Các nhà khoa học vừa phát triển thành công thiết bị kính hiển vi sử dụng chiếc điện thoại bình dân Nokia 1020 giúp phân tích các thay đổi trong chuỗi DNA nhằm đối phó với nhiều căn bệnh mới. 

Thông thường, công việc trên được thực hiện trong phòng thí nghiệm chuyên dụng cao bằng những chiếc kính hiển vi trị giá tới hàng chục nghìn USD. Trong khi đó, chiếc Nokia 1020 chỉ có giá khoảng 200USD. 

{keywords}

Thành tựu trên là của các nhà khoa học tại Đại học California và các đại học Stockholm và Uppsala, Thụy Điển. Sở dĩ Nokia 1020 được chọn là bởi nó có cảm biến chụp ảnh lên tới 41 megapixel.

Nhờ cảm biến ảnh cực lớn, Nokia 1020 dễ dàng được biến thành kính hiển vi cơ động, chi phí thấp nhưng vẫn có khả năng phân tích hiệu quả các chuỗi gien. 

Thiết bị này đặc biệt phát huy hiệu quả tại các cộng đồng dân cư chưa phát triển hoặc vùng sâu - vùng xa, nơi thiếu thiết bị phân tích kỹ thuật cao. 

{keywords}

Giải pháp trên cũng giúp rút ngắn đáng kể thời gian điều trị bệnh tật, không chỉ ở góc độ có sẵn thiết bị mà còn ở khả năng vận hành dễ dàng, không đòi hỏikỹ thuật chuyên sâu. 

Chi phí sản xuất thiết bị này cũng khá rẻ, chỉ dưới 500USD, trong khi loại kính hiển vi cho kết quả tương tự có giá trong khoảng từ 10.000 tới 15.000USD. 

Nguyễn Minh(theo DigitalTrends)



" />

Biến Nokia 1020 thành kính hiển vi cứu mạng người

Ngoại Hạng Anh 2025-01-28 00:29:23 2335

Các nhà khoa học vừa phát triển thành công thiết bị kính hiển vi sử dụng chiếc điện thoại bình dân Nokia 1020 giúp phân tích các thay đổi trong chuỗi DNA nhằm đối phó với nhiều căn bệnh mới. 

Thông thường,ếnNokiathànhkínhhiểnvicứumạngngườbayern munich công việc trên được thực hiện trong phòng thí nghiệm chuyên dụng cao bằng những chiếc kính hiển vi trị giá tới hàng chục nghìn USD. Trong khi đó, chiếc Nokia 1020 chỉ có giá khoảng 200USD. 

{ keywords}

Thành tựu trên là của các nhà khoa học tại Đại học California và các đại học Stockholm và Uppsala, Thụy Điển. Sở dĩ Nokia 1020 được chọn là bởi nó có cảm biến chụp ảnh lên tới 41 megapixel.

Nhờ cảm biến ảnh cực lớn, Nokia 1020 dễ dàng được biến thành kính hiển vi cơ động, chi phí thấp nhưng vẫn có khả năng phân tích hiệu quả các chuỗi gien. 

Thiết bị này đặc biệt phát huy hiệu quả tại các cộng đồng dân cư chưa phát triển hoặc vùng sâu - vùng xa, nơi thiếu thiết bị phân tích kỹ thuật cao. 

{ keywords}

Giải pháp trên cũng giúp rút ngắn đáng kể thời gian điều trị bệnh tật, không chỉ ở góc độ có sẵn thiết bị mà còn ở khả năng vận hành dễ dàng, không đòi hỏikỹ thuật chuyên sâu. 

Chi phí sản xuất thiết bị này cũng khá rẻ, chỉ dưới 500USD, trong khi loại kính hiển vi cho kết quả tương tự có giá trong khoảng từ 10.000 tới 15.000USD. 

Nguyễn Minh(theo DigitalTrends)



本文地址:http://account.tour-time.com/news/72d099872.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Ludogorets vs Midtjylland, 03h00 ngày 24/01: Thắng lợi đầu tiên

Ở ngoại thành Hà Nội, một con đường bằng lăng tím mộng mơ cũng đang thu hút nhiều người dân và du khách ghé thăm, chụp ảnh.

