Nhận định, soi kèo Thitsar Arman vs Dagon FC, 16h30 ngày 27/1: Không trả được nợ
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Lens vs Angers, 23h15 ngày 26/1: Phong độ trái ngược -
HBC của ông Lê Viết Hải và HNG của tỷ phú Trần Bá Dương bị hủy niêm yếtKhổng Chiêm HBC của ông Lê Viết Hải và HNG của tỷ phú Trần Bá Dương bị hủy niêm yết(Dân trí) - Cổ phiếu HBC của Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình có tổng số lỗ lũy kế vượt quá số vốn điều lệ thực góp. Còn HNG của Công ty Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai thua lỗ 3 năm liên tiếp.
Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HoSE) vừa hủy niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu HBC của Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình và HNG của Công ty cổ phần Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai.
Theo đó, Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình do ông Lê Viết Hải làm Chủ tịch HĐQT có lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tính đến 31/12/2023 âm 3.240 tỷ đồng, vượt quá vốn điều lệ thực góp của công ty là 2.741 tỷ đồng.
Theo quy định Nghị định số 155/2020 của Chính phủ, Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình bị hủy niêm yết bắt buộc do vi phạm trường hợp: Kết quả sản xuất kinh doanh bị thua lỗ trong 3 năm liên tục hoặc tổng số lỗ lũy kế vượt quá số vốn điều lệ thực góp hoặc vốn chủ sở hữu âm trong BCTC kiểm toán năm gần nhất trước thời điểm xem xét.
Cũng vi phạm trường hợp trên, Công ty Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai do tỷ phú Trần Bá Dương làm Chủ tịch HĐQT có 3 năm liên tiếp lỗ. Theo báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán, năm 2021 công ty lỗ hơn 1.119 tỷ đồng, năm 2022 lỗ hơn 3.576 tỷ đồng, năm 2023 lỗ hơn 1.098 tỷ đồng. Cổ phiếu HNG cũng đang thuộc diện chứng khoán bị kiểm soát.
Chốt phiên giao dịch cuối tuần, cổ phiếu HBC có giá 7.250 đồng/đơn vị còn HNG có giá 4.660 đồng/đơn vị.
HoSE cho biết sẽ thực hiện hủy niêm yết cổ phiếu HBC và HNG theo quy định.
Theo quy định, cổ phiếu của công ty hủy bỏ niêm yết nhưng vẫn đáp ứng điều kiện là công ty đại chúng phải đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch UPCoM. Công ty đại chúng phải hoàn tất việc đăng ký cổ phiếu tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam và đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch UPCoM.
Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày hủy bỏ niêm yết có hiệu lực, Sở giao dịch chứng khoán có trách nhiệm phối hợp với Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thực hiện đăng ký giao dịch đối với cổ phiếu của công ty bị hủy bỏ niêm yết.
"> -
"Trong kỷ nguyên mới của Việt Nam, Trung Đông có vị trí rất quan trọng"Hoài Thu "Trong kỷ nguyên mới của Việt Nam, Trung Đông có vị trí rất quan trọng"(Dân trí) - Việc Việt Nam và UAE nâng cấp quan hệ Đối tác Toàn diện và ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện khẳng định trong kỷ nguyên mới của Việt Nam, UAE và khu vực Trung Đông có vị trí rất quan trọng.
Thông điệp này được Thủ tướng Phạm Minh Chính truyền tải trong bài phát biểu chính sách quan trọng tại Học viện Ngoại giao Anwar Gargash, sáng 29/10 (giờ địa phương), nhân chuyến thăm chính thức UAE.
Bài phát biểu của người đứng đầu Chính phủ Việt Nam có chủ đề "Quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - UAE: Tầm nhìn chung về hòa bình, phát triển và thịnh vượng".
Việt Nam vươn lên mạnh mẽ sau chiến tranh
Theo người đứng đầu Chính phủ Việt Nam, với những diễn biến phức tạp, khó lường trên thế giới và trong khu vực, các nước cần kiên trì đối thoại, hợp tác trên tinh thần đoàn kết, thống nhất để giữ vững môi trường hòa bình, hợp tác, mở ra không gian phát triển mới.
Chia sẻ về quan điểm và định hướng phát triển của Việt Nam, Thủ tướng khẳng định mục tiêu ổn định chính trị - xã hội; không hy sinh tiến bộ, công bằng xã hội, an sinh xã hội và môi trường để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần.
Là một đất nước trải qua nhiều mất mát, đau thương trong chiến tranh, Việt Nam sau gần 40 năm đổi mới đã vươn lên mạnh mẽ, theo đánh giá của Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Ông cho biết Việt Nam hiện có quan hệ ngoại giao với 194 quốc gia, trong đó có quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện với 8 quốc gia, quan hệ Đối tác Chiến lược với 10 quốc gia, quan hệ Đối tác Toàn diện với 14 quốc gia (trong đó có UAE).
Việt Nam cũng là thành viên tích cực của hơn 70 tổ chức khu vực và quốc tế.
