Nokia-N97-Mini-preview.jpg
Nokia N97 Mini (nguồn: unwiredview.com).

N900 hay còn được gọi là Rover hay RX51 đã lộ diện qua các tin đồn nhưng đến tận hôm nay nhà sản xuất Nokia mới chính thức công bố hình ảnh đầu tiên về sản phẩm này.

" />

Nokia N900 chính thức hiện diện

Giải trí 2025-02-17 05:41:04 19985
Nokia-N97-Mini-preview.jpg
Nokia N97 Mini (nguồn: unwiredview.com).

N900 hay còn được gọi là Rover hay RX51 đã lộ diện qua các tin đồn nhưng đến tận hôm nay nhà sản xuất Nokia mới chính thức công bố hình ảnh đầu tiên về sản phẩm này.

ínhthứchiệndiệlich thi dau bóng da hom nay
本文地址:http://account.tour-time.com/news/752a399171.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Siêu máy tính dự đoán West Ham vs Brentford, 22h00 ngày 15/2

anh 1.jpg
 Hình ảnh nhóm bạn Bùi Minh Đức, Nguyễn Phương Linh, Bùi Đình Khải (từ trái qua)

Đại diện nhóm cho biết: “Tuy không phải là 1 đề tài mới lạ nhưng chúng em cảm thấy đây là một đề tài khá quan trọng nên đã khai thác. Sau khi trải qua đại dịch Covid-19, chúng em càng nâng cao nhận thức hơn về tầm quan trọng của y tế và sức khỏe con người. Nếu chúng ta có thể phát triển công nghệ AI theo cách đúng đắn, chúng ta sẽ có thể đáp ứng được nhu cầu về y tế cho tất cả mọi người, ở tất cả mọi nơi, từ thành thị cho đến những khu vực xa xôi, hẻo lánh nhất”.

Được truyền cảm hứng từ bài phát biểu của đại diện Ban tổ chức cuộc thi - ông Nguyễn Song Nam, nhóm 3 bạn học sinh cho biết đã cảm thấy rất hứng thú với chủ đề của cuộc thi và nội dung mà cuộc thi truyền tải đến mọi người, từ đó quyết định thử sức. 

Trong quá trình làm bài dự thi, các bạn cho biết, hầu như không gặp khó khăn trong vấn đề phối hợp, khó khăn chủ yếu đến từ phần tìm kiếm thông tin. “Việc có quá nhiều thông tin khi tìm kiếm khiến chúng em tốn nhiều công sức lẫn thời gian hơn trong việc xử lí và tổng hợp thông tin”, đại diện nhóm chia sẻ. 

anh 2.jpg

Để chuẩn bị cho Vòng chung kết trực tiếp, nhóm 3 học sinh đang cố gắng tìm hiểu thêm các kiến thức về lĩnh vực đã chọn cũng như củng cố kĩ năng sử dụng ngoại ngữ để có được bài thi hoàn thiện.

Thế Định

">

3 học sinh Ninh Bình gây chú ý với ý tưởng táo bạo

">

Tấm thiệp ngày 20/11 của học sinh cảm ơn cô giáo dù không nghe được giọng cô nói

2. Hình thành thói quen đọc sách không dưới 10 triệu từ. Số sách bao gồm sách trong và ngoài nước: 50 tác phẩm kinh điển, 30 tiểu sử về danh nhân, 30 quyển sách khoa học, 30 quyển sách tiếng Anh.

3. Nắm vững kỹ năng chơi một loại nhạc cụ nhằm phát triển niềm yêu thích và đam mê âm nhạc.

4. Nói thành thạo tiếng Anh và tiếng Trung.

5. Đề cao khả năng viết chữ đẹp.