Theo tìm hiểu, con đường này dài gần 2km, nằm ở phường Trung Sơn Trầm, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội. Điểm ấn tượng của đường bằng lăng này là cây còn thấp nhưng hoa nở rộ đồng loạt, sắc tím đậm. Hàng chục cây bằng lăng được trồng thẳng tắp và nằm ven một cánh đồng lúa xanh mướt mắt. Con đường mang tới cảm giác nên thơ, mộc mạc, rất thích hợp cho các bộ ảnh áo dài, "nàng thơ" dịu dàng.

đường bằng lăng sơn tây
Người dân và du khách tìm tới chụp ảnh tại con đường bằng lăng ở Sơn Tây. Ảnh: Phùng Minh Long

Anh Phùng Minh Long (Hà Nội), một người mê nhiếp ảnh cùng vợ đã tới đoạn đường này để ghi lại mùa hoa bằng lăng rực rỡ nhất. Theo anh Long, đoạn đường này không có tên gọi cụ thể nhưng bà con địa phương hay gọi là đường Đồi Cời (vì đường đi qua xóm cùng tên) hay còn gọi là đường dẫn vào Học viện Phòng không – Không quân.

đường bằng lăng sơn tây
Con đường bằng lăng nở rộ, nhuộm sắc tím mộng mơ. Ảnh: Phùng Minh Long

Đoạn đường nằm trên Quốc lộ 21, khá gần các điểm du lịch có tiếng của Sơn Tây như làng cổ Đường Lâm (hơn 7km), Đền Và - đền thờ Thần núi Tản viên Sơn Thánh (gần 5km), Thành cổ Sơn Tây, chùa Khai Nguyên - nơi có pho đại tượng phật A Di Đà vì hòa bình thế giới cao khoảng 72m (4km)....

"Tôi đã đi nhiều con đường, góc phố ở Hà Nội để chụp mùa bằng lăng năm nay. Tuy nhiên, đoạn đường này đặc biệt hơn. Bằng lăng còn thấp nên phù hợp để mọi người đứng vào check-in. Hàng cây dài, thẳng tắp nằm sát cánh đồng, tạo hiệu ứng rất bắt mắt. Hoa mới rộ từ 5/5 và dự kiến thời gian đẹp nhất kéo dài 2 tuần", anh Phùng Minh Long cho hay.

Nhiếp ảnh gia Trương Quốc Đông (Sơn Tây, Hà Nội) cho hay, ở đoạn đường này vào ngày trời trong, du khách có thể ngắm hoàng hôn và đỉnh núi Ba Vì rất đẹp. Du khách có thể chọn trang phục dân tộc, áo dài, váy trắng dịu dàng... để check-in với con đường bằng lăng.

Dự kiến ngày cuối tuần đoạn đường này sẽ đông người dân và du khách. Hàng cây được trồng trên phần đường đi bộ, rộng rãi nên du khách dễ dàng tìm góc chụp ưng ý, an toàn hơn so với các tuyến đường ở nội thành. 

Du khách nên lưu ý đỗ xe gọn gàng, đúng quy định, bảo quản tư trang cá nhân. 

bang lang sơn tây
Du khách có thể ghé thăm, chụp ảnh với con đường bằng lăng, kết hợp lịch trình tham quan các di tích, điểm du lịch của Sơn Tây. Ảnh: Trương Quốc Đông

Bằng lăng thân nhỏ, tán rộng, được trồng để lấy bóng mát cho các tuyến phố. Hoa bằng lăng mọc thành chùm, dài từ 20 - 40 cm. Cánh hoa mỏng, nhẹ như xác pháo, thường có màu tím, hồng, trắng nhạt. 

">

Du khách 'săn lùng' đường bằng lăng tím ngắt ven ruộng lúa ở ngoại thành Hà Nội

nguoi me.JPG
Chị Cayley chia sẻ về việc gửi mail cho cô giáo để xin miễn bài tập cho con. Ảnh: Chụp màn hình TikTok.

Người mẹ nói thêm, sự việc thúc đẩy chị gửi email là chuyện hai mẹ con cùng ngồi làm bài tập vào ngày 26/8, sau khi cậu bé bị chậm hoàn thành bài theo hạn. Dù cố kiên nhẫn ngồi cùng con làm ít nhất 1-2 trang bài nhưng cả hai mẹ con đều trở nên căng thẳng và cuối cùng là òa khóc.

