您现在的位置是:Bóng đá >>正文
TP.HCM trả lời phản ánh thông tin tiêm vắc xin qua điện thoại
Bóng đá57396人已围观
简介Chiều 16/9,ảlờiphảnánhthôngtintiêmvắcxinquađiệnthoạgiai bong da tay ban nha Trung tâm Kiểm soát dịch...
Chiều 16/9,ảlờiphảnánhthôngtintiêmvắcxinquađiệnthoạgiai bong da tay ban nha Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh TP.HCM (HCDC) thông tin về việc tiếp nhận và xử lý phản ánh tiêm vắc xin phòng Covid-19.
Theo HCDC, vừa qua, trung tâm đã có hướng dẫn người dân về việc tra cứu thông tin tiêm vắc xin trên Cổng thông tin tiêm chủng Covid-19 (https://tiemchungcovid19.gov.vn). Đây là Cổng thông tin do Bộ Y tế và Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp thực hiện.
Cổng thông tin này hỗ trợ người dân biết và tự quản lý dữ liệu sức khỏe của mình, đồng thời có tiện ích chứng nhận tiêm chủng Covid-19.
![]() |
Cổng thông tin cho phép người dân đăng ký tiêm, tra cứu chứng nhận tiêm; đăng ký cơ sở tiêm chủng; và công khai thông tin về số lượng vắc xin, phân bổ vắc xin, số lượng đối tượng đăng ký, đã tiêm, kết quả tiêm chủng.
Những ngày qua, HCDC đã hướng dẫn người dân gửi yêu cầu phản ánh trên Cổng thông tin. Vì vậy, Cổng thông tin đã nhận một lượng yêu cầu lớn của người dân về việc tiêm chủng. Tuy nhiên, việc trả lời đòi hỏi tính chính xác nên hệ thống cần thời gian để rà soát, đối chiếu thông tin.
Sau khi được Bộ Y tế cấp tài khoản để truy cập vào hệ thống quản lý phản ánh, HCDC đã phối hợp cùng Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng quy trình và tổ chức triển khai xử lý phản ánh.
Việc ra quyết định phê duyệt hoặc từ chối phản ánh của người dân được thực hiện thông qua hoạt động rà soát, đối chiếu thông tin người dân cung cấp và thông tin trên giấy xác nhận hoặc các giấy tờ khác liên quan đến việc tiêm vắc xin của từng trường hợp.
![]() |
Người dân TP.HCM được tiêm vắc xin phòng Covid-19. Ảnh: Trương Thanh Tùng. |
Đối với các phản ánh bị từ chối, hệ thống sẽ phản hồi cho người dân bằng tin nhắn SMS. Lý do từ chối cũng được ghi nhận trên hệ thống, người dân có thể gọi đến tổng đài của Bộ Y tế 1900 9095 để được giải đáp.
Đối với các phản ánh được phê duyệt, dữ liệu sẽ được đưa vào hệ thống và phản hồi cho người dân bằng tin nhắn SMS khi kết quả cập nhật thành công.
Tú Anh

92% người trên 18 tuổi tại TP.HCM đã tiêm mũi 1 vắc xin Covid-19
HCDC cho biết, hiện các quận, huyện, TP Thủ Đức sẽ tiếp tục tiêm vét vắc xin mũi 1 cho người trên 18 tuổi không phân biệt thường trú, tạm trú.
Tags:
相关文章
Soi kèo phạt góc Bayern Munich vs Eintracht Frankfurt, 23h30 ngày 23/2
Bóng đáChiểu Sương - 23/02/2025 03:47 Kèo phạt góc ...
【Bóng đá】
阅读更多Hậu trường hài hước của các biên tập viên VTV
Bóng đáClip hậu trường vui vẻ của BTV Xuân Anh và những người đồng nghiệp. Những clip ghi lại khoảnh khắc hậu trường không bao giờ lên sóng của các BTV của Đài truyền hình Việt Nam. Ngoài những giờ phút căng thẳng, những đồng nghiệp tại đây cũng tự tạo cho nhau không khí vui vẻ, thoải mái.
