Ngày 6/12, bác sĩ Hồ Hữu Đức, Phó giám đốc Bệnh viện Dã chiến điều trị Covid-19 Đa tầng quận Tân Bình cho biết, hiện có 194 bệnh nhân nặng đang điều trị ở tầng 3. Từ giữa tháng 10, số ca nhập viện tại đây gia tăng. Trong 2 tuần gần đây, trung bình mỗi ngày nhập viện từ 70-100 ca và rải đều ở 3 tầng. Do đó, Sở Y tế TP.HCM đã điều động thêm bác sĩ và điều dưỡng hỗ trợ giảm tải cho nhân viên y tế tại đây. Áp lực nhất là khu vực bệnh nhân nặng.
|
Bệnh nhân ở tầng 3 phần lớn là người lớn tuổi, bệnh nền. |
Bác sĩ Hồ Hữu Đức cho biết, tuần qua bệnh viện ghi nhận 34 ca tử vong. Chủ yếu trong đó vẫn là những bệnh nhân lớn tuổi, nhiều bệnh nền và chưa tiêm vắc xin. Đáng chú ý, có một trường hợp trẻ tuổi, có bệnh nền nhưng theo trường phái không tiêm vắc xin, diễn tiến nặng và tử vong.
Thống kê tại Bệnh viện Dã chiến điều trị Covid-19 đa tầng quận Tân Bình cho thấy, độ tuổi trung bình của nhóm tử vong khá cao, ở mức 72 tuổi và có nhiều bệnh lý. Riêng từ ngày 1/11 đến ngày 28/11, chỉ có 36,8% bệnh nhân tử vong được tiêm vắc xin 1 hoặc 2 mũi. Số còn lại chưa tiêm phòng.
Nhận định về số ca nặng thời gian vừa qua đang có xu hướng tăng, bác sĩ Hồ Hữu Đức cho rằng, có 2 nguyên nhân chính.
“Khi số ca tăng cao, sẽ có một tỷ lệ bệnh nhân chuyển nặng. Đó là việc không tránh khỏi”, bác sĩ Đức nhận định.
Theo ông, bệnh do virus nCoV gây ra hiện được điều trị triệu chứng. Dù Việt Nam đã có thuốc kháng virus, thuốc ức chế miễn dịch, các biện pháp kỹ thuật tiên tiến như lọc máu, ECMO… nhưng cũng là điều trị những triệu chứng sau khi bệnh nhân đã mắc bệnh.
Số ca nhiễm càng cao, kéo theo tỷ lệ ca nặng tăng. Hiện nay, bệnh chỉ có thể dự phòng bằng vắc xin.
Nguyên nhân thứ 2, bác sĩ Hồ Hữu Đức cho rằng, số tử vong chủ yếu là người lớn tuổi và có bệnh nền. Ở người lớn tuổi, sức đề kháng kém, Covid-19 tác động khiến cho bệnh nền mất ổn định, nguy cơ tử vong càng cao hơn.
Cùng quan điểm, TS.BS Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, tại Khu cách ly E trong 3 tháng qua, tỷ lệ tử vong ghi nhận ở mức 28%. Con số này tương ứng với các trung tâm Covid-19 khác, tức là dưới 35%.
“Tuy nhiên, đó là tỷ lệ chung. Nếu phân tích sâu hơn, tỷ lệ tử vong ở các bệnh nhân nặng phải thở máy lên đến gần 70%. Với bệnh nhân có thêm bệnh nền, người lớn tuổi thì tỷ lệ còn cao hơn nữa”, TS.BS Lê Quốc Hùng cho biết.
|
TP.HCM hiện có 431 ca nặng đang thở máy, 14 ca can thiệp ECMO. |
Bác sĩ Hùng cho rằng, nhiều người trước đó thuộc nhóm chống chỉ định tiêm vắc xin do bệnh lý không ổn định, có thể đối diện với những tai biến phụ. Nếu không may mắc Covid-19, diễn tiến sẽ rất nghiêm trọng. Vấn đề này không chỉ ở Việt Nam mà là tình hình chung của thế giới.
“Chúng ta phải rà soát lại tất cả những bệnh nhân trong nhóm này. Trong thời điểm hiện tại, họ đã đủ tiêu chuẩn tiêm vắc xin, cần nhanh chóng lập danh sách để phòng bảo vệ những người yếu thế”, bác sĩ Hùng khuyến cáo.
Do đó, khi chưa được tiêm vắc xin Covid-19, người có bệnh nền phải thực hiện 5K một cách tuyệt đối, kể cả trong gia đình để tránh lây nhiễm và trở nặng.