"Đó là một buổi tối đầy cảm xúc. Tôi cảm thấy tội lỗi khi đưa con đến trường. Bé không muốn đi học. Suốt hai tuần qua, con nói với tôi rằng cháu không thích trường học và không muốn đến đó nữa, điều này khiến trái tim người mẹ như tôi rất đau xót, bởi vì con mới chỉ 5 tuổi. Ở tuổi này, điều duy nhất con cần lo là việc học và ăn bữa phụ".

Video này đã thu hút hơn 250.000 lượt xem và nhận được hơn 1.600 bình luận với nhiều ý kiến đồng cảm từ các giáo viên, những người thấu hiểu tình cảnh của Cayley và con trai chị.

“Tôi là cô giáo mầm non đây - thật bình thường khi các em nhỏ không thích trường học trong vài tuần hoặc thậm chí vài tháng đầu tiên”, một người dùng bình luận. "Đó là một sự thay đổi lớn, đặc biệt là với những bé chưa từng đi học mầm non hay xa bố mẹ. Hãy kiên nhẫn, mẹ ơi. Bé sẽ thích khi bắt đầu kết bạn", cô giáo viết thêm.

Người này còn bổ sung: “Về bài tập, tôi đồng ý với mẹ. Tôi không bao giờ giao bài tập về nhà trừ khi phụ huynh yêu cầu, và luôn thông báo rằng nó chỉ là tùy chọn. Thay vào đó, tôi khuyên phụ huynh hãy đọc sách cho con mỗi ngày, đó là 'bài tập' duy nhất”.

Một giáo viên khác bình luận: "Tôi là giáo viên phụ, và bài tập về nhà bây giờ đã quá lỗi thời và không cần thiết! Hầu hết giáo viên ở khu vực tôi làm đã bỏ qua việc giao bài tập, nhưng vẫn còn một số người giữ lại. Tuy nhiên, bạn đã làm đúng!". Các bậc phụ huynh khác cũng chia sẻ nỗi lo lắng tương tự.

"Con tôi được giao quá nhiều bài tập về nhà. Bài tập thậm chí còn được chấm điểm, bắt đầu từ lớp một ở trường công lập. Áp lực với trẻ con thời nay thật quá sức", một người mẹ viết.

"Chúng tôi vừa dự buổi giới thiệu ở lớp mẫu giáo, và giáo viên của con tôi nói rằng cô ấy sẽ không giao bài tập, khuyên phụ huynh chỉ cần đọc sách cùng con. Lúc ấy tôi nhủ thầm ‘Thế là tốt, vì chúng tôi cũng không định làm đâu”, một phụ huynh khác chia sẻ.

Tuy nhiên, theo The Mirror, cũng có một số người chỉ ra tầm quan trọng của bài tập. Một cá nhân bình luận: "Bài tập về nhà dạy trẻ nhiều điều, về khả năng lập kế hoạch, tổ chức, kỷ luật, trách nhiệm, sự chăm chỉ và nhiều thứ khác".

Một giáo viên nêu ý kiến: "Bố mẹ có thể xin miễn cho con bài tập nhưng việc này sẽ ảnh hưởng tới điểm số của con". Người khác bày tỏ: "Tôi hiểu trẻ có thể cảm thấy quá tải. Nhưng các tiêu chuẩn ngày càng cao và nếu mọi thứ không được củng cố tại nhà, con cái chúng ta có thể bị tụt hậu. Giáo viên cũng không thích điều đó đâu". 

Theo trang Independent (Anh), mới đây, chị Cayley cập nhật tình hình và cho biết giáo viên đã lắng nghe phản hồi của chị và hiện đã giảm bài tập về nhà còn một trang, đồng thời thêm nhiều hoạt động tương tác hơn.

“Tôi nói với cô giáo rằng tôi sẵn sàng gặp mặt và phối hợp cùng giáo viên vì lợi ích của con. Và bạn cũng nên như vậy. Nếu thấy có điều gì đó không phù hợp ở trường của con, hãy thử nói chuyện với giáo viên một cách lịch sự và nhẹ nhàng”, người mẹ gợi ý. 

