89 tập thể, cá nhân xuất sắc trong phòng chống Covid
![]() |
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng trao Bằng khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong phòng chống Covid-19 (Ảnh: Trọng Đạt) |
Khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phòng, chống dịch Covid-19 là một hoạt động trong hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và xác định phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2020 của Bộ TT&TT được tổ chức hôm nay, 6/7.
Đại diện Vụ trưởng Vụ Thi đua - Khen thưởng, Bộ TT&TT cho biết, hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và triển khai thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19, Bộ trưởng Bộ TT&TT đã kịp thời ban hành Chỉ thị 05 ngày 2/2/2020 hiệu triệu toàn ngành tham gia phòng, chống dịch.
Cuộc chiến chống Covid-19 của ngành TT&TT được nhìn nhận là cuộc chiến tổng lực. Trong đó, báo chí, truyền thông cung cấp cho người dân thông tin đầy đủ, toàn diện về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng, chống dịch, nâng cao nhận thức trong toàn xã hội.
Viễn thông đảm bảo về thông tin liên lạc, kết nối các bệnh viện, cơ sở y tế phục vụ quản lý, cách ly, điều trị bệnh nhân nhiễm, nghi nhiễm Covid-19, đảm bảo thông tin liên lạc miễn phí các đường dây nóng phục vụ phòng, chống, dịch bệnh.
Bưu chính đảm bảo liên lạc, giao thương thông suốt hàng hóa, dịch vụ trong suốt thời gian cách ly xã hội, giúp thương mại điện tử, dịch vụ hành chính công phát triển, giúp người dân nhanh chóng thích nghi với trạng thái bình thường mới.
Đặc biệt, đã có trên 16 doanh nghiệp trực tiếp triển khai trên 20 ứng dụng khác nhau phục vụ phòng, chống dịch. Công nghệ của thời đại 4.0 đã trở thành lá chắn bảo vệ cộng đồng. CNTT thực sự trở thành vũ khí đắc lực của Việt Nam trong cuộc chiến chống dịch Covid-19.
“Các doanh nghiệp công nghệ số đã cống hiến trên 100% sức lực, làm bất kể ngày đêm, đồng hành cùng cơ quan quản lý y tế, cơ quan quản lý CNTT để xây dựng và vận hành các ứng dụng thông minh phòng, chống dịch bệnh Covid-19”, Bộ TT&TT nhận định.
![]() |
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng trao Bằng khen cho đại diện Ban Thời sự, báo VietNamNet (Ảnh: Trọng Đạt) |
Có thể kể tới Ứng dụng NCOVI được hoàn thành trong 48 giờ; Ứng dụng Bluezone được hoàn thành 2 tuần; 12.000 cơ sở y tế được cấp tài khoản Hệ thống tổng hợp, phân tích thông tin dữ liệu ứng dụng; Trên 17 triệu bản ghi khai báo y tế toàn dân qua ứng dụng NCOVI; Gần 700 nghìn tờ khai y tế nhập cảnh; Hơn 200 nghìn thuê bao di động được sàng lọc, nhắn tin đề nghị khai báo y tế và hướng dẫn cách ly; Đầu số 19009095 tiếp nhận và giải đáp hơn 630 nghìn cuộc gọi, tỷ lệ kết nối thành công đạt trên 99%; Hơn 15 tỷ tin nhắn phòng, chống Covid đã được gửi; Quản lý thông tin về 328 ca nhiễm, 858 ca nghi nhiễm, hơn 300 nghìn trường hợp cách ly;
Cùng với đó, trong giai đoạn phòng chống đại dịch, tốc độ truy cập Internet cố định tăng 50% nhưng không tăng giá, dung lượng dữ liệu di động tăng 50% nhưng không tăng cước; 43.000 trường học với 25 triệu giáo viên được miễn phí data truy cập hệ thống học trực tuyến; Bưu chính vận chuyển hàng không với tần suất 01 chuyến/ngày; 20 toa tàu hàng H9/H10/ngày chạy hai đầu Bắc – Nam; 6 toa tàu nhanh/ngày chạy hai đầu Bắc – Nam; Chi trả tại nhà cho trên 6 triệu người hưởng chế độ lương hưu, bảo trợ xã hội…
3 tập thể thuộc Bộ TT&TT gồm Cục Báo chí, Cục Phát thanh - Truyền hình và Thông tin điện tử, Cục Viễn thông đã được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen về thành tích trong phòng chống dịch bệnh Covid-19. Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam (VietnamPost) đang được Bộ trưởng Bộ TT&TT trình Thủ tướng xem xét tặng Bằng khen.
