Cây xanh đổ đè lên ô tô,âyxanhđổđèôtôchếtngườiAiphảiđềnbùwest ham – arsenal xe máy hoặc gây thương vong cho người đi đường, đối tượng phải bồi thường là Công ty Công viên cây xanh.
Ảnh hưởng của cơn bão số 1 đã khiến thủ đô Hà Nội có gần 700 cây xanh bật gốc, nhiều cây đổ ngang đè lên ô tô lớn… Thống kê của cơ quan chức năng, cơn bão đã khiến một người chết và 4 người khác bị thương.
Luật sư Lê Văn Kiên - Trưởng Văn phòng luật sư Ánh sáng Công lý cho biết, theo quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, chủ sở hữu phải bồi thường toàn bộ thiệt hại về người và tài sản cho bên bị thiệt hại nhanh chóng, kịp thời.
Qua đó, trong trường hợp cây xanh bị đổ đè lên ô tô hoặc gây thương vong cho người bị thiệt hại, đối tượng phải bồi thường chính là chủ sở hữu cây xanh. Ở đây đối tượng chịu trách nhiệm được xác định là Công ty TNHH một thành viên Công viên Cây xanh Hà Nội.
Tuy nhiên, quy định cũng chỉ rõ, chủ sở hữu sẽ không phải bồi thường trong trường hợp sự cố xảy ra do lỗi của người bị thiệt hại hoặc do sự kiện bất khả kháng.
“Điều quan trọng nhất là phải xác định được nguyên nhân xảy ra để xác định lỗi cố ý hay do sự kiện bất khả kháng. Nếu trong trường hợp cây xanh Hà Nội đổ, công ty cây xanh biết trước mùa thiên tai, mưa bão đến gần nhưng không tiến hành chặt, tỉa cành những cây có nguy cơ gãy đổ cao thì không thể coi là sự kiện bất khả kháng.” – Luật sư Kiên phân tích.
Trong trường hợp cây xanh đổ gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng (hư hỏng tài sản lớn hoặc thương vong về người) và không phải sự kiện bất khả kháng, lỗi sẽ thuộc về Công ty quản lý cây xanh.
Đối tượng phải bồi thường chính là chủ sở hữu cây xanh. |
Luật sư Kiên phân tích, về nguyên tắc, đơn vị này có nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại về người và tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự. Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
“Nếu thiệt hại xảy ra là sức khỏe và tính mạng của người bị hại thì phải bồi thường toàn bộ chi phí cứu chữa, điều trị, chi phí lo mai táng và một khoản bồi thường bù đắp tổn thất tinh thần khi sức khỏe, tính mạng bị xâm hại.” – Luật sư Kiên nói.
Đồng quan điểm trên, Luật sư Hồng Ngọc – Đoàn Luật sư Hà Nội cho biết, cơ quan chức năng phải xác định được việc đổ cây xanh Hà Nội là thuộc trường hợp bất khả kháng hay không.
Theo luật sư, Bộ luật Dân sự quy định về sự kiện bất khả kháng như sau: "Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép."
Trong khi đó, Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh Hà Nội (Công ty Công viên cây xanh) cho rằng, với những thiệt hại sau cơn giông khiến cây đổ vào nhà, vào xe, gây chết người là trường hợp bất khả kháng.
"Những trường hợp bất khả kháng sẽ do công ty bảo hiểm đền bù thiệt hại."- Đại diện Công ty cây xanh Hà Nội nói.
Đối với những vụ cây xanh đổ do thiên tai và gây thiệt hại, lãnh đạo công ty đều cho rằng, chưa có quy định cụ thể về trách nhiệm của đơn vị quản lý cây xanh. Công ty chỉ là đơn vị được giao quản lý theo đơn đặt hàng của thành phố.
(Theo ĐSPL)