Cô gái 28 tuổi giả danh làm nữ sinh cấp 3 một năm mới bị phát hiện
Văn phòng cảnh sát trưởng quận St. Charles thuộc bang Louisiana,ôgáituổigiảdanhlàmnữsinhcấpmộtnămmớibịpháthiệiphone 12 pro max Mỹ cho hay Martha Jessenia Gutierrez-Serrano (28 tuổi) và người mẹ Marta Elizeth Serrano-Alvarado (46 tuổi) đã bị bắt trước cáo buộc làm sai lệch hồ sơ công, sử dụng "hộ chiếu và giấy khai sinh giả" để ghi danh vào học tại Trường Trung học Hahnville.

Trong cuộc họp báo hôm 14/6, ông Greg Champagne, cảnh sát trưởng quận St. Charles, cho biết Gutierrez-Serrano đã theo học tại Trường Trung học Hahnville "được một năm".
“Theo những gì chúng tôi biết, cô ấy không làm gì sai trái, chỉ đơn thuần là đi học. Lý do là cô ấy muốn học tiếng Anh, và muốn trở nên thông thạo tiếng Anh", tờ Business Insider dẫn lời ông Champagne.
Sau vụ việc trên, giới chức quận St. Charles cho biết chính quyền địa phương đã lên kế hoạch tăng cường kiểm tra quá trình đăng ký nhập học tại các trường công.
Nếu bị kết tội làm sai lệch giấy tờ, Gutierrez-Serrano và người mẹ có thể phải ngồi tù 5 năm, hoặc nộp phạt 5.000 USD.
Hồi tháng Một, một người phụ nữ (29 tuổi) cũng đã bị cảnh sát Mỹ bắt trước cáo buộc làm giả giấy khai sinh để vào học tại một trường trung học ở bang New Jersey trong 4 ngày.

Cô gái 29 tuổi bị truy tố vì giả làm thiếu nữ 16 tuổi để học lại cấp ba
Nhà chức trách New Jersey, Mỹ đã truy tố một cô gái 29 tuổi giả dạng làm thiếu nữ 16 tuổi để nhập học tại một trường phổ thông trung học của bang.(责任编辑:Thế giới)
下一篇:Nhận định, soi kèo Young Lions vs Albirex Niigata, 19h00 ngày 28/3: Trận đấu thủ tục
Học sinh. Ảnh: NH Tiền tiết kiệm thu được từ nuôi heo đất sử dụng vào việc chăm lo học tập cho con em trong từng gia đình, tổ dân phố, từng khu phố, xóm ấp, xã, thị trấn; giúp đỡ học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vươn lên đạt thành tích cao trong học tập.
Các cơ quan, ban, ngành, các trường học trong huyện hàng tuần sau giờ chào cờ sẽ tham gia bỏ tiền tiết kiệm vào heo đất. Các hộ dân tiết kiệm hàng ngày tùy theo khả năng hoặc có thể thu gom giấy vụn, ve chai… để bán, lấy tiền nuôi heo.
Ở huyện Trảng Bom, phong trào nuôi heo đất được triển khai ở nhiều trường học. Điển hình, Trường THCS Đinh Tiên Hoàng hiện có hơn 30 con heo đất đang được thầy và trò nuôi để giúp bạn nghèo đón Tết, giúp học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Hội khuyến học xã Vĩnh Thanh (huyện Nhơn Trạch) cũng phát động phong trào nuôi heo đất khuyến học năm 2024. Sau buổi chào cờ đầu tuần, lãnh đạo xã trực tiếp phát động phong trào, kêu gọi cán bộ, công chức, viên chức, hội viên khuyến học nêu cao tinh thần tiết kiệm, hết lòng chăm lo việc học tập cho thế hệ trẻ.
Mỗi chi hội khuyến học và ban khuyến học nuôi 1 con heo đất; hàng tuần sau giờ chào cờ sẽ tham gia bỏ tiền tiết kiệm vào.
Đối với hội viên là cán bộ, công chức xã, bí thư chi bộ, trưởng ấp, trưởng ban công tác mặt trận ấp, mỗi cá nhân thực hiện nuôi 1 heo đất, tiết kiệm cho heo “ăn” ít nhất 1 lần/tuần. Đối với hội viên khuyến học các ấp, người dân tiết kiệm hàng ngày tùy theo khả năng của từng gia đình, hoặc có thể thu gom giấy vụn, ve chai... để bán và lấy tiền bỏ vào heo đất.
Số tiền thu được từ nuôi heo sẽ trích 50% để trao tặng các phần quà, học bổng vào ngày khai giảng năm học mới 2024-2025 cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn. 50% còn lại được sử dụng vào việc chăm lo học tập cho con em trong từng gia đình, từng tổ nhân dân trên địa bàn xã; giúp đỡ học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vươn lên đạt thành tích cao trong học tập và được trao tại buổi lễ bế giảng năm học 2024-2025.
Tại xã này, mô hình nuôi heo đất được triển khai ở khắp các chi bộ, đoàn thể toàn xã, trở thành một phong trào ý nghĩa thúc đẩy công tác khuyến học tại địa phương.
Ngoài tiết kiệm, sau mỗi buổi sinh hoạt và vào định kỳ hàng tuần, đoàn xã còn tổ chức cho các đoàn viên đi thu gom phế liệu để bán lấy tiền bỏ vào heo đất, vận động mạnh thường quân cùng chung sức đóng góp để lan tỏa những giá trị tốt đẹp từ mô hình này. Số tiền thu được từ mô hình sẽ chia thành nhiều suất học bổng trao tặng cho học sinh nghèo.