![]() |
Thứ trưởng Phan Tâm trao Bằng khen của Bộ trưởng Bộ TT&TT cho các tập thể xuất sắc, trong đó có Ban Sức khỏe của Báo VietNamNet. (Ảnh: Trọng Đạt) |
Ngày 30/6, Bộ trưởng Bộ TT&TT đã ký Quyết định 1083 khen thưởng 36 tập thể và 53 cá nhân đã có thành tích xuất sắc tham gia công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Đó là các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đang hoạt động trong các lĩnh vực bưu chính, viễn thông, CNTT, báo chí như: ViettelPost, EMS, VNPT, MobiFone, Viettel, Vietnamobile, FPT, DTT, CMC, InfoRe, Bkav, AIC, nhóm Memozone TP.HCM…
![]() |
Thứ trưởng Phạm Anh Tuấn trao Bằng khen của Bộ trưởng Bộ TT&TT cho các cá nhân xuất sắc, trong đó có 2 phóng viên báo VietNamNet. (Ảnh: Trọng Đạt) |
Cùng với đó, tại hội nghị, Bộ TT&TT đã trao Bằng khen của Bộ trưởng cho 48/53 cá nhân đã có thành tích xuất sắc tham gia công tác phòng, chống dịch Covid-19.
![]() |
![]() |
Hai phóng viên báo VietNamNet Nguyễn Đình Đoàn Bổng và Nguyễn Thị Liên tại lễ khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phòng chống dịch Covid-19. (Ảnh: Trọng Đạt) |
Báo VietNamNet có 2 tập thể là Ban Thời sự, Ban Sức khỏe và 2 cá nhân là các phóng viên Nguyễn Đình Đoàn Bổng và Nguyễn Thị Liên được nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ TT&TT.
M.T
Theo ictnews.vietnamnet.vn
相关推荐
-
Nhận định, soi kèo Leeds vs Swansea, 22h00 ngày 29/3: Điểm tựa Elland Road
-
Công ty đại gia Đặng Thành Tâm đem gần 6.300 tỷ đồng gửi ngân hàng lấy lãi Ninh An
(Dân trí) - Lãi quý III tăng mạnh nhưng tính 9 tháng, lãi sau thuế của Kinh Bắc giảm 81%. Công ty có gần 6.300 tỷ đồng đi gửi ngắn hạn 1-3 tháng ở các ngân hàng, nhận lãi suất 1,6-4,5%/năm.
Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP (mã chứng khoán: KBC) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2024. Tại thời điểm 30/9, tổng tài sản của Kinh Bắc đạt 42.345 tỷ đồng, tăng 26,6% so với thời điểm đầu năm.
Theo báo cáo, tập đoàn của ông Đặng Thành Tâm sở hữu hơn 7.652,2 tỷ đồng tiền và các khoản tương đương tiền, gấp 9,1 lần so với đầu năm. Trong đó, gần 6.296 tỷ đồng là tiền gửi ngắn hạn được công ty này gửi tại các ngân hàng với lãi suất 1,6-4,5%/năm và thời hạn 1-3 tháng. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn ở mức gần 1.858 tỷ đồng, gần như không đổi so với đầu năm.
Kinh Bắc có lượng tiền mặt tới 7.652 tỷ đồng (Ảnh: BCTC).
Ngoài gửi ngân hàng, công ty cũng tích cực đem tiền cho vay các đơn vị khác. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho thấy doanh nghiệp chi hơn 6.533 tỷ đồng cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác. Tiền thu cho vay, bán lại các công cụ nợ của các đơn vị khác cũng đạt hơn 6.159 tỷ đồng.
Các hoạt động này đem về khoản lãi tiền gửi, cho vay và hợp tác kinh doanh trong 9 tháng đạt 293,4 tỷ đồng, tăng gần 25% so với cùng kỳ năm ngoái. Tương đương mỗi ngày tập đoàn này kiếm được hơn 1 tỷ tiền lãi.
Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn nhất tổng tài sản (khoảng 31%) với mức 13.236 tỷ đồng, phần lớn là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tại các dự án khu công nghiệp và khu đô thị Tràng Cát (gần 8.381 tỷ đồng), khu đô thị Phúc Ninh (gần 1.117 tỷ đồng), khu công nghiệp và dân cư Tân Phú Trung (gần 987 tỷ đồng).
Minh họa khu đô thị Tràng Cát (Ảnh: KBC).
Về phía nguồn vốn, nợ phải trả của doanh nghiệp tại ngày 30/9 ở mức gần 21.727 tỷ đồng, gấp hơn 1,6 lần hồi đầu năm. Nguyên nhân khiến nợ phải trả tăng mạnh đến từ khoản mục phải trả dài hạn khác tăng từ 27,4 tỷ đồng lên khoảng 5.737 tỷ đồng. Ngoài ra, vay dài hạn cũng tăng từ 3.322 tỷ đồng lên gần 5.539 tỷ đồng.
Thuyết minh báo cáo tài chính cho thấy khoản phải trả dài hạn khác đến từ việc Kinh Bắc nhận đặt cọc dài hạn. Hồi quý I, tập đoàn này đã nhận được khoản đặt cọc 5.650 tỷ đồng từ Công ty cổ phần Du lịch Sài Gòn - Hàm Tân để cho phép Sài Gòn - Hàm Tân cung cấp dịch vụ môi giới độc quyền cho hơn 40,5ha đất ở tại dự án Khu đô thị Tràng Cát, tương đương khoảng 14 triệu đồng/m2.
Vốn chủ sở hữu của Kinh Bắc tại cuối quý III đạt 20.618 tỷ đồng, trong đó có gần 5.300 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.
Về kết quả kinh doanh, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu thuần 950,4 tỷ đồng trong quý III, gấp 3,8 lần cùng kỳ năm trước.
Ngoài việc tăng trưởng về doanh thu thuần, doanh thu hoạt động tài chính tăng lên 116,4 tỷ đồng, gấp gần 2 lần quý III/2023. Tuy nhiên, chi phí tài chính cũng tăng mạnh lên 85,4 tỷ đồng, gấp 2,2 lần. Chi phí bán hàng ở mức 20,9 tỷ đồng (gấp 2,9 lần) và chi phí quản lý doanh nghiệp đạt 111,1 tỷ đồng (gấp 1,6 lần).
Kết quả kinh doanh của Kinh Bắc quý III/2024 (Ảnh: BCTC).
Sau khi trừ đi các khoản chi phí và thuế, công ty báo lãi ròng quý vừa qua đạt hơn 201 tỷ đồng, gấp 10,9 lần. Lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ trong quý III đạt 196,2 tỷ đồng, gấp 39 lần cùng kỳ. Theo doanh nghiệp, lợi nhuận tăng mạnh chủ yếu là do trong kỳ này ghi nhận doanh thu từ hoạt động kinh doanh khu công nghiệp (hơn 580 tỷ đồng).
Mặc dù số liệu quý III tăng trưởng tốt nhưng lũy kế 9 tháng doanh nghiệp ghi nhận doanh thu thuần là 1.994,4 tỷ đồng, giảm 58,4%. Lợi nhuận sau thuế sau 9 tháng là 397,3 tỷ đồng, giảm tới 81% so với cùng kỳ năm trước.
" alt="Công ty đại gia Đặng Thành Tâm đem gần 6.300 tỷ đồng gửi ngân hàng lấy lãi">Công ty đại gia Đặng Thành Tâm đem gần 6.300 tỷ đồng gửi ngân hàng lấy lãi
-
Nhiều làng ở Quảng Bình mênh mông nước, người dân lo tái diễn lũ lịch sử Tiến Thành
(Dân trí) - Đến tối 28/10, mực nước tại các huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh (Quảng Bình) tiếp tục lên. Người dân ở nhiều địa phương của Quảng Bình đang thấp thỏm, lo lũ lụt lịch sử tái diễn.
Tối 28/10, mặc dù mưa ngớt dần, nhưng mực nước tại các vùng trũng của huyện Lệ Thủy và Quảng Ninh vẫn tiếp tục dâng cao.
Anh Lê Văn Tuần, trú xã Liên Thủy, huyện Lệ Thủy cho biết, mặc dù trưa 28/10, nước lũ có dấu hiệu chững lại, nhưng cơn mưa diễn ra vào chiều tối cùng ngày khiến nước tiếp tục lên.
