Con rắn chúa trị giá 10 triệu đồng được anh Thái nuôi.
“Tôi thường trêu đùa rằng, người giàu có hồ bơi riêng, có phòng gym riêng nhưng tôi có cả 1 sở thú riêng trị giá khoảng hơn 100 triệu đồng với 10 con rắn cảnh, 3 con chó, 1 con mèo, 1 con cú mini, 1 con rồng Úc, 1 con rùa châu Phi, 2 con ếch và 1 bầy gián Madagasca. Các loại thú cưng này rất hiền, không có độc nên chơi rất thích mà lại không sợ ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường. Đi làm về, bật đèn lên ngắm chúng là mọi mệt mỏi tan biến”, anh Thái nói.
Loài rắn có màu sắc sặc sỡ có giá từ 1-2 triệu đồng/con được rất nhiều người nuôi làm cảnh trên thế giới.
Theo anh Thái, rắn cảnh là loại dễ chăm nhất, nhàn nhất. “Hiện tại, nhà tôi có 3 loại rắn đó là: rắn ngô (corn snake), rắn chúa (king snake) và rắn sữa (milk snake). Loài rắn sữa có màu sắc sặc sỡ với các sọc ngang màu trắng hoặc kem, viền đen trên nền thân màu đỏ hoặc đỏ nâu nên chúng rất được ưa chuộng nuôi làm cảnh ở nhiều nơi trên thế giới”.
"Gia tài" hàng trăm triệu của anh Thái với rất nhiều loại rắn.
Chỉ vào con rắn cảnh trị giá khoảng 10 triệu đồng, anh Thái cho hay đó là giống rắn vua Mexican King Black mang hình hài và màu sắc của một chiến binh được nhập khẩu từ Mỹ, không độc và không làm hại đến con người khiến ai cũng có thể nuôi được.
"Rắn là loại vật nuôi chưa phổ biến ở nước ta vì nhận thức của chúng ta về rắn (loại nào độc, loại nào không) vẫn chưa rõ ràng. Rắn bị xem là mồi nhậu nhiều hơn là một con vật kiểng. Thế nhưng, ở châu Âu và các nước khác, rắn đã là một con vật nuôi quen thuộc", anh Thái nhận định.
Chuồng nuôi rắn cảnh chỉ đơn giản là bể kính, có máng nước và 1 cái hang nhỏ.
Để đầu tư nuôi thú cưng, anh Thái phải đầu tư hàng chục triệu đồng để làm chuồng trại và tìm hiểu thật kỹ cách nuôi để chúng không bị nhiễm bệnh. “Nuôi rắn tuyệt đối không được bật máy lạnh vì chúng hay ngâm nước, nếu bị lạnh thì chúng rất dễ viêm phổi. Rắn là loại ít vận động nên tiêu hóa chậm, từ 10-15 ngày mới cho ăn 1 lần, nếu ăn no quá, chúng không tiêu hóa kịp cũng dễ bị bệnh tiêu hóa”, anh Thái cho hay.
Rắn là loài ít vận động nên tiêu hóa chậm, mỗi tháng chỉ cần cho chúng ăn 2-3 lần.
Việc nuôi, chăm sóc các loài bò sát này cũng khá đơn giản, người chơi chỉ cần trang bị một hộp có lắp đậy hoặc thiết kế một chiếc hang, bên trong có khay nước. Tuy nhiên, đây là loài vật ưa sạch sẽ nên chuồng trại, nơi ở thường xuyên phải vệ sinh, lau chùi cẩn thận. Mỗi tháng chúng chỉ ăn 2 lần, mỗi lần 1 con chuột bạch khoảng 10-15.000 đồng. Ngoài vẻ đẹp chúng có khả năng thích nghi tốt với điều kiện sống nhân tạo ở nhiều nơi có khí hậu khác nhau.
Khu vực dành riêng cho việc nuôi thú cưng của anh Thái với hàng chục chiếc tủ nuôi rắn trang trí đẹp mắt, sạch sẽ như “sở thú” thu nhỏ.
