Thời sự

30 tuổi, người phụ nữ xinh đẹp sở hữu start

字号+ 作者:NEWS 来源:Nhận định 2025-01-24 11:28:57 我要评论(0)

Khi Melanie Perkins,ổingườiphụnữxinhđẹpsởhữbóng đá hôm nay 22 tuổi đưa ý tưởng khởi nghiệp của mình bóng đá hôm naybóng đá hôm nay、、

Khi Melanie Perkins,ổingườiphụnữxinhđẹpsởhữbóng đá hôm nay 22 tuổi đưa ý tưởng khởi nghiệp của mình tới thung lũng Silicon một cách đầy lo lắng, cô đã làm theo mẹo đọc được trong một cuốn tiểu thuyết.

Melanie Perkins
Melanie Perkins - người sáng lập nền tảng thiết kế Canva

Cô gái bỏ dở đại học này đã bay từ Perth, Australia tới Palp Alto, California, Mỹ để gặp nhà đầu tư công nghệ nổi tiếng Bill Tai.

Melanie đọc được rằng, nếu bạn muốn gây ấn tượng với ai đó, bạn nên bắt chước ngôn ngữ cơ thể của họ. Vì thể, để tìm kiếm sự ủng hộ cho website thiết kế đồ họa của mình, Melanie quyết định đưa lý thuyết này vào thực hành.

“Rất buồn cười” – Melanie, hiện đã 30 tuổi kể lại. “Ông ấy ngồi ở đó với cánh tay đặt sau ghế và ăn trưa”.

“Vì thế, tôi cũng bắt chước đặt tay sau ghế, cố gắng ăn bữa trưa của mình trong khi chào hàng cho ông ấy tương lai của ngành xuất bản”.

Ý tưởng mà Melanie ví là “tương lai của ngành xuất bản” chính là Canva – một nền tảng trực tuyến cho phép bất cứ ai cũng có thể dễ dàng thiết kế mọi thứ, từ một tấm thiệp cho tới áp phích, website hay lịch tường.

Nhưng nhà đầu tư dường như không chú ý đến việc Melanie đang bắt chước tư thế của mình, ông cũng chẳng tỏ ra thích thú với ý tưởng kinh doanh của cô.

“Tôi không nghĩ rằng ông ấy thích màn giới thiệu của tôi một chút nào, bởi vì ông ấy nghe điện thoại suốt khoảng thời gian đó” – cô nói.

Tuy nhiên, ông Tai vẫn đủ ấn tượng để giới thiệu Melanie tới một mạng lưới các nhà đầu tư khác ở Silicon Valley, các kỹ sư cũng như các nhà phát triển. Và cuối cùng, chính ông đã đầu tư vào Canva.

{ keywords}
Giao diện của Canva

Hiện tại, Canva đang có giá trị 1 tỷ đô la. Công ty của Melanie hiện có 10 triệu người dùng ở 179 quốc gia. Cứ mỗi giây, website này lại có 10 thiết kế được tạo ra. Một thành quả không hề tệ với một ý tưởng được khởi tạo trên chiếc ghế đi văng ở ngôi nhà mà cô sống cùng mẹ ở Perth.

Quay trở lại năm 2006 khi Melanie mới là một cô sinh viên 19 tuổi ngành Thương mại và truyền thông của ĐH Western Australia.

Lúc đó, cô đã từng rất thất vọng khi phải mất rất nhiều thời gian để học cách sử dụng các phần mềm thiết kế chủ đạo.

“Có thể mất cả học kỳ để học những thứ rất cơ bản” – cô nói. “Thậm chí những thao tác đơn giản nhất như trích xuất tệp tin PDF chất lượng cao cũng phải mất tới 22 cái ‘click’ chuột”.

Trong khi hầu hết mọi người sẽ chỉ dừng lại ở việc phàn nàn về chuyện đó thì Melanie đã phát hiện ra cơ hội khởi nghiệp.

{ keywords}
Melanie, bạn trai (giữa) và Cameron Adams

Cô quyết định xây dựng một website thiết kế mà tất cả mọi người đều có thể dùng một cách dễ dàng. “Tôi nhận ra rằng, trong tương lai, thiết kế sẽ được xây dựng trực tuyến và đơn giản hơn rất nhiều”.

Melanie bắt đầu thử nghiệm trên quy mô nhỏ với cuốn kỷ yếu cuối năm học. Cô và cậu bạn trai Cliff Obrecht đã thành lập Fusion Books – một website cho phép học sinh trung học tự thiết kế kỷ yếu trực tuyến.

Vài năm sau, Fusion trở thành nơi xuất bản kỷ yếu lớn nhất Australia, trước khi được mở rộng sang Pháp và New Zealand. Việc kinh doanh thành công đến mức Melanie quyết định bỏ học để tập trung vào làm toàn thời gian.

Nhận ra Fusion có thể được sử dụng ngoài mục đích làm kỷ yếu, năm 2010 cô đã bay sang California để chào hàng ý tưởng này cho các nhà đầu tư tiềm năng, trong đó có cuộc gặp định mệnh với ông Tai.