Mưa lớn gây ngập nhiều khu vực tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình (Ảnh: Tiến Thành).
"Dù nước lên chậm, nhưng ban đêm chúng tôi rất lo, chỉ sợ lũ lụt lịch sử tái diễn. Từ hôm qua (27/10), chúng tôi đã phải kê cao đồ đạc, di chuyển lên gác, và chuẩn bị lương thực, thực phẩm, đề phòng trường hợp nước ngập dài ngày", anh Tuần nói.
Theo ông Phạm Văn Linh, Chủ tịch UBND xã Liên Thủy, mực nước hiện nay tại địa phương còn thấp hơn đỉnh lũ năm 2020 khoảng 0,8m. Để chủ động ứng phó với mưa lũ, chính quyền xã Liên Thủy đã thực hiện phương châm "4 tại chỗ", di dời người dân vùng trũng thấp đến nơi an toàn. Các hộ dân có nhà cấp 4 cũng được đưa đến các nhà cao tầng để tránh trú.
Nhiều người dân vùng trũng thấp đã di dời đến các căn nhà cao tầng để tránh trú (Ảnh: Tiến Thành).
Xã An Thủy, là một trong những vùng "rốn lũ" của huyện Lệ Thủy, theo thống kê của chính quyền địa phương, đến chiều 28/10, toàn bộ nhà dân trên địa bàn xã đã ngập lụt.
Ông Lê Văn Quyết, Chủ tịch UBND xã An Thủy cho hay, rút kinh nghiệm của đợt lũ lịch sử năm 2020, chính quyền và người dân đã rất chủ động, sẵn sàng ứng phó với lũ lụt. Đặc biệt, trước khi nước dâng cao, người dân đã di dời tài sản đến nơi an toàn.
"Toàn xã có hơn 2.800 hộ dân, đến hết ngày 28/10 đã có 570 nhà dân bị ngập trên 1m và có hơn 2.700 hộ dân nước đã vào nhà. Địa phương đã cử cán bộ và các lực lượng công an, quân sự, dân quân túc trực, chuẩn bị đầy đủ phương tiện, nhân lực, vật lực, sẵn sàng ứng phó khi có tình huống xấu xảy ra", ông Quyết nói.
Người dân tại Quảng Bình đang lo lũ lịch sử sẽ tái diễn (Ảnh: Tiến Thành).
Theo thống kê, tổng số nhà bị ngập lụt tại huyện Lệ Thủy đến thời điểm hiện tại là hơn 19.100 nhà, trong đó gần 8.000 nhà ngập sâu 1m và hơn 11.500 nhà ngập dưới 1m; có 4 nhà dân ở xã Ngư Thủy Bắc bị gió giật tốc mái.
Mưa lũ cũng khiến nhiều tuyến đường vào các bản miền núi huyện Lệ Thủy, như: Tân Ly, Bạch Đàn (xã Lâm Thủy); bản Cồn Cùng, An Bai, Hà Lẹc (xã Kim Thủy) bị ngập, người, phương tiện không qua lại được.
Huyện Lệ Thủy đang tích cực chỉ đạo các xã, thị trấn thực hiện phương châm "4 tại chỗ" linh hoạt, hiệu quả; huy động lực lượng xung kích tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn.
Trước đó, huyện Lệ Thủy đã tổ chức di dời 89 hộ, 333 khẩu ở các xã Lâm Thủy, Kim Thủy, Ngân Thủy, Thái Thủy đến nơi an toàn. Ngoài ra, tại các xã, thị trấn vùng thấp trũng đã di dời nội bộ các hộ từ nhà thấp sang nhà kiên cố, cao tầng.
Mưa lũ đã khiến gần 30.000 căn nhà tại tỉnh Quảng Bình bị ngập (Ảnh: Tiến Thành).
Tại Quảng Bình, do nước lũ dâng cao, cô lập nhiều địa phương, một số gia đình tại huyện Lệ Thủy không may có người qua đời đành phải kê cao quan tài, tạm hoãn việc an táng chờ nước rút.
Chính quyền địa phương đã cử cán bộ đến thăm hỏi, chia buồn, hỗ trợ thân nhân kê cao quan tài, lo hương khói chu đáo cho người quá cố. Khi nước lũ rút, gia đình sẽ tổ chức hậu sự và an táng người quá cố.