Không ít lần, Xuân Anh của bản tin thời tiết chia sẻ những hình ảnh đi chân trần, dép lê lên sóng hoặc tác nghiệp ngoài đường khiến khán giả thích thú. Những hình ảnh hậu trường trái ngược hoàn toàn với sự chỉn chu, ngay ngắn khi lên hình của các MC- BTV. Đi chân trần dường như là điều quen thuộc với các MC khi lên sóng. Nữ BTV xinh đẹp Hoài Anh cũng để lộ chân trần khi lên sóng. Để thuận tiện cho những lần trang điểm khi lên hình, BTV Hoài Anh ''tậu" hẳn chiếc bờm hồng để giúp cô hữu ích khi làm đẹp. BTV Quốc Khánh từng khiến fan thích thú khi đăng tải bức ảnh hậu trường anh dẫn chương trình "Chào xuân 2020'' cùng với Á hậu Thụy Vân. Để chiều cao cân xứng anh phải nhờ đến chiếc bục gỗ để đứng. Trong bức ảnh BTV trẻ nhất thời sự Quốc Anh chia sẻ, BTV Minh Trang đã phối kết hợp hiện đại giữa áo dài và quần jeans thay vì áo dài với quần lụa (sa tin truyền thống). BTV Mộng Hoài từng đăng ảnh hậu trường làm việc với chú thích hài hước: "Đã nói rồi, chỉ nên nhìn phần tươm tất phía trên thôi". BTV Phương Thanh phải đứng trên cái bục để vào khuôn hình đẹp hơn. BTV Hữu Bằng để lộ chân không đi giày lên sóng thời sự 19h. Hà Lan
">...
【Bóng đá】
阅读更多Giải pháp cấm xe máy tại Việt Nam dưới góc nhìn của chuyên gia Mỹ
Bóng đáMichael Shell, nhà kinh tế học của Văn phòng Giao thông và Chất lượng Không khí (OTAQ) thuộc Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ, ngày 26/4 đã tới dự và phát biểu tại Tọa đàm nhân Tuần lễ Nâng cao nhận thức về Chất lượng không khí do Đại sứ quán Mỹ tổ chức. Theo ông Shell, việc người dân sử dụng quá nhiều xe máy, thay vì phương tiện giao thông công cộng, là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tắc đường và gây ô nhiễm không khí hiện nay. Chuyên gia Mỹ cũng đề cập tới việc tại Việt Nam đã có một số đề xuất cấm xe máy lưu thông để giảm thiểu tắc đường và nâng cao chất lượng không khí.
Nhà kinh tế Michael Shell diễn thuyết tại Tọa đàm nhân Tuần lễ Nâng cao nhận thức về Chất lượng không khí ngày 26/4. (Ảnh: Thành Đạt) Ông Shell nhận định lý do xe máy được sử dụng nhiều tại Việt Nam vì đây là phương tiện được vận hành đơn giản, nhanh chóng và dễ luồn lách. Theo ông, trên thực tế, đi xe máy hiệu quả hơn về mặt không gian vì nếu trên cùng một đoạn đường, tất cả những người đi xe máy chuyển sang đi ô tô thì diện tích mặt đường bị sử dụng sẽ lớn hơn rất nhiều.
Chuyên gia Mỹ đặt câu hỏi: Vậy nếu cấm xem máy thì người dân sẽ sử dụng phương tiện gì?
Theo ông Shell, trong trường hợp của Việt Nam, người dân ngày càng có xu hướng sử dụng ô tô nhiều hơn. Ông Shell dẫn con số thống kê cho thấy trong số 1.000 người dân Việt Nam, hiện mới chỉ 23 người có ô tô, trong khi đó tại Mỹ cứ 1000 người thì sẽ có 790 có ô tô. Tuy nhiên, con số này tại Việt Nam được dự báo sẽ tăng lên trong tương lai.
“Kinh tế Việt Nam đang phát triển nhanh chóng, tăng trưởng 7%/năm, đời sống người dân ngày càng nâng cao dẫn tới nhu cầu mua sắm nhiều hơn. Việc người dân có mong muốn mua ô tô nhiều hơn sẽ tạo áp lực lớn hơn đối với môi trường”, ông Shell cho biết.
Chuyên gia Mỹ nói rằng, một bài toán đặt ra cho Việt Nam cũng như các nước đang phát triển khác là làm sao để vừa đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế, vừa bảo vệ được môi trường và đảm bảo sức khỏe của người dân.
Ông Shell đề cập tới chiến lược “kiềng 3 chân” để giải quyết vấn đề sử dụng phương tiện giao thông hiện nay.
Trụ cột thứ nhất: Nhiên liệu sạch hơn. Theo đó, các phương tiện có thể sử dụng nhiên liệu thân thiện với môi trường trong quá trình đốt cháy, từ đó giảm phát thải khí CO2.
