您现在的位置是:Nhận định >>正文
Triệu phú trẻ nhất Singapore mách cách dạy con ở HN
Nhận định364人已围观
简介Adam Khoo - triệu phú trẻ nhất Singapore sắp có mặt ở Hà Nội,ệuphútrẻnhấtSingaporemáchcáchdạyconởrus...
Adam Khoo - triệu phú trẻ nhất Singapore sắp có mặt ở Hà Nội,ệuphútrẻnhấtSingaporemáchcáchdạyconởrussia chia sẻ với phụ huynh Việt bí quyết giúp con tạo động lực, xây dựng chiến lược học tập hiệu quả, thành công.
Triệu phú đi lên từ điểm F
Adam Khoo từng nghĩ mình là một đứa trẻ lười biếng, ngu dốt, gần như chậm tiến và không có hy vọng. Khi vào trường tiểu học, ông ghét đọc sách, chỉ thích chơi game và xem TV. Do vậy, Adam Khoo sở hữu hàng loạt điểm F (điểm tệ nhất). Khi đang học lớp 3, ông bị đuổi khỏi trường và phải chuyển đến học ở trường tệ nhất Singapore. Đã có lúc ông quyết tâm thay đổi những thói hư tật xấu của mình, nhưng chỉ được vài ba hôm vì ông không có động lực và niềm tin.
Adam Khoo thay đổi suy nghĩ khi thầy giáo bảo ông rằng, điều khác biệt giữa những người thành công và người thất bại không phải ở bộ não, mà là ở niềm tin vào bản thân. Người chiến thắng luôn có niềm tin rằng, mọi người đều có tiềm năng như nhau, nếu người khác làm được thì ta cũng có thể làm được. Vấn đề chỉ là chiến lược.
Từ khi có niềm tin này, Adam Khoo bắt đầu đặt ra 04 mục tiêu “điên rồ” đối với ông lúc bấy giờ vì ông được dạy rằng, chỉ khi nào đưa ra những mục tiêu vượt quá khả năng của mình, chúng ta mới có đủ động lực và quyết tâm để theo đuổi chúng.
Mục tiêu đầu tiên của Adam Khoo - trở thành học sinh top đầu của trường trong vòng một năm - là một mục tiêu “không tưởng” đối với một học sinh xếp bét trường như ông. Và 1 năm sau, tuy ông chưa đạt được mục tiêu này, nhưng cũng đã vào được top 20 học sinh của trường. Và sau 3 năm nỗ lực, ông mới hoàn thành được mục tiêu đầu tiên này của mình.
Bên cạnh đó, Adam Khoo còn khám phá ra công thức của những người thành công: Thành công không phải từ may mắn. Nó bắt đầu từ việc đặt ra những mục tiêu rõ ràng. Tổng thống Obama đặt ra mục tiêu trở thành tổng thống Mỹ khi ông chỉ mới 5 tuổi và khi đó, cả gia đình và bạn bè đều cười nhạo ông. Ví dụ, Tiger Wood- tay golf huyền thoại thế giới mơ ước trở thành VĐV chuyên nghiệp số 1 khi ông mới 3 tuổi, thời điểm mà việc được chơi golf mới chỉ là một giấc mơ đối với người da màu như ông. Khám phá được bí quyết thành công này, Adam Khoo tiếp tục cũng cố niềm tin và động lực để quyết tâm theo đuổi những mục tiêu “điên rồ” của mình. Và đến năm 26 tuổi, ông đã trở thành triệu phú trẻ nhất Singapore, sở hữu cuốn sách bán chạy nhất. Adam Khoo bắt đầu chia sẻ, truyền những niềm tin tích cực, hướng dẫn các phương pháp học tập và cách đặt mục tiêu nhằm khơi dậy những tiềm năng cho các thanh thiếu niên khắp châu Á với khóa học Tôi Tài Giỏi! Bạn Cũng Thế!
Giúp phụ huynh đồng hành cùng con
Từ những bài học này, Adam Khoo và Youth Development Corporation (YDC) - đơn vị tổ chức khóa học Tôi Tài Giỏi! Bạn Cũng Thế! tại Việt Nam cho rằng, phụ huynh có thể là “người cô”, “người thầy” cùng con đưa ra những mục tiêu lớn và cụ thể, giúp con có định hướng trong quá trình học tập. Nếu con trẻ chưa hoàn thành mục tiêu đề ra, thay vì trách phạt, phụ huynh có thể động viên và cùng con tìm ra nguyên nhân, khuyến khích con duy trì những nỗ lực, thay đổi tích cực.