6. Rèn luyện các kỹ năng làm việc nhà và nấu ăn.

7. Học sinh nên tham gia làm thí nghiệm khoa học và hoàn thành báo cáo cho hội chợ khoa học của trường.

8. Có ý thức tham gia vào dự án đổi mới khoa học".

3af3108f 7673 460f 83c1 66d0b08e197c.png
8 kỹ năng Trường Tiểu học Thực nghiệm khu phát triển Quảng Châu (Trung Quốc) yêu cầu học sinh phải thành thạo. 

Nội dung trên được ông Trương - phụ huynh có con học trường này, đăng tải lên mạng xã hội với bình luận: "Yêu cầu học sinh tiểu học phải nói thông thạo tiếng Trung và tiếng Anh có cần thiết không? Về phía phụ huynh, chúng tôi cũng cảm thấy áp lực và mệt mỏi". 

Đồng tình với quan điểm của ông Trương, nhiều phụ huynh cho rằng một số điều kiện nằm ngoài khả năng của học sinh tiểu học.

Phần lớn nhiều người cho rằng yêu cầu học sinh tiểu học nói tiếng Anh lưu loát không hợp lý. Vì nhiều sinh viên đại học cũng chưa chắc đã đạt được.

"2/3 học sinh tiểu học và THCS đều không thể đáp ứng được 8 yêu cầu này. Trường Tiểu học Thực nghiệm khu phát triển Quảng Châu ban hành điều kiện tốt nghiệp không dựa trên thực tế", một phụ huynh bình luận.

"Yêu cầu học sinh tiểu học thành thạo tiếng Anh không xa lạ, nhưng chưa phù hợp với đại đa số học sinh trong trường", một phụ huynh gay gắt bày tỏ. "Yêu cầu cuối cùng tham gia vào dự án khoa học là quá khắt khe", một phụ huynh cho biết.

Người khác lại cho rằng việc học nhạc cụ còn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế gia đình và năng khiếu của trẻ em.

Thông báo này thu hút cả sự quan tâm của các chuyên gia. Bà Fan Xiudi, Viện Giáo dục Đại học thuộc Đại học Đồng Tế, Thượng Hải, cho biết: "Thông báo rất mơ hồ. Điển hình, yêu cầu học 10 triệu từ là đọc lướt hay đọc hiểu? Hay định nghĩa thế nào là nói tiếng Anh lưu loát?".

Bà cũng cảnh báo các tiêu chuẩn trong trường học phải phù hợp với quy định giáo dục và sự phát triển thay vì thúc trẻ "chín ép". Nếu việc học quá căng thẳng, trẻ sẽ mất hứng thú và từ chối tiếp nhận kiến thức.

Trong khi đó, người khác lại cho rằng xét về bản chất, giáo dục là nuôi dưỡng học sinh phát triển toàn diện. Do đó, các yêu cầu của nhà trường nhằm rèn luyện phẩm chất, năng lực toàn diện của học sinh và nâng cao khả năng cạnh tranh trong các cuộc thi.

Trước những ý kiến trái chiều, đại diện trường tiểu học cho biết quy định được ban hành đầu năm học là nét riêng của trường. "Chúng tôi khuyến khích phụ huynh phối hợp để thúc đẩy sự phát triển của trẻ", đại diện thông tin thêm.

Hiện tại, sau thông báo của nhà trường nhiều phụ huynh mong muốn sẽ có buổi đối thoại giữa 2 bên. "Chúng tôi cần nhà trường lý giải thêm về các yêu cầu trên với mục đích giải quyết những xung đột trong giáo dục, nhằm mang lại môi trường phát triển tốt nhất cho học sinh", phụ huynh trường cho biết. 

