Nhận định, soi kèo ISPE FC vs Thitsar Arman, 16h30 ngày 20/2: Trả nợ nhọc nhằn
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Naft Misan vs Al Karma SC, 18h30 ngày 20/2: Bất phân thắng bại -
Bão ngầm tập 64: Sơn bạch tuộc nghi ngờ đàn emSơn cũng nghi ngờ một tên đàn em thân cận không trung thành. "Thằng 'béo' này hỏng, tao đi guốc trong bụng nó. Đợi xong việc tao sẽ tính chuyện với nó", Sơn nói.
Ở một diễn biến khác, tên thuộc hạ mà Sơn gọi là "béo" gọi điện cho Hải Yến (Thanh Bi) tiết lộ Sơn 'bạch tuộc' vào rừng để làm ma túy. Tên này lo lắng, muốn bỏ trốn vì sợ vạ lây.
"Anh phải bình tĩnh. Ông Sơn mà biết anh muốn bỏ trốn là nguy hiểm đấy", Hải Yến nói.
Ở một diễn biến khác, một đàn em thân cận của Dũng 'ó' - kẻ bị Sơn 'bạch tuộc' giết đã trà trộn vào hang ổ của Sơn để tìm cách trả thù.
"Em ở Cần Giờ mới vào đây. Em trốn nợ phải di cư vào đây", đàn em của Dũng 'ó' nói để trốn tránh sự nghi ngờ.
Liệu, tên "béo" có bỏ trốn khiến kế hoạch của Hải Triều (Hà Việt Dũng) công cốc, diễn biến chi tiết tập 64 Bão ngầmsẽ lên sóng tối 26/5, trên VTV1.
Hà Lan
">'Bão ngầm' tập 63, Hải Triều thâm nhập hang ổ của Sơn 'bạch tuộc'Xem ngay
-
Hợp tác phát triển các giải pháp chuyển đổi số cho doanh nghiệpTheo Quyết định 749/QĐ-TTg ngày 3/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về chương trình “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, Chính phủ đã và đang khuyến khích quá trình chuyển đổi số ở các quy mô lớn, đặc biệt chú trọng mạnh vào các ngành kinh doanh, sản xuất. Chuyển đổi số không chỉ giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động, hiệu quả quản trị nội bộ, mà còn mở ra những cơ hội tiếp cận khách hàng toàn cầu, rút ngắn thời gian cung cấp dịch vụ, sáng tạo ra sản phẩm/dịch vụ mới, tăng trưởng doanh thu với các mô hình kinh doanh mới.
Khái niệm về chuyển đổi số đã ít nhiều được các doanh nghiệp nhận thức trong vài năm trở lại đây tuy nhiên việc thay đổi và thực hiện đòi hỏi sự chuyển mình mạnh mẽ về mọi mặt. Chính vì thế, vai trò của Viện kinh tế số Việt Nam càng được đề cao khi đây là đơn vị được Chính phủ giao trọng trách trong việc tư vấn doanh nghiệp về tư duy, nhận thức về vấn đề chuyển đổi số cũng như đồng hành cùng mọi doanh nghiệp trong hành trình chuyển đổi số, chung tay xây dựng một cộng đồng doanh nghiệp số năng động, có năng suất và sức cạnh tranh cao...
Trung tâm Công nghệ thông tin MobiFone trực thuộc Tổng công ty Viễn thông MobiFone là đơn vị mũi nhọn của doanh nghiệp viễn thông - CNTT hàng đầu Việt Nam, Trung tâm CNTT chịu trách nhiệm triển khai kinh doanh các giải pháp, dịch vụ Công nghệ thông tin cho khối khách hàng Chính phủ và Doanh nghiệp với sứ mệnh mang tới những giải pháp Công nghệ kết nối trong một hệ sinh thái toàn diện giúp đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số trong các doanh nghiệp, cơ quan và tổ chức.
Tại lễ ký kết hợp tác, hai bên cũng đã đồng ý hợp tác triển khai phối hợp để cung cấp các dịch vụ tư vấn và các giải pháp chuyển đổi số tới khách hàng doanh nghiệp, khách hàng chính phủ với các vai trò được phân rõ. Theo đó, Viện phát triển kinh tế số sẽ có trách nhiệm là đơn vị tư vấn, đào tạo cho khách hàng doanh nghiệp, khách hàng chính phủ; tổ chức hội nghị, hội thảo chuyển đổi số cho khách hàng doanh nghiệp, khách hàng chính phủ và triển khai công tác tuyên truyền, thông báo, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia, sử dụng các chương trình, dịch vụ của MobiFone.
