- Juventus tiếp cận Martial khiến MU lo việc giữ chân sao trẻ người Pháp. De Gea vẫn đang mòn mỏi chờ hợp đồng mới từ đội bóng thành Manchester... là những tin bóng đá nóng nhất tối 8/3.
- Juventus tiếp cận Martial khiến MU lo việc giữ chân sao trẻ người Pháp. De Gea vẫn đang mòn mỏi chờ hợp đồng mới từ đội bóng thành Manchester... là những tin bóng đá nóng nhất tối 8/3.
Thế nhưng trong số đó vẫn còn một số người mắc căn bệnh cuồng FPS, nghĩa là chơi game thì không chịu chơi, mà chỉ suốt ngày quan tâm đến tốc độ khung hình của game. Giờ đây, mọi phần mềm, mọi game hầu hết đều có khả năng hiển thị FPS trong game, để bạn có thể theo dõi khả năng hoạt động của phần cứng máy tính khi những ứng dụng này được chạy. Thế nhưng khi chỉ quan tâm đến việc game mượt hay không, chứ chẳng thèm để ý cách chơi của nó như thế nào, có cuốn hút không, thì đó là một thói xấu rất đáng bỏ của nhiều game thủ.
Mới đây, anh chàng Dave Meikleham đã có những chia sẻ hết sức chân thực về tính xấu chơi game thì không để tâm, chỉ chú ý đến tốc độ khung hình và những hệ lụy không đáng có, làm mất đi tình yêu của bản thân đối với game:
Tôi sẽ nói thật: Tôi có vấn đề liên quan đến FPS trong game. Nó khởi đầu khi tôi bắt đầu yêu việc chơi game trên PC, khoảng 4 năm về trước. Kể từ đó, tôi đã bỏ ra không ít tiền để nâng cấp cỗ máy chơi game của mình, tất cả chỉ để đạt được khả năng xử lý game mạnh nhất có thể. Đầu tiên là GTX 690, rồi một năm rưỡi sau là GTX 970. Tiếp đó, tôi sắm màn hình 4K, và GTX 970 trở nên yếu đuối và bị thay thế bởi GTX 980Ti. Từ đó thói xấu chỉ trở nên tệ hơn, khi hết GTX 1080 đến... hai chiếc GTX 1080 xuất hiện bên trong case máy tính của tôi.
Nâng cấp đến đâu cũng không thỏa mãn
Bất chấp việc bỏ ra hàng đống tiền nâng cấp phần cứng máy tính, tôi chẳng bao giờ thực sự thỏa mãn lúc chơi game cả. Tất cả cũng chỉ vì thói xấu cứ quan tâm đến FPS đến ám ảnh của mình. Tôi thậm chí đã thử overclock phần cứng, thậm chí là bỏ cả game vì không lên được 60 FPS mọi lúc chơi game. Giờ nghĩ lại cũng phải thừa nhận, lúc đó đúng là tôi bị điên thật.
Và rồi cuối cùng cơn điên của tôi cũng có chút thuốc giải. Tôi quyết định bán cái card GTX 1080 thứ hai đi, chỉ giữ lại một chiếc, và nhờ đó, tôi mới thực sự nhớ ra mình yêu game như thế nào. Kể từ đó, không có lúc nào tôi quan tâm đến FPS nữa, vì chắc chắn là cắm card GTX 1080 không max được đồ họa trên màn hình 4K đâu. Nhưng nhờ việc tắt cái bộ đếm FPS ở góc màn hình, tôi bỗng nhiên cảm thấy mình đỡ phải quan tâm đến những chỉ số ảnh hưởng đến tình yêu của tôi với game.
Cái ước vọng làm mọi cách để đạt được 60 FPS trên màn hình 4K thực sự không đáng để lao tâm khổ tứ chút nào. Cỗ máy tính của tôi vẫn cực khỏe, vẫn thừa sức chạy được mọi game, nhưng sự thích thú khi chơi game thì bị những lo âu khi FPS tụt từ 60 xuống 59 xâm chiếm, vậy là mất vui kinh khủng.
