当前位置:首页 > Giải trí > Nhận định, soi kèo Liverpool vs Ipswich Town, 22h00 ngày 25/1: Củng cố ngôi đầu 正文
标签:
责任编辑:Bóng đá
Nhận định, soi kèo Eintracht Frankfurt vs Ferencvarosi, 3h00 ngày 24/1: Bùng nổ
Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an báo cáo về đề xuất lùi thời hạn khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa yêu cầu Bộ Công an, Bộ Tư pháp tiếp tục triển khai cấp số định danh cá nhân tại các địa phương theo đúng quy định của Luật Căn cước công dân, Luật Hộ tịch và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Thủ tướng chỉ đạo, trong quá trình nhập dữ liệu công dân, Bộ Công an phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp và chính quyền các địa phương để bảo đảm thông tin chính xác. Đối với các trường hợp thiếu, sai sót thông tin, Bộ Công an, Bộ Tư pháp chỉ đạo cơ quan, đơn vị có liên quan thông tin cho công dân và phối hợp chặt chẽ với công dân trong đính chính, sửa đổi, bổ sung thông tin còn thiếu hoặc chưa chính xác trước khi cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Bộ Công an báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc đề xuất Ủy ban Thường vụ Quốc hội lùi thời hạn khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo quy định của Luật Căn cước công dân cho đến khi hoàn thành xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Bộ Công an giải trình cụ thể các vấn đề liên quan trong tháng 4/2020.
Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khi thực hiện các nhiệm vụ của Đề án 896, xây dựng các cơ sở dữ liệu chuyên ngành cần phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với Bộ Công an và các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức có liên quan để việc xây dựng bảo đảm đồng bộ, thống nhất, tránh chồng chéo, trùng lắp, xác định các thông tin, dữ liệu cần thiết thu thập. Đồng thời phải tương thích, kết nối, tích hợp được với các cơ sở dữ liệu và kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và có giải pháp bảo vệ bí mật thông tin cá nhân.
Hồi giữa tháng 3 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Tổng mức đầu tư của dự án này là hơn 3.085 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước và được thực hiện từ năm 2018-2021.
Theo quyết định, chủ đầu tư dự án là Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an. Mục tiêu của dự án nhằm xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thống nhất trên toàn quốc, tập hợp thông tin cơ bản của tất cả công dân Việt Nam được chuẩn hóa, số hóa, lưu trữ, quản lý bằng cơ sở hạ tầng thông tin để phục vụ quản lý nhà nước và giao dịch của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Về quy mô, nội dung đầu tư, Quyết định nêu rõ, xây dựng hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thống nhất trên toàn quốc, được triển khai và quản lý tập trung tại Bộ Công an, bao gồm: Đầu tư hạ tầng kỹ thuật; thuê hạ tầng truyền dẫn; xây dựng, triển khai hệ thống phần mềm ứng dụng phục vụ công tác quản lý nhà nước và các yêu cầu chức năng, nghiệp vụ của ngành Công an phục vụ thu thập, cập nhật thông tin; tổ chức thu thập, tạo lập và chuyển đổi dữ liệu dân cư và cấp số định danh cá nhân cho công dân.
Quyết định cũng cho biết, Bộ Công an sẽ thực hiện việc đào tạo về hạ tầng kỹ thuật, đào tạo sử dụng phần mềm ứng dụng, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách liên quan đến quản lý dân cư trên toàn quốc.
Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là một trong 6 cơ sở dữ liệu quốc gia cần ưu tiên triển khai để tạo nền tảng phát triển chính phủ điện tử, bên cạnh 5 cơ sở dữ liệu quốc gia khác gồm: Đất đai quốc gia; Đăng ký doanh nghiệp; Thống kê tổng hợp về Dân số; và Bảo hiểm.
Theo đánh giá của Thủ tướng Chính phủ, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có vai trò quyết định trong nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về dân cư theo hướng hiện đại, là cơ sở dữ liệu quan trọng trong tiến trình xây dựng chính phủ điện tử hướng tới nền kinh tế số, xã hội số.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công an phối hợp với Bộ TT&TT rà soát các dự án xây dựng cơ sở dữ liệu được triển khai tại Bộ Công an theo hướng tận dụng các nền tảng kỹ thuật công nghệ, hạ tầng dùng chung để giảm chi phí đầu tư. Bộ KH&ĐT chủ trì thẩm định, phối hợp Bộ Công an đề xuất Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án theo đúng quy định của Luật Đầu tư công.