Loạt quốc gia đề xuất loại tiếng Anh khỏi môn bắt buộcTrong nhiều thập kỷ, tiếng Anh là môn học bắt buộc trong chương trình học ở đại đa số các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, ngày càng nhiều đề xuất tại Bắc Âu, Trung Quốc, Iran, Hàn Quốc hay Pháp kêu gọi gỡ bỏ môn học này.">

Để tốt nghiệp, trường tiểu học yêu cầu học sinh nói tiếng Anh lưu loát

Nhận định, soi kèo Khor Fakkan Club vs Al Urooba Club, 20h25 ngày 13/2: Giải cơn khát chiến thắng

0b55b319ebc4b74543a9d29e5ba809178a82b801bfa5-1.jpg
Ngô Thiện Liễu mất 13 năm để thi đại học. Ở tuổi 41, mức lương của anh được 4.000 NDT/tháng (13 triệu đồng). Ảnh: Sohu

Tháng 6/2000, ở tuổi 18, Ngô Thiện Liễu tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học nhưng không đỗ. Vì căng thẳng trong phòng thi nên kết quả của anh không như ý nguyện. Thất bại này là đòn giáng mạnh khiến anh hụt hẫng, mất niềm tin vào bản thân.

Được sự an ủi của bố, anh nhanh chóng lấy lại tinh thần, quyết định về trường cấp 3 học lại chuẩn bị kỳ thi năm sau. Sự chăm chỉ của anh được đền đáp, lần 2 thi đỗ vào Đại học Giao thông Bắc Kinh (trường thuộc dự án 211 của Trung Quốc) và trở thành niềm tự hào của cả làng.

Mặc dù đã đỗ vào đại học trong dự án 211, nhưng giấc mộng đặt chân đến Thanh Hoa vẫn đau đáu trong suy nghĩ của anh. 

Mất 13 năm và 9 lần thi đại học mới đỗ 

Tháng 9/2001, Ngô Thiện Liễu đến thăm Đại học Thanh Hoa sau khi hoàn tất thủ tục nhập học. Bước vào khuôn viên trường, anh ấn tượng với 'cung điện tri thức' từ khu vườn xanh đến những tòa nhà giảng dạy mang tính biểu tượng hay các tác phẩm điêu khắc sống động cùng bầu không khí học tập sôi nổi.

Sau chuyến đi này, nỗi đau chưa đỗ Đại học Thanh Hoa khiến anh không thể quên. Từ đó, anh dần mất đi hứng thú học tập, nghiện game và điểm số tụt dốc. Năm 2004, vì trượt nhiều môn nên anh nhận được thông báo cho thôi học của Đại học Giao thông Bắc Kinh. 

Lúc này, Ngô Thiện Liễu cảm thấy chán nản, không có ý định tiếp tục học muốn đi làm. Thiếu kỹ năng và không đủ trình độ học vấn, nên anh khó tìm việc. Sau khi bị nhiều nhà tuyển dụng từ chối, anh vào nhà máy làm công nhân dây chuyền lắp ráp. Mỗi ngày, làm việc 12 tiếng khiến anh kiệt sức.

Khi nhìn những người làm việc văn phòng, anh cảm thấy ghen tị. Hàng đêm, anh tự hỏi: "Cuộc sống công nhân có phải là điều bản thân mong muốn? Câu trả lời là: Không". Do đó, chẳng còn cách khác, ngoài việc anh phải thực hiện ước mơ thi vào Đại học Thanh Hoa.

Năm 2007, anh nghỉ việc về quê ôn thi. Dù 6 năm không động đến sách vở nhưng anh vẫn tự tin chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh đại học trong 3 tháng. Trong lần thi này, anh đỗ Đại học Sư phạm Bắc Kinh.

Để thực hiện ước mơ vào Đại học Thanh Hoa, Ngô Thiện Liễu từ chối nhập học để tiếp tục học và thi lại. 6 năm tiếp theo, anh đỗ vào Đại học Tôn Trung Sơn, Đại học Lâm nghiệp Bắc Kinh, Đại học Bắc Kinh, Đại học Nam Kinh và Đại học Đông Tề.