Trụ cột thứ hai: Công nghệ mới. Theo đó, các phương tiện sẽ sử dụng động cơ tiết kiệm nhiên liệu. Tại Mỹ, nước này đã tăng tiêu chuẩn đối với động cơ xe cơ giới và yêu cầu bất kỳ xe nào lưu thông trên đường cũng phải đạt yêu cầu về phát thải khí CO2.
Trụ cột thứ ba: Hành vi của người tham gia giao thông. Để thay đổi hành vi, cách hiệu quả nhất là khuyến khích hành vi tốt bằng cách tạo điều kiện làm cho nó dễ dàng thực hiện hơn, đồng thời hạn chế hành vi xấu bằng cách làm cho nó khó khăn và đắt đỏ hơn.
Chuyên gia Shell phân tích hình ảnh xe máy dày đặc trên đường phố Việt Nam. (Ảnh: Thành Đạt) Theo chuyên gia Shell, để người dân Việt Nam có thể thay đổi hành vi sử dụng xe máy thường xuyên khi tham gia giao thông, cần có những loại phương tiện công cộng với giá cả hợp lý và đi lại thuận tiện, chẳng hạn tàu điện ngầm hay xe buýt như các đô thị lớn trên thế giới vẫn đang thực hiện.
“Nếu đưa ra một phương án đi lại đơn giản hơn, dễ dàng hơn, tiết kiệm hơn, người dân sẽ lựa chọn phương án đó. Điều này không chỉ giúp cải thiện kinh tế, giao lưu giữa người dân với nhau mà còn nâng cao chất lượng không khí”, ông Shell nhận định.
Ông Shell lấy dẫn chứng ở thủ đô Washington, sau khi xây dựng tuyến đường riêng và thuận tiện cho xe đạp, đã có rất nhiều người dân chọn phương tiện này để di chuyển. Số người sử dụng xe đạp tại Washington cao nhất so với các đô thị và bang khác tại Mỹ.
Chuyên gia Mỹ cũng đề cập đến giải pháp mà nhiều thành phố trên thế giới đã áp dụng, đó là làm cho các hành vi không được khuyến khích trở nên đắt đỏ hơn.
Tại thủ đô London, Anh, chính quyền quy định các phương tiện đi vào khu vực trung tâm phải là phương tiện công nghệ cao, từ đó hạn chế phát thải khí CO2, nếu không phải trả phí rất đắt. Thủ đô Stockholm, Thụy Điển cũng áp dụng quy định này.
Trong khi đó, thành phố New York, Mỹ áp dụng thu phí tắc đường tại một số khu vực, đặc biệt là những nơi có mật độ giao thông cao vào giờ cao điểm. New York là thành phố duy nhất tại Mỹ áp dụng biện pháp thu phí tắc đường. Theo đó, các phương tiện đi vào khu vực này sẽ phải trả phí cao (11 USD). Mục đích của biện pháp này là không khuyến khích người dân đi các phương tiện vào thành phố giờ cao điểm, thay vào đó phải sử dụng phương tiện công cộng.
Thủ đô Paris, Pháp cũng đang gặp vấn đề về chất lượng không khí với số lượng xe lưu thông lớn. Tương tự một số nước như Colombia, Mexico, Paris cũng áp dụng phương pháp biển chẵn, biển lẻ, trong đó dựa vào số trên biển để cho phép phương tiện đi vào thành phố theo ngày chẵn hay lẻ. Tuy nhiên đây chỉ là biện pháp ngắn hạn vì nếu không có giải pháp toàn diện, có khả năng người dân sẽ mua thêm hai, thậm chí ba xe mới để có cả biển chẵn và biển lẻ do nhu cầu sử dụng vẫn rất lớn.
Chuyên gia Mỹ nhấn mạnh bên cạnh việc hạn chế phương tiện cá nhân, Việt Nam cần đẩy mạnh xây dựng mạng lưới phương tiện công cộng để đảm bảo nhu cầu của người dân.
(Theo Dân trí)
">...
【Bóng đá】
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Ibri vs Al Rustaq, 21h40 ngày 21/2: Tự tin hành quân
- Chị em nội trợ nên biết cách làm sạch mặt bếp đơn giản này
- Đọc nghìn đầu sách, cuốn nào khiến Quốc Bảo thay đổi?
- Khoảnh khắc xe tải đấu đầu container ở ngã tư, bên nào đúng, bên nào sai?