YDC cũng tin tưởng rằng những khoá học được thiết kế và truyền tải bởi những chuyên gia hàng đầuđược đào tạo bởi Adam Khoo tại Việt Nam sẽ là sự đầu tư cho tương lai thành công của con một cách thông minh và hiệu quả. Trong hơn 7 năm qua, kể từ khi Khóa học Tôi Tài Giỏi! Bạn Cũng Thế! về Việt Nam, đã mang lại cho hơn 50.000 học viên trên khắp 63 tỉnh thành cơ hội được trải nghiệm với chương trình phát triển bản thân tốt nhất, mang chuẩn mực và đẳng cấp quốc tế.
YDC kết hợp cùng khu đô thị Eco Park sẽ tổ chức Hội thảo Bí quyết giúp con học giỏi và thành công. Hội thảo diễn ra tại vào lúc19h - 21h ngày 31/5/2016. Có mặt tại chương trình, Adam Khoo sẽ chia sẻ với phụ huynh vai trò của cha mẹ trong việc học tập và trưởng thành của con; giúp con tạo động lực, xây dựng chiến lược học tập hiệu quả và thấu hiểu nhu cầu cảm xúc của con.
Đăng ký nhận vé mời tại http://bit.ly/AdamKhooHNhoặc gọi hotline: 0966.92.11.55 hoặc (04)7309.8889
Tấn Tài
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Espanyol vs Valladolid, 3h00 ngày 18/1: Cơ hội thoát hiểm
Nhận địnhChiểu Sương - 17/01/2025 01:59 Tây Ban Nha ...
阅读更多Cô bé 13 năm sống trên ghe ở Sài Gòn
Nhận địnhCô bé Diễm My đã sống trên ghe được 13 năm. Diễm My nói rằng chiếc ghe tuy không được rộng rãi như những ngôi nhà trên đất liền nhưng cũng đầy đủ những thứ cần thiết, chẳng hạn như bếp nấu ăn, nhà kho, chỗ ngủ. Cha em còn cố gắng thiết kế một căn gác xép nhỏ để 2 mẹ con có thể ngủ.
Nói về gia đình của mình, Diễm My cho biết cha em năm nay đã gần 70 tuổi, cha từng có một người vợ nhưng mất sớm, vì thế nên ông phải chịu cảnh gà trống nuôi 5 người con. Cha Diễm My không may bị mất một chân, điều đó khiến cho cuộc sống của ông khó khăn hơn. Mặc dù vậy, cha luôn đón Diễm My đúng giờ mỗi khi em tan học.
Vì hoàn cảnh gia đình đặc biệt, Diễm My thường bị mọi người trêu chọc, "Những lúc như vậy, cha thường đứng ra "đỡ đạn" cho con" - em hài hước nói.
Mặc dù không có được cuộc sống sung túc như các bạn đồng trang lứa, nhưng Diễm My luôn cảm thấy hài lòng với những gì mình đang có. Em chưa bao giờ thắc mắc sự khác biệt về nơi ở của mình và của các bạn, bởi hạnh phúc đối với em là được sống cùng với cha mẹ trên chiếc ghe ấm cúng và đầy kỉ niệm.
Trước đây cha em làm nghề đánh bắt cá nên thường xuyên phải di chuyển, kể từ khi có con gái, cha em mới neo ghe lại và chuyển nghề bán vé số. Sau giờ học, Diễm My thường ở nhà bầu bạn với cha mẹ. Ông Đực không chỉ như người cha mà còn như người bạn, luôn sẵn sàng vui đùa cùng con gái.
Đối với Diễm My, chiếc ghe cũng như tâm hồn, nó gắn bó, che chở cho em. "Cha nói tuy nhà mình nghèo nhưng mình có tâm hồn. Nếu con sống tốt, tương lai con sẽ thành tài. Con sẽ cố gắng học, để trở thành người có ích, được xã hội công nhận” - Diễm My thổ lộ.
Bên cạnh đó, Diễm My luôn có ước mơ trở thành bác sĩ giỏi để có thể giúp đỡ những người cùng cảnh ngộ: "Họ không có tiền nên cứ phải giấu bệnh hoài". Hơn hết, em muốn chữa chân bị tật cho cha bởi những khi thời tiết thay đổi, nó lại làm cho cha em khó chịu.
