Ảnh minh họa: Ewn
Tuy nhiên, các chuyên gia đã cảnh báo không nên lấy dữ liệu Omicron của Nam Phi suy đoán cho các quốc gia khác vì người dân Nam Phi có mức độ miễn dịch cao do từng bị làn sóng biến thể Beta và Delta tàn phá mạnh.
John Nkengasong, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh châu Phi, nói: “Chúng ta nên diễn giải dữ liệu từ Nam Phi một cách thận trọng”.
Vào tháng 11, khi các nhà khoa học Nam Phi lên tiếng cảnh báo về Omicron, Anh đã đưa các nước thuộc miền nam châu Phi vào danh sách hạn chế đi lại. Trong vòng vài ngày, Mỹ và châu Âu cũng áp dụng biện pháp đó.
Tại Nam Phi, các chuyên gia từng lo ngại số lượng lớn các ca Omicron sẽ gây áp lực lên các bệnh viện dù biến thể mới dường như gây ra bệnh nhẹ hơn, với số ca nhập viện, cần thở oxy và tử vong thấp hơn.
Nhưng sau đó, các trường hợp Covid-19 ở tỉnh Gauteng, nơi phát hiện ca Omicron đầu tiên, ít dần. Sau khi đạt mức 16.000 ca nhiễm mới vào ngày 12/12, số ca bệnh giảm đều đặn, còn khoảng 3.000 trong giai đoạn hiện nay.
“Điều đó rất rõ ràng”, Tiến sĩ Fareed Abdullah, làm việc tại Bệnh viện Học viện Steve Biko, nói về sự sụt giảm.
“Số lượng ca bệnh tăng nhảy vọt, sau đó sụt nhanh chóng và có vẻ chúng ta đang thấy sự bắt đầu của sự suy giảm của làn sóng này”.
An Yên(Theo Telegraph, AP)
Các bệnh nhân nhiễm biến thể mới có cảm giác buồn nôn, chán ăn bên cạnh một số triệu chứng quen thuộc.
" alt=""/>Số ca CovidPhát biểu tại sự kiện, ông Nguyễn Hồng Hiển - Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Viễn thông MobiFone cho biết: “Nhìn về mối quan hệ hợp tác lâu dài giữa MobiFone và Nokia trong suốt thời gian qua, chúng tôi nhận thấy cả 2 doanh nghiệp đã luôn nỗ lực để phát huy và cộng hưởng thế mạnh của nhau, đồng hành cùng nhau phát triển. MobiFone kỳ vọng thoả thuận hợp tác này sẽ giúp nâng cấp mối quan hệ giữa 2 bên, MobiFone - Nokia, không chỉ trong việc phát triển mạng lưới mà còn trong mối quan hệ hợp tác cung cấp giải pháp doanh nghiệp”.
Đại diện Nokia, ông Ricky Corker - Phó Chủ tịch phụ trách kinh doanh toàn cầu - cũng khẳng định: “Chúng tôi hào hứng thắt chặt thêm mối quan hệ đối tác chiến lược với MobiFone về công nghệ 5G và hỗ trợ MobiFone trong việc chuẩn bị và thúc đẩy việc triển khai thương mại hóa dịch vụ 5G. Chúng tôi tin tưởng rằng việc hợp tác này sẽ giúp tăng thị phần 5G cho MobiFone và đem lại lợi ích cho các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp tại Việt Nam”.
Ông Nguyễn Hoàng Anh - Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp chia sẻ: “Chúng tôi tin rằng với việc hợp tác MobiFone cùng Nokia sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư và trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Phần Lan nói riêng và Việt Nam - EU nói chung, giúp MobiFone đạt được những thành tựu ý nghĩa hơn, đồng thời, đây cũng là cơ hội để Nokia phát triển thị phần trong thời gian tới”.
