Nhận định, soi kèo West Ham vs Fulham, 2h30 ngày 15/1: Đả bại chủ nhà
相关文章
Nhận định, soi kèo Borneo FC vs Semen Padang, 19h00 ngày 14/1: Tin vào cửa trên
Hư Vân - 14/01/2025 04:30 Nhận định bóng đá g2025-01-19Soi kèo góc Bình Dương vs Bình Định, 18h00 ngày 17/1
Hư Vân - 16/01/2025 19:00 Kèo phạt góc2025-01-19Chiếc iPhone 7 Plus hàng cấp C bị móp và vỡ kính camera. Ảnh: Minh Đức. "Trước khi đến nơi, tôi đã cẩn thận gọi trước thì nhân viên tư vấn nói đây là hàng 'đẹp' và cứ qua xem. Vì đã tốn công đến cửa hàng nên tôi cũng 'tặc lưỡi' mua nhanh máy khác có ngoại hình tốt hơn với giá chênh lệch 500.000 đồng", Tuấn nói.
Giá ảo để thu hút khách đến cửa hàng
Trên thực tế, đây là chiêu trò không mới của các cửa hàng xách tay nhỏ lẻ. Họ thường để giá của sản phẩm thấp hơn khoảng 500.000 đến 1 triệu đồng so với mức giá trung bình trên thị trường nhằm thu hút người dùng. Tuy nhiên, khách hàng sẽ không thể mua được sản phẩm ưng ý với mức giá trên.
Tham khảo tại một cửa hàng điện thoại xách tay khác tại Cầu Giấy, Hà Nội, chiếc iPhone 7 Plus phiên bản 32 GB bộ nhớ trong màu jet black được chào bán với mức giá 7,7 triệu đồng. Tuy nhiên, khi gọi điện hỏi mua, cửa hàng cho biết loại máy đó không còn hàng.
"Phiên bản anh xem trên web là hàng 90% (hàng cấp C). Loại hàng này hiện đã hết máy. Anh có thể tham khảo qua các màu sắc khác và hàng loại A để có máy hình thức tốt hơn", nhân viên của cửa hàng nói với tôi.
Chiếc iPhone 7 Plus hàng cấp C có giá 7,7 triệu đồng nhưng đã hết hàng. Đây là tình trạng khá phổ biến trên thị trường di động xách tay hiện nay, nhất là khi mặt hàng này đang có sự cạnh tranh khốc liệt. Nhiều cửa hàng nhỏ thường chơi chiêu này để câu khách. Thường thì khi bỏ công đến mua máy, khách có xu hướng nghe theo tư vấn của nhân viên của hàng với tâm lý bỏ thêm vài trăm nghìn để có máy xịn, hơn là đi về tay không.
"Khi đã bị dụ đến cửa hàng, người dùng có xu hướng nghe theo tư vấn của nhân viên với tâm lý bỏ thêm vài trăm nghìn để có máy xịn, hơn là đi về tay không", ông Hoàng Giang, chủ một cửa hàng bán iPhone xách tay lâu năm tại Hà Nội chia sẻ.
Ông Giang cho biết thêm iPhone khi xách tay về sẽ được các cửa hàng phân loại theo hình thức và chất lượng máy. Hàng cấp A (hàng 99%) là những máy có ngoại hình đẹp nhất, chỉ có một vài vết xước nhẹ, gần như mới. Hàng cấp B (hàng 95%) có nhiều vết xước hơn và có thể xuất hiện một số vết móp trên thân máy. Hàng cấp C (hàng 90%) là loại máy có ngoại hình xấu nhất, trầy xước nặng, linh kiện bên trong có thể đã bị thay.
Sau khi phân loại, cửa hàng sẽ định giá cho từng loại. Hàng cấp A có giá cao nhất, sau đó là hàng cấp B và thấp nhất là hàng cấp C. Ông cũng đưa ra lời khuyên người dùng không nên ham rẻ mà mua những máy cấp C bởi chúng hoạt động không ổn định, dùng lâu dài rất dễ xảy ra lỗi.
Chế độ bảo hành thiếu minh bạch
Bên cạnh đó, yếu tố quan trọng không kém mà người dùng cần lưu ý khi chọn mua điện thoại xách tay là chế độ bảo hành. Nhiều cửa hàng cũng lợi dụng tâm lý của người dùng và chia ra thành nhiều gói bảo hành khác nhau. Tham khảo tại một cửa hàng ở Thái Thịnh, Hà Nội, người dùng sẽ có 3 sự lựa chọn như bảo hành mặc định, bảo hành vàng và bảo hành vàng Plus.
Trong đó, với gói mặc định, người dùng chỉ nhận được bảo hành 3 tháng và không được bảo hành nguồn và màn hình. Đây là 2 thành phần linh kiện được xem là quan trọng và có chi phí sửa chữa cao nhất trên điện thoại.
Đối với gói bảo hành vàng, sản phẩm của người dùng sẽ được bảo hành toàn bộ máy. Gói này được bán với mức giá khoảng 500.000 đồng và có thời gian 6 tháng. Gói bảo hành vàng Plus cao cấp nhất có giá 800.000 đồng và kéo dài 12 tháng.
Tuy nhiên, sau khi cộng tất cả chi phí để mua hàng “đẹp” 99% và gói bảo hành vàng 12 tháng tại cửa hàng này, chiếc iPhone X phiên bản 64 GB bộ nhớ trong màu đen sẽ có giá 15,3 triệu đồng. Nó cao hơn 300.000-500.000 đồng so với mức giá tại nhiều cửa hàng khác với cùng chế độ bảo hành (người dùng không phải mua riêng).
'/>
最新评论