Gia sư cho con người giàu nhất Dubai: Được trả hàng nghìn USD để làm bài tập về nhàUAE - Câu chuyện đằng sau việc làm gia sư cho giới siêu giàu tại quốc gia Trung Đông được một chàng trai Mỹ tiết lộ trên tờ Business Insider. Chàng gia sư được ‘boa’ đến hàng chục nghìn USD.">

Bà mẹ gây sốt vì gửi thư xin giáo viên miễn bài tập về nhà cho con

 Năm nay, tôi mới mua được một mảnh đất ở quận 2. Đất là chủ quyền đứng tên tôi. Vậy tôi có thể đăng ký KT3 tại quận 2 được không?Bạn đã đăng ký tạm trú để sinh hoạt học tập vậy bạn có đủ điều kiện để đăng ký tạm trú dài hạn KT3 tại nơi bạn đã tạm trú. Bạn không thể đăng ký tạm trú vào mãnh đất thổ cư chưa có nhà được.

Chúng tôi xin đưa ra cơ sở pháp lý như sau: Theo Điều 30 Luật Cư trú.
Đăng ký tạm trú là việc công dân đăng ký nơi tạm trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký tạm trú, cấp sổ tạm trú cho họ. 

{keywords}
Ảnh minh họa.

Người đang sinh sống, làm việc, lao động, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn nhưng không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phương đó thì trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày đến phải đăng ký tạm trú tại công an xã, phường, thị trấn.

Người đến đăng ký tạm trú phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có xác nhận của công an xã, phường, thị trấn nơi người đó đã đăng ký thường trú; giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở đó; nộp phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, bản khai nhân khẩu; trường hợp chỗ ở hợp pháp là nhà do thuê, mượn hoặc ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.

Trưởng công an xã, phường, thị trấn trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ quy định tại khoản 3 Điều này phải cấp sổ tạm trú theo mẫu quy định của Bộ Công an. Sổ tạm trú được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký tạm trú, có giá trị xác định nơi tạm trú của công dân và không xác định thời hạn.

Việc điều chỉnh thay đổi về sổ tạm trú được thực hiện theo quy định tại Điều 29 của Luật này. Sổ tạm trú bị hư hỏng thì được đổi, bị mất thì được cấp lại. Trường hợp đến tạm trú tại xã, phường, thị trấn khác thì phải đăng ký lại.
Trường hợp người đã đăng ký tạm trú nhưng không sinh sống, làm việc, lao động, học tập từ sáu tháng trở lên tại địa phương đã đăng ký tạm trú thì cơ quan đã cấp sổ tạm trú phải xoá tên người đó trong sổ đăng ký tạm trú.

Tư vấn bởi luật sư Nguyễn Thị Thanh

Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)

Ban Bạn đọc

">

Có đất thổ cư có đăng ký được KT3 không?

Nhận định, soi kèo Eintracht Frankfurt vs Ferencvarosi, 3h00 ngày 24/1: Bùng nổ

Mark Cuban, chủ sở hữu của đội bóng Dallas Mavericks, đã đăng ký theo học ngành kinh tế thuộc Đại học Pittsburgh, sau đó chuyển đến Đại học Indiana để học thêm về chuyên ngành kế toán.

Trong thời gian theo học ở Đại học Indiana, Mark Cuban đã lén theo học các lớp MBA, cho đến tận khi nhà trường phát hiện ra Mark Cuban mới chỉ 18 tuổi và chưa từng đăng ký các lớp này. Cuối cùng, vị tỷ phú sinh năm 1958 đã tốt nghiệp đại hoc với tấm bằng kinh doanh tổng hợp.  

“Ngay từ khi mới 12 tuổi, tôi đã chắc chắn rằng mình phải xây dựng được một sự nghiệp kinh doanh riêng. Vì vậy, tôi đã chọn theo học ngành này”. Mark Cuban là một trong 62 tỷ phú thuộc danh sách Forbes 400 của Mỹ từng theo học chuyên ngành kinh doanh khi còn là sinh viên đại học.

{keywords}
3 chuyên ngành học phổ biến nhất được các vị tỷ phú theo đuổi là kinh doanh, kinh tế và kỹ thuật 

Những vị tỷ phú nổi tiếng khác cũng từng theo học chuyên ngành này bao gồm: Warren Buffet, Marc Benioff, Jim Walton,... Điều này khiến cho tấm bằng kinh doanh trở thành bằng cấp phổ biến nhất trong giới tỷ phú của Mỹ theo học, xếp sau đó là chuyên ngành kinh tế và kỹ thuật.

Thống kê cho thấy có 58 tỷ phú thuộc Fobres 400 từng học chuyên ngành Kinh tế. Điển hình gồm có ông chủ đội bóng chày New York Mets Steve Cohen (Đại học Pennsylvania), cặp song sinh tỷ phú Bitcoin Cameron và Tyler Winklevoss (Đại học Harvard) và nhà sáng lập công ty môi giới cùng tên Charles Schwab (Đại học Stanford).