Từ một nước nghèo nàn lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá, Việt Nam đã trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình với thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 4.300 USD; thuộc nhóm 34 nền kinh tế lớn nhất thế giới và 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại.
Trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều khó khăn, bất ổn, tăng trưởng nhiều nền kinh tế và đầu tư toàn cầu suy giảm, lãnh đạo Chính phủ Việt Nam cho biết tăng trưởng kinh tế và đầu tư của Việt Nam vẫn phục hồi tích cực. GDP năm 2024 ước tăng khoảng 7%; thu hút đầu tư nước ngoài khoảng 39-40 tỷ USD. Bội chi ngân sách, nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài được kiểm soát tốt.
"Với thế và lực mới, Việt Nam ngày càng chủ động đóng góp cho các quan tâm chung của toàn cầu", Thủ tướng phát biểu
Những ưu tiên trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Nhắc đến định hướng thời gian tới, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ thông điệp mà Tổng Bí thư Tô Lâm nhiều lần đề cập về việc đưa Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
"Việt Nam lấy dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh làm mục tiêu tổng quát, là động lực phấn đấu và xác định mục tiêu chiến lược đến năm 2030 trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 trở thành nước phát triển có thu nhập cao", người đứng đầu Chính phủ nêu rõ.
Dù vậy, theo Thủ tướng, Việt Nam xác định tới đây, khó khăn, thách thức sẽ nhiều hơn thời cơ, thuận lợi. Vì vậy, cần bám sát thực tiễn để có phản ứng chính sách kịp thời, linh hoạt, hiệu quả.
Người đứng đầu Chính phủ cũng đề cập 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.
Trong đó, Thủ tướng nhấn mạnh ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; làm mới những động lực tăng trưởng truyền thống và thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo chuyển biến thực chất trong các đột phá chiến lược.
Bên cạnh đó, Việt Nam sẽ tập trung huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực; chú trọng bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ môi trường; tăng cường quốc phòng an ninh, đẩy mạnh đối ngoại và hội nhập quốc tế.
6 ưu tiên lớn trong quan hệ Việt Nam -UAE
UAE là điểm dừng chân đầu tiên trong chuyến thăm khu vực Trung Đông lần này của Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây cũng là chuyến thăm chính thức đầu tiên của một Thủ tướng Việt Nam đến khu vực sau 15 năm.
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, việc hai nước đã nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác Toàn diện và ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện (CEPA) khẳng định mạnh mẽ rằng, trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam, khu vực Trung Đông và đất nước UAE có vị trí rất quan trọng.
Chia sẻ ngưỡng mộ sự phát triển vượt bậc của thành phố Abu Dhabi, Thủ tướng cho rằng sự phát triển ấy xứng đáng với tên gọi "kỳ tích trên sa mạc", và UAE đã biến những gì không thể thành có thể.
Chia sẻ về mục tiêu của Việt Nam đến năm 2030 trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, có thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 trở thành nước phát triển có thu nhập cao, Thủ tướng nhấn mạnh hai đất nước cần đồng hành, truyền cảm hứng, sát cánh cùng nhau trên hành trình hiện thực hóa tầm nhìn và khát vọng phát triển.
Để hiện thực hóa quan hệ Đối tác toàn diện vừa được thiết lập, Thủ tướng đề nghị Việt Nam và UAE tăng cường hợp tác 6 ưu tiên lớn, trong đó có việc đưa hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư trở thành trụ cột quan trọng của quan hệ song phương; triển khai hiệu quả Hiệp định CEPA vừa ký kết; khuyến khích các quỹ đầu tư, doanh nghiệp UAE đầu tư vào các dự án lớn, đột phá.
Kết thúc bài phát biểu, Thủ tướng nhấn mạnh khu vực Trung Đông nói chung và UAE nói riêng, là vùng đất của những tiềm năng lớn. Tuy xa xôi về địa lý nhưng các nước đang ngày càng gần gũi với ASEAN về tầm nhìn và định hướng phát triển.
"Việt Nam và UAE sẽ cùng nhau viết nên một chương mới rực rỡ hơn trong quan hệ hai nước, vì lợi ích thiết thực của Nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở hai khu vực và trên thế giới", Thủ tướng chia sẻ.
Đây là hoạt động cuối cùng của Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu Việt Nam trong chương trình chuyến thăm chính thức UAE. Sau hoạt động này, Thủ tướng và đoàn đại biểu Việt Nam rời Abu Dhabi, lên đường thăm chính thức Ả-rập Xê-út.
Hoài Thu (Từ Abu Dhabi, UAE)
"> -
Chuyên gia nói về rủi ro nếu Nga đưa tên lửa Oreshnik đến BelarusBùi Ann Chuyên gia nói về rủi ro nếu Nga đưa tên lửa Oreshnik đến Belarus(Dân trí) - Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) nhận định, kế hoạch của Nga triển khai hệ thống tên lửa đạn đạo Oreshnik ở Belarus có thể không làm tăng nguy cơ tấn công vào Ukraine hoặc các nước NATO.