{ keywords}
Suốt 3 năm ở Silicon Valley, Melanie đã nhận được hàng trăm lời từ chối đầu tư, nhưng cô cho rằng đó là một quá trình hữu ích với cả nhóm.

Melanie cho biết, Silicon Valley là một cú sốc văn hóa lớn, do sự khác biệt hoàn toàn giữa thái độ của người Mỹ và người Úc với việc tự quảng bá bản thân.

“Ở Australia, mọi người thường nói giảm đi về những thành quả của mình. Còn ở Silicon Valley, nơi mà bạn đang cố gắng tìm nhà đầu tư hay tìm một đội ngũ kỹ sư, bạn phải thực sự có khả năng nói về thành tích của mình”.

Có lẽ do khác biệt văn hóa này mà Melanie mất tới 3 năm để tìm được một nhà đầu tư ở Silicon Valley. Nhưng vào năm 2013, khi Canva được khai trương, và nhận được số tiền đầu tư 3 triệu đô la, được cựu giám đốc điều hành của Google – Cameron Adams – gia nhập đội ngũ, Melanie đã nói rằng, sự chờ đợi đã được đề bù xứng đáng.

“Đây là khoảng thời gian vô cùng dài, và chúng tôi đã bị từ chối hàng trăm lần. Nhưng tôi nghĩ rằng, quá trình này thực sự giúp ích cho chúng tôi, bởi vì nó có nghĩa là chúng tôi phải tinh chỉnh lại, cân nhắc chiến lược trước khi bắt đầu. Vì thế, khi chúng tôi có được khoản đầu tư đó, chúng tôi có thể thực hiện khá nhanh chóng và hiệu quả”.

Mặc dù dịch vụ cơ bản của website được sử dụng miễn phí, song nó kiếm tiền từ việc tính phí thuê bao để truy cập.

{ keywords}
Trụ sở của Canva ở Sydney có quầy bar riêng

Hiện tại, Canva có hơn 200 nhân viên và có trụ sở ở Sydney, Manila, và một văn phòng ở San Francisco.

Năm tài chính 2016-2017, doanh thu của Canva tăng gấp đôi từ 6,8 triệu đô la lên 23,5 triệu đô la – theo Financial Review của Australia. Tuy nhiên, công ty cũng từng bị lỗ 3,3 triệu đô và thực sự chưa có lợi nhuận vì nó đang tập trung vào việc mở rộng quy mô.

Canva là một công ty tư nhân, vì thế việc định giá 1 tỷ đô la là tới từ các nhà đầu tư tư nhân và các nhà đầu tư mạo hiểm đang ủng hộ nó.

Malanie vẫn đang là giám đốc điều hành chính của công ty, còn Cliff – bạn trai cô – đang phụ trách mảng hoạt động. Cặp đôi này vẫn còn giữ Fusion Books và đang ủy thác cho một nhóm quản lý điều hành nhánh kinh doanh này.

Danielle Logue, trợ lý giáo sư của Trường UTS Business của ĐH Sydney, cho rằng vấn đề cốt yếu với Melanie – hay bất cứ người sáng lập của công ty khởi nghiệp nào – là tầm quan trọng của việc ủy thác.

“Chọn đúng người, tuyển đúng người là điều quan trọng. Đó cũng chính là thách thức thực sự với các nhà sáng lập – đó là hãy buông tay những đứa con của mình”.

Melanie cho biết, cô có một tham vọng lớn trong việc phát triển công ty.

“Mục tiêu của chúng tôi là giúp cả thế giới đều có thể tự thiết kế” – cô nói.

Nguyễn Thảo(Theo BBC)

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读

"Con nói đi Loan, đứa nào hại con. Con mà không nói là nó giết con đấy. Tha cho em đi mà Khoản ơi", bà Lành gào khóc, van xin con trai không làm hại con gái bà.

Khoản tức giận tra hỏi: "Ngày hôm nay tao cho hai mẹ con mày chìm sông luôn. Tao hỏi mày lần cuối, nó là thằng nào".

Ở một diễn biến khác, Mô 'gù' (Thái Hòa) nhận sẽ giúp đỡ Loan nhưng Loan một mực từ chối.

"Cô Loan đừng có sợ. Tôi chỉ muốn giúp cô Loan thôi. Cô không thương tôi cũng được nhưng cô cho tôi giúp mẹ con cô nhé?", Mô nói với Loan.

Loan vừa khóc vừa quả quyết đáp: "Tôi không muốn nhìn mặt ông đâu. Tôi không cần ông giúp đâu. Tôi không thương ông".

Cũng trong tập này, sau khi khuyên Loan bỏ đứa bé trong bụng không thành, Hào (Minh Luân) dỗ ngọt Loan chấp nhận Mô khi Mô đứng ra nhận là bố đứa bé.

"Anh Mô nhận thì cô chịu đi, tới đây làm gì. Anh ấy nhận cô đồng ý đi cho êm cửa êm nhà", Hào nói với Loan. Nhưng Loan một mực khóc lóc không đồng ý lấy Mô. Đúng lúc cả hai đang nói chuyện thì vợ Hào ở ngoài cửa sổ nhìn thấy sự việc.