Cũng có đến 55 thành viên Fobres 400 sỡ hữu tấm bằng kỹ thuật. Danh sách này bao gồm cựu thị trưởng thành phố New York Michael Bloomberg, cựu giám đốc điều hành Google Eric Schmidt. Đặc biệt, tỷ phú Jeff Bezos, người sáng lập ra Amazon và cũng là người đứng đầu danh sách này từng học chuyên ngành kỹ thuật và khoa học máy tính.

Có nhiều nguyên nhân khiến các tỷ phú chọn các ngành học trên. Rất nhiều trong số đó là vì lý do cá nhân. Ví dụ, nhà đồng sáng lập Square, Jim McKelvey ban đầu chọn ngành kinh tế vì cha của ông. Cha ông khi đó là Trưởng khoa Kỹ thuật tại Đại học Washington ở St. Louis, nói với Jim rằng các kỹ sư dành quá nhiều thời gian trong phòng thí nghiệm. Nếu Jim đi theo con đường này, ông sẽ cảm thấy đơn độc. Quyết định của người cha góp phần không nhỏ vào thành công của Jim McKelvey sau này.

Hay Steven Sarowitz, nhà sáng lập công ty trả lương trực tuyến Paylocity, cũng có lý do riêng để học chuyên ngành kinh tế. Trợ lý của Steven Sarowitz từng nói đùa rằng vị tỷ phú này “chọn ngành kinh tế vì ông từng thi trượt ngành kỹ thuật điện”. Tuy nhiên, người trợ lý cũng phải thừa nhận “kinh tế học rất phù hợp với Steven Sarowitz vì ông ấy có tư duy rất tốt về toán học và lý thuyết”.

Không quá ngạc nhiên khi thấy chuyên ngành kỹ thuật và khoa học máy tính xếp hạng cao như vậy trong hồ sơ học bạ của những người giàu nhất nước Mỹ.

“Nếu chỉ nhìn vào khoảng 20 năm trở lại đây, chúng ta có thể thấy ngành công nghệ thông tin đã đóng góp rất lớn vào việc tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, không bất ngờ khi những người theo học chuyên ngành khoa học máy tính tạo ra các công ty công nghệ như Facebook và Google, hoặc thậm chí dấn thân vào lĩnh vực tài chính thông qua các công ty đầu tư mạo hiểm đều đạt được thành công lớn”, ông Saikat Chaudhuri, Giám đốc chương trình Quản lý, Doanh nhân và Công nghệ thuộc Đại học California nói.

Ngoài top 3 chuyên ngành phổ biến nhất là kinh doanh, kinh tế và kỹ thuật thì số thành viên của Fobres 400 theo học các chuyên ngành khác cũng khá nhiều.

Theo đó, có ít nhất 22 người có bằng chuyên ngành chính trị học, 18 người có bằng toán học. Thậm chí, có đến 19 tỷ phú còn chưa từng theo học đại học và 37 người khác bỏ dở chương trình học để nuôi giấc mơ khởi nghiệp của mình.

Thời Vũ(Theo Forbes)

Câu nói của giáo viên làm thay đổi cuộc đời vị tỷ phú từng là người vô gia cư

Câu nói của giáo viên làm thay đổi cuộc đời vị tỷ phú từng là người vô gia cư

Khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng, nhiều lúc phải ngủ ngoài lề đường, nhưng tỷ phú John Paul DeJoria đã có một cú nhảy vọt khỏi sự nghèo khó để trở thành người sở hữu khối tài sản ước tính 3,4 tỷ USD.

">

Các tỷ phú giàu nhất nước Mỹ theo học chuyên ngành gì?

Hiện anh là Giám đốc Mekong Organics (tổ chức nghiên cứu phát triển trong các lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu), giảng viên danh dự ĐH Quốc gia Úc, nghiên cứu viên cao cấp tại ĐH New England…

{keywords}
TS Nguyễn Văn Kiền

Câu chuyện của cậu trò chèo ghe đi học

Anh Nguyễn Văn Kiền là con nhà nông chính hiệu ở xã Thuận Hưng, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng.