“Những người nuôi bò sát đều rất yêu thương động vật. Trước đây còn nhỏ, xem các chương trình truyền hình có các con vật lạ lạ tôi thích lắm, sau này đi làm có tiền rồi thì mới tìm mua về nuôi. Mỗi người có một đam mê riêng, người khác mê xe cộ, mê nhậu nhẹt thì tôi mê các loại động vật như thế này. Ai cũng sợ rắn nhưng khi nuôi mới thấy chúng rất hiền và thú vị, lại không có độc nên chơi rất thích”, anh Thái phân tích.
Ngoài rắn cảnh, anh Thái còn nuôi thêm rồng Úc, cú, ếch, mèo chân ngắn và gián Madagasca có giá trị cả trăm triệu đồng.
Theo tìm hiểu của PV, có rất nhiều loại rắn cảnh cả nhỏ và lớn được nuôi làm thú cưng với khoảng 2900 loài rắn cảnh được tìm thấy trên khắp thế giới. Những năm gần đây, nhiều bạn trẻ tại Việt Nam đã chọn rắn để nuôi làm thú cảnh, thú cưng vì chúng khá ngoan ngoãn. Đặc biệt dễ chăm sóc, sạch sẽ, hầu như không có mùi và khá yên tĩnh.
Theo bác sỹ Nguyễn Thu Hà (Bệnh viện Đa khoa Xanh-Pôn Hà Nội), rắn là loài ăn thịt sống, thường mắc các bệnh về kí sinh trùng như giun, sán, ve, các bệnh nấm da, nấm miệng rất dễ lây. Vì thế, khi nuôi rắn làm cảnh, rắn có thể gây bệnh sang người tiếp xúc với rắn hàng ngày. Kế đến, thức ăn của rắn là chuột, gà, chim - những động vật trung gian gây bệnh dịch hạch, cúm gia cầm... rất nguy hiểm với con người.
Muốn thành công và giàu có, bạn cần phải làm việc chăm chỉ gấp 2, gấp 3, thậm chí gấp 10 lần người khác. Steve Siebold, tỷ phú nổi tiếng với việc lập nghiệp từ tay trắng luôn dạy các con phải lấy mục tiêu độc lập tài chính làm kim chỉ nam của cuộc đời.
Ông dạy các con: "Con có thể phải hy sinh thời gian, giấc ngủ của mình để xây dựng nên những điều vĩ đại. Khi bạn bè đi ngủ thì con sẽ phải làm việc. Trên đời này, không có thành công nào là miễn phí cả. Nếu sa đà vào các trò giải trí, cả đời con sẽ phải vật lộn về tài chính. Nếu giàu có, con sẽ không bao giờ phải vừa ngủ vừa giật mình lo lắng về tiền bạc".
Hãy tự hào về sự lựa chọn của mình, chứ không phải vì tài năng
Tỷ phú Jeff Bezos
Đó là điều mà tỷ phú giàu nhất hành tinh Jeff Bezos dạy các con của mình. Bạn có thể cảm thấy vui vì mình đẹp trai hay giỏi toán, ông cho biết trong một sự kiện tại New York. Tuy nhiên, bạn không nên cho rằng giá trị bản thân tăng lên vì những thứ bẩm sinh đó.
Nỗ lực mới chính là điều bạn nên tự hào. "Đó là một sự lựa chọn. Khi bạn làm tốt điều đó, nó sẽ dẫn bạn đến thành công", ông giải thích, "Khi bạn có tài năng, và lại làm việc chăm chỉ nữa, bạn mới thực sự tận dụng được tài năng đó".
Ông khuyên các con của mình và tất cả mọi người bắt đầu sự nghiệp bằng cách theo đuổi đam mê. Vì nó sẽ giúp người ta dễ dàng thành công hơn. "Khi đó, bạn sẽ dễ thuyết phục bản thân làm việc chăm chỉ hơn", Bezos nói, "Bạn sẽ làm việc với những người có suy nghĩ tương tự và sẽ truyền năng lượng cho cả căn phòng. Nếu bạn làm điều mình yêu, một ngày sẽ trôi qua rất vui vẻ".