Liệu, Loan sẽ chấp nhận Mô hay Hào sẽ thừa nhận là cha đứa bé trong bụng Loan?, diễn biến chi tiết tập 4 phim Mẹ rơmsẽ lên sóng tối 8/11.

'Mẹ rơm' tập 3: Khoản đánh Loan thừa sống thiếu chết vì chửa hoang'Mẹ rơm' tập 3: Khoản đánh Loan thừa sống thiếu chết vì chửa hoang" alt="'Mẹ rơm' tập 4: Khoản đòi thả trôi sông Loan" width="90" height="59"/>

'Mẹ rơm' tập 4: Khoản đòi thả trôi sông Loan

Trong những ngày qua, đề xuất cải tiến chữ quốc ngữ của PGS.TS Bùi Hiền làm dấy lên một cuộc tranh luận rộng khắp trên các diễn đàn, hội nhóm nghề nghiệp.

Giới chuyên môn: Ngôn ngữ đã có sự “tự điều chỉnh”

PGS.TS Phạm Văn Tình, Tổng Thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, bày tỏ sự ngạc nhiên vì đề xuất “cải cách chữ quốc ngữ" của PGS Bùi Hiền lại được mọi người quan tâm đến vậy. Theo ông, việc PGS Bùi Hiền xới lại vấn đề cải tiến chữ quốc ngữ ở thời điểm này là “lạc lõng”.

“Chữ Quốc ngữ từ khi hình thành và đi vào cuộc sống như hiện nay đã bộc lộ nhiều bất hợp lý. Vì hệ thống chữ cái Latin không đủ, tương ứng với hệ thống âm vị tiếng Việt nên người ta phải sáng tạo chữ khác để ghi cho đủ (như thêm các chữ hoặc ghép tổ hợp chữ cái: ă, ơ, ô, ơ, đ, ư, nh, ng(h), th, tr...” - ông Tình cho biết.

{keywords}

Theo ông Tình, những bất hợp lý đó nhiều nhà nghiên cứu đã nhận ra từ trước và tìm cách cải tiến nhưng không được. Lý do rất đơn giản bởi chữ Quốc ngữ đã ăn sâu vào trong tiềm thức và được cộng đồng chấp nhận, sử dụng hàng trăm năm nên bây giờ thay đổi là điều rất khó.

Thực tế thì trong quá trình sử dụng, do nhiều lý do mà chữ Quốc ngữ đã có sự "tự điều chỉnh" theo hướng hợp lí hơn. Tuy nhiên, chỉ một thay đổi nhỏ trong hệ thống chữ viết tiếng Việt sẽ kéo theo hàng loạt hệ luỵ như SGK phải viết lại, cách viết của học sinh phải thay đổi, các văn bản nhà nước phải làm lại, hàng triệu người phải thay đổi cách đọc, cách viết...

GS Nguyễn Đức Dân, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM cũng cho rằng “Đề xuất ông Bùi Hiền đưa ra làm rối vấn đề lên và khó được chấp nhận vì hoàn toàn trái ngược với quy tắc về âm vị học”.

Ông Dân nhắc lại những nghiên cứu về cải tiến tiếng Việt trước đây, thậm chí Bác Hồ cũng cải tiến tiếng Việt thay chữ z thay cho chữ g nhưng không thành công, hay chữ f thay chữ p cũng không được chấp nhận.

Từ xưa đến nay, trải qua qua mấy trăm năm hình thành và biến đổi, chữ viết tiếng Việt đã hoàn chỉnh và ổn định, khá chuẩn và không cần thiết phải thay đổi thêm. Nếu có chúng ta chỉ nên thêm một vài ký tự để có thể phiên âm tiếng nước ngoài, chẳng hạn J, W, Z đủ để miêu tả những thuật ngữ khoa học và tên người”– ông Dân đề xuất.

TS Nguyễn Văn Chính, Trưởng khoa Ngôn ngữ học, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH QG Hà Nội, nhìn nhận theo thời gian, ngôn ngữ có sự vận động, chuyển biến, một số nét khu biệt về âm xưa nay mờ dần mà các con chữ thì vẫn giữ nguyên và kết quả là ta thấy có chuyện "thừa" chữ ở phương ngữ này phương ngữ kia.

Chuyện bắt đầu lôi thôi khi một số trí thức nhìn thấy cái sự "thừa" ấy và tính việc cách tân. Việc này không mới vì xưa đến giờ cũng có một số người bàn. Không cứ bên ta mà các quốc gia khác cũng vậy. Tuy nhiên, để bàn cho ra lẽ thì cần những nhà khoa học có căn cốt thực sự, phải cân nhắc mọi nhẽ chứ không thể làm theo lối "tôi thích thì tôi làm" được”– ông Chính nói.

Theo ông Chính, việc bàn tính là chuyện nên có trong các sinh hoạt khoa học. Nhìn rộng hơn, tiếng nước nào cũng có chuyện lệch chính tả cả. Hệ thống chữ viết ghi âm vị, như đã biết, mỗi con chữ gắn với một âm là nguyên tắc. Để cải tiến nó thì các nhà khoa học phải chứng minh cho được hệ thống chữ viết đang dùng đã không đáp ứng được yêu cầu khoa học.