- Nhận định, soi kèo Central Coast Mariners vs WS Wanderers, 13h00 ngày 22/2: Niềm tin cửa trên
- Volkswagen đảo ngược thiết kế, thêm nút bấm cho xe điện
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Aston Villa vs Chelsea, 00h30 ngày 23/2: Khách rơi tự do
-
'Anh hùng còn chi' do NXB Hội Nhà văn và Nhã Nam ấn hành. Cũng theo Nhã Nam, tên tập di cảo này được lấy từ đoạn thơ trong truyện Chảy đi sông ơicủa chính nhà văn. Sách được chia làm 3 phần:
Phần 1: Những bài thơ chưa công bố của tác giả; các truyện ngắn, tiểu luận, tạp văn, kịch bản phim truyện.
Phần 2: Ký họa trên gốm, gồm có các ký họa chân dung người thân, bạn bè, văn nghệ sĩ và tự họa; các ký họa về tác giả, tác phẩm và sự kiện văn chương.
Phần 3: Tư liệu ảnh về nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, bao gồm một số ảnh chụp qua các mốc cuộc đời của ông, ảnh chụp bản thảo và bài đăng trên báo được gia đình, bạn bè lưu giữ.
Những tác phẩm bộc bạch chân tình
Người đọc thường biết tới Nguyễn Huy Thiệp qua các tác phẩm văn xuôi vang danh như Tướng về hưu, Không có vua, Tuổi 20 yêu dấu, Những ngọn gió Hua Tát, Con gái thủy thần... Tuy chưa bao giờ ra mắt tập thơ nào, nhưng ông sáng tác thơ từ khi còn trẻ.
Tập thơ đầu tiên được giới thiệu trong cuốn sách có tựa đề Những vần thơ chua xót được ông hoàn thành lúc 27 tuổi. Dù viết theo kiểu ghi nhật ký, thỏa mãn cảm xúc và suy tư của một giáo viên tỉnh lẻ, nhưng độc giả vẫn thấy được chất giọng, cái nhìn khá riêng của Nguyễn Huy Thiệp.
Đầu năm 2020, sau khi lâm bệnh nặng, người ta vẫn thấy Nguyễn Huy Thiệp cố gắng cầm bút viết để giãi bày cảm xúc, tâm trạng và giữ cho đầu óc tỉnh táo. Và tập thơ thứ hai được lựa chọn từ những vần thơ cuối đời của ông.
Đặc biệt, cuốn sách giới thiệu tới độc giả ba tập truyện ngắn chưa được ông đưa vào bất kỳ tác phẩm nào. Hai trong số đó là tác phẩm đầu tiên đăng báo vào năm 1986 là Cô My vàVết trượt. Truyện thứ ba Những bài hát được đăng trên Báo Tuổi Trẻ Chủ Nhật, số 24, ngày 18/6/1989. Đây là thời điểm Nguyễn Huy Thiệp đang “cập thời vũ”, trở thành hiện tượng nổi bật nhất trên văn đàn.
Không thể phủ nhận Nguyễn Huy Thiệp là một trong những nhà văn lớn có sức ảnh hưởng nhất của văn đàn Việt Nam hiện đại. Song bên cạnh thành tựu đáng tự hào, nhà văn cũng trải qua nhiều thăng trầm và câu chuyện dở khóc dở cười.
Trong tập di cảo có chọn lọc một số tiểu luận thể hiện sự trăn trở của nhà văn về sáng tác, vai trò của văn chương với luận điểm gai góc. Những bài viết này đều đã gửi nhưng không được báo đăng.
Cụ thể, trong tiểu luận Văn học là cuộc sống, Nguyễn Huy Thiệp viết: "Khi một số truyện ngắn của tôi in ra, tôi đã gặp vô số chuyện rắc rối đau lòng. Đôi ba người thân của tôi nằng nặc cho rằng truyện Tướng về hưuviết bôi xấu họ. Tôi đã bị dọa đánh và cho đến bây giờ tôi vẫn chưa thoát nguy cơ bị đánh: những người tự xưng là nhân vật trong truyện ấy vẫn thỉnh thoảng lượn lờ ở ngõ nhà tôi chửi rủa…”.
Anh hùng còn chicũng giới thiệu hai kịch bản phim do chính ông viết là Tướng về hưu(đã hoàn thành và được đạo diễn Nguyễn Khắc Lợi sử dụng làm bộ phim cùng tên năm 1988) và Không còn vua(viết xong năm 2002).