Con được tự do thử bất cứ thứ gì, thay vì cho tiền trực tiếp
Gia đình tỷ phú Bill Gate.
Đây là cách tỷ phú Bill Gate giáo dục con. Không chỉ là một tỷ phú hào phóng Bill Gates còn được biết đến như một người cha có cách giáo dục con cái luôn khiến người khác ngưỡng mộ. Người cha tỷ phú này lại bắt con cái của mình phải tự lập bằng cách "cắt" quyền thừa kế.
Trong một cuộc phỏng vấn, Bill Gates đã nói: "Tôi sẽ quyên tặng phần lớn tài sản của mình cho các quỹ từ thiện, giúp trẻ em có thể tìm thấy được những gì chúng thực sự quan tâm và được tự do thử bất cứ thứ gì, thay vì cho tiền trực tiếp. Nếu bạn chỉ đơn giản đáp ứng các yêu cầu của trẻ về tiền bạc và vật chất, chúng sẽ hiển nhiên tận hưởng sự giàu có của gia đình mình từ nhỏ và sẽ không dám nghĩ, dám làm bất cứ thứ gì".
Việc các con ông sẽ chỉ được hưởng một phần nhỏ tài sản từ người cha giàu có luôn gây sự bất ngờ với nhiều người.
Không cần đứng đầu lớp
Jack Ma và con trai.
Jack Ma - tỷ phú với khối tài sản 39,6 tỷ USD (theo Forbes tháng 11/2017) - được nhiều người ngưỡng mộ vì câu chuyện khởi nghiệp thành công bất chấp mọi thử thách và thất bại. Tuy nhiên, một khía cạnh rất đặc biệt của vị tỷ phú này là quan điểm về giáo dục của ông.
Trong một bài phát biểu trước đám đông, Jack Ma từng đề cập đến chủ đề: "Những điều tôi dạy con trai tôi về giáo dục". Theo trang Tech in Asia, Ma nói: "Con không cần nằm trong top 3 của lớp, top giữa cũng được, miễn sao điểm của con không quá thấp. Chỉ có những học sinh ở tầm trung mới có thời gian rảnh để học các kỹ năng khác".
Theo ông, việc đứng đầu lớp không quan trọng bằng việc dành thời gian bên ngoài để học những kỹ năng khác. Trong khi Trung Quốc có nền giáo dục coi trọng điểm số, Jack Ma dạy con rằng: Làm bài tập vẫn là điều cần thiết nhưng đừng để điều đó quyết định số phận của con. Hãy học những kỹ năng mới, theo đuổi niềm đam mê trong thời gian rảnh.
Trong sinh nhật lần thứ 18 của con trai, Jack Ma cho biết ông đã viết 3 lời khuyên gửi tặng con, theo trang Jackmaalibaba. "Thứ nhất, luôn nghĩ cho bản thân và nhận định vấn đề một cách độc lập. Thứ hai, luôn lạc quan - sẽ có nhiều vấn đề nhưng luôn có nhiều cách giải quyết. Thứ ba, nói sự thật, đặc biệt là với cha của con", vị tỷ phú khuyên con trai.
Nhà sáng lập Alibaba cũng gửi lời nhắn đặc biệt với những người trẻ ở độ tuổi 25: Hãy phạm lỗi vừa đủ. "Đừng lo lắng! Ngã rồi bạn sẽ đứng lên, hãy tận hưởng điều đó! Bạn mới 25 tuổi, hãy tận hưởng quá trình này!".
6 thói quen tốt nên rèn cho con ở tuổi đến trường
Những thói quen lành mạnh được rèn giũa từ sớm sẽ rất có ích cho trẻ trong quá trình phát triển trí tuệ và thể lực.
Mối tình của Mạnh và Ngọc được nhiều người ví là "cổ tích giữa đời thực" khi một cô gái lành lặn quyết định gắn bó, chăm sóc cho anh chàng liệt 2 chân.