Anh vật lộn trên con đường đặt chân đến Đại học Thanh Hoa không biết bao năm. Người thân, bạn bè không ngừng khuyên anh dừng lại. Ngay cả bố, người luôn ủng hộ cũng khuyên anh buông bỏ. Bất chấp sự phản đối của mọi người, anh không bỏ cuộc.

Đến năm 2014, sau 13 năm nỗ lực anh đỗ Đại học Thanh Hoa với số điểm 680/750. Thời điểm đó, anh nhận được sự quan tâm của truyền thông. Ở tuổi 32, Ngô Thiện Liễu chính thức trở thành sinh viên của Đại học Thanh Hoa.

36 tuổi tốt nghiệp đại học, 5 năm sau lương 13 triệu/tháng

Năm 2018, anh tốt nghiệp ở tuổi 36 nhưng phải đối mặt với vấn đề việc làm. Nhiều nhà tuyển dụng hạn chế tuyển người trên 35 tuổi, do đó anh mất nhiều cơ hội việc làm. Ngoài ra, việc thiếu kinh nghiệm làm việc và chuyên môn khiến anh gặp khó khăn khi phỏng vấn.

Không thể tìm việc ở tuổi 36, anh đến Trịnh Châu xin vào dạy tại một Trường THCS tư thục. Trải qua 9 lần thi trong 13 năm, anh có đủ kinh nghiệm nên được nhà trường nhận vào làm. Tốt nghiệp cử nhân ở Đại học Thanh Hoa, anh trở thành giáo viên dạy Toán cấp 2, sau nhiều lần tìm việc chật vật.

Dù mới vào nghề vài năm, phương pháp giảng dạy của anh nhận được nhiều phản hồi từ học sinh. Sau 5 năm gắn bó với việc dạy học, hiện tại mức lương của anh là 4.000 NDT/tháng (13 triệu đồng).  

Với mức lương không cao, nhiều người cho rằng phải mất đến 13 năm Ngô Thiện Liễu mới thực hiện được ước mơ liệu có xứng đáng. Sự kiên định, cố gắng đạt được mục tiêu của anh là tấm gương cho người học trẻ học hỏi. 

Tuy nhiên, nếu sự kiên trì trở thành cố chấp lại là bất lợi. Bởi chính Ngô Thiện Liễu thừa nhận, việc kéo dài quá trình thi 13 năm đã mất đi nhiều cơ hội việc làm và khả năng giao tiếp xã hội ngày càng kém.

Theo NetEase

8 tháng ‘chạy lũ’ của nam sinh cấp 2 được tuyển thẳng vào đại học số 1 Châu ÁLưu Dịch Hách là học sinh lớp 9 (TP Thành Đô, Trung Quốc) tiếp theo được tuyển thẳng vào lớp tài năng trẻ hàng đầu về Khoa học Toán học Khâu Thành Đồng năm 2024 của Đại học Thanh Hoa.">

Chàng trai mất 13 năm thi đại học, 36 tuổi tốt nghiệp, hiện lương 13 triệu/tháng

hinh 1.jpg
Lớp học vẽ tranh sơn dầu tại Đại học Mở dành cho người già ở quận Đông Thành, Bắc Kinh, năm 2023.

Xu hướng này có thể thấy rõ trên nền tảng mạng xã hội phong cách sống Xiaohongshu của Trung Quốc. Đã có hơn 70.000 bài đăng về việc tham gia các lớp học tại các trường đại học dành cho người cao tuổi tính đến cuối tháng 10/2023. Hashtag “học đại học cho người già” đã thu hút hơn 7,7 triệu lượt xem.

So với khoảng 200-350 NDT (670-1,1 triệu đồng) cho một lớp yoga bình thường, trường đại học của Shiqi chỉ tính phí 450 NDT cho 15 lớp học kéo dài 1 giờ. Ngoài múa ba lê và yoga, nơi đây còn tổ chức các lớp dạy vẽ tranh sơn dầu, múa và hát Trung Hoa.