Khi nghĩ đến sự vất vả của cha mẹ, em càng thấy thương hơn: “Khi lớn, con sẽ kiếm tiền chăm lo cha mẹ. Cha ơi con thương cha nhiều lắm! Con cám ơn vì từ lúc nhỏ đến giờ cha luôn chăm sóc, bảo bọc cho con, nuôi con khôn lớn. Con cảm ơn cha!”.
Đến với chương trình Điều con muốn nói, Diễm My đặt trong Chiếc hộp bí mật mô hình một chiếc ghe nhỏ với dòng chữ “Nhà tôi chính là đây” như một lời khẳng định đầy tự hào về cuộc sống và nơi ở của mình.
Ngồi phía sau Căn phòng bí mật, ông Lê Văn Đực - cha của Diễm My cho hay nhiều lúc ông thấy chạnh lòng bởi hoàn cảnh của mình. Thấy con gái chỉ dám ngồi nhìn các bạn mà không dám tham gia cùng, bậc cha mẹ là người đau đớn hơn ai hết.
Ông xúc động nhớ lại: “Một lần, đến trường đón con, tôi thấy con ngồi một góc, hỏi thì con nói là bạn chê nhà con nghèo chỉ ở dưới ghe. Tôi động viên con, tiền bạc nay ở túi người này, mai ở túi người kia, quan trọng là mình còn sức khỏe, hơi thở để sống tốt đẹp. Diễm My ráng học giỏi, sau này đổi đời”.
Dù nghèo nhưng ông Đực vẫn cố gắng cho con gái đi học để sau này trở thành người có ích cho xã hội. Ông tự hào kể Diễm My rất ngoan, các mùa thi luôn đứng hạng nhất và cô bé còn làm lớp trưởng từ khi vào trường.
Đối với ông, cuộc sống hiện tại tuy mệt nhưng luôn luôn vui vẻ, có thể thiếu thốn vật chất nhưng lúc nào cũng đầy ắp hạnh phúc. Ông hài hước nói: "Mệt đâu thì cười ở đó, cứ cười lên là hết mệt".
Trước câu chuyện, MC Ốc Thanh Vân bất ngờ trước những suy nghĩ trưởng thành và đầy lạc quan của cô bé 13 tuổi. Câu chuyện của Diễm My ấm áp, giản dị nhưng ẩn sâu là ý chí nỗ lực, quyết tâm để sống và sự tận tụy hết lòng của cha mẹ dành cho con.
Ốc Thanh Vân xúc động: “Một người cha tuyệt vời dù khó khăn bủa vây nhưng luôn cố gắng để con đi học. Ai cũng muốn có đầy đủ vật chất nhưng quan trọng nhất là tình cảm mà con tận hưởng từ chính gia đình. Nhìn con gái ngoan ngoãn, cha mẹ sẽ có thêm động lực và niềm vui. Trong mắt con gái, chú là một người cha quá tuyệt vời”.
Ông bố có con học Harvard: Tôi 'vô tích sự', con thay đổi rất nhiều
"Mình nghĩ, nếu cha mẹ “chồng lấn” phần việc của con, lúc nào cũng “hữu sự” với con thì không gian tự do của con bị xâm phạm".
">...
阅读更多Người đàn bà thứ hai, nỗi đau cũng chỉ xếp hàng thứ hai
Nhận địnhCô gái xinh đẹp bật khóc trên sân khấu 'Bạn muốn hẹn hò'
Nhớ về quá khứ, Lê Thủy bật khóc chia sẻ, khi biết mẹ cô đang mang thai con gái mà không phải là con trai, cha cô đã bỏ đi.
">...