"Hiện nay nhà tôi nước đã lên cao hơn 1m, chỉ còn cách vạch nước lũ năm 2020 khoảng 50cm. Hy vọng trời ngớt mưa, để nước rút dần. Người dân chúng tôi lại thêm một đêm thức trắng để canh lũ", anh Ngô Mậu Tình, trú tại xã An Thủy, huyện Lệ Thủy, chia sẻ.
Tính đến ngày 28/10, tại Quảng Bình đã có 1 người tử vong, 1 người mất tích do nước cuốn trôi. Nước lũ dâng cao, gây ngập nhiều làng mạc khiến đời sống bà con gặp nhiều khó khăn.
Thông tin từ Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Quảng Bình, tính đến 17h ngày 28/10, địa phương này đã có gần 30.000 nhà dân bị ngập lụt; 58 thôn, bản bị chia cắt; các tuyến đường giao thông bị ngập tại 84 điểm; sạt lở 13 điểm; 3 tàu cá bị chìm; sạt lở 1,5km kè biển…
" alt="Nhiều làng ở Quảng Bình mênh mông nước, người dân lo tái diễn lũ lịch sử">Nhiều làng ở Quảng Bình mênh mông nước, người dân lo tái diễn lũ lịch sử
-
Cổ phiếu từng đắt nhất sàn chứng khoán sắp "bay màu" Khổng Chiêm
(Dân trí) - Cổ phiếu XDC từng có giá 999.000 đồng/cổ phiếu, đắt nhất sàn chứng khoán, sẽ bị hủy đăng ký giao dịch trên UPCoM từ ngày 29/12.
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa quyết định hủy đăng ký giao dịch đối với cổ phiếu XDC của Công ty cổ phần Xây dựng Công trình Tân Cảng. Theo đó, 8.200 cổ phiếu XDC đang giao dịch trên UPCoM sẽ bị hủy đăng ký giao dịch từ ngày 29/12.
Lý do, công ty này là doanh nghiệp cổ phần hóa sau 1 năm kể từ ngày giao dịch đầu tiên vẫn chưa đáp ứng đủ điều kiện là công ty đại chúng theo quy định.
Cổ phiếu XDC từng là "hiện tượng lạ" trên sàn chứng khoán với việc lập kỷ lục về giá, lên tới 999.000 đồng/cổ phiếu.
Được chấp thuận giao dịch trên UPCoM từ cuối năm 2022, cổ phiếu XDC bắt đầu chuỗi tăng giá bất chấp từ tháng 5/2023. Chỉ trong 1 tháng, doanh nghiệp có chuỗi tăng trần liên tiếp 31 phiên để chạm mức 999.000 đồng/cổ phiếu, gấp 64 lần giá tham chiếu trong phiên giao dịch đầu tiên.
Tuy nhiên, thanh khoản của mã này chỉ loanh quanh dưới 1.000 cổ phiếu/phiên, 2 phiên có thanh khoản tăng vọt thì khối lượng khớp cũng chỉ đạt khoảng 1.500-1.800 cổ phiếu.
Đến ngày 10/8, cổ phiếu này lại giảm sốc, "bốc hơi" 40% thị giá trong 1 phiên, "bay" ngay 400.000 đồng/cổ phiếu. Từ đó, cổ phiếu giảm liên tiếp về mức 71.200 đồng/đơn vị (chốt phiên ngày 13/12).
Diễn biến giá cổ phiếu XDC từ khi giao dịch UPCoM đến nay (Nguồn: TradingView).
Cổ phiếu XDC cũng bị đưa vào diện cảnh báo từ ngày 13/7 do công ty chưa tổ chức họp đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2023 trong thời hạn tối đa kể từ thời điểm kết thúc năm tài chính theo quy định tại Luật Doanh nghiệp.
Công ty Xây dựng Công trình Tân Cảng được thành lập từ năm 1996, hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, sửa chữa công trình thủy; nạo vét cảng sông, cảng biển và cho thuê máy móc cẩu bờ tại các tỉnh Quảng Nam, Khánh Hòa, Vũng Tàu, TPHCM… Công ty cũng thi công nhiều công trình trong và ngoài quân đội, trên đất liền cũng như hải đảo.