“Con bị liệt rồi”
Tháng 6/2008, Mạnh 21 tuổi, mới đi bộ đội về và học nghề cơ khí để kiếm kế sinh nhai. Vừa đi làm 15 ngày, anh ngã từ độ cao 6-7 m khi đang dựng mái tôn khung sắt và lập tức được chở đi cấp cứu ở Bệnh viện Quân y 103.
Tỉnh dậy sau 1 tuần hôn mê, muốn bước xuống giường nhưng không nhấc chân lên được, Mạnh mới biết mình gặp nạn do ván ngồi đột nhiên gãy. Vì ngã trong tư thế ngồi, anh bị xẹp 1 đốt sống và phù nề 4-5 đốt trên lưng.
Bác sĩ nói anh đã liệt cả hai chân. Chỉ 1 chút nữa 2 tay cũng liệt nốt.
Vì không tự chủ được vệ sinh, trong tháng đầu nằm viện, anh phải đặt ống thông tiểu.
“Thanh niên trai tráng vừa đi lính về, chưa kịp bay nhảy, làm lụng kiếm tiền thì gặp nạn. Lúc đó quả thực trời đất như sụp đổ. Nhiều đêm tôi khóc thầm, chỉ nghĩ tới cái chết”, anh nhớ lại.
Anh Mạnh từng muốn kết liễu cuộc đời sau biến cố.
Lời hứa phụng dưỡng cha mẹ của Mạnh chưa thành hiện thực, chỉ sau 1 đêm, hai đấng sinh thành bạc cả mái đầu, thay nhau ngược xuôi lo viện phí và tiền chữa trị cho con trai.
Sau Bệnh viện Quân y 103, Mạnh liên tục chuyển từ Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Bạch Mai đến Bệnh viện Châm cứu Trung ương. Hễ được mách nơi nào có cơ hội giúp phục hồi, bố mẹ lại đưa anh sang đó.
Ở Bệnh viện Việt Đức, các bác sĩ kết luận không thể mổ vì có thể làm liệt nốt cả 2 tay. Họ khuyên anh về nhà, tự tập và chỉ có thể chờ đợi phép màu.
“Tôi vẫn ngây thơ nghĩ mình chắc chắn sẽ khỏi. Vì sang tuần thứ 2 tập phục hồi chức năng, ngón chân bắt đầu phe phẩy được 1 chút. Sau đó 1 tuần, cả bàn chân cử động lại được. Sang tuần tiếp theo được nốt bàn chân còn lại. Tôi mừng quá, vẫn nghĩ tới Tết về sẽ đi lại được rồi”.
Anh Mạnh cố gắng tập đi bộ, chạy xe đạp, xe máy để không trở thành gánh nặng cho người xung quanh.
Nhưng mãi sau hơn 1 năm gặp nạn, Mạnh mới ngồi được bằng cách chống 2 tay, đứng lên và bước đi nhờ bám vào các đồ vật xung quanh.
3 năm sau, khoảng năm 2011, anh mới được rời trung tâm tập luyện về hẳn nhà.
“Mỗi sáng, tôi dậy từ 4h để đi tập xe đạp. Ngã không biết bao nhiêu lần. Tập xe xong lại đi bộ. Quãng đường đi và về khoảng 1,5 km, tôi đi mất khoảng 1,5 tiếng, áo đẫm mồ hôi, vắt ra cả nước. Có những ngày đi trong tiếng cười của trẻ con xóm. Tôi tự nhủ bản thân phải cố gắng để không ai phải khổ, phải phục vụ mình”.
Giờ đây, sau nhiều năm luyện tập, hiện tại, anh có thể tự ngồi, đứng, đi lại, dù không thể hoàn toàn bình thường. Đôi khi, anh có thể tự điều khiển xe đạp điện, xe máy đi ra đường mà không cần người kèm.
Người vợ thiệt thòi
Bị liệt 2 chân ở độ tuổi còn quá trẻ là điều không may mắn, nhưng trong những ngày tháng khó khăn nhất, Mạnh gặp được tình yêu của đời mình khi có một cô gái tên Ngọc thường xuyên nhắn tin, hỏi thăm anh qua mạng xã hội.