Đối với MobiFone, đơn vị sẽ đồng hành trong việc giới thiệu triển khai các sản phẩm, dịch vụ Công nghệ thông tin của doanh nghiệp cho các đối tượng là khách hàng của Viện phát triển kinh tế số. Ngoài ra, đối với các sự kiện do Viện tổ chức, MobiFone sẽ tham gia giới thiệu, trình bày các sản phẩm, dịch vụ Công nghệ thông tin của MobiFone tại các hội nghị, hội thảo.
Trong buổi lễ ký kết, ông Trần Quý - Viện trưởng Viện kinh tế số Việt Nam đã chia sẻ: “Tôi hy vọng rằng sự hợp tác này giữa Viện kinh tế số và MobiFone cùng với các Hiệp hội doanh nghiệp sẽ tạo thành một thế kiềng ba chân giúp đỡ đắc lực cho doanh nghiệp Việt, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs).”
Giai đoạn 2020-2025 đánh dấu những bước chuyển mình bứt phá của MobiFone từ một nhà cung cấp dịch vụ viễn thông trở thành công ty công nghệ, phát triển mạnh mẽ trên 3 lĩnh vực: Hạ tầng số, Nền tảng, giải pháp số và Dịch vụ số. Bên cạnh nhiều sản phẩm, giải pháp công nghệ số được thị trường ghi nhận qua một loạt các giải thưởng chuyển đổi số quốc gia, quốc tế uy tín, MobiFone đã được Bộ TT&TT phê duyệt là doanh nghiệp nòng cốt triển khai phát triển 15 nền tảng số quốc gia. MobiFone cũng đã được tin tưởng lựa chọn là nhà tư vấn chuyển đổi số của nhiều đơn vị, doanh nghiệp lớn trong các lĩnh vực trọng yếu như ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, du lịch…
Buổi lễ ký kết có ý nghĩa dấu mốc quan trọng của hai đơn vị, hiện thực hóa khát vọng hỗ trợ số hóa doanh nghiệp hướng đến mục tiêu thực hiện toàn diện công cuộc Chuyển đổi số Quốc gia.
Phạm Trang
"> -
Cổ phiếu MWG đã hết “hot” trong mắt nhà đầu tư nước ngoài?Là một trong những thỏi nam châm hút nhà đầu tư nước ngoài, room ngoại của MWG thường xuyên được phủ kín và hầu như chỉ hở ra do các hoạt động ESOP nhưng đều được lấp đầy ngay sau đó. Điển hình như phiên ngày 13/4, nhà đầu tư nước ngoài đã không ngần ngại chi 1.500 tỷ đồng để phủ kín khoảng trống 9,4 triệu đơn vị do việc phát hành ESOP để lại.
Trong quá khứ, MWG cũng từng là cái tên khiến nhà đầu tư nước ngoài phải chấp nhận trả một mức giá chênh (premium) cao nhất thị trường, lên đến hàng chục phần trăm so với thị giá để sở hữu. Theo tiết lộ từ các quỹ ngoại lớn như Dragon Capital, Pyn Elite Fund, mức premium đối với MWG rất cao, thường vào khoảng 40% đến 50% so với thị giá. Theo sau là những cổ phiếu như FPT từ 15% đến 20%, REE vào khoảng 7% đến 10%,...
Việc room ngoại của MWG trống hàng triệu đơn vị trong thời gian dài là điều khá bất ngờ, đặc biệt khi cổ phiếu này đã chiết khấu khá sâu từ đỉnh. Trong vòng gần 1 tháng trở lại đây, cổ phiếu này đã giảm gần 21% và đang trôi dần về đáy 9 tháng. Tuy nhiên, thị giá MWG vẫn còn cao hơn gấp 2,3 lần so với thời điểm cách đây 2 năm nhờ giai đoạn tăng bền bỉ trước đó. Vì thế, nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ lâu có thể đã có những động thái chốt lời thời gian qua.
Cổ phiếu MWG giảm mạnh gần đây
Ngoài hoạt động bán ròng trực tiếp của khối ngoại trên sàn, dòng vốn vào Diamond ETF thông qua sản phẩm DR – Depositary Receipt tại Thái Lan, cũng đang có dấu hiệu chậm lại. Với việc chiếm tỷ trọng hàng đầu trong chỉ số VNDiamond (khoảng 16%), dòng vốn này là một trong những động lực hỗ trợ MWG vượt qua sóng gió thị trường trong giai đoạn trước. Do đó, dòng vốn này chững lại cũng phần nào ảnh hưởng đến diễn biến cổ phiếu gần đây.