Lấy ví dụ The Witcher 3 đi. Một trong những game hay nhất mọi thời đại đúng không? Tôi đã từng có thời không chơi nổi game, vì cứ mỗi lúc đứng giữa quảng trường Novigrad trong game, FPS sụt từ 60 xuống 54. Thế là tôi bỏ game. Bạn đọc không nhầm đâu. Tôi bỏ một trong những game hay nhất chỉ vì... sụt FPS, vì tôi không chịu được 6 cái khung hình bị sụt lúc chơi game. Tôi biết, tôi có vấn đề, và tôi cần giúp đỡ!
Không chỉ The Witcher 3 mà còn nhiều game khác đã bị tôi bỏ cuộc không thương tiếc chỉ vì cơn điên mang tên "60 FPS" của mình. Và tôi nhận ra sai lầm.
Tôi gỡ sạch mọi phần mềm liên quan đến khả năng vận hành của chiếc card đồ họa, ngoại trừ driver của Nvisia. MSI Afterburner, EVGA Precision, GPU-Z, tất cả đều bị gỡ khỏi máy tính. Việc ngắm nhìn hai con số ở góc màn hình đã khiến tôi trở thành một kẻ dở hơi đúng nghĩa. Chỉ vì nó mà tôi làm mọi cách để hành hạ cỗ máy tính của mình thay vì bỏ qua mọi thứ và chơi game như một người bình thường.
Giờ đây tôi bỗng nhận ra một điều, rằng không cần biết phần cứng của bạn ở mức nào, bạn sẽ chẳng thể nào thỏa mãn được bản thân nếu cứ quá quan tâm đến chỉ số khung hình. Nhiều game vẫn sẽ có những lỗi trong quá trình chơi, trong khi một số khác chẳng thể nào mượt mà bất chấp việc bạn bỏ bao nhiêu tiền đi chăng nữa. Trừ khi bạn là người yêu phần cứng hơn game, thì FPS là một con số vô vị không nói lên điều gì cả. Hãy từ bỏ thói quen đó đi.
Theo GameK
" alt=""/>Hãy tắt ngay chỉ số này khi chơi điện tử nếu không muốn nó gây ám ảnh dẫn đến bỏ gameĐiều này đã đẩy tên tuổi của Overwatch vượt lên trên bất cứ TV Show hay các bộ phim trên Tumblr và khiến nó trở nên phổ biến hơn cả những hashtag phổ thông khác như #GIF và #art. Tab liên quan tới nội dung trò chơi điện tử là #Pokemon, và tất cả đều nằm ngoài top 20.
Tổng cộng, hashtag #Overwatch đã chạm gần cột mốc 150 triệu lượt đề cập, theo Tumblr.
Tumblr phân tích “hàng triệu bài đăng từ 23/5/2016 tới 18/5/2017” là một phần của loạt bài “Fandometrics in Depth”. Overwatchhiện đang có 29 tuần liên tiếp đứng top 1 hashtag trên Tumblr.
Tumblr còn tiếp tục làm nổi bật thêm các bài đăng liên quan bằng lớp nhân vật trong Overwatch. Reaper là hero có thiên hướng tấn công được nhắc tới nhiều nhất, Junkrat là số một trong phòng ngự, khi D.Va là tanker nổi tiếng nhất và Mercy là support phổ thông nhất. Nhà sáng chế Efi Oladele của Orisa là nhân vật không chơi được trong Overwatch nổi danh nhất.
Tuy nhiên, từ khóa đang nổi bật trong cộng đồng người chơi Overwatchsử dụng Tumbr đang là “ships”. “Ship” ở đây tức là viết tắt của mối quan hệ, và đó là một thuật ngữ tiếng long khi các thành viên của cộng đồng muốn ghép đôi các hero với nhau theo một cách thức lãng mạn.
Đôi khi nó phụ thuộc vào các tương tác trong trò chơi, như Pharah với Mercy hay Roadhog và Junkrat bởi chúng luôn có nhiều cách liên kết với nhau.