“Thời đó, chúng tôi đi học bằng ghe hay xuồng. Bạn bè chúng tôi đi cùng một chiếc ghe nhỏ chở 3-5 bạn. Rồi chúng tôi thay phiên nhau chèo, mỗi đứa chèo một đoạn 500m đến 1km.

Đứa không chèo thì ngồi đọc bài trên ghe để vào lớp trả bài. Mỗi buổi học về là đi ruộng, đâu có thời gian học thuộc lòng. Nên mỗi khi lên ghe là ... đọc “to” đến cả làng đều nghe hết.

Lỡ hôm nào không học kịp, vào lớp bị kêu lên trả bài mà không thuộc thì quê dữ lắm. Mà ngộ thiệt đó, cứ ngày nào cũng phải trả bài, rồi cũng quên hết” – anh Kiền vui vẻ nhớ lại thời học trò.

{keywords}
 

“Trước 1996, chúng tôi đứa nào cũng học 1 buổi, từ 6h50 đến 11h trưa. Thời đó quê tôi chưa có điện. Chúng tôi đọc sách bằng đèn dầu. Rồi rất may mắn tôi và một số bạn đậu vào đại học. Tôi vào ĐH Cần Thơ năm 1996, ra trường năm 2000”.

Anh Kiền gọi việc ở trọ tại nhà thầy giáo Trương Chí Trung khi ra Cần Thơ học đại học với mình là một sự may mắn. Bởi từ đó, anh mới biết đến… tiếng Anh.

“Các anh ở trọ cùng hàng ngày chạy xe buổi tối đi học tiếng Anh, tôi thấy mà ham. Các anh ấy còn nhiệt tình động viên “Kiền ơi, nên học tiếng Anh đi em...”.

Thời gian đầu, cậu tân sinh viên Kiền còn đi học “lụi”. Lớp học có hai cửa, một cửa vào một cửa ra, anh Kiền hay lén ngồi ở phía cửa ra, thấy giám thị đi kiểm tra thì lủi ra ngoài, “xong xuôi” lại vào ngồi tiếp.

Sau rồi anh Kiền xin tiền ba má để đăng ký học lớp vỡ lòng "English for Today”, cùng với mấy em học sinh tiểu học ở Cần Thơ.

Sau lớp “vỡ lòng”, anh Kiền học tiếng Anh tại Trung tâm Ngoại ngữ của ĐH Cần Thơ. Học tới năm ra trường thì có bằng C. Sau đó, anh thi IELTS và xin học bổng ADS của Chính phủ Úc vào năm 2005.

Những lỗi hay mắc khi học Tiếng Anh

Từ việc học của chính bản thân, anh Kiền cho rằng học tiếng Anh phải kiên định.

“Mưa gió gì cũng phải đi học, vì nghỉ một hai buổi quay lại học sẽ ngán lắm. Ví dụ bạn bè rủ đi ăn uống, nhậu nhẹt, sinh nhật mà cứ nghỉ thì sau đó sẽ rất ngại học".

Thứ hai, theo anh Kiền, phải tìm kiếm cơ hội “nạp năng lượng” khi học tiếng Anh.

Anh Kiền tự nhận hồi phổ thông vốn dĩ là người nhút nhát. Vào đại học, do học tốt và được bầu làm lớp trưởng nên từ đó, anh hay phải nói chuyện trước đám đông, trao đổi với giáo viên, nên dạn dĩ dần.

“Khi học tại ĐH Cần Thơ, điều mà tôi thấy thích thú nhất là trường hay có chuyên gia nước ngoài đến làm việc. Tôi lân la nói chuyện, bập bẹ thôi mà người ta hiểu nên vui lắm. Rồi tôi canh làm bạn với chuyên gia, chở họ đi chợ, đi café… 

Khi học tiếng Anh, được nói chuyện với người nước ngoài cảm giác có thêm năng lượng dù hai bên có khi chẳng hiểu nhau được bao nhiêu”.

{keywords}
TS Kiền là chuyên gia về phát triển nông nghiệp hữu cơ

Một vấn đề nữa mà anh Kiền đặc biệt lưu ý là phát âm. Nghiệm ra điều này, thời còn làm việc ở ĐH An Giang, mỗi khi có chuyên gia nước ngoài đến làm việc là anh Kiền lại giới thiệu, khuyến khích sinh viên giao lưu, nói chuyện, sinh viên càng nhát thì càng tạo điều kiện để các em có cơ hội nói. 