Các bức ký họa đặc biệt trên gốm
Thời điểm được công chúng trao danh hiệu nhà văn, Nguyễn Huy Thiệp thừa hiểu nó “vừa hữu ích lại vừa phù phiếm”. Theo Tiến sĩ Văn học Mai Anh Tuấn, người biên tập cuốn sách, trong khi văn đàn vẫn mơ mộng, đòi hỏi tác phẩm đỉnh cao thì người ta lại thấy Nguyễn Huy Thiệp viết kịch bản phim và tiểu thuyết “ba xu”. Lúc công chúng tưởng như nhà văn đã cạn sức viết, ông vẫn ngồi ký họa gốm hàng ngày.
Nguyễn Huy Thiệp rất chăm chút, cẩn thận và đã vẽ hàng trăm ký họa gốm. Thời trẻ, Nguyễn Huy Thiệp yêu thích và từng học vẽ, minh họa báo nhưng ông chỉ thực sự vẽ nhiều trên gốm theo hình thức ký họa.
Ở phần hai cuốn sách, chúng ta thấy rằng, bên cạnh những văn nhân, bạn hữu thân sơ mà ông vẽ tặng, Nguyễn Huy Thiệp tỏ ra yêu thích ký họa những cá tính văn chương lớn như Victor Hugo, Balzac, Hemingway, Puskin, Bùi Giáng, Trịnh Công Sơn, Hoàng Ngọc Hiến, Tô Hoài, Lê Lựu…
Ngoài ra, ông cũng vẽ lại bìa, nhân vật trong tác phẩm của mình nhân các dịp đặc biệt.
Hồi ức được tái hiện qua những bức ảnh
Phần ba tập di cảo tổng hợp một số tư liệu ảnh của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp qua các chặng đường đời, những sự kiện và bạn hữu văn chương mà ông có dịp gặp gỡ.
Phần lớn các bức ảnh đang được gia đình nhà văn lưu giữ. Người đọc sẽ được thấy hình ảnh Nguyễn Huy Thiệp thủa mới dạy học ở Sơn La, sang tới giai đoạn gây náo động văn đàn, cho đến chuyến về thăm những nơi ông từng dạy…
Ở phần cuối, ngoài bản thảo viết tay, đánh máy các sáng tác của nhà văn cùng một số bút tích… ta bắt gặp những nét bút “hí hoáy” của Nguyễn Huy Thiệp giữa tháng ngày lâm bệnh như lời khẳng định rằng không ngôn từ nào ngoài chữ nghĩa của ông biểu đạt chính xác về nghiệp viết và cuộc đời mình đến thế.
Nhà văn Nguyễn Huy ThiệpNguyễn Huy Thiệp (1950-2021) là một trong những nhà văn nổi bật nhất của văn đàn Việt Nam hiện đại. Ông viết truyện ngắn, kịch, tiểu luận, thơ… Các truyện ngắn của ông đã được tái bản rất nhiều lần, được dịch và xuất bản tại nhiều nước, giúp nhà văn nhận được những giải thưởng cao quý như: Giải thưởng Phê bình, tiểu luận choGiăng lưới bắt chim của Hội Nhà văn Hà Nội (2006), Huân chương Văn học nghệ thuật Pháp (2007), Giải Premio Nonino, Italia (2008), Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật (2022).
" alt="Một đời văn Nguyễn Huy Thiệp qua tập di cảo ‘Anh hùng còn chi’">Một đời văn Nguyễn Huy Thiệp qua tập di cảo ‘Anh hùng còn chi’
-
Đường cao tốc có làn dừng khẩn cấp
Tôi rất muốn dừng xe trên đường cao tốc để có thể ngủ một lúc trước khi tiếp tục lên đường. Tuy nhiên, trạm dừng nghỉ cách khá xa. Nếu chờ đến trạm dừng thì rất mệt mỏi và nguy hiểm.
Tôi được biết, trên đường cao tốc có làn đường dừng khẩn cấp. Đây là làn đường không có xe đi vào. Tuy nhiên, thời gian vừa qua nhiều trường hợp dừng xe ăn nhậu, chụp ảnh trên làn dừng khẩn cấp bị phạt hành chính. Tôi băn khoăn không hiểu, liệu dừng xe trên làn dừng khẩn cấp để ngủ có bị phạt không?
Rất mong nhận được sự tư vấn của độc giả.
Khánh Nhi (độc giả Hà Nội)
Mọi ý kiến chia sẻ có thể gửi về email: otoxemay@vietnamnet.vn hoặc gửi bình luận dưới bài viết này. Xin cảm ơn!