Với giả thiết vắc xin Covid-19 đã giảm hiệu lực sau tiêm 6 tháng, dẫn đến nhiều người ở TP.HCM mắc bệnh dễ nguy kịch, bác sĩ Hồ Hữu Đức cho rằng chưa có cơ sở và bằng chứng y học nào về việc này.
“Chúng ta không thể kỳ vọng không còn ca mắc hay không còn ca tử vong vì Covid-19. Tuy nhiên, nguy cơ đó sẽ tập trung vào nhóm lớn tuổi, có bệnh nền, chưa tiêm vắc xin.”, bác sĩ Đức khẳng định.
Theo thông tin từ Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP.HCM, tính đến 18h ngày 5/12 TP hiện có 431 ca nặng đang thở máy, 14 ca can thiệp ECMO. Tổng số ca nhiễm đang điều trị là 13.681 bệnh nhân.
Đáng chú ý, riêng ngày 5/12, TP có 94 trường hợp tử vong. Con số này tăng hơn so với hai ngày trước, cụ thể ngày 4/12 có 69 ca, ngày 3/12 có 75 ca tử vong.
Linh Giao
Số ca tử vong tại TP.HCM tiếp tục tăng
Số ca tử vong trong ngày 5/12 là 94 người, tăng hơn so với hai ngày trước đó là 69 ca (ngày 4/12) và 75 ca (ngày 3/12).
" alt="Nguyên nhân bệnh nhân Covid"/>
Nguyên nhân bệnh nhân Covid
Theo đó, FPT Long Châu sẽ phối hợp cùng với AstraZeneca trong việc xây dựng và triển khai các chương trình đào tạo, cập nhật kiến thức thường xuyên cho đội ngũ nhân viên y tế và dược sĩ đang làm việc tại FPT Long Châu nhằm hiểu đúng thông tin thuốc do AstraZeneca sản xuất và kiến thức bệnh học liên quan, để từ đó tư vấn đúng, đủ và hiệu quả thuốc theo đơn thuốc của bác sĩ.Ngoài ra, hai công ty sẽ cùng phối hợp với các tổ chức y khoa để thực hiện các chương trình cung cấp kiến thức thường thức cho bệnh nhân và cộng đồng (tập trung vào sử dụng thuốc đúng cách; vận động, dinh dưỡng khoa học cho từng nhóm bệnh; chăm sóc sức khoẻ đúng cách và khoa học). Hoạt động này là nền tảng cho việc thực hành 04 đúng trong việc đưa thuốc đến tay người bệnh của FPT Long Châu: đúng đơn thuốc, đúng liều, đúng bệnh và đúng chuẩn chất lượng.
Tại buổi lễ ký kết, bà Nguyễn Bạch Điệp - Chủ tịch Hội đồng quản trị FPT Retail kiêm Tổng giám đốc của FPT Long Châu chia sẻ, đợt dịch Covid-19 vừa qua cho thấy, kênh nhà thuốc đóng một vai trò quan trọng trong việc đáp ứng kịp thời nhu cầu điều trị bệnh cho người dân, nhất là những trường hợp phải sử dụng thuốc kê đơn của bác sĩ.
“Thông qua hợp tác với hãng AstraZeneca, hệ thống nhà thuốc FPT Long Châu mong muốn có thể đem đến cho bệnh nhân và khách hàng những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất từ những đối tác dược phẩm hàng đầu thế giới, góp phần vào nâng cao công tác điều trị, chăm sóc sức khoẻ cho người Việt”, bà Điệp cho biết.
Ông Nitin Kapoor - Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc, AstraZeneca tại Việt Nam và các thị trường mới nổi khu vực châu Á cho biết, là một công ty dược phẩm toàn cầu, AstraZeneca luôn làm theo khoa học và đặt lợi ích của bệnh nhân lên hàng đầu. Qua 27 năm đồng hành cùng ngành y tế Việt Nam, AstraZeneca nhận thấy việc thông tin, hướng dẫn sử dụng thuốc và kỹ năng tư vấn của dược sĩ có tác động lớn đến sự tuân thủ và hiệu quả điều trị của bệnh nhân.
“Chúng tôi hy vọng những kiến thức khoa học cập nhật và chính xác được AstraZeneca chia sẻ cho đội ngũ dược sĩ tư vấn của FPT Long Châu ở nhiều tỉnh, thành trên khắp Việt Nam sẽ góp phần nâng cao hiệu quả điều trị và đảm bảo tiếp cận thuốc chất lượng cao cho bệnh nhân cả nước”, ông Nitin Kapoor chia sẻ.
Trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật về phân phối thuốc tại Việt Nam, FPT Long Châu và AstraZeneca cùng khẳng định nỗ lực đưa nhiều nhóm thuốc đặc trị đến với người bệnh một cách dễ dàng hơn trong các lĩnh vực điều trị như: ung thư; tim mạch, thận và chuyển hóa; hô hấp, tiêu hóa và miễn dịch.
Bản ghi nhớ hợp tác thể hiện sự cam kết chặt chẽ, lâu dài giữa hai công ty vì mục tiêu tăng cường hỗ trợ bệnh nhân. Chương trình này kế thừa các hoạt động đã diễn ra trước đó do AstraZeneca triển khai như: cập nhật kiến thức về thuốc cho 1.300 nhân viên nhà thuốc FPT Long Châu trong năm 2021; kết nối FPT Long Châu với các hội y học và doanh nghiệp liên quan để chia sẻ thành công các chương trình giáo dục y khoa cho bệnh nhân và cộng đồng như chương trình “Giá như” và “Vì lá phổi khỏe” của AstraZeneca và các đối tác.
Lệ Thanh
" alt="FPT Long Châu và AstraZeneca hợp tác chăm sóc sức khoẻ cộng đồng"/>
FPT Long Châu và AstraZeneca hợp tác chăm sóc sức khoẻ cộng đồng
Trong lần thứ 2 chúng tôi trở lại nhà em Thanh Ngân, nhân vật trong bài viết: Con chỉ ước không phải bỏ học giữa chừng để trao khoản tiền bạn đọc ủng hộ thông qua Báo VietNamNet.Trần Thị Thanh Ngân đang là học sinh lớp 7, vì hoàn cảnh gia đình khó khăn đã nhiều lần mẹ muốn em nghỉ học ở nhà giúp mẹ. Dù hoàn cảnh gia đình còn rất nhiều khó khăn nhưng cô bé vẫn nhiều năm liền đạt danh hiệu học sinh khá giỏi.
|
Đại diện Báo VietNamNet trao tiền cho em Ngân. |
Trong những lúc cha mẹ đi vắng, Thanh Ngân thay mẹ chăm sóc đứa em bị bệnh liệt từ nhiều năm nay. Công việc trong nhà từ nấu cơm, giặt giũ cho em ăn đều đến tay em, dù còn nhiều vất vả, thiếu thốn nhưng em vẫn cố gắng vươn lên trong học tập.
Trong ngôi nhà trống hơ trống hoác không một vật dụng có giá kể cả chiếc giường và chiếc bàn học là vật dụng tối thiểu cũng không thể có. Ngày đi học nửa buổi, nửa buổi về nhà chăm em, tối đến bò ra sàn nhà để học.
Cha em vì bệnh đau nên không làm được việc nặng, hơn nữa với công việc đồng áng phụ thuộc rất nhiều vào sự may rủi. Có khi trồng rau, dưa cả vụ, đến khi thu hoạch thu cũng chẳng đủ tiền giống và vốn.
Mẹ em làm công nhân với đồng lương hơn 2 triệu bạc không đủ chi phí cho cả gia đình nên lúc nào gia đình cũng trong tình trạng thiếu thốn.
Sau khi Báo VietNamNet thông tin về hoàn cảnh gia đình em Ngân đã có rất nhiều bạn đọc chia sẻ. Số tiền bạn đọc ủng hộ thông qua Báo VietNamNet 2 lần tổng cộng là 6.976.000đ. Số tiền này chúng tôi đã chuyển đến tận tay gia đình em Ngân.
Nhận được số tiền bạn đọc ủng hộ chị Lũy Thanh Phượng mẹ em Ngân xúc động nói: “Trước tiên cho tôi gửi lời cảm ơn tới tất cả bạn đọc Báo VietNamNet đã thương đến cháu Ngân. Trước đây, vì hoàn cảnh khó khăn gần như một mình tôi làm lo cho cả gia đình nên luôn luôn bị thiếu trước hụt sau. Tôi đã tính tới lúc cho cháu nghỉ học để phụ giúp ba mẹ. Nó ham học lại xin tôi cho đi học tiếp, cực chẳng đã mới phải bắt cháu nghỉ học chứ cha mẹ nào không muốn con học nên người. Nhờ có sự động viên tiếp sức của bạn đọc tôi sẽ cố gắng cho cháu tiếp tục đi học”.
Đức Toàn
" alt="Trao gần 7 triệu đồng cho Thanh Ngân"/>
Trao gần 7 triệu đồng cho Thanh Ngân