Với mức giá thấp, Shiqi không đặt nhiều kỳ vọng vào lớp học đầu tiên, tuy nhiên, cô nhận thấy người hướng dẫn yoga rất chuyên nghiệp và “các bạn học lớn tuổi” cũng rất thân thiện. Họ dường như không thấy phiền lòng trước số ít người trẻ như cô đang tham gia lớp học.

“Các bạn cùng lớp về cơ bản đều là những người dì lớn tuổi ở địa phương, và họ đều có tính cách rất tốt và dễ hòa đồng”, Shiqi nói. Các lớp học chỉ được tổ chức vào ban ngày các ngày trong tuần, nhưng thời gian phù hợp với Shiqi, một người làm nghề tự do không có giờ làm việc cố định. “Cuộc sống sau khi nghỉ hưu phong phú và thú vị hơn tôi tưởng tượng ban đầu”, cô nói.

Xu hướng “sinh viên lớn tuổi” đi học ĐH

Theo báo cáo mới nhất của Hiệp hội các trường đại học dành cho người cao tuổi Trung Quốc, tính đến năm 2019, có hơn 76.000 trường đại học dành cho người cao tuổi ở Trung Quốc, với hơn 10 triệu sinh viên đăng ký.

Khi dân số Trung Quốc tiếp tục già đi, với số người trên 60 tuổi dự kiến sẽ vượt 400 triệu người vào khoảng năm 2035, Chính phủ nước này đã đặt mục tiêu thành lập ít nhất một trường đại học dành cho người cao tuổi ở mọi khu vực cấp quận vào năm 2025.

hinh 3.jpg
 Lớp học vẽ tranh truyền thống Trung Quốc tại Đại học Mở dành cho người cao tuổi ở Hoài An, tỉnh Giang Tô, năm 2023.

Các trường đại học dành cho người cao tuổi đã thay đổi quan niệm của nhiều người cao tuổi Trung Quốc từ “sống sót trong tuổi già” thành “an hưởng tuổi già”.

“Già đi không phải điều khủng khiếp. Thay vào đó, từ bỏ, ngừng bước về phía trước và mất hy vọng mới là điều tồi tệ nhất", một sinh viên lớn tuổi chia sẻ.

Đầu tháng 10/2023, nhân viên tuyển sinh của một trường đại học cho người già ở quận Đông Thành chia sẻ rằng nhiều thanh niên ở độ tuổi 20 đã đăng ký tham gia các lớp học năm nay, trong khi trước đó những sinh viên trẻ nhất chỉ khoảng 40 tuổi.

“Gần đây có khá nhiều bạn trẻ hỏi về việc đăng ký các lớp học”, một nhân viên tuyển sinh của Đại học dành cho người cao tuổi Cáp Nhĩ Tân nói với Sixth Tone. Người này cho biết các lớp học như thái cực quyền, khiêu vũ và piano là phổ biến nhất.

Shiqi bắt đầu chia sẻ trải nghiệm của mình trên tài khoản Xiaohongshu và thu hút vô số câu hỏi từ cư dân mạng tò mò. 

Zhang, một nhà thiết kế 23 tuổi ở Bắc Kinh, đã xem các bài đăng của Shiqi và đăng ký lớp học vẽ tranh sơn dầu và yoga tại cùng một trường đại học cho người già.

 “Tôi muốn vận động hoặc giãn cơ một chút bằng cách tập yoga, vì ngồi trước máy tính hàng ngày khiến tôi cảm thấy rất cứng nhắc”. 

Từng học nghệ thuật ở trường đại học, Zhang rất quen thuộc với các lớp học vẽ. Tuy nhiên, cô thấy việc vẽ tranh với người già thậm chí còn thư giãn và dễ chịu hơn. “Không quan trọng các cô dì hướng ngoại hay hướng nội, họ rất kiên nhẫn với bạn và không khí chung rất ấm áp”.