Những lần khác, chỉ đơn giản là người chơi thích vậy. “Ship” nổi tiếng nhất với tầm ảnh hưởng lớn là cặp đôi McCree và Hanzo, được mệnh danh là McHanzo. Tấm ảnh trên được đăng bởi Kozeni trên Tumblr là một trong số rất nhiều những ví dụ.
McHanzo chiếm 35.03% các bài đăng liên quan tới “ship”, nhiều hơn gấp đôi cặp tiếp theo là Soldier: 76 và Reaper, còn được gọi là Reaper: 76. Một cặp khác cũng được nhiều người chơi đề cập tới là Mercy và Genji, Gency.
Tumblr là một trong những không gian trên Internet, nơi mà Overwatchđang tỏ rõ mức độ phổ biến. Bạn có biết rằng, Overwatch còn là từ khóa được tìm kiếm nhiều thứ 11 trên trang web người lớn PornHub trong năm 2016 không?
Với một loạt những skin, câu chuyện được tưởng tượng và thể hiện theo những cách thức phong phú, hấp dẫn, có vẻ như nội dung liên quan đến Overwatchkhông thể sớm biến mất trên Tumblr (hoặc PornHub).
Chịu(Theo Dot Esports)
" alt=""/>Trong năm đầu tiên, Overwatch nổi tiếng hơn bất cứ bộ phim hay TV show trên TumblrTrong sự kiện được tổ chức bên thềm triển lãm Computex diễn ra tại Đài Loan (Trung Quốc), ASUS đã công bố hàng loạt những dòng sản phẩm mới nhất của mình cho năm 2017. Trong số này nổi bật nhất là bộ 3 mẫu laptop thuộc dòng sản phẩm ZenBook. Những mẫu máy này bao gồm ZenBook 3 Deluxe (UX490), ZenBook Pro (UX550) và ZenBook Flip S (UX370).
Trong số này, ZenBook Flip S (UX370) gây chú ý nhất khi được giới thiệu là mẫu máy tính convertible mỏng nhất thế giới. ZenBook Flip S có độ mỏng 10.9 mm và chỉ nặng 1,1 kg. Đây là mẫu máy tính 2 in 1 với phần bản lề màn hình có thể xoay 360 độ. Tính năng này giúp ZenBook Flip S có thể thanh chóng biến thành máy tính bảng một cách dễ dàng.
ZenBook Flip S được trang bị chip xử lý Core i7-7500U thế hệ thứ 7, kết hợp với bộ nhớ SSD 1TB ultrafast chuẩn PCIe. Để có thể giữ cho hệ thống này luôn hoạt động ổn định, nhà sản xuất cung cấp cho Flip S một hệ thống làm mát mới được kết hợp bởi chất lỏng, chất bán dẫn và nhựa polymer. Máy cũng được tích hợp một bộ cảm biến vân tay và màn hình 13 inch độ phân giải 4K với cảm ứng multitouch.
ASUS cho biết thiết bị của mình sẽ có thời lượng pin lên tới 11,5 giờ. Trước thông tin về thời lượng pin của ZenBook Flip S, các chuyên gia của trang mạng Laptopmag cho rằng sẽ phải mất nhiều thời gian để kiểm chứng nó thông qua những bài test. Trước đó, dù được quảng cáo có thời gian sử dụng lên tới 9 giờ, thực tế cho thấy những chiếc ZenBook 3 chỉ có thể sống sót sau khoảng 7 giờ sử dụng.
Cũng theo các chuyên gia của Laptopmag, Flip S rất nhỏ và nhẹ, thuận lợi cho việc di chuyển. Tuy nhiên, họ không đánh giá cao về hành trình phím của UX370. Cảm giác phím khi gõ khá nông. Người dùng sẽ phải mất thời gian để làm quen với sự khó chịu đó, dẫn lời chuyên gia này cho biết.
Nhân vật thứ 2 trong bộ 3 này là mẫu máy tính với tên gọi ZenBook Pro (UX550). UX550 sở hữu bộ vỏ làm bằng nhôm với phần vân hoạ tiết tương tự như những đời sản phẩm trước của dòng ZenBook.
