táng truyền thống (bao gồm cả dịch vụ tang lễ) có giá giao động từ 7.000-8.000 USD. Trong khi đó, chi phí cho địa táng lên tới 10.000-12.000 USD.
Ngoài ra, một lý do khác là nhiều tôn giáo hay nền văn hoá cũng chấp nhận hoả táng ngày càng nhiều hơn.
Theo thống kê của NFDA, mỗi năm Mỹ tiêu tốn khoảng 1,6 triệu tấn bê tông cùng 14 nghìn tấn thép để xây mộ. Vì thế, hoả táng giúp giảm chi phí và dần hạn chế phương thức địa táng, giúp tiết kiệm, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên tốt hơn.
‘Nhìn chung, ở các nước theo đạo Hindu hoặc Phật giáo, tỷ lệ hoả táng cao hơn nhiều, trong đó cao nhất là Nhật Bản, Ấn Độ, Nepal và Thái Lan có tỷ lệ trên 95%, trong khi các nước đa số theo Thiên chúa giáo như Ý, Ireland và Ba Lan… có tỷ lệ thấp hơn’ – PGS.TS Lê Xuân Sang cho biết.
Tương tự, tỷ lệ hoả táng ở các quốc gia đa số theo đạo Hồi cũng thấp hơn nhiều do các lệnh trừng phạt tôn giáo đối với hoả táng. Triết lý Nho giáo cũng có hạn chế đối với hình thức này.
Cụ thể, theo nghiên cứu của PGS.TS Lê Xuân Sang, tỷ lệ hoả táng ở các nước như sau: Trung Quốc: 45,6% (2014); Nhật Bản: 99,97% (2014); Hàn Quốc: 81,6% (2016); Đài Loan, Trung Quốc: 92,47% (2013); Vương quốc Anh: 77,05% (2017); Hà Lan: 63% (2014); Pháp: 32% (2012); Canada: 68,4% (2009); Úc: 65% (2008)…
Tỷ lệ hoả táng của người dân Mỹ trong 20 năm qua. Nguồn: FAMIC, CANA |
Tuy vậy, bên cạnh phương pháp phổ biến này, hiện nay nhiều quốc gia trên thế giới đang có xu hướng tìm đến một phương pháp thậm chí còn thân thiện hơn với môi trường là thuỷ phân táng.
Thuỷ phân táng là công nghệ phân huỷ thi thể con người hoặc động vật bằng cách dùng dung dịch chủ yếu là nước và dung dịch kiềm. Đây là cách thức khác hẳn với thuỷ táng truyền thống ở một số nơi trên thế giới (nhất là ở Ấn Độ) – đơn giản là để xác chết tự phân huỷ trong nước một cách tự nhiên.
‘Trong quá trình thuỷ phân táng, quá trình phân huỷ thân thể người chết cũng tương tự như trong tự nhiên. Tuy nhiên, thời gian được rút ngắn xuống còn 3-4 tiếng để chỉ còn lại bộ xương’.
Sau khi hoàn thành quá trình, tro cốt trắng tinh khiết còn sót lại được trả cho gia đình trong một chiếc bình giống như hoả táng, còn dịch sinh thể sẽ được dẫn riêng xả ra ngoài.
PGS.TS Lê Xuân Sang cho biết, thuỷ phân táng được áp dụng lần đầu tiên ở Mỹ vào năm 1888 để xử lý xác chết động vật, được phát triển lần đầu tiên vào những năm 1990 ở châu Âu để xử lý những con bò bị nhiễm bệnh trong thời gian dịch bệnh bò điên. Tuy nhiên, phương pháp này được sử dụng chính thức và hợp pháp vào năm 2003 ở bang Minnesota, Mỹ. Đến năm 2017, thuỷ phân táng được hợp pháp và được sử dụng ở 16 bang của Mỹ và đã có 5.000 người chọn cách mai táng này.
Thuỷ phân táng là một phương pháp mới được đánh giá là thân thiện với môi trường hơn cả hoả táng. Ảnh: Daily Mail |
Ở Canada, cũng đã có một số nơi hợp pháp hoá phương pháp này, nhưng mới chỉ có một nhà tang lễ ở Quebec trang bị buồng máy thuỷ phân kiềm. Ở các nước Úc, Mexico cũng đã có doanh nghiệp tư nhân cung cấp dịch vụ này dù vẫn còn ít.
‘Tuy mới ra đời chính thức cách đây 15 năm, đến nay thuỷ phân táng đã bắt đầu phát triển khá nhanh ở Mỹ và một số quốc gia khác. So với hoả táng, mức chi phí của thuỷ phân táng là tương đương mặc dù sự phản kháng của nhà thờ công giáo với hình thức này dường như lớn hơn. Tuy nhiên, đặc trưng nổi bật của hình thức này được khách hàng lựa chọn là tính thân thiện với môi trường’.
Ngoài địa táng và thuỷ phân táng, PGS.TS Lê Xuân Sang cho biết còn có phương pháp băng hoá địa táng (premessia) cũng đang được quan tâm, phát triển nhưng cũng gây nhiều tranh cãi trên thế giới.
PGS.TS Bùi Xuân Đính: ‘Bốc mộ là một thứ cực hình cần bỏ’
'Theo quan điểm và trải nghiệm của riêng tôi thì bốc mộ là một thứ cực hình' - PGS.TS Bùi Xuân Đính nêu quan điểm.