Tuy nhiên, cũng có những lời chỉ trích rằng những người trẻ đang chiếm dụng các nguồn tài nguyên giáo dục có giá trị dành cho người già. “Những nơi này nên được dành cho những người lớn tuổi cần chúng”, một người dùng trên nền tảng mạng xã hội Weibo viết.

Trong khi các trường đại học dành cho người cao tuổi thường có yêu cầu nghiêm ngặt về độ tuổi trên 50, một số trường đại học như trường Shiqi theo học lại mở cửa cho những người trẻ tuổi hơn. 

Xu hướng tham gia các lớp học dành cho người cao tuổi chỉ là một ví dụ về việc người trẻ sử dụng các nguồn lực nhắm vào nhóm nhân khẩu học lớn tuổi hơn, với hoạt động này được gọi là “tiêu dùng tự do của người cao tuổi”.

Các ví dụ khác bao gồm việc giới trẻ Trung Quốc chọn ăn tại căng tin cộng đồng người cao tuổi và tham gia các chuyến du lịch nghỉ dưỡng dành cho người cao tuổi do tính tiện lợi và rẻ tương đối của chúng.

Một bài bình luận của tờ China Youth News cho rằng xu hướng này là kết quả của thói quen tiêu dùng đang thay đổi của thế hệ trẻ cũng như sự nhạy cảm về giá cao hơn và sự tập trung vào sự tiện lợi của thế hệ trẻ.

“Điều xã hội nên làm nhiều hơn là đổi mới hơn nữa các mô hình kinh doanh và dựa vào cộng đồng, trường đại học và các thành phần khác để cung cấp các lựa chọn tiêu dùng toàn diện và giá cả phải chăng hơn cho giới trẻ”.

Tử Huy

Trung Quốc làm gì để ‘xóa sổ’ ngành công nghiệp tỷ đô dạy thêm, học thêm?Ngành công nghiệp dạy thêm ở Trung Quốc trị giá 2 nghìn tỷ NDT (310 tỷ USD) nhanh chóng bị đóng băng sau chính sách 'giảm kép'. Mới đây, Bộ Giáo dục nước này tiếp tục ban hành “Biện pháp xử lý hành chính đối với hoạt động dạy thêm”.">

Kỳ lạ giới trẻ chọn theo học các trường đại học dành cho người cao tuổi

img 2592.jpg

Sau đó, cô quyết định theo học thạc sĩ ngành Tài chính ngân hàng tại Singapore – quốc gia châu Á có thị trường tài chính khá phát triển. Sau 1 năm hoàn thành chương trình học, cô được nhiều ngân hàng mời về làm việc với mức lương hấp dẫn.

Cùng thời điểm ấy, ĐH Bách khoa Hà Nội cũng đang tuyển dụng giảng viên công tác tại Viện Kinh tế và Quản lý. Điều này khiến cô gái trẻ băn khoăn.

“Quả thực, làm việc tại ngân hàng sẽ đem lại mức thu nhập cao hơn so với giảng viên, nhưng thời điểm ấy tôi mong muốn bản thân có thể làm điều gì đó tạo ra giá trị cho người khác. Khi đi dạy, tôi nghĩ đó sẽ là cơ hội để mình được chia sẻ những hiểu biết và cả năng lượng, sự tích cực cho sinh viên”.

Trúng tuyển và bắt đầu công tác tại ĐH Bách khoa Hà Nội từ năm 2010, những ngày đầu đứng trên bục giảng với cô Khuyên là “trải nghiệm không bao giờ quên”.

“Lớp học đầu tiên tôi giảng dạy là một lớp tại chức. Thời điểm ấy, lớp đông tới 70 người, trong đó có nhiều người lớn tuổi. Còn tôi khi ấy rất trẻ, chỉ mới 25 tuổi. Nhưng khi bước vào dạy, tôi tự nhủ mình phải làm và mình sẽ làm được.