Ngôn ngữ có cơ chế tự điều chỉnh, và từ xưa tới nay chữ viết cũng đã thay đổi nhiều, nhưng về cơ bản chỉ thay đổi hình dáng, kí tự. “Nay chữ Việt ta nhìn một cách nghiêm nhặt vẫn thực hiện tốt chức năng của mình. Bao thế hệ đã chấp nhận, người Việt giờ vẫn chấp nhận, sử dụng một cách hiệu quả, hà cớ gì lại phải cải tiến cải lui” – ông Chính bình luận.

Có thể áp dụng trong nhà trường không?

Với câu hỏi này, GS. Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông mới, khẳng định đề xuất của PGS Bùi Hiền sẽ “không bao giờ thực hiện được trong nhà trường bởi không có tính khả thi”.

Ông Thuyết cho biết gần đây nhất, vào năm 1998, có kiều bào ở Pháp gửi thư cho nguyên Thủ tướng Phạm Văn Đồng đề nghị nhà nước ta cải tiến chữ quốc ngữ cho hợp lý hơn.

Văn phòng có gửi công văn hỏi ý kiến một số cơ quan về đề xuất này. Khi đó, thay mặt Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG Hà Nội, ông Thuyết có gửi công văn trả lời, trong đó nói rõ: “Nếu cải tiến chữ Quốc ngữ theo đề xuất này thì chúng ta sẽ phải đào tạo lại hàng chục triệu lao động; các học giả cũng sẽ trở thành người vừa đọc vừa đánh vần, viết sai chính tả và sẽ phải đi học lại từ đầu. Đó là chưa kể phải thay đổi tất cả các tài liệu khoa học và như vậy thì sẽ rất tốn kém”.

{keywords}

Với đề xuất của PGS Bùi Hiền, ông Thuyết vẫn giữ quan điểm này. “Chữ nào cũng sẽ có những điểm vô lý, muốn xây dựng một thứ chữ hoàn hảo rất khó, bởi trước sau gì, cùng với thời gian nó cũng sẽ trở nên bất hợp lý.

Theo tôi, những đề xuất về cải tiến chữ Quốc ngữ là không cần thiết, nó sẽ tạo ra nhiều hệ lụy”– ông Thuyết nhấn mạnh.

Về nội dung cho rằng chữ viết cải tiến này sẽ học và viết nhanh hơn so với chữ hiện hành, ông Thuyết “không biết PGS.TS Bùi Hiền đã thực nghiệm dạy đối chứng 2 thứ chữ ở đâu để rút ra những kết luận này. Nhưng tôi ngờ rằng cả người dạy học, người viết sách, người đánh máy, người biên tập, người đọc sách đều sẽ phải loay hoay, mất thời gian hơn với thứ chữ cải tiến này.

Đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ nếu được chấp nhận sẽ làm cho hàng chục triệu người lao động phải học lại từ đầu, hàng chục triệu tài liệu phải in lại, như vậy thì sẽ tốn giấy mực và thời gian hơn nhiều.

Ngay cả việc người trẻ dùng những ký hiệu khác lạ viết cho nhau chỉ được xem như trò chơi, họ chấp nhận với nhau, chứ không thể thành chữ viết chính thức được” – ông Thuyết bày tỏ quan điểm.

GS Nguyễn Đức Dân cũng cho rằng hiện nay nhiều bạn trẻ hay dùng chữ viết như ông Hiền đề xuất, nhưng đó là tiếng lóng (hay gọi là tiếng Lống). Đây là thứ tiếng không chuẩn với chữ viết. Ví dụ từ không = o.

“Đây không phải là tiếng Việt mà là tiếng lóng. Tiếng lóng muốn viết như thế nào nhưng cũng có hệ thống và tiếng lóng này không phải là tiếng Việt. Khi nào tiếng lóng này được mọi người chấp nhận có thể bổ sung thêm một số từ trong hệ thống chữ viết hiện nay” – ông Dân nói.

Trong tranh luận học thuật không chấp nhận công kích cá nhân

Trong những ngày qua, những đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ của PGS.TS Bùi Hiền làm dấy lên một cuộc tranh luận rộng khắp trên các diễn đàn, hội nhóm nghề nghiệp. Có những đường “link” bài viết về đề xuất của ông nhận tới hàng ngàn lượt bình luận, tuy nhiên những lập luận dựa trên chứng cớ khoa học lại ít được đưa ra. Chủ yếu nhất trong số những bình luận, nhận xét về cải tiến này nghiêng về hướng chửi bới, thóa mạ cá nhân.

Người ta dùng những tính từ bất nhã, nặng nề để bình luận về cá nhân ông, như “rửng mỡ”, “tiến sĩ dởm”, thậm chí là “dở hơi”, “tâm thần”.