Mặc dù giá cổ phiếu ở mức cao ngất ngưởng nhưng kết quả kinh doanh của Xây dựng Công trình Tân Cảng không thực sự khởi sắc trong 5 năm trở lại đây. Năm 2022, công ty có doanh thu thuần hơn 279 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 7,6 tỷ đồng, giảm lần lượt 15% và 19% so với năm trước.
Kết quả kinh doanh của Công ty Xây dựng Công trình Tân Cảng (Nguồn: tổng hợp báo cáo tài chính).
Công ty cho biết năm 2022, hoạt động sản xuất kinh doanh mới chỉ khởi sắc lại từ quý II, còn trong quý 1 do dịch Covid-19 vẫn chưa được kiểm soát hoàn toàn, công nhân về quê nghỉ Tết phải mất thời gian để hoàn thành lại thủ tục hồ sơ ra đảo. Vì vậy, các công trường thi công cũng mới chính thức hoạt động bình thường trở lại từ quý II.
Doanh nghiệp không sử dụng nhiều vốn vay ngân hàng. Cuối năm 2022, nợ vay tài chính gần 15 tỷ đồng, là vay ngắn hạn. Tỷ lệ nợ vay/vốn chủ sở hữu thấp, đạt 0,16 lần.
Theo báo cáo quản trị bán niên của doanh nghiệp, tại thời điểm 30/6, Công ty TNHH MTV Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn là cổ đông lớn nhất nắm gần 7,9 triệu cổ phiếu XDC, tương ứng 87,35% vốn doanh nghiệp. Công ty cổ phần Khoáng sản Fecon là nhà đầu tư chiến lược.
" alt="Cổ phiếu từng đắt nhất sàn chứng khoán sắp "bay màu"">Cổ phiếu từng đắt nhất sàn chứng khoán sắp "bay màu"
-
Nhận định, soi kèo Reims vs Marseille, 23h00 ngày 29/3: Củng cố vị trí nhì bảng
-
8X người Mường bỏ nghề giáo về quê "hốt bạc" từ nuôi gà 9 cựa (Dân trí) - Gác lại sự nghiệp "gõ đầu trẻ", chàng trai người dân tộc Mường - Nguyễn Văn Đức (Tân Sơn, Phú Thọ) quyết định về quê khởi nghiệp với mô hình nuôi gà 9 cựa.
Những ngã rẽ đổi đời
Sinh ra và lớn lên ở vùng quê nghèo Tân Phú (Tân Sơn, Phú Thọ), anh Nguyễn Văn Đức (36 tuổi) luôn khát khao một ngày nào đó có thể quay về phát triển, làm giàu cho quê hương. Học hết phổ thông, chàng trai dân tộc Mường xuống Hà Nội học ngành sư phạm. Sau khi ra trường, anh về công tác tại một trường học ở Phú Thọ trong vòng 3 năm, đến năm 2018, anh quyết định xin nghỉ việc về nhà khởi nghiệp.
"Lúc đó, gia đình tôi gặp khó khăn về kinh tế nên tôi xin nghỉ việc để về nhà khởi nghiệp. Tôi nhận thấy, ở quê mình có giống gà 9 cựa quý hiếm, có giá trị cao mà không được nuôi bài bản dẫn đến việc bị pha tạp giống, nên tôi muốn đầu tư, nuôi thử giống gà này" - anh Đức nói.
Những con gà 9 cựa có mào đỏ tươi, màu lông bắt mắt.
Để có được giống gà quý, anh Đức phải lặn lội đi khắp các bản làng ở Phú Thọ thu mua gà. Hồi đó, anh mua khoảng 1.000 con gà các loại về sàng lọc, nhân giống nhưng chỉ ra được 100 con gà đạt chuẩn, đúng với tiêu chí đặt ra. Cụ thể, dòng gà chuẩn là lúc nở ra sẽ có 6 cựa, khi phát triển và trưởng thành sẽ có 8 cựa hoặc 9 cựa.
"Những ngày đầu khởi nghiệp gian nan lắm, tiền không có, tôi phải bán mấy quả đồi để lấy vốn mua gà. Nếu nhớ không nhầm, số tiền mà tôi bỏ ra mua giống khi đó là khoảng 200 triệu đồng" - anh Đức thông tin.
Anh Nguyễn Văn Đức cầm trên tay con gà 9 cựa.