Thêm nữa, yếu tố khiến MWG hút khối ngoại là khả năng tăng trưởng cao, lại đang gặp không ít thách thức. Tình hình kinh doanh của MWG cũng đang có dấu hiệu chững lại gần đây khi doanh thu tháng 5 đạt 11.400 tỷ đồng, gần như đi ngang so với cùng kỳ trong khi lợi nhuận ròng giảm đến 21% so với tháng 5/2021 xuống mức 383 tỷ đồng.
Lũy kế 5 tháng đầu năm, MWG đạt 59.300 tỷ đồng doanh thu, tăng 14% so với cùng kỳ nhưng lợi nhuận ròng gần như đi ngang ở mức 2.200 tỷ đồng. Biên lãi ròng lũy kế chỉ đạt 3,7%, thấp hơn so với con số 4,2% của 5 tháng đầu 2021, do lạm phát đã làm tăng chi phí hàng hóa đầu vào và chi phí vận hành của MWG.
SSI Research cho rằng kết quả hoạt động trong tháng 6-7/2022 có thể không cải thiện nhiều so với tháng 5 do biên lợi nhuận của MWG vẫn chịu tác động từ việc giải phóng hàng tồn kho của Bách Hóa Xanh (BHX). Với tốc độ thay đổi cách trưng bày 500 cửa hàng mỗi tháng, MWG có thể sẽ hoàn tất việc thay đổi này trên tất cả các cửa hàng BHX vào cuối tháng 7 và kỳ vọng kết quả hoạt động sẽ cải thiện từ tháng 8 trở đi.
Đáng chú ý, theo thông tin trên website chính thức của Bách Hóa Xanh, số lượng cửa hàng tại thời điểm ngày 11/7 là 1.972 điểm. Như vậy, trong hơn 2 tháng qua, BHX đã đóng cửa gần 170 điểm bán. Đại diện MWG xác nhận việc có một số cửa hàng BHX hoạt động không hiệu quả và không đáp ứng một số tiêu chí về kinh doanh.
Tại Đại hội cổ đông thường niên 2022, MWG cho biết sẽ tạm ngưng mở mới BHX để củng cố nền tảng vận hành trước khi mở rộng từ năm 2023 và kỳ vọng có thể đóng góp từ 20%-25% tổng doanh số. Bên cạnh đó, MWG còn có kế hoạch chào bán riêng lẻ 20% vốn cổ phần của BHX cho đối tác, nhà đầu tư trong khu vực hoặc trên thế giới (ngoại trừ các đối thủ cạnh tranh trực tiếp tại Việt Nam). Với số tiền thu được, MWG sẽ đầu tư vào trung tâm phân phối, tài sản cố định, công nghệ, kênh bán hàng online và làm nguồn lực để mở rộng chuỗi BHX ra toàn quốc.
Năm 2022, MWG lên kế hoạch doanh thu thuần là 140.000 tỷ đồng, tăng 14% so với năm trước. Trong đó, chuỗi Thế giới Di động/Điện Máy Xanh vẫn là trụ cột mang lại dòng tiền chính, đóng góp 75%-80% vào doanh thu thông qua mở mới trung tâm điện máy, Điện Máy Xanh Supermini, TopZone và phát triển mạng lưới cộng tác viên. MWG cũng đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế đạt 6.350 tỷ đồng, tăng 30% so với thực hiện năm 2021.
Thời điểm hiện tại, còn quá sớm để khẳng định MWG đã hết "hot" trong mắt khối ngoại. Nhà đầu tư nước ngoài chưa "mặn mà" lấp room ngoại có thể do "lăn tăn" về một vài vấn đề trong ngắn hạn. Tuy nhiên, không thể phủ nhận MWG vẫn đang là lựa chọn hàng đầu của nhiều quỹ ngoại lớn trên thị trường và "cá mập" này đã thay đổi khẩu vị hay chưa có lẽ cần thời gian kiểm chứng dài hơn.
(Theo Nhịp Sống Kinh Tế)
Cổ phiếu Thế Giới Di Động, FPT vẫn giữ phong độ trong top đầu
Cổ phiếu các công ty công nghệ có một tuần khá ổn định, với Thế Giới Di Động và FPT vẫn duy trì trong top đầu của nhóm bluechip.
">