Sử dụng làn dừng khẩn cấp trên cao tốc như thế nào cho đúng?
Dịp Tết, nhiều gia đình dừng xe trên làn dừng khẩn cấp để ăn uống khiến dư luận bức xúc. Vậy, chúng ta phải hiểu sử dụng làn dừng khẩn cấp trên cao tốc như thế nào cho đúng?
" alt="Quá buồn ngủ, tôi dừng xe trên cao tốc để nghỉ có bị phạt?">Quá buồn ngủ, tôi dừng xe trên cao tốc để nghỉ có bị phạt?
-
- Bà có khuôn mặt rất phúc hậu, rất ít nếp nhăn mặc dù đã 87 tuổi. Một lớp phấn mỏng, đôi chân mày tô đậm thêm một chút đã làm cho bà trở nên tươi tắn hơn. Nụ cười luôn nở trên môi bà đã để lại trong tôi những thiện cảm ngay từ lúc đầu mới tiếp xúc...
Đời đào hát...
Bà tiếp chúng tôi tại một quán cà phê trên đường Âu Dương Lân gần khu dưỡng lão nghệ sĩ (phường 3, quận 8, TP.HCM). Bà là nghệ sĩ lão thành Thiên Kim, người đã nhiều năm gắn liền tên tuổi với sự nghiệp sân khấu, truyền hình và quảng cáo.
Nghệ sĩ Thiên Kim và tác giả. "Tôi không còn nhớ cụ thể từng năm, từng sự kiện đã xảy ra trong đời", bà mở đầu câu chuyện về cuộc đời mình.
"Tôi sinh ra trong một gia đình có truyền thống cải lương. Cha tôi là kép độc Sáu Đỏ. Vốn là con nhà nòi, tôi bén duyên với cải lương từ năm lên 8, được làm đào con cho gánh hát Kim Thoa.
Tôi được giao nhiều vai trẻ con, vai lính hay vai người hầu. Thu nhập lúc bấy giờ rất ít, chủ yếu được nuôi ăn ngày 2 bữa nhưng với tôi không quan trọng. Sau những buổi diễn, tự tôi miệt mài luyện tập".
Năm 16 tuổi, Thiên Kim rời gánh Kim Thoa về đầu quân cho gánh Bích Thuận và được chọn làm đào chính vai Điêu Thuyền trong vở cải lương Phụng Nghi Đình. Tuy là lần đầu tiên được đóng vai chính, Điêu Thuyền đã được nhiều khán giả hoan nghênh, để lại dấu ấn trong lòng khách mộ điệu miền Tây.
Thành công sau vai chính đầu tiên, bà được giao thêm nhiều vai trong các vở tuồng khác. Vai nào bà cũng làm hài lòng được nhiều người từ bầu gánh đến người xem. Cứ thế, bà tiếp tục phát triển nghề nghiệp của mình. Qua nhiều năm, qua nhiều gánh hát, cuối cùng bà trở về lại với gánh Kim Thoa khi gánh hát này tái lập sau một thời gian vắng bóng.
Ngày 19/12/1955 - lúc bấy giờ tôi đã 23 tuổi - gánh hát Kim Thoa khai trương bảng hiệu mới với vở tuồng mới: "Lấp Sông Gianh" của soạn giả Kinh Luân tại rạp hát Nguyễn Văn Hảo, trên đường Trần Hưng Đạo.
Nghệ sĩ Thiên Kim trong phòng tại khu dưỡng lão nghệ sĩ. Trên vách, tấm hình lúc bà con trẻ. Nội dung của vở tuồng muốn nhắc đến một giai đoạn lịch sử của đất nước thời Trịnh - Nguyễn phân tranh, lấy sông Gianh chia đôi đất nước. Tôi được giao vai chính nữ và nghệ sĩ Duy Lân làm đạo diễn,
Tôi còn nhớ, hôm ấy khách đến xem đông chưa từng có. Rạp Nguyễn Văn Hảo là rạp cải lương lớn nhất thời bấy giờ vẫn không đủ sức chứa.
Người vào xem nườm nượp cả dưới đất và trên lầu. Vở tuồng bắt đầu, cả rạp im phăng phắc. Tiếng đờn, tiếng ca, những lời đối thoại thánh thót. Tất cả được diễn ra đúng như dự trù và không có một sai sót nào xảy ra", bà nhớ lại một thời hoàng kim.