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Macarthur FC vs Wellington Phoenix, 15h00 ngày 20/1: Trái đắng xa nhà
- Tai hại khi hút thuốc trong ô tô dù đã mở cửa
- Nhà nghèo, bạn gái đòi đám cưới hoành tráng để ‘mát mặt’ với hàng xóm
- Chi tiền triệu, đủ mâm cỗ chay
- Nhận định, soi kèo Parma vs Venezia, 21h00 ngày 19/1: Bước ngoặt của cuộc đua
- Tân Á Đại Thành Beluga: Giải pháp cho nguồn nước trong lành
最新文章
-
Soi kèo góc Brentford vs Liverpool, 22h00 ngày 18/1
-
Trái châu bằng gốm Cây Mai tráng men màu xanh ngọc quý hiếm nằm trong đồ án "lưỡng long tranh châu" của lăng Ông Bà Chiểu vừa được cơ quan chức năng thu hồi sau khi bị mất trộm. (Ảnh: Nguyễn Sơn) Đánh cắp trái châu trên nóc Bia Đình lăng Ông Bà Chiểu
Liên quan vụ trộm trái châu ở lăng Lê Văn Duyệt (quận Bình Thạnh, TP.HCM), công an đã thu hồi trái châu bàn giao lại cho ban Quản lý lăng Lê Văn Duyệt. Tuy nhiên, vụ việc vẫn dấy lên lo ngại, kẻ trộm ngày càng chú ý nhiều hơn đến các cổ vật giá trị tại các di tích.
Trước khi trao trả, Công an quận Bình Thạnh đã phối hợp các đơn vị chức năng tổ chức giám định giá trị thật của trái châu. Qua giám định, trái châu được làm từ chất liệu đất nung, tráng men, trị giá lên đến 350 triệu đồng.
Bà Lâm Thị Hoàng Oanh, Trưởng ban Quản lý di tích lăng Lê Văn Duyệt cho biết, ngày 2/9, nhân viên quản lý di tích bất ngờ phát hiện trái châu trên nóc Bia Đình phía trước phần mộ lăng Ông biến mất.
Trái châu có tuổi đời gần 100 năm, được bài trí nằm giữa đôi rồng trong đồ án "lưỡng long tranh châu" trên nóc Bia Đình.
“Phát hiện vụ mất trộm, chúng tôi đã trình báo sự việc lên cơ quan chức năng. Đồng thời, trích xuất hình ảnh camera an ninh trong khuôn viên di tích để tìm hiểu sự việc”, bà Oanh nhắc lại.
Về giá trị của trái châu bị mất trộm, bà Oanh cho biết, trái châu được chế tác từ gốm chứ không phải đá quý. Trái châu thuộc dòng gốm Cây Mai nổi tiếng của Sài Gòn xưa có niên đại từ những năm 1922.
Hiện vật này có 3 phần với chiều cao gần 1m gồm: đế, thân và đỉnh. Phần thân có hình trái châu được làm bằng gốm phủ men màu xanh ngọc rất đẹp, đặt trên phần đế có những họa tiết hết sức tinh xảo.
Bà Oanh nhấn mạnh, các hiện vật này đã gần 100 năm tuổi nhưng vẫn nguyên vẹn từ màu sắc đến hình dáng. Trải qua mưa nắng, chất liệu gốm cũng như lớp men không hề bị hư hỏng thậm chí xuống sắc. Điều này cho thấy chất liệu gốm và men của cha ông thời trước vô cùng chất lượng.
Đây là hiện vật quý, có giá trị văn hóa lịch sử. (Ảnh: Nguyễn Sơn) Cũng theo bà, các hiện vật trong khu di tích được ban quản lý bảo vệ hết sức nghiêm túc, chặt chẽ. Khuôn viên di tích đều được gắn camera an ninh, đội ngũ bảo vệ túc trực tại lăng 24/24. Sau mỗi giờ, lực lượng bảo vệ đi tuần tra xung quanh di tích một lần. Tuy nhiên, kẻ trộm vẫn đột nhập và đánh cắp cổ vật.
Trước đó, di tích từng nhiều lần bị trộm đột nhập, đánh cắp các hiện vật có giá trị. Cụ thể, từ những năm 1995 - 1996, di tích bị kẻ trộm đột nhập đánh cắp cặp phù điêu Ông Nhật Bà Nguyệt.
Năm 2010, kẻ trộm tiếp tục đánh cắp một chiếc dĩa kiểu cổ trang trí. Năm 2012, liên tục hai phù điêu con nghê ở cổng lăng Ông mặt đường Phan Đăng Lưu bị gỡ trộm.
Gần đây nhất, trong đợt trùng tu diễn ra vào năm 2018, di tích này đã bị mất bảy phù điêu. Cũng trong đợt này, phù điêu phượng hoàng ngậm thư cũng bị gỡ mất một con, hiện di tích chỉ còn một.