Có người còn bình phẩm về những cải tiến mà ông cho biết đã nghiên cứu từ 30 năm trước, là “ăn cắp trí tuệ rẻ tiền của con nít, chứ nghiên cứu 30 năm cái nỗi gì”. Hay những lời lẽ châm biếm như “giáo sư chắc ‘chat’ với các cháu teen nhiều, nên hiểu được tâm tư, ngôn ngữ của các cháu”…

Thậm chí, có một tiến sĩ lên tiếng theo hướng ủng hộ những đề xuất cải tiến này nếu đủ sức thuyết phục, cũng bị đám đông hùa vào “ném đá” tích cực.

Chia sẻ về câu chuyện này, GS.TSKH Trần Ngọc Thêm, Giám đốc Trung tâm Văn hóa học Lý luận và Ứng dụng (ĐHQG TP.HCM), cho biết ông thực sự cảm thấy bất bình về những ý kiến miệt thị, xúc phạm, công kích công trình khoa học cũng như cá nhân PGS. Bùi Hiền.

“Người Việt Nam dường như rất khoái trá khi có đông người cùng hùa nhau làm một việc gì đó, trong khi mỗi người trong số đó ít suy nghĩ thấu đáo về việc đó như thế nào. Cứ có một cái “like” là có hàng trăm cái “like” tiếp theo, hễ có một người ném đá thì sẽ có hàng tấn gạch đá ném theo”.

Ông cho rằng điều này ở văn hóa phương Tây rất hiếm khi xảy ra, vì mỗi người khi nói gì, làm gì đều có bản lĩnh để suy nghĩ và chịu trách nhiệm cá nhân về ý kiến của mình.

GS Nguyễn Đức Dân thì bày tỏ “Chúng ta tôn trọng tự do học thuật, nhưng tôi nghĩ nếu không đồng ý thì nên tự do trình bày quan điểm và những suy nghĩ của mình và suy nghĩ nghiêm túc về điều này. Tôi trình bày quan điểm của tôi và không đồng ý với hành vi ném đá vì đó là cách mạt sát không đúng tinh thần khoa học”.

Ông Phạm Văn Tình cho rằng điều đáng ghi nhận là, dư luận quan tâm đến ngôn ngữ và tiếng Việt (và tỏ ra lo lắng) là dấu hiệu tốt.

“Nhưng mọi người có thái độ hơi quá mức cần thiết. Tôi cho rằng không nên thóa mạ bởi quyền làm hay ý kiến về khoa học là quyền của mọi người. Đây cũng chỉ là một đề xuất cá nhân, không đại diện cho giới ngôn ngữ học, càng không phải chủ trương mà Nhà nước đem ra áp dụng”.

Lịch sử cải tiến tiếng Việt

Theo ông Đoàn Xuân Kiên trong bài viết "Chữ quốc ngữ qua những biển dâu”, những mảng tài liệu tìm được cho đến nay đã bước đầu cho thấy là chữ quốc ngữ đã manh nha từ những năm đầu thế kỉ XVII.

Ròng rã hơn 30 năm liền, chữ Quốc ngữ đã được hoàn chỉnh dần, qua những công phu của những nhà truyền giáo Portugal như cố Pina. Đến khi A. de Rhodes xuất bản cuốn từ điển Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum (Rome, 1651) thì chữ Quốc Ngữ đã có dạng hoàn chỉnh.

Từ khi ra đời đến nay, chữ quốc ngữ đã luôn luôn được tu chỉnh. Những khác biệt này có thể bắt nguồn từ chính tiếng nói thay đổi, nhưng cũng có những trường hợp do sự sửa đổi, khiến cho chữ viết mỗi ngày thêm thay đổi.

Đề nghị sửa đổi chữ Quốc Ngữ năm 1902: Hội nghị Nghiên cứu Viễn đông năm 1902 tại Hà Nội, bản đề nghị sửa đổi của Uỷ ban Cải cách chữ quốc ngữ được chuẩn y và giao cho Viện Viễn đông bác cổ tiếp tục nghiên cứu, thực hiện trên các trang in của Viện. Nhưng công chúng và nhà trường không biết gì về những đề nghị thay đổi đó.

Dự án cải tổ năm 1906:Đến năm 1906, vấn đề cải cách lại được đặt ra ở hội nghị của Hội đồng cải lương học chánh. Bản đề nghị của Hội đồng lần này bị công luận đả kích kịch liệt vì nhiều lí do bên ngoài học thuật và vĩnh viễn bị chôn vùi.

“Quốc Ngữ mới" của nguyễn Văn Vĩnh (1928):Trên báo Trung Bắc Tân Văn, khoảng cuối năm 1928, nhà văn và cũng là nhà báo nổi tiếng thời bấy giờ, ông Nguyễn Văn Vĩnh, tung ra lối in chữ Quốc Ngữ mới, gọi là Quôcj Ngưw Moeij. Dự định của Nguyễn Văn Vĩnh không thành. Sau này còn có một số người khác muốn sửa đổi chữ quốc ngữ theo ý đồ và ý thích riêng như trường hợp Vi Huyền Đắc (với công trình Việt tự), Phạm Xuân Thái (qua công trình Việt ngữ cải cách). Những “công trình” nói trên đều tan vào lãng quên.