" alt="Đồng Nai thu hàng tỷ đồng từ phong trào nuôi heo đất làm quỹ khuyến học" />Trong rất nhiều miền quê cùng thờ Lý Nam Đế, làng Giang Xá là một trong những nơi thờ tự chính. Để biểu thị tấm lòng tôn kính, người dân Giang Xá đã sáng tạo ra bánh bác để dâng vua.
Thời xưa, bánh do các trưởng lão trong làng làm riêng để tiến vua. Sau này, người dân truyền nhau cách làm, rồi bánh bác dần xuất hiện trong các sự kiện lớn của làng như lễ hội, cưới xin hay làm quà biếu khách quý.
Công thức để có món bánh bác ngon thì phải "luộc bằng mỡ, lật bằng tay".
Hễ con gái Giang Xá lấy chồng, nhà gái lại thách cưới nhà trai bằng tráp bánh bác. Vì thế người Giang Xá có câu: "Dù ai chồng chán, vợ chê/Ăn miếng bánh bác lại về với nhau". Gọi là bánh bác bởi người Giang Xá nói chệch "bác" từ "rán, chiên".
Để làm ra được một “tày” bánh bác ngon, người làm cần lựa chọn rất kỹ nguyên liệu, từ gạo nếp cái hoa vàng, gấc, đỗ xanh, tới đường nâu, mỡ thăn lợn, thậm chí là lá chuối và chiếc lạt buộc bánh.
Gạo nếp được ngâm 2-3 tiếng rồi đem xay, nén cho thật mịn. Nửa số gạo được trộn với gấc để tạo màu đỏ xen lẫn màu trắng.
Để làm ra một chiếc bánh bác thì “bác bột” là công đoạn quan trọng nhất. Những khoanh bột được thấu cho dẻo và nặn tròn. Chảo “bác” bánh thường làm bằng gang. Ở đó, người làm phải lật giở bột nếp trên chảo mỡ nóng…. bằng tay không.
Mỡ dùng để rán bánh phải là mỡ lợn thăn, không được dùng dầu ăn, tỷ lệ mỡ và độ lửa sẽ quyết định độ dẻo, thơm của bánh. Đầu tiên, cho khoảng nửa muôi mỡ dải đều mỏng khắp chảo, sau đó cho miếng bột nếp dẻo đã trộn áp xuống mặt chảo. Dùng bàn tay để giở bánh sao cho thật mỏng đều khắp bề mặt của chảo. Đặc biệt, bánh phải được nén bằng tay và lật liên tục khi rán.
Qua công đoạn “bác”, bột gạo nếp chín được tán mỏng trên mặt bàn đã trải lớp bóng kính cho nguội, phần bột trộn với gấc được trải bên dưới phần bột không trộn. Đậu xanh sau khi nấu chín được trộn cùng đường kính hoa mai, cán thành hình trụ với đường kính 3 - 5cm. Đậu xanh được dùng làm nhân sẽ được đặt sau cùng trên lớp bột bánh.
Cuối cùng, người làm cuộn 3 lớp: bột gạo trộn gấc, bột gạo trắng và nhân đậu xanh thành hình như khúc giò và gói trong lá chuối. Để có được một “tày” bánh bác, người làm phải mất tổng cộng khoảng 5 tiếng.
Việc làm ra một miếng bánh bác ngon theo đúng phương thức truyền thống là không hề đơn giản.
Mỗi “tày bánh” sau khoảng 2 tiếng đồng hồ ủ bên trong lá chuối sẽ dùng dao sắc cắt khoanh từ 2-3 cm để thành một “khẩu” bánh. Những “khẩu” bánh bác y như một bông hoa sặc sỡ sắc màu khoe sắc với nhị vàng xen lẫn với những hạt vừng lốm đốm, lớp bánh đỏ màu gấc đan vào nhau nhưng không lẫn lộn với lớp bánh trắng mịn của gạo nếp.
Đẹp mắt là vậy, bánh bác còn vô cùng hấp dẫn bởi hương vị thơm bùi. Cắn miếng bánh vẫn còn âm ấm, vị dẻo thơm của gạo nếp quyện với vị ngọt thanh mát của đậu xanh kho đường đem đến cho thực khách một cảm giác thật khó tả về chiếc bánh bình dị thôn quê nhưng đậm đà truyền thống dân tộc.
Bánh chỉ được đun bằng gốc rạ hoặc củi, độ nóng vừa đủ. Nếu dùng bếp ga hay bếp than, bánh rán sẽ không được thơm, mùi vị gạo nếp, màu đỏ tươi của gấc sẽ không còn.
Đáng chú ý, do không sử dụng chất bảo quản nên bánh bác chỉ giữ được lâu nhất là hai ngày.
Ngày nay, bánh bác vẫn được nhiều người làng Giang Xá sử dụng để cung tiến trong những ngày lễ, Tết. Người dân khắp nơi cũng có thể chọn mua về làm quà.
Trải qua hàng trăm năm, đến nay bánh bác vẫn giữ được hương vị và vẻ đẹp ấn tượng, trở thành một đặc sản không lẫn với bất cứ thứ quà quê nào được tạo nên nhờ sức sáng tạo, đôi bàn tay khéo léo của người dân trên mảnh đất Kinh kỳ.