PV
" alt="Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an báo cáo về đề xuất lùi thời hạn khai thác CSDL quốc gia về dân cư"/>Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an báo cáo về đề xuất lùi thời hạn khai thác CSDL quốc gia về dân cư
Nhận định, soi kèo Al Sadd vs Qatar SC, 20h30 ngày 23/1: Tin vào cửa trên
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại buổi trao tặng vật tư y tế cho Ấn Độ. Ảnh: G.P
Chiều 21/4, tại trụ sở Bộ TT&TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, trên cương vị Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ đã trao tặng 100.000 khẩu trang kháng khuẩn cho nhân dân Ấn Độ.
Phát biểu tại buổi trao tặng, Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết: “Quan hệ hữu nghị Việt Nam và Ấn Độ có truyền thống lâu đời, bắt nguồn từ mối quan hệ văn hóa, giao thương, tôn giáo hòa bình từ hơn 2.000 năm trước. Đến nay, tất cả các lĩnh vực hợp tác từ kinh tế, thương mại, đầu tư đến an ninh, quốc phòng, khoa học, kỹ thuật, văn hóa, giáo dục đã phát triển nhanh chóng”. Hội hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ được thành lập từ năm 1982, đã phát huy tốt vai trò đối ngoại nhân dân của mình, góp phần thắt chặt tình hữu nghị, hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước.
Chia sẻ về dịch Covid-19, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, đây là một trong những thách thức nghiêm trọng nhất trong 100 năm qua của nhân loại. Tại Việt Nam, Chính phủ và các Bộ, ngành đã quyết liệt vào cuộc ngay từ những ngày đầu tiên, kịp thời có nhiều biện pháp ngăn chặn và dập dịch. Bộ TT&TT đã huy động toàn ngành, từ các doanh nghiệp viễn thông, CNTT đến các cơ quan báo chí, truyền thông nhanh chóng triển khai nhiều biện pháp, góp phần ngăn chặn và đẩy lùi đại dịch.
Ở Ấn Độ, Chính phủ và người dân cũng đang triển khai nhiều biện pháp để kiềm chế và đẩy lùi đại dịch. Việt Nam và Ấn Độ có thể chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tiễn, nhiều bài học giá trị để cùng nhau chiến thắng dịch bệnh.
“Trong những lúc khó khăn như hiện nay, hơn bao giờ hết, tình đoàn kết và hữu nghị Việt - Ấn càng được khẳng định và phát huy giá trị”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Với mong muốn chia sẻ và góp phần nhỏ bé cùng nhân dân Ấn Độ ngăn chặn dịch bệnh, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết Hội Hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ và Bộ TT&TT đã vận động các doanh nghiệp trong ngành TT&TT như: Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) và Tổng công ty MobiFone ủng hộ 100.000 khẩu trang vải kháng khuẩn cho nhân dân Ấn Độ. Theo lời chia sẻ của Bộ trưởng, 100.000 khẩu trang kháng khuẩn này sẽ được Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam (VNPost) hỗ trợ vận chuyển sang Ấn Độ.
“Món quà tuy nhỏ bé so với nhu cầu rất lớn nhưng là tình cảm, tình đoàn kết, hữu nghị của nhân dân Việt Nam dành cho nhân dân Ấn Độ anh em”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ.
Lễ trao tặng 100.000 khẩu trang kháng khuẩn cho Ấn Độ. |
Sau khi nhận món quà từ Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Ấn Độ tại Việt Nam Pranay Verma bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến Hội hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ, món quà đã thể hiện mối quan hệ thân thiện và hỗ trợ lẫn nhau lâu dài giữa hai nước.
Đại sứ Ấn Độ khẳng định: “Món quà tuyệt vời này từ người dân thân thiện Việt Nam sẽ được người dân Ấn Độ hết sức trân trọng”.
Đại sứ Pranay Verma cho biết cả Ấn Độ và Việt Nam đã thực hiện các biện pháp kịp thời và toàn diện bằng cách giám sát và kiểm soát, hay thông qua các gói phúc lợi và chuẩn bị y tế để đảm bảo rằng đại dịch không gây ra tác động lâu dài đối với xã hội và nền kinh tế của quốc gia, đặc biệt là đối với những người nghèo, những người dễ bị tổn thương.