{keywords}
Cách viết theo Nguyễn Bạt Tuỵ (1949). Đoạn thơ trên là: "Chí làm trai dặm nghìn da ngựa/ Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao/ Giã nhà đeo bức chiến bào/ Thét roi cầu Vị ào ào gió thu".

"Chữ và vần Việt khoa học" của Nguyễn Bạt Tuỵ (1949):Năm 1949, Nguyễn Bạt Tụy viết sách Chữ và Vần Việt Khoa Học, rồi qua đó đưa ra một bản đề nghị sửa đổi cách viết chữ Quốc Ngữ. Bản đề nghị của ông dựa trên nguyên tắc ghi âm, lại dựa ở trên một số phát kiến quan trọng và mới mẻ, nhưng không thể thực hiện được trên thực tế, vì chữ viết không phải là những kí hiệu ngữ âm theo kiểu một bản phiên âm quốc tế.

Hội nghị thống nhất ngôn ngữ (1956):Đại hội Văn hoá toàn quốc tại Sài Gòn năm 1956 có một Uỷ ban Ngôn ngữ, cũng kiến nghị một chương trình sửa đổi một số cách viết về chữ quốc ngữ, nhưng rồi không có gì thay đổi.

Hội nghị cải tiến chữ Quốc Ngữ (1959):Tại Hà Nội, một hội nghị cải tiến chữ Quốc Ngữ được tổ chức năm 1959. Nhưng rồi, mọi bàn cãi sôi nổi cũng lại ngủ yên trên giấy tờ, vì cho rằng “tình hình chưa thuận tiện”, nên nhiệm vụ cải tiến chữ Quốc Ngữ phải gác lại.

Uỷ ban điển chế văn tự (1973):Những năm 1970, tại Sài Gòn có một cơ quan tên là Hội đồng Văn hoá Giáo dục. Về địa hạt ngôn ngữ, một Uỷ ban Điển chế văn tự được ra đời để cải tiến chữ quốc ngữ. Ảnh hưởng của Uỷ ban này chưa có gì đáng kể trong công chúng.

Sau năm 1975:Một hội nghị lớn bàn về vấn đề "chuẩn hoá" tiếng Việt liên tiếp được triệu tập trong những năm 1979. Theo đà làm việc đó, một số từ điển, chủ yếu là song ngữ, đã ra đời. Đã có cả một công trình Từ điển tiếng Việt do Viện Ngôn ngữ chủ biên. Tiếng Việt phát triển trong hoàn cảnh thuận lợi nhiều mặt như thế.

Sự thay đổi của bộ mặt chữ quốc ngữ từ khi ra đời cho đến nay đã chứng tỏ rằng các nhà hoạt động ngôn ngữ đã không quá bảo thủ hoặc hãnh tiến đến mức cố chấp. 

Nhóm phóng viên

Gặp tác giả đề xuất cải tiến ‘Giáo dục’ thành ‘Záo zụk’

Gặp tác giả đề xuất cải tiến ‘Giáo dục’ thành ‘Záo zụk’

PGS.TS Bùi Hiền, tác giả của đề xuất cải tiến chữ cái Tiếng Việt cho biết ông bị nhiều người chỉ trích, thậm chí nói rằng bị điên dù chưa hiểu rõ câu chuyện. 

" alt="Có cần tiếp tục cải tiến tiếng Việt sau nhiều biến động?" width="90" height="59"/>

Có cần tiếp tục cải tiến tiếng Việt sau nhiều biến động?

Cần nghe hơn những cảm xúc của người học, cần nghiên cứu định lượng và định tính sự tác động của một số tác phẩm văn học đến hành vi, văn hoá ứng xử của học sinh… là những trao đổi đáng chú ý xung quanh ý kiến "Nên đưa tác phẩm Chí Phèo ra khỏi chương trình Ngữ văn lớp 11".

Nghiên cứu sinh Nguyễn Sóng Hiền: Các thầy cô liệu có đủ thời gian truyền tải đầy đủ giá trị của tác phẩm tới học sinh?

Tôi đã đọc và suy ngẫm về những quan điểm trước ý kiến của mình. Đa số không đồng tình, hầu hết những quan điểm đó đến từ những nhà văn, thầy cô dạy văn hoặc những người yêu văn. Một bộ phận ý kiến và quan trọng nhất mà chúng ta bỏ quên chính là các em học sinh không học chuyên văn.

{keywords}
Ảnh từ bộ ảnh tái hiện câu chuyện về Chí Phèo -Thị Nở của nhiếp ảnh gia Trang Đàm

Tôi rất tiếc vì không ở Việt Nam, nếu không thì trước khi viết bài này sẽ thăm dò ý kiến đối với các em lớp 11 và 12, để xem tác động của tác phẩm Chí Phèođối với các em như thế nào. Nên thăm dò quan điểm của cả học sinh trường công lập và ngoài công lập. Khi đó,   sẽ có những nhận định và đánh giá chính xác hơn.