Tuy nhiên, theo anh Đức, khó khăn về vốn chỉ là một phần, khó khăn nhất là việc chăm sóc gà. Do chưa có kiến thức, kinh nghiệm nên những ngày đầu chăm nuôi, anh Đức vất vả vô cùng, nhất là khi gà bị ốm, bị bệnh.
"Nhà tôi ở cách xa trung tâm nên mỗi lần đi mua thuốc về tiêm cho gà đều phải đi lại vất vả, thành ra chi phí nuôi, chăm sóc gà bị đội lên cao. Hồi mới nuôi, mỗi khi gà ốm, tôi còn không biết cách xử lý thế nào, nên cứ chạy vạy khắp nơi tìm hiểu. Mãi sau này, khi tôi dần quen và có kinh nghiệm thì mới đỡ vất vả" - anh tâm sự.
Theo anh Đức, thời gian đầu làm bạn với gà, anh gần như chẳng có lãi, thậm chí còn lỗ vốn. Bởi theo anh, làm nông nghiệp muốn "ăn xổi", lãi ngay thì rất khó, ít nhất là phải sau 5-10 năm mới nhìn thấy thành quả rõ rệt. Cho nên, nếu ai không đam mê, yêu thích và thực sự dốc lòng thì không thể làm nổi.
Khi mới nở, dòng gà này thường có 6 cựa.
Làm giàu từ gà 9 cựa
Xác nhận về mô hình nuôi gà của anh Nguyễn Văn Đức với PV Dân trí,ông Hoàng Văn Dũng - Phó phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Tân Sơn (Phú Thọ) - cho biết đó là mô hình tốt, tiêu biểu ở xã Tân Phú.
Về phía anh Đức, sau 2 năm hoạt động, mô hình nuôi gà 9 cựa của anh Đức dần đi vào ổn định nhưng anh lại gặp phải một bài toán lớn là tìm đầu ra. Vì thế, anh đã thuê một người đến chăm sóc gà để anh đi tìm đầu ra, nơi tiêu thụ.
Điểm đến của anh là các thành phố lớn, nơi có các nhà hàng, quán ăn chuyên về gà đặc sản như Hà Nội, TPHCM, Quảng Ninh, Hải Phòng. "Nơi nào có khách thì mình đi thôi, đi để tìm hiểu xem khách đang cần gì, muốn gì. Hồi đó, tôi bỏ ra 17 triệu đồng vào TPHCM để khảo sát thị trường một tuần. Thậm chí, tôi còn dành 2 tháng ở Hà Nội để đi khắp các nhà hàng, quán ăn quảng cáo, tiếp thị".
Ban đầu, khi chàng trai người dân tộc Mường đi quảng cáo về gà 9 cựa, nhiều người hoài nghi, lăn tăn nhưng anh vẫn cố gắng thuyết phục họ đến cùng. Nhờ sự nỗ lực, anh đã thành công, hiện nay, gà nhà anh đã có mặt ở các thị trường lớn như Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng và nhiều tỉnh thành khác.
Ngoài bán gà thịt, anh Đức còn bán gà giống.
Theo tiết lộ, doanh thu bán gà trong năm 2020 của anh Đức đạt 2,5 tỷ đồng, nếu trừ hết chi phí, anh thu lãi khoảng 15-20%.
Thông thường, gà nhà anh được bán theo 3 kiểu, một là gà thịt, phục vụ cho thị trường tiêu dùng hàng ngày với giá 200.000-250.000 đồng/kg. Hai là gà thắp hương, cúng lễ, biếu tặng thuộc dòng 8 cựa, 9 cựa có giá 600.000-1.500.000 đồng/con. Ba là gà giống, trứng giống phục vụ cho các trại chăn nuôi.
"Với những con gà 9 cựa, loại cực phẩm dành riêng cho việc làm cảnh, biếu tặng có thể lên tới 15-30 triệu đồng/con. Đa phần, những con gà này đều được nuôi trên 8 tháng và chúng thường nặng từ 1,8-2,5 kg /con" - anh tiết lộ.
Gà được chăn thả tự nhiên.
Để mở rộng quy mô, ngoài tự nuôi, anh Đức còn kết nạp thêm các "vệ tinh". Cụ thể, anh sẽ đứng ra lo bao tiêu, cung cấp giống gà cho các hộ gia đình với một yêu cầu, gà thương phẩm phải đạt chất lượng như cam kết.