Vào ngày 6/12 tại Minsk, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko đã ký một hiệp ước về bảo đảm an ninh mới trong khuôn khổ cuộc họp Hội đồng Nhà nước Tối cao của Nhà nước Liên minh.
Trong cuộc họp, ông Lukashenko kêu gọi Nga triển khai tên lửa siêu vượt âm tầm trung thế hệ mới Oreshnik tới Belarus và đề xuất rằng Belarus sẽ có quyền kiểm soát việc xác định mục tiêu của tên lửa từ lãnh thổ nước này. Bên cạnh đó, quân đội Nga vẫn sẽ tiếp tục vận hành hệ thống Oreshnik tại Belarus.
Đáp lại lời kêu gọi, Tổng thống Nga cho biết hệ thống tên lửa Oreshnik có thể được triển khai tại Belarus sớm nhất là vào nửa cuối năm 2025.
Vào tháng 11, Nga đã sử dụng tên lửa Oreshnik để chống lại Ukraine sau khi chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden cho phép Ukraine bắn tên lửa chiến thuật ATACMS vào sâu lãnh thổ Nga.
Ông Putin mô tả Oreshnik là hệ thống tên lửa tầm trung được trang bị công nghệ siêu vượt âm có thể đạt tốc độ tối đa Mach 10. Hệ thống Oreshnik có tầm bắn xa, độ chính xác cao và có thể xuyên thủng các hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến.
Tuy nhiên, bất chấp những tuyên bố mạnh mẽ của Moscow về hệ thống Oreshnik, các chuyên gia ISW vẫn giữ nguyên đánh giá rằng việc triển khai Oreshnik tới Belarus không làm tăng đáng kể mối đe dọa trước mắt về các cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo tầm trung vào Ukraine hoặc các nước NATO. Lập luận này được củng cố bởi những điều sau đây.
Thứ nhất,theo các chuyên gia này, quân đội Nga từ lâu vốn có vũ khí hạt nhân ở lục địa. Đồng thời, vùng đất Kaliningrad có khả năng tấn công các mục tiêu ở Ukraine và NATO. Lực lượng Nga thường xuyên bắn tên lửa đạn đạo Iskander có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, tên lửa đạn đạo siêu vượt âm Kinzhal và tên lửa hành trình Kh-101 cũng có khả năng mang đầu đạn hạt nhân vào Ukraine.
Lầu Năm Góc cho biết Oreshnik không phải loại vũ khí hoàn toàn mới, mà là phiên bản cải tiến của tên lửa RS-26 Rubezh của Nga, một loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa đã được thử nghiệm từ năm 2011.
Bên cạnh đó, về mặt chiến lược, các chuyên gia cho biết Moscow dường như đang sử dụng hệ thống tên lửa này để đưa ra cảnh báo rằng họ có thể sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại Ukraine.
Ông Putin đã cố gắng thiết lập một loạt các "lằn ranh đỏ" cho Mỹ và NATO khi những nước này cung cấp vũ khí cho Ukraine. Như vậy, việc triển khai hệ thống Oreshnik có thể là một phần trong phản ứng của Moscow đối với các cuộc tấn công của Ukraine vào Nga bằng ATACMS do Mỹ cung cấp và tên lửa Storm Shadow do Anh cung cấp.
Ngoài ra, về mặt kỹ thuật, thông tin chi tiết về Oreshnik vẫn còn hạn chế. Ngày 6/12, trong quá trình thảo luận về tính khả thi của việc triển khai Oreshniks tại Belarus, Tổng thống Putin cho biết Oreshnik vẫn đang trong quá trình phát triển và hiện tại số lượng còn rất ít.
Một vài chuyên gia cho rằng, hiện nay cũng chưa rõ liệu nó có khả năng mang đầu đạn hạt nhân hay không.
Vẫn chưa có câu trả lời chính xác cho việc thời điểm, số lượng tên lửa Oreshniks có thể xuất hiện ở Belarus và khả năng đe dọa của nó sẽ ra sao.
Tuy nhiên, một số học giả lại không lạc quan như vậy. Ông Jeffrey Lewis, chuyên gia về không phổ biến vũ khí hạt nhân tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Middlebury, cho biết Oreshnik cũng có khả năng quân sự thực sự trong cuộc chiến của Nga ở Ukraine. Với tốc độ tối đa ít nhất là Mach 10, vũ khí này cũng sẽ bay nhanh hơn hầu hết các hệ thống phòng không và tên lửa có thể đánh chặn một cách đáng kể.
Ông Timothy Wright, một chuyên gia về tên lửa Nga tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, đánh giá về vụ Nga phóng tên lửa Oreshnik vào Ukraine hôm 21/11: "Nếu Nga không thông báo trước khi phóng, Mỹ sẽ vô cùng lo ngại. Bởi vì, bạn biết đấy, luôn có một bóng đen hạt nhân bao trùm cuộc xung đột này".
Theo Pravda">