Mỗi lần “vượt qua chính mình” như thế, tôi cảm thấy có năng lượng hơn, tích cực hơn, giống như một liều “doping” làm cho công việc và cuộc sống của mình trở nên vui vẻ, thú vị”.

img 1929.jpg

Giờ đây, khi đã có kinh nghiệm 13 năm đứng trên giảng đường, cô Khuyên nói mỗi ngày lên lớp, bản thân vẫn luôn không ngừng “nâng cấp” bài giảng để những chia sẻ của mình sẽ có giá trị đối với người học.

Theo cô, giảng viên hiện nay thay vì giảng dạy theo phương thức truyền thống - tức cô nói, trò chép - người thầy phải biết thiết kế bài giảng và học trò sẽ là người thi công. Điều đó có nghĩa sinh viên cần được mày mò, tìm hiểu, tự làm và thảo luận.

Ví dụ khi dạy những kiến thức liên quan đến thị trường chứng khoán, cô giáo 8X thường yêu cầu lớp chia nhóm, hàng tuần đều phải điểm tin liên quan đến thị trường tài chính trong nước và thế giới, sau đó truyền tải lại cho các bạn trong lớp cùng nghe và cùng nhau thảo luận, làm rõ các vấn đề. 

“Trước đây, không nhiều sinh viên quan tâm lắm đến các vấn đề về kinh tế, xã hội liên quan đến ngành học của mình. Vì thế, điều này sẽ giúp các em thấy được những gì mình học đang xảy ra ở thực tế thế nào”, cô Khuyên nói.

Dẫu vậy, nữ giảng viên thừa nhận nhiều sinh viên hiện nay cũng rất giỏi. Có những em thậm chí đã tự trải nghiệm và sáng tạo trong nhiều lĩnh vực, tham gia đầu tư và quản lý tài chính cá nhân rất khoa học.

“Các bạn trẻ giờ đây có nhiều kênh thông tin để tiếp cận và sáng tạo. Do đó khi lên lớp, tôi cũng luôn sẵn sàng tinh thần có thể có những điều mình phải học tập lại sinh viên. Tôi cho rằng giáo viên ngày nay không còn chiếm vị trí độc tôn như trước”.

img 2241.jpg

Một điều đặc biệt trong quá trình đi dạy, cô Khuyên được rất nhiều sinh viên nhớ tới vì phong cách ăn mặc năng động. Từ những năm đầu tiên đi dạy sinh viên chính quy chỉ trạc tuổi mình, các sinh viên đều ấn tượng với cô giáo trẻ vì phong cách cá tính nhưng vẫn chỉn chu, trẻ trung. Thậm chí, nhiều sinh viên khen cô giáo mặc đẹp và hỏi địa chỉ mua.

Cũng vì thích phối đồ và đam mê thời trang, cô giáo 8X còn mở một thương hiệu riêng do cô tự thiết kế.

“Tôi cho rằng giáo viên cũng cần phải tạo được sự thiện cảm, thân thiện để thu hút học trò. Thế hệ học trò ngày nay rất cá tính, tự tin, do đó cách ăn mặc, trang điểm trẻ trung, đôi khi “bắt trend” của giáo viên khi đứng trên bục giảng cũng sẽ khiến các em thấy gần gũi, còn thầy cô cũng thấy tự tin vì mình “đẹp” hơn trong mắt học trò”, cô Khuyên nói.

Hành trình trở thành giáo sư tại Mỹ của chàng trai xứ NghệTừng tiếc nuối vì chưa chạm tay tới tấm huy chương quốc tế, thêm vài lần “vấp váp” khi học tập tại ĐH Bách khoa, nhưng Nguyễn Trung Quân vẫn không ngừng theo đuổi sự say mê với ngành robot và trở thành giáo sư sau 5 năm tới Mỹ.">

Nữ giảng viên ‘lên đồ’ đi dạy một tuần không trùng bộ nào

友情链接