Những “vết thương” cổ vật của đình Linh Tây
Bức phù điêu trị giá trên 10 tỷ đồng của đình Linh Tây bị đánh cắp đến nay vẫn chưa thấy tung tích. (Ảnh: Nguyễn Sơn) Đình Linh Tây ở quận Thủ Đức, TP.HCM đã được xếp hạng di tích cấp Thành phố vào năm 2003. Ngôi đình được quản lý và bảo quản cẩn thận, có người trông coi nhưng "đạo chích" vẫn không buông tha.
Ngay từ cổng chính của ngôi đình, bức phù điêu bằng gốm hình chữ nhật, kích thước lớn đã bị đục, cạy phá nát. Đến nay, bức phù điêu chỉ còn thấy vài mảnh gốm men xanh tuyệt đẹp dính lại trên nền gốm.
Ông Nguyễn Văn Hùng, cán bộ phòng Văn hóa phường Linh Tây khẳng định, bức phù điêu này được người xưa tạo tác từ loại men gốm cổ. Hiện nay, loại men gốm này gần như đã không còn nên rất quý hiếm, có giá trị cao.
Chỉ tay về phía nóc mái đình, ông Nguyễn Thanh Tùng (SN 1972, ngụ quận Thủ Đức), người trông coi đình Linh Tây cho biết, các loại gốm tại đình giá trị đến nỗi, "đạo chích" đã bất chấp nguy hiểm trèo lên mái đục, lấy trộm một tấm phù điêu.
Ông cho biết, bức phù điêu bị đục mất nằm trong hệ thống 5 bức phù điêu trang trí bằng gốm cổ đặt trên mái đình.
Cũng theo ông Tùng, bức phù điêu trang trí này bị mất cùng thời điểm với tấm phù điêu cổ, giá trị lên đến hàng chục tỷ đồng được đặt tại bàn thờ trước chánh điện của đình.
Bức phù điêu ở chánh điện bị mất từ tháng 6/2019, đến nay vẫn chưa được tìm thấy. Theo các tài liệu ghi lại, bức phù điêu bị đánh cắp đắp nổi Tứ Linh bằng gốm men xanh cổ, kích thước 80cm x 50cm x 15cm, nặng khoảng 50kg.
Các bức phù điêu trang trí tại đình Linh Tây bị trộm đục, cạy phá nham nhở. (Ảnh: Nguyễn Sơn)
Các nhà nghiên cứu khẳng định, bức phù điêu bị mất cắp vô cùng quý hiếm, được tạo tác từ loại men gốm cổ đã không còn tồn tại.
Chia sẻ về vụ trộm bí ẩn, ông Tùng kể: “Tôi trông nom đình đã nhiều năm và chưa từng được biết về giá trị thật của bức phù điêu bị mất. Thế nhưng, tôi vẫn luôn cẩn trọng vấn đề bảo đảm an ninh, phòng trộm cắp".
Tối hôm xảy ra vụ việc, ông Tùng cũng khóa cửa kỹ lưỡng. Đêm đó, ông không nghe thấy tiếng động lạ, con chó ở đình cũng không sủa. Sáng hôm sau, khi ra mở cổng, ông tá hỏa phát hiện ổ khóa cổng đình, cửa chính điện đều bị cắt đứt. Bức phù điêu trên ban thờ chỉ còn lại một bên chân đế.
Tá hỏa, ông Tùng bước ra ngoài, nhìn lên mái đình thì phát hiện phần phù điêu trang trí cũng bị đục mất một miếng. Hiện, những họa tiết, phù điêu trang trí bằng gốm tráng men cổ tại đình trở nên nham nhở, mất mỹ quan vì bị trộm liên tục viếng thăm.
Sự thật trên khiến dư luận không khỏi xót xa, bức xúc. Đã đến lúc cần có sự chung tay giữa cộng đồng và lực lượng chức năng trong việc bảo vệ những cổ vật mang giá trị văn hóa, lịch sử tại các khu di tích.
Cổ vật quý trong ngôi nhà trăm tuổi ở Hà Nội, cả dòng họ bảo vệ
Nhà từ đường xây hàng trăm năm trước, có khuôn viên rộng đến 3.000m2 ở xã Sơn Đồng (Hoài Đức, Hà Nội) chứa nhiều cổ vật, được cả dòng họ nhiều đời bảo vệ.