Câu chuyện được bà kể lại say sưa. Tất cả như tái hiện lại trước mắt bà. Giọng nói của bà cũng trầm bổng như khi bà đang diễn xuất. Người nghệ sĩ khi đã về chiều, những kỷ niệm của một thời đã qua luôn sống lại khi mỗi lần nhắc đến...
Chấm dứt nghiệp cải lương
Theo bà Thiên Kim, Lấp sông Gianh là câu chuyện dã sử nhằm ca tụng chuyện tình ngang trái của đôi trai gái vốn là con của hai dòng họ thù nghịch nhau.
"Tác giả vở tuồng đã chọn bối cảnh sông Gianh. Nhân vật nam là Từ Vũ theo phe chúa Trịnh. Người nữ là Thơ Đào do tôi thủ vai chính theo chúa Nguyễn. Nhưng éo le thay, Từ Vũ và Thơ Đào lại yêu nhau. Chính họ cũng thừa hiểu rằng mối lương duyên này khó thành bởi mối thù của hai dòng họ còn quá nặng...".
Trong một trận quyết đấu, nàng Thơ Đào chạy đến ngôi miếu cổ thì kiệt sức. Người giữ miếu ra tay cứu chữa và phát hiện người bị nạn là cháu gọi mình bằng cậu. Trước khi về đây ẩn cư, ông giữ miếu làm quan dưới quyền chúa Trịnh.
Rạp Công Nhân trước đây là rạp Nguyễn Văn Hảo, nơi 63 năm trước xảy ra vụ nổ trong lúc vở Lấp sông Gianh đang diễn trên sân khấu. Biết được âm mưu của chúa Trịnh muốn tranh quyền thống trị đã ra tay diệt chúa Nguyễn, ông cáo quan ở ẩn tại khu miếu cổ này. Cũng nhờ vậy mà gặp và cứu được người cháu.
Đương lúc cậu chữa thương cho cháu thì Từ Vũ chạy đến. Chàng trai lả người vì mất sức. Ông giữ miếu đón Từ Vũ và kịp nhận ra, chàng là con vị ân nhân đã cứu mình thoát khỏi cuộc truy sát của chúa Trịnh thuở trước.
Ông kể rõ cho đôi trai gái hiểu rõ âm mưu của chúa Trịnh. Cả đôi trai gái hiểu nhau xóa bỏ mọi hận thù và kêu gọi dân làng lấp sông Gianh.
"Chúng tôi diễn đến đoạn này thì đã 22 giờ. Trong lúc sân khấu đang tắt đèn để thay đổi cảnh thì bất ngờ một tiếng nổ lớn vang lên. Một trái lưu đạn từ trên lầu ném thẳng vào sân khấu.
Khán giả hốt hoảng tháo chạy. Sân khấu đổ nát. Nghệ sĩ Ba Cương và phóng viên kịch trường Nguyễn Mai gục chết tại chỗ. Diên viên vai phụ tên Phiên, đạo diễn Duy Lân bị thương nặng. Phiên sau đó chết tại bệnh viện. Duy Lân mất một chân. Tôi và ca sĩ Sáu Thoàng bị ghim nhiều miểng vào người", kể đến đây, bà chỉ vào chân, còn một miếng ở chân và nhiều miếng trong người.
Bà dừng câu chuyện. Đôi mắt bà nhắm lại. Dường như cảnh tượng hãi hùng ấy vẫn còn theo bà đến tận hôm nay. Bà nói: "Rất may tôi còn sống, sống trọn một kiếp cầm ca".
Nếu không có sự cố đó, vở diễn chỉ còn một đoạn ngắn nhưng lại là đoạn hay nhất của vở tuồng. Dự định sau khi đổi cảnh sẽ là quân Trịnh ào tới bắn tên độc.
Thơ Đào và Từ Vũ trúng tên, liệu không thoát được cả 2 năm tay nhau nhảy xuống sông Gianh trầm mình. Hồn hai người hiện lên giữa thinh không. Bên dưới, sông Gianh như liền lại đôi bờ. Đôi uyên ương biến thành đôi bướm sát cánh bên nhau bay vào khoảng không vô tận.
Gánh hát Kim Thoa sau đó chuyển đi nơi khác, về các tỉnh miền Tây lưu diễn nhưng không có khán giả cuối cùng đành giải thể tại Gò Công. Nghệ sĩ Thiên Kim, sau khi chữa lành các vết thương cũng từ giã cải lương. Bà bắt đầu lao vào những thử thách mới...