Tôi vẫn bảo lưu quan điểm của mình, cùng với thông điệp rằng: Giáo dục là cuộc sống- như nhà triết học, nhà tâm lý học và nhà cải cách giáo dục vĩ đại John Dewey đã từng nói.

Mà cuộc sống thì có bao giờ đứng yên, mà nó vận động và thay đổi từng ngày từng giờ. Vì vậy, một nền giáo dục tiến bộ là nền giáo dục cần phải thay đổi và bắt kịp với những thay đổi của cuộc sống.

Nếu xa rời cuộc sống, không phản ánh thực tiễn thì đó là một nền giáo dục kinh viện, lạc hậu.

Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên của cách mạng công nghệ thông tin, việc tiếp cận tri thức của nhân loại cũng trở nên bình đẳng hơn bao giờ hết. Chỉ đơn giản một cái nhấp chuột trên màn hình máy tính, bạn đã có thể nhìn thấy cả thế giới, thì vai trò của giáo dục cũng đến lúc phải thay đổi.

Vì vậy, cần phải cân nhắc để thay thế, bổ sung những kiến thức mới, tri thức mới, phù hợp với xu thế mới và nhận thức mới của các em.

Điều này đặt ra một yêu cầu cấp bách hơn đối với các nhà quản lý giáo dục, những người làm giáo dục và cả thầy cô khi đưa bất kỳ kiến thức, nội dung hay chương trình nào vào giảng dạy cho học sinh.

Về tác phẩm Chí Phèo, tôi không phủ nhận giá trị nghệ thuật và sự thành công trong phong cách viết của nhà văn Nam Cao. Nhưng ở góc độ giáo dục, tác phẩm Chí Phèokhông nên dạy ở chương trình lớp 11 vì những tác động tiêu cực có thể ảnh hưởng đến nhận thức của các em khi mà độ tuổi này chưa hoàn thiện về mặt nhận thức xã hội.

Và chúng ta đâu ai dám chắc được rằng các thầy cô liệu có đủ thời gian để truyền tải hết giá trị nhân văn của tác phẩm, cũng đâu được dạy trong một chỉnh thể đầy đủ, và dám chắc được rằng tất cả các em có thể nhận thức được mặt hay của tác phẩm?

Anh Đỗ Đức Anh – giáo viên Ngữ văn, Trường THPT Bùi Thị Xuân (TP.HCM): Nên để học sinh nói nhiều hơn những quan điểm của mình

Cá nhân tôi đề cao sự phản biện, vì mỗi ý kiến phản biện là dịp để chúng ta nhìn lại cách giảng dạy văn học phổ thông, xem rằng những tác phẩm văn học đó đã thực sự phù hợp với đời sống chưa. Như vậy, học sinh sẽ không bị ép buộc cảm nhận một cách gò bó khi đọc hiểu tác phẩm.Những góp ý, phản biện sẽ cho chúng ta thấy cần hơn những cảm xúc của người đọc, thay vì chỉ nghe thầy cô giảng giải.

Qua đề xuất lần này của anh Sóng Hiền, điều tôi nhận thấy là học sinh Việt Nam đang bị thiếu tư duy sáng tạo. Hiện nay, việc giảng dạy môn văn vẫn nặng về tính truyền thống. Đó là kiểu văn mẫu, cảm nhận của giáo viên giảng giải cho học sinh hiểu, còn học sinh làm lại ý kiến của giáo viên trong bài làm văn hay trong các kì thi.

Tôi nghĩ nên để học sinh nói nhiều hơn những quan điểm của mình. Đâu đó, hiện nay có những học sinh đã đặt câu hỏi tại sao mình phải học Chí Phèohay Vợ chồng A Phủ, có nghĩa là các em không tìm được ý riêng mà phải nói những điều giáo viên muốn... Đó là chưa kể học sinh bị bắt phải học quá dài như Đất nướccủa Nguyễn Khoa Điềm (150 câu thơ), hay tác phẩm Việt Bắc(98 câu thơ). Nên chăng những tác phẩm quá dài này nên bớt lại những trích đoạn ngắn hơn để học sâu hơn, tránh học dàn trải và có cảm giác bội thực.

TS. Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ GD-ĐT: Không phải thầy cô thích, cảm thụ được cái hay... thì mọi học sinh đều như vậy.

Tôi muốn đặt câu hỏi rằng tác phẩm “Chí Phèo”đóng góp như thế nào vào chuẩn đầu ra của học sinh phổ thông ở môn Ngữ văn nói riêng và tích hợp vào mục tiêu hình thành nhân cách của học sinh nói chung? Và có cách đo lường thế nào để biết được điều đó? Chúng ta đã có nghiên cứu định lượng và định tính sự tác động của một số tác phẩm văn học đến hành vi, văn hoá ứng xử của học sinh Việt Nam hay chưa?

Chương trình Giáo dục phổ thông mới có mục đích và tinh thần theo nguyên tắc thiết kế ngược, tức là xác định các chuẩn đầu ra rồi thiết kế, đánh giá nội dung.... Và hướng đến những phẩm chất chủ yếu cần hình thành, phát triển ở học sinh là yêu đất nước, yêu con người, chăm học, chăm làm, trung thực, trách nhiệm với bản thân và xã hội, tôn trọng luật pháp.