" alt="Đạo chích liều mình đánh cắp cổ vật trị giá hàng chục tỷ ở Sài Gòn">Đạo chích liều mình đánh cắp cổ vật trị giá hàng chục tỷ ở Sài Gòn
-
Phố lồng đèn trên đường Lương Nhữ Học, quận 5 đã trở thành điểm đến yêu thích của nhiều người mỗi dịp Trung thu. Phụ huynh mua cho con những chiếc lồng đèn đủ màu sắc, kích cỡ. Mỗi chiếc lồng đèn có giá từ vài chục nghìn đến vài trăm nghìn tuỳ loại.
Những chiếc lồng đèn đa dạng, đủ loại từ truyền thống đến hiện đại.
Những chiếc lồng đèn tạo nên tuổi thơ của nhiều bạn nhỏ.Những bà mẹ dắt con ra phố lồng đèn để lưu giữ kỷ niệm tuổi thơ của con. Nhiều phụ huynh đến phố lồng đèn cho con tham quan sớm vì sợ đến ngày tết Trung thu lượng khách đổ về đây sẽ đông đúc, chật chội hơn. "Tranh thủ sau giờ làm tôi đưa con đi chơi, dắt ra phố lồng đèn cho con biết. Con mình thích cái nào mình mua cho cái đó, tránh việc mua về nhà mà con không thích lại mua cái khác tốn kém". Chị Nguyễn Thị Minh cho biết.
Nhiều bạn nữ cũng tranh thủ ra phố lồng đèn để chụp ảnh.
Những chiếc đèn rực rỡ màu sắc luôn tạo ra những bức ảnh lung linh, bắt mắt.Trung thu đến sớm với nhiều em nhỏ.
Một tiểu thương nơi đây cho biết, những chiếc lồng đèn truyền thống vẫn được bán chạy hơn so với lồng đèn điện tử.Tuy vậy, dịch bệnh cũng khiến nhiều tiểu thương lo lắng vì số lượng bán ra đang ít hơn mọi năm. Nhiều người đến chụp ảnh nhiều hơn là mua hàng. Người dân chen chân đi chơi ở phố lồng đèn Lương Nhữ Học, quận 5, TP.HCM tối 23/9. Ngôi chùa gỗ lim gần 400 tuổi, được coi là bảo vật vô giá ở Thái Bình
Ngôi chùa gần 400 tuổi, làm từ khối lượng gỗ lim lớn. Thời gian xây chỉ khoảng 2 năm nhưng để quyên góp và vận chuyển đủ gỗ về đây phải mất đến 19 năm.
" alt="Nghìn người vui chơi trung thu ở phố lồng đèn Sài Gòn">Nghìn người vui chơi trung thu ở phố lồng đèn Sài Gòn
-
5h chiều ngày 16/9, anh Phạm Quang Thiện (SN 1974), nhân viên Trung tâm Kinh doanh VNPT Nam Định (Tổng Công ty VinaPhone) kết thúc buổi làm việc với một khách hàng. Anh cùng đồng nghiệp trong công ty đi bộ ra con ngõ đầu làng để lấy xe máy về nhà. Lúc này, anh nhìn thấy 2 em nhỏ đèo nhau đi học về trên một chiếc xe đạp.
Khi anh chuẩn bị lên xe nổ máy thì nghe tiếng động lớn sau lưng, kèm theo đó là tiếng la thất thanh.
Anh quay lại và phát hiện ra 2 em nhỏ lúc nãy đã bị rơi xuống sông khi đi qua chiếc cầu.
“Cây cầu bắc qua con sông không có lan can, chỉ rộng khoảng 1,2m. Các cháu là chị em đèo nhau đi học về. Qua cầu không cẩn thận, xe loạng choạng rồi cả người lẫn xe bị rơi xuống sông”, anh Thiện nhớ lại.
Bức ảnh anh Thiện nhảy xuống sông đưa 2 cháu nhỏ lên bờ do đồng nghiệp của anh ghi lại. Xung quanh không có người, không còn cách nào khác, anh Thiện quyết định nhảy xuống cầu để trợ giúp.
Lúc này, 2 cháu nhỏ ở dưới cầu đang ra sức vùng vẫy, kêu cứu. Các cháu có mang cặp sách, cặp chưa ngấm nước nên cả hai vẫn có thể ôm cặp vùng vẫy, chưa bị chìm hẳn.
Anh Thiện nhảy xuống đỡ được 2 cháu. Cùng lúc này, nghe tiếng hô hoán, người dân xóm 5, xã Xuân Thủy (huyện Xuân Trường, Nam Định) đã ùa ra.