Việt Nam hiện xác định công nghệ di động thế hệ thứ 5, hay còn gọi là 5G, không chỉ là một công nghệ để truyền dữ liệu tốc độ siêu cao mà còn là chìa khóa để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong nhiều ngành, lĩnh vực, đặc biệt là nền tảng hạ tầng thúc đẩy phát triển kinh tế. Do vậy, kinh tế số, chuyển đổi số được đánh giá là động lực, “bệ đỡ” để phát triển 5G... Với nhu cầu lớn về thiết bị mạng lưới, và đặc biệt lớn về thiết bị đầu cuối, nhu cầu mang tính quyết định của an toàn, an ninh mạng, nhu cầu toàn dân về ứng dụng, sẽ tạo ra thị trường đầy tiềm năng cho các công ty công nghệ Việt Nam và nước ngoài.
Sự kiện hợp tác sâu rộng với Nokia được kỳ vọng sẽ mở ra những cơ hội mới, giúp cho MobiFone có thêm động lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ nòng cốt trong 5/6 nhóm nền tảng chuyển đổi số quốc gia, gồm: Nền tảng hạ tầng số, nền tảng Chính phủ số, nền tảng chuyển đổi số cho lĩnh vực y tế - giáo dục - văn hóa - xã hội, nền tảng tài chính - ngân hàng - kinh doanh, nền tảng nông nghiệp - giao thông - kho vận - công thương. Qua đó, MobiFone có đủ cơ sở để cùng ngành Viễn thông Việt Nam thực hiện mục tiêu nằm "trong nhóm đầu về phát triển mạng 5G, 6G của thế giới”.
Quỳnh Anh
" alt=""/>MobiFone và Nokia hợp tác thúc đẩy thương mại hóa dịch vụ 5G23 thửa đất ở đô thị, tổng diện tích 2.110 m2 nằm ở phố Cầu Mây, phố Đồng Lợi được đấu giá để chọn nhà đầu tư dự án nhà phố thương mại, dịch vụ ẩm thực, khách sạn. Đây được coi là những thửa đất vàng vì nằm ở vị trí đắc địa nhất thị trấn du lịch Sa Pa.
![]() |
Phố Cầu Mây nằm ở vị trí đắc địa nhất thị trấn du lịch Sa Pa (Lào Cai). |
2 khu đất thương mại dịch vụ tại phố Đồng Lợi có tổng diện tích 3.230 m2, mục đích sử dụng đất thương mại, dịch vụ, thời hạn sử dụng đất 50 năm. Hình thức giao đất đấu giá quyền sử dụng đất để thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê. Hiện tại mặt bằng sạch, không vướng mắc.
Giá khởi điểm được phê duyệt tại quyết định 3989 ngày 7/12/2018 của UBND tỉnh Lào Cai nêu rõ: Đất ở đô thị tại phố Cầu Mây và phố Đồng Lợi: thửa đất bám 1 mặt đường là hơn 72,8 triệu/m2. Thửa đất bám 2 mặt đường là hơn 94,7 triệu đồng/m2. Đất thương mại dịch vụ tại phố Đồng Lợi: hơn 43,7 triệu đồng/m2.
Nhà đầu tư trúng đấu giá phải tự bỏ kinh phí để mở rộng đường Đồng Lợi cũng như mở đường từ mặt đường Cầu Mây vào 2 lô đất và chi trả bồi thường, hỗ trợ 3 đơn vị hơn 6 tỷ đồng nhưng không được đối trừ vào tiền sử dụng đất, tiền thuế phải nộp.
Dự kiến Nhà nước sẽ thu được hơn 304 tỷ đồng từ đấu giá.
Hồng Khanh
Dự án Khu đô thị mới Đông Bắc Sa Pa có quy mô sử dụng đất 160ha, tổng mức vốn đầu tư khoảng 9.099 tỷ đồng.
" alt=""/>Đấu giá đất vàng phố cổ Sa Pa giá khởi điểm gần 95 triệu/m2