Nếu theo nguyên tắc này, thì cần hỏi ngược lại Ban soạn thảo chương trình, SGK mới rằng “kỳ vọng ở kết quả cần đạt được ở đầu ra môn Ngữ văn từng lớp là gì?”. Cũng nên có rà soát đánh giá lại, chứ không phải thầy cô thích, cảm thụ được cái hay... thì mọi học sinh phải cảm thụ và hành xử theo thầy cô như vậy.

Chúng ta đang phấn đấu đến một nền giáo dục hiện đại, dân chủ và khai phóng, sáng tạo. Vì vậy rất cần có nghiên cứu bài bản về nội dung cũng như phương pháp giáo dục. Tránh sự áp đặt chủ quan ý muốn của nhà thiết kế hay của thầy cô lên học sinh, mà phải tuỳ theo đối tượng, tâm lý lứa tuổi và phù hợp với bối cảnh chung của toàn xã hội.

Nguyễn Trường Khánh, sinh viên khoa Triết học (ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG TP.HCM): Trao truyền sắc thái thẩm mỹ, tinh thần khoa học cho học sinh

Sự việc mấy ngày qua đã gợi cho tôi nhiều suy tư về môn văn, về việc dạy và học văn hiện nay. Thay vì lục lọi, đào bới, dò sâu, vớt sạn, người ta quên mất tính chất định hướng nghiên cứu vốn có của môn học. Và với tính chất căn bản đó, cái học sinh cần là bộ công cụ và phương pháp để tự (do) khai triển đánh giá theo hướng đa chiều, theo mục đích phát triển nhận thức và tư duy khoa học lẫn phản biện.

Và hẳn là với môn văn, tính chất khoa học hệ thuộc trong cốt tính thẩm mỹ của nó. Mọi lối nhìn sắc cạnh quy kết hiện tượng là thô tục, đều có thể gột sạch tinh tươm và làm mềm dịu trong bể lọc của cái Đẹphay cái Cao cảcủa tinh thần nhân bản.

Sự vạch trần hiện thực xã hội đưa đến cảnh huống tha hoá đời sống con người, không hề là một hình thức phản kháng (thái quá) hay cổ suý lối sống du đãng, mà người đọc dễ dàng "gạn đục khơi trong" để đón lấy vị ngọt lành của "thiên chân" nhân tính, nơi niềm đau mà họ sẻ chia, nơi sự nuối tiếc cho kiếp người bi thảm, hay cả sự oán trách khả dĩ cho xã hội bể dâu, tăm tối...

Ở một khía cạnh khác, có thể nói, Nam Cao là một cây bút hiện thực phê phán tiêu biểu của văn học Việt Nam buổi đầu của nền văn học hiện đại dân tộc, và Chí Phèokhông thể không được xem là một trong những tác phẩm đặc sắc nhất, tiêu biểu nhất cho phong cách văn chương của ông. Nếu đặt tác phẩm trong dòng chảy lịch sử, bức tranh hiện thực nơi nó gợi ra thật là sống động và đa sắc. Sẽ còn gì quý hơn, ta truyền trao cho tuổi trẻ không chỉ là sắc thái thẩm mỹ trong văn chương, trong tình người, bên cạnh đó còn là tinh thần khoa học trong cảm thụ, phân tích, cùng với ý niệm lịch sử lẫn tri thức là lịch sử nước nhà?

Từ những tính chất cần có và cần được minh xét trong dạy và học văn học, “vẻ đẹp” mang hơi hướng giá trị luận của một tác phẩm văn học nói chung và của Chí Phèonói riêng, tôi đánh giá việc loại bỏ nó không chỉ là không cần thiết, mà hơn thế thông qua sự xem xét lại chân giá trị của tác phẩm này với những tranh luận xoay quanh, ta cần có một bộ tiêu chí rạch ròi hơn trong việc chọn lọc, phân bổ chương trình cũng như xác định khuynh hướng, mục đích giảng dạy. Từ đó, trao cho học sinh những kiến thức và kỹ năng cần thiết, mà như tôi đã có nêu ý kiến ở trên.

Tinh thần "nhìn lại" và "phê phán" của NCS Nguyễn Sóng Hiền là cần thiết, cũng sẽ cần thiết hơn nữa khi chúng ta phát khởi, khơi nguồn cho những phê phán trong tinh thần cầu thị và tương giao, trong ý hướng xây dựng, phát triển.

Ngân Anh - Lê Huyền - Thanh HùngGhi

Giáo viên đang dạy "Chí Phèo" như thế nào?

Giáo viên đang dạy "Chí Phèo" như thế nào?

Nhiều giáo viên khẳng định tác phẩm "Chí Phèo" là một kiệt tác của văn học, hàm chứa những giá trị nhân văn vĩnh cửu.

" alt="Bỏ “Chí Phèo”: “Nên để học sinh nói nhiều hơn quan điểm của mình”" width="90" height="59"/>

Bỏ “Chí Phèo”: “Nên để học sinh nói nhiều hơn quan điểm của mình”