(Còn nữa)
Bếp ăn từ thiện của người phụ nữ đơn thân ở Sài Gòn
Quán phở đang đông khách. Chị chủ quán tất bật với công việc của mình. Bên ngoài, một thùng to đặt trên bếp lò đang bốc hơi nghi ngút. Chị kêu lớn, nước sôi rồi, mấy chị ơi ...
" alt="Tiếng nổ trên sân khấu trong ký ức hãi hùng của nghệ sĩ Thiên Kim">Tiếng nổ trên sân khấu trong ký ức hãi hùng của nghệ sĩ Thiên Kim
-
Nhận định, soi kèo Hoffenheim vs Stuttgart, 1h30 ngày 24/2: Thiên nga vỗ cánh
-
Chú thỏ Shiro lúc còn khoẻ mạnh. Ảnh: Mainichi Chú thỏ trắng Shiro sống cùng gia đình ông Yoshiaki Kii (54 tuổi) ở tỉnh Kyoto (Nhật Bản). Thấy thỏ bị ốm, bỏ ăn, không đại tiện nên ông đã đưa nó đến bệnh viện thú y ở Seika, Kyoto.
Sau khi điều trị ở bệnh viện 3 ngày, bác sĩ thú y phụ trách nói với ông rằng cần phải tiến hành phẫu thuật sớm nếu không thỏ sẽ chết.
"Nếu không can thiệp ngay, đường ruột của thỏ sẽ bị vỡ vào tối nay và nó sẽ chết", bác sĩ nói với ông Yoshiaki.
Ông Yoshiaki ngay lập tức đã ký giấy đồng ý phẫu thuật. Tuy nhiên, thỏ Shiro đã qua đời khi nằm trên bàn mổ.
Thấy quá trình điều trị cho thỏ tại bệnh viện cũng như lời giải thích của các bác sĩ không thoả đáng, ông đã khởi kiện.Ông Yoshiaki và vợ yêu cầu bệnh viện phải đền bù thiệt hại tổng cộng là 44.000 USD (tương đương hơn 1 tỷ đồng). Con thỏ là thú cưng của gia đình 2 vợ chồng ông bà Yoshiaki. Họ hết mực cưng chiều nó. Mỗi khi trở về nhà, nó thường chạy đến đón ông bà.
Ông cho biết: "Tôi và vợ không quá quan trọng số tiền bồi thường. Chúng tôi muốn sự cẩu thả của các bác sĩ và bệnh viện phải chịu phạt".
"Con thỏ rất tình cảm, nó thường chạy ra đón chúng tôi mỗi khi trở về nhà. Chúng tôi hy vọng sẽ chấm dứt việc đối xử không đúng cách với động vật", vợ ông Yoshiaki nói.
Đại diện toà án cho biết bệnh viện đã để sơ suất trong vụ việc lần này và phải bồi thường cho vợ chồng ông Yoshiaki. Số tiền bồi thường thiệt hại cho thú cưng thấp hơn nhiều so với con người, trong nhiều trường hợp, mọi người thường từ bỏ vụ kiện, theo Mainichi.
Do vậy, trong vụ việc lần này, bệnh viện phải đền cho vợ chồng ông Yoshiaki số tiền bồi thường là 4.400 USD (gần 110 triệu đồng).
Một thẩm phán cho biết con thỏ không cần điều trị bằng phẫu thuật vào thời điểm đó. Bác sĩ có thể lựa chọn phương pháp khác để điều trị. Họ tiến hành phẫu thuật nhưng không giải thích về những rủi ro một cách thoả đáng. Bệnh viện đã vi phạm nghĩa vụ giải thích với chủ nhân vật nuôi.
"Lời giải thích của bệnh viện về những rủi ro của cuộc phẫu thuật là chưa thỏa đáng. Thật dễ dàng để hình dung ra nỗi tuyệt vọng của cặp vợ chồng mất đi con thỏ mà họ coi như là thành viên của gia đình", thẩm phán cho biết.
Nhìn chàng trai chăm thú cưng, nữ kỹ sư biết mình yêu đúng người
Nhìn chàng trai Trung Quốc Xin Li chăm thú cưng, Thảo Dương cảm nhận được sự nhẫn nại, ấm áp và tin chắc mình đã yêu đúng người." alt="Thỏ cưng bị chết, chủ nhân đòi bồi thường hơn 1 tỷ đồng và cái kết">Thỏ cưng bị chết, chủ nhân đòi bồi thường hơn 1 tỷ đồng và cái kết