Điểm mạnh của UX550 cũng đến từ một thiết kế thanh mảnh với độ dày chỉ 18,9 mm và nặng 1,9 kg. Với những thông số này, UX550 nặng hơn hẳn MacBook Air và có trọng lượng tương đương MacBook Pro, thậm chí nặng hơn một chút. Tuy vậy, thiết kế của UX550 có phần hơi thiếu đột phá do không có nhiều sự thay đổi.
Mẫu laptop này sở hữu 2 tuỳ chọn về cấu hình gồm chip Core i5-7300HQ (2.5GHz – 3.5GHz) hoặc Core i7-7700HQ thế hệ 7 (2.8 – 3.8 GHz). Máy có RAM tối đa 16GB DDR4-2400 và SSD tối đa 1TB (PCIe x 4). UX550 có màn hình 15,6 inch với độ phân giải 4K, máy sử dụng card đồ hoạ GTX 1050 Ti 4GB DDR5.
Thời lượng pin được nhà sản xuất công bố dành cho ZenBook Pro là 12 – 14 tiếng. Điểm đặc biệt của ZenBook Pro nằm ở điểm máy được hỗ trợ công nghệ sạc nhanh từ 0 – 60% trong vòng 49 phút.
Cũng giống như những gì đã nói về mẫu Flip S ở trên, các thông số về thời lượng pin được những nhà sản xuất đưa ra thường ở trong các điều kiện tối ưu hoá. Và do đó, điều này cần phải kiểm chứng thông qua những bài test trên thực tế.
Cuối cùng trong bộ 3 dòng ZenBook của năm nay là chiếc ZenBook 3 Deluxe (UX490). Máy cũng sở hữu lớp vỏ được làm hoàn toàn bằng nhôm với vẻ ngoài siêu mỏng. UX4900 dày 12,9 mm và nặng chỉ 1,1 kg. Máy được trang bị một màn hình 14 inch độ phân giải Full HD với phần viền mỏng.
Đây được xem là một đối thủ cạnh tranh với những mẫu MacBook 12 inch của Apple. So với những dòng sản phẩm cũ, ZenBook 3 Deluxe được nâng cấp với một cấu hình tốt hơn nhờ sở hữu CPU thế hệ thứ 7 Kaby Lake mới nhất. Máy được bán ra với 2 phiên bản gồm Core i5 – 7200HQ (2.5GHz) và Core i7-7500U (3.5GHz).
Theo những phản hồi của người dùng, vấn đề chính khiến cho các sản phẩm của ASUS khó bứt lên so với các đối thủ của họ nằm ở chất lượng màn hình. Những mẫu máy tính của ASUS thường sở hữu cấu hình khá tốt. Tuy nhiên chất lượng màn hình của chúng thì lại không thực sự tương xứng.
Chất lượng màn hình trên những mẫu ZenBook của ASUS thường không đủ tốt giống như ở trên những chiếc MacBook Pro hoặc thậm chí là Dell XPS. Do vậy, nhiều người cho rằng nếu ASUS ngừng việc cố gắng làm cho sản phẩm của họ có mức giá rẻ và tập trung nhiều hơn cho chất lượng màn hình, tương lai của dòng máy ZenBook sẽ sáng sủa hơn. Và với bộ 3 sản phẩm này, có vẻ như ASUS đang dần tiếp thu những phản hồi đó.
ZenBook Flip S sẽ được bán với mức giá khởi điểm là 1.099 USD. Với ZenBook 3 Deluxe và ZenBook Pro, mức giá dành cho bộ đôi này lần lượt là 1.190 USD và 1.299 USD.
Đây được xem là mức giá khá dễ chịu dành cho bộ 3 sản phẩm mới nhà ZenBook. Tuy nhiên theo như kinh nghiệm thực tế đã từ nhiều năm qua, giá của những mẫu ZenBook khi bán tại Việt Nam sẽ có sự chênh lệch khá lớn so với giá bán ra tại thị trường quốc tế. Bởi vậy, người dùng cần chuẩn bị sẵn tâm lý để không quá bất ngờ trước giá bán cao ngất tại Việt Nam của những mẫu máy này.
Tuấn Nghĩa
" alt=""/>Có nên mua bộ 3 laptop ZenBook siêu mỏng của ASUS?