Do cầu khá gần mặt nước nên để một cháu nhỏ bám vào mình, anh Thiện trao cháu còn lại cho người dân đang ở trên cầu.
Lần lượt, 2 cháu bé được đưa lên bờ một cách an toàn. Sau đó, anh cũng hỗ trợ vớt xe đạp của các cháu, di chuyển lên bờ. Lúc này, toàn bộ giấy tờ trên người anh Thiện đều bị ướt do lúc nhảy xuống, anh không kịp lấy ra.
“Lúc đó, quá vội nên tôi vừa lấy 2 chiếc điện thoại trong túi quần ném ra ngoài vừa nhảy xuống sông. Do ném mạnh, một trong 2 chiếc điện thoại bị vỡ. Con sông rộng khoảng 5-6m, lúc đầu tôi nghĩ nước sâu nhưng nhảy xuống mới biết nước không quá sâu so với mình.
Tuy nhiên với các cháu nhỏ nếu không cứu kịp thời, chuyện xấu đã có thể xảy ra. May mắn được giải cứu nhanh chóng nên các cháu cũng chưa bị uống quá nhiều nước”, anh Thiện kể lại.
Theo anh Thiện, anh nghe người ở làng kể, 2 cháu bé là chị em có bố mẹ đi làm ăn xa. Các cháu ở với ông bà và thường tự đèo nhau đi học. Lần này, đi qua cầu, cháu bị loạng choạng khiến cả người lẫn xe rơi xuống sông.
“Từ nhỏ, nhà gần sông nên tôi cũng sớm biết bơi. Lúc thấy các cháu kêu cứu, tôi lao xuống như bản năng mà không kịp suy nghĩ gì. Sau đó, dân làng cảm ơn tôi rất nhiều vì đã cứu con cháu của họ. Tuy là một việc nhỏ nhưng giúp các cháu được an toàn nên tôi cũng cảm thấy vui”, anh nói.
Sau khi các nạn nhân được đưa lên bờ một cách an toàn, anh Thiện và đồng nghiệp cũng nhanh chóng quay về nhà.
“Toàn bộ quần áo, giấy tờ ướt sạch phải về nhà thay gấp”, anh cười nói.
Chị bán đậu phụ và tâm huyết với những suất cơm đặc biệt cho bệnh nhân nghèo
Bốn năm qua, chị Lý cùng những người phụ nữ ở thôn Yến Vĩ đã cung cấp miễn phí thực phẩm để nấu cơm tặng các bệnh nhân nghèo.
" alt="Phút lao xuống sông cứu 2 trẻ bị rơi khỏi cầu của người đàn ông U50">Phút lao xuống sông cứu 2 trẻ bị rơi khỏi cầu của người đàn ông U50
-
Nhận định, soi kèo Club Necaxa vs Chivas Guadalajara, 10h05 ngày 18/1: Thắng như một thói quen
-
Kim (thứ 3 từ phải sang) và các thành viên trong gia đình. Ngày 3/7 mới đây, căn nhà nhỏ của ông bà Rob Lee và Mary Irene chật kín các thành viên trong gia đình. Mỗi khi có một chiếc xe rẽ vào, mọi ánh mắt lại đổ dồn về phía tài xế. Họ đang chờ đợi một người ruột thịt thất lạc lần đầu tiên được gặp mặt.
Ông Rob Lee là một cựu binh từng tham chiến ở Việt Nam và đã có 4 người con.
Trước khi bài xét nghiệm DNA được tiến hành, ông vẫn không hề biết đến sự tồn tại của đứa con gái này.
Kim Remzi được sinh ra ở Việt Nam. Cô sang Mỹ lúc 3 tháng tuổi cùng mẹ và bố người Philippines. Kim không phải con đẻ của người đàn ông này, nhưng cả hai đều không nói sự thật với Kim cho tới khi cô thực hiện một bài kiểm tra DNA vào cuối năm 2019.
“Suốt 48 năm, tôi đã nghĩ rằng mình là con lai Việt Nam và Philippines. Khi cầm kết quả trên tay, tôi nhìn thấy dòng chữ “châu Á”, sau đó nhìn xuống dưới, tôi thấy “49,6% người châu Âu”. Lúc đó, tôi đã rất sốc”.