Theo đó, toàn bộ kiến thức, kinh nghiệm nuôi gà được anh Đức hướng dẫn cho các "vệ tinh" để mọi người chăn nuôi hiệu quả. Ngoài ra, anh còn mở các kênh bán hàng trên mạng để đến gần hơn với khách hàng.
"Hiện chiến lược kinh doanh của tôi đang thay đổi, tôi tập trung cho mảng bán lẻ nhiều hơn. Với cách này, tôi sẽ kiểm soát được tốt đầu ra, tiếp cận được nhanh, chính xác phản hồi của khách chứ không cần thông qua một bên thứ ba" - anh phân tích.
Từ khi dịch Covid-19 bùng phát, việc kinh doanh gà của anh Đức cũng gặp nhiều khó khăn. Song, anh luôn tin tưởng rằng, con đường khởi nghiệp của anh là đúng đắn, bởi nó không những mang lại thu nhập tốt cho anh mà còn tạo ra nhiều công ăn việc làm cho bà con ở quê hương.
" alt="8X người Mường bỏ nghề giáo về quê "hốt bạc" từ nuôi gà 9 cựa">8X người Mường bỏ nghề giáo về quê "hốt bạc" từ nuôi gà 9 cựa
- 最近发表
-
- Nhận định, soi kèo Shimizu S
- Việt Nam lên tiếng về diễn biến chính trị ở Hàn Quốc
- Eximbank được chấp thuận sửa đổi vốn điều lệ lên hơn 18.688 tỷ đồng
- Thương hiệu Kem Tràng Tiền gia nhập thị trường bánh truyền thống
- Nhận định, soi kèo MOIK Baku vs Difai Agsu, 18h30 ngày 27/3: Gia cố thứ hạng
- Vì sao bitcoin bứt tốc, phá mốc 100.000 USD?
- Khiến fan sửng sốt, Tuấn Anh chia sẻ điều bất ngờ
- NAPAS cùng ngân hàng thành viên diễn tập chuyển đổi hệ thống kỹ thuật
- Nhận định, soi kèo Everton Vina del Mar vs Universidad Chile, 06h30 ngày 28/3: Thời của khách
- Ứng viên tổng thống Mỹ bám đuổi sít sao ở các bang chiến trường
- 随机阅读
-
- Nhận định, soi kèo Kyoto Sanga FC vs Sanfrecce Hiroshima, 12h00 ngày 29/3: Không hề ngon ăn
- Cấm đường đèo Cù Hin đi sân bay Cam Ranh để xử lý khối đá nặng hơn 50 tấn
- 16,6 triệu khách hàng đã đối chiếu dữ liệu sinh trắc học
- Thoát án phạt V
- Nhận định, soi kèo Xorazm Urganch vs Buxoro, 18h45 ngày 27/3: Ngựa ô xuất hiện
- ACV có chủ tịch mới thay ông Lại Xuân Thanh
- Khiến fan sửng sốt, Tuấn Anh chia sẻ điều bất ngờ
- Cắt dây leo trên cổng nhà, người đàn ông ở TPHCM bị điện giật tử vong
- Nhận định, soi kèo Suwon FMC Nữ vs Changnyeong Nữ, 17h00 ngày 27/3: Tìm lại niềm vui
- Tuấn Anh sẽ giải nghệ sớm nếu không thoát khỏi vận đen
- Công ty đại gia Đặng Thành Tâm đem gần 6.300 tỷ đồng gửi ngân hàng lấy lãi
- Hàng tấn pallet sắt trên xe đầu kéo rơi xuống đường ở Bình Dương
- Nhận định, soi kèo Drita Gjilan vs Gjilani, 20h00 ngày 27/3: Phá dớp
- Công Phượng nhận tối hậu thư từ tân HLV Incheon
- "Nhà đèn" liên tục kêu gọi tiết kiệm điện
- Hà Nội: Truy tìm tài xế xe tải cố tình chèn ngã người đi xe máy rồi bỏ chạy
- Nhận định, soi kèo Bayern Munich vs St. Pauli, 21h30 ngày 29/3: Tin vào cửa dưới
- Ông Trump: Mỹ cần hợp tác với Nga, Trung Quốc
- Tỷ phú trẻ nhất thế giới sinh năm 2005, có tài sản 1,1 tỷ USD
- Đông Nam Á có thêm kỳ lân mới, startup này đang hoạt động tại Việt Nam
- 搜索
-
- 友情链接
-