“Tôi học xong bằng C phát âm vẫn sai dữ lắm. Hồi đó thi IELTS được 5.5, tôi ra Hà Nội học thêm tiếng Anh để đi du học. Khi giáo viên người Úc dạy, họ lưu ý ngay là không cần nói nhanh, mà cứ nói từ từ, nói rõ, phát âm đúng để người ta hiểu…”.

“Tiếng Anh thay đổi cuộc đời tôi”

25 năm kể từ ngày vào đại học, cuộc sống của anh Kiền đã rất khác.

Sau khi tốt nghiệp đại học ngành Quản lý đất đai tại ĐH Cần Thơ năm 2000, anh Kiền có học bổng du học Úc vào năm 2005. Anh đã học thạc sĩ về quản lý môi trường và phát triển tại ĐH Quốc gia Úc, nghiên cứu sinh về xã hội học từ quĩ học bổng năng lực lãnh đạo Úc (ALA), rồi nghiên cứu sau tiến sĩ tại ĐH Quốc gia Úc…

Sau này, có thời gian anh là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông thôn thuộc Trường ĐH An Giang. Hiện tại anh Kiền là Thành viên Hội đồng quản trị quốc gia tại Liên minh nông nghiệp sinh thái vùng Đông Nam Á (AliSEA), thành viên Ban chỉ đạo mạng lưới nghiên cứu Mekong bền vững (SUMERNET), Giảng viên cao cấp (danh dự) tại ĐH Quốc gia Úc, và nghiên cứu viên cao cấp tại ĐH New England (Úc), chuyên gia nghiên cứu cao cấp tại Viện Nghiên cứu sức khỏe và Chính sách nông nghiệp thuộc Trường ĐH Kinh tế TP.HCM.

Anh cũng là Giám đốc Mekong Organics - nơi chuyên hỗ trợ nhà nông vi mô nhỏ phát triển nông nghiệp hữu cơ tại vùng Mekong.

{keywords}
TS Nguyễn Văn Kiền trên một cánh đồng trồng cải ở Úc

Từ câu chuyện bản thân, anh Kiền khẳng định việc học tiếng Anh “đúng” sẽ thay đổi cuộc đời.

“Tôi biết có những người nông dân trẻ Việt Nam bán cafe và hồ tiêu sinh thái hữu cơ trên Instagram mà bán được cả qua Mỹ, bởi vì họ biết Tiếng Anh.

Nông dân trồng lúa, giỏi tiếng Anh vẫn sống rất tốt, ví dụ ông nông dân trồng lúa tại Thái Lan…. Mấy đứa trẻ ở quê nếu không đi học thạc sĩ, tiến sĩ hay kể cả không đi học đại học nhưng nếu có tiếng Anh và kỹ năng nghề thì vẫn kiếm sống được”.

“Giỏi tiếng Anh thì không thể nghèo” – TS Kiền khẳng định.

Thời gian này, ngoài những dự án chuyên môn đang triển khai, anh Kiền còn đặc biệt chú tâm chuẩn bị một “dự án” nhỏ là dạy Tiếng Anh cho trẻ em ở vùng sâu, vùng xa Việt Nam.

“Bước đầu, tôi dự định sẽ chọn khoảng 5 em học sinh tiểu học ở vùng sâu vùng xa, với tiêu chí là hiếu học và gia đình ủng hộ việc học của các em. Mỗi em sẽ có một thầy hướng dẫn riêng, và hàng tuần sẽ có những buổi học với người bản xứ. Những tình nguyện viên sẽ dạy các bạn trẻ có thể nói được tiếng Anh, đặc biệt là phát âm phải thật chuẩn.

Chỉ cần có một chiếc điện thoại thông minh (smart phone) là các em có thể nói chuyện tiếng Anh trực tiếp với người bản xứ miễn phí. Sự hỗ trợ này sẽ kéo dài khoảng 2 năm, cho tới khi các em thông thạo” – anh Kiền chia sẻ.

Phương Chi

Nhà vô địch Olympia khởi nghiệp ở nước Úc

Nhà vô địch Olympia khởi nghiệp ở nước Úc

Quán quân Đường lên đỉnh Olympia năm 2005 Lê Vũ Hoàng cho rằng, Úc sẽ là môi trường thuận lợi để anh tạo ra sản phẩm, đưa về Việt Nam phục vụ cộng đồng.

">

Cậu học trò chèo ghe đi học đổi đời nhờ Tiếng Anh

友情链接