Ông Rob Lee, hiện 76 tuổi, đang sống ở Minerva (Mỹ). Ông từng tham gia quân đội năm 1965 lúc ông mới 22 tuổi.
Năm 1969, ông bỏ lại người vợ trẻ để sang Việt Nam. Ông được giao nhiệm vụ ở biên giới phía Nam giáp ranh với Campuchia - gần thành phố Cần Thơ.
Một đêm tháng 7 năm 1970, Lee gặp một nữ bồi bàn ở nhà hàng - người mà sau này là mẹ của Kim. Ông không nhớ chi tiết và cũng không bao giờ biết được rằng mình sẽ là cha của một đứa trẻ sau đêm đó.
Trở về Mỹ, Lee và vợ tái hợp, có với nhau 4 người con. Sau chiến tranh, quan điểm chính trị của Lee đã thay đổi. Ông phẫn nộ với quân đội Mỹ vì đã hành xử sai với Việt Nam. Với ông, đó là một cuộc chiến dựa trên sự dối trá và tham lam. Dù vậy, ông yêu việc trở thành một người lính và đã xây dựng sự nghiệp trong quân đội. Ông về hưu năm 1991 với quân hàm trung tá.
Kim nói rằng cô biết rất ít về cuộc sống của mẹ ở Việt Nam. Bà không bao giờ kể về khoảng thời gian đó.
Khi gia đình cô chuyển sang Mỹ, mẹ cô đã bỏ lại một đứa con ở Việt Nam. Đó là chị gái cùng mẹ khác cha với Kim, cũng là con một người lính Mỹ. Người chị gái được bà ngoại nuôi dưỡng.
Khi sang Mỹ, mẹ Kim và bố người Philippines sinh thêm 2 người con. Cô và các em trông rất giống nhau. Bố cô cũng không bao giờ đối xử khác biệt giữa các em với Kim. Nhưng sau đó, hôn nhân của 2 người không hạnh phúc. Họ ly dị năm Kim 12 tuổi.
Mẹ cô làm bồi bàn trong một căn cứ quân đội nơi họ sống. Vài năm sau, em gái Kim qua đời sau một cơn hen suyễn. Cô chuyển ra sống riêng năm 17 tuổi và sinh con đầu lòng năm 19 tuổi.
Mùa đông năm ngoái, Kim và các đồng nghiệp mua được một bộ “kit” giảm giá để phân tích DNA đề phòng rủi ro sức khỏe cũng như kiểm tra gia phả.
Cầm kết quả xét nghiệm trên tay, Kim đã sốc khi biết mình có một người em trai cùng cha khác mẹ và một cháu gái ruột. Cô tìm cách liên hệ với người em trai. Cùng lúc đó, cô cũng mang thắc mắc này đi hỏi mẹ, năm nay đã 69 tuổi, hiện sống ở Virginia (Mỹ).
Cô chọn thời điểm chỉ có mình và mẹ trong xe. Nhìn vào gương chiếu hậu, Kim nói: “Con không giận. Nhưng con muốn biết, bố đẻ của con có biết đến sự tồn tại của con không? Và người con vẫn gọi là bố có biết rằng con không phải con đẻ ông ấy không?”
Lúc đầu, mẹ cô đã phủ nhận và gọi việc kiểm tra DNA là lãng phí tiền bạc. Nhưng cuối cùng, bà cũng thừa nhận đó là sự thật. Bà quyết không cung cấp thêm bất cứ thông tin gì.
Kim và bố đẻ gặp nhau.
Brian - người em trai cùng cha khác mẹ chính là đầu mối của Kim. Khi Brian báo tin cho bố, ông Lee đã rất choáng váng. Nhưng gia đình ông nói rằng, cú sốc nhanh chóng chuyển sang niềm vui.
“Chúng tôi là một gia đình gắn bó và yêu thương” – một người em của Kim nói.
Ông Rob Lee thì tâm sự, cách đây 10 năm, ông mất đi cô con gái vì bệnh ung thư. Khi tìm được Kim, ông cảm thấy như mình được bù đắp một cô con gái khác.
Người phụ nữ gốc Việt tìm được ba chị em cùng cha sau 47 năm
Sau 20 năm đi tìm nguồn cội của mình, cuối cùng cô gái gốc Việt đã tìm được gia đình.
" alt="Cựu binh Mỹ gặp lại con gái gốc Việt sau 48 năm">Cựu binh Mỹ gặp lại con gái gốc Việt sau 48 năm