Vai trò lãnh đạo quyết tâm từ sự phối hợp hàng đầu và chặt chẽ giữa tất cả các thành phần xã hội và chính phủ đã đảm bảo rằng tỷ lệ xảy ra đại dịch ở cả hai nước vẫn thấp hơn so với nhiều nơi trên thế giới. “Trong những giờ phút khó khăn này, cả Ấn Độ và Việt Nam đã và đang liên lạc chặt chẽ và chăm sóc tốt sức khoẻ của nhân dân ở hai quốc gia”, Đại sứ Pranay Verma nói.
Ấn Độ mong muốn hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực 5G
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng (phải) và Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Ấn Độ tại Việt Nam Pranay Verma. Ảnh: G.P |
Trong khuôn khổ sự kiện, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cũng có buổi tiếp và làm việc với Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Ấn Độ tại Việt Nam Pranay Verma.
Theo chia sẻ của ngài Đại sứ, Việt Nam có vị trí trung tâm trong chính sách hành động hướng Đông cũng như trong tầm nhìn Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Ấn Độ.
Với sự hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực TT&TT giữa hai nước trong thời gian vừa qua, Đại sứ Pranay Verma bày tỏ mong muốn được tăng cường hơn nữa các hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực CNTT đặc biệt trong lĩnh vực an ninh mạng, Chính phủ điện tử hay các chương trình đào tạo nhân lực.
Đại sứ Pranay Verma cho hay: “Chính phủ Ấn Độ vừa công bố gói tín dụng 1 tỷ USD dành cho kết nối số và kết nối giữa Ấn Độ và ASEAN. Tôi mong muốn nhận được những đề xuất cụ thể từ Bộ TT&TT với vai trò là cơ quan quản lý phát triển CNTT để triển khai các dự án trong gói tín dụng nói trên”.
Ngoài sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp Ấn Độ đến thị trường Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực CNTT, Đại sứ Ấn Độ cũng bày tỏ sự quan tâm đến kinh nghiệm của Việt Nam trong việc phát triển 5G với những bước tiến trong thời gian qua.
Đáp lời Đại sứ Ấn Độ, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cảm ơn và đồng tình với quan điểm cũng như các lĩnh vực Việt Nam và Ấn Độ có thể thúc đẩy hợp tác.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng tặng quà cho Đại sứ Ấn Độ. Ảnh: GP |
Theo chia sẻ của Bộ trưởng, đến tháng 10 Việt Nam sẽ sản xuất thiết bị 5G (trong đó có cả điện thoại cầm tay và thiết bị mạng lưới). Cũng trong thời gian này, Việt Nam chính thức thương mại hóa 5G bằng thiết bị của Việt Nam.
Đồng thời, Bộ trưởng cho biết vừa có đề nghị Chính phủ hợp tác chiến lược giữa Việt Nam - Ấn Độ trong lĩnh vực ICT nói chung và 5G nói riêng. Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, thế giới quan tâm đến an toàn, an ninh mạng của 5G. Cách giải quyết câu chuyện này là cần có nhiều công ty phát triển thiết bị 5G dựa trên tiêu chuẩn Open Standard của thế giới. “Chúng ta là đối tác chiến lược và nên thúc đẩy hợp tác chiến lược trong lĩnh vực này”.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Việt Nam cũng cho rằng CNTT đã chứng tỏ được vai trò rất quan trọng trong việc chống lại đại dịch Covid-19. Do đó, Bộ trưởng mong muốn có sự chia sẻ về ứng dụng chống dịch giữa Việt Nam và Ấn Độ. Theo chia sẻ của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, Việt Nam đã phát triển được gần 20 ứng dụng chống dịch và nhiều ứng dụng rất có hiệu quả.
“Ngoài chống dịch, chúng ta cũng cần thiết lập một trạng thái bình thường mới sử dụng công nghệ đó là chuyển đổi số. Trong hơn 3 tháng vừa qua, các ứng dụng online của Việt Nam đã phát triển rất mạnh, từ làm việc từ xa, chữa bệnh từ xa, học từ xa và thương mại điện tử. Đây là những lĩnh vực hai nước có thể chia sẻ cùng nhau để thúc đẩy nhanh hơn nữa quá trình chuyển đổi số quốc gia”, Bộ trưởng chia sẻ thêm.
Duy Vũ
" alt="Bộ TT&TT tặng 100.000 khẩu trang kháng khuẩn cho Ấn Độ"/>