Một người bạn cùng quê tâm sự với Ngọc về hoàn cảnh của anh và nhờ nhắn tin động viên cho đỡ buồn.
Trò chuyện lâu dần thành quen, sau 1 năm, cả hai yêu nhau tự bao giờ.
Ngọc làm công việc cắt tóc, gội đầu ở Hà Nội, Mạnh ở quê tập phục hồi chức năng. Hai người yêu xa gần 4 năm. Vì không biết đi xe máy, Ngọc chỉ về thăm bạn trai được 2-3 lần mỗi năm.
Năm 2012, hai người tính chuyện cưới nhau và vấp phải sự phản đối từ gia đình. Nhà gái sợ con khổ vì lấy người khuyết tật. Trong khi đó, nhà trai lo Ngọc nhỏ bé (khi đó chỉ nặng 38 kg) sẽ không thể chăm sóc cho chồng bị liệt.
Sau nhiều lần thuyết phục, có cả những lần trò chuyện bình thường, có cả nước mắt, hai người mới thuyết phục được gia đình.
Lễ cưới của Mạnh - Ngọc lấy đi nước mắt của nhều người.
Vượt qua nhiều khó khăn, đám cưới của Mạnh và Ngọc diễn ra vào tháng 9/2012. Nhìn cảnh chú rể người ướt đẫm mồ hôi, “chân nam đá chân chiêu” nhưng vẫn cố tự mình bước vào nhà đón cô dâu, cả hôn trường bật khóc.
Cưới 1 nhau năm mà chưa có con, Mạnh từng nghĩ đến việc chia tay để vợ tìm người khác cho đỡ thiệt thòi. Tuy nhiên, Ngọc nói dù không có con, cô vẫn muốn được chăm sóc cho anh.
Đúng kỷ niệm 1 năm ngày cưới, Ngọc báo cho chồng tin có bầu. Tháng 5/2014, bé Gia Bình chào đời trong niềm vui mừng khôn xiết của 2 bên gia đình. Cuối năm 2018, vợ chồng Mạnh đón bé gái thứ 2, đặt tên là Ngọc Anh.
Giờ nhìn lại, anh Mạnh không ngờ cuộc đời mình lại có thể hạnh phúc đến vậy sau biến cố.
Giọng người đàn ông 33 tuổi chợt buồn khi tâm sự rằng vợ thiệt thòi đủ đường vì hơn 4 năm yêu nhau, anh không thể dẫn chị đi xem phim hay đi chơi xa. Đến giờ, khi đã cưới nhau 8 năm, cả gia đình vẫn chưa có dịp đi du lịch cùng nhau. Dù vậy, Ngọc chưa từng kêu ca nửa lời.
Với Mạnh, gia đình hạnh phúc ở hiện tại như sự bù đắp cho những ngày tháng đau khổ anh từng nếm trải trong quá khứ.
Chưa từng hối hận vì lấy chồng liệt 2 chân
Đến giờ, nhiều người biết chuyện vẫn bảo Ngọc phải dũng cảm lắm mới dám lấy người khuyết tật như Mạnh.
Tuy nhiên, Ngọc nói lựa chọn của mình là do duyên phận và không cần nói quá lên.
“Ngày trước anh Mạnh tỏ tình, tôi nhận lời vì đơn giản nghĩ anh ấy chân như vậy sẽ… không đòi đi chơi. Như thế, tôi có thời gian tập trung cho sự nghiệp. Lúc cưới, tôi vẫn chưa yêu anh ấy, mà chỉ thương là chính. Tôi nghĩ mình có công việc, có điều kiện chăm sóc, bao bọc cho anh”, Ngọc nói.
Hướng ánh mắt dịu dàng sang chồng, Ngọc khẳng định 8 năm làm vợ Mạnh, cô chưa một lần hối hận.
“Anh ấy lãng mạn. Sinh nhật vợ, kỷ niệm ngày cưới, 20/10, 8/3 nào cũng hát tặng vợ. Giờ tình thương của chúng tôi đã trở thành tình yêu, không thể xa nhau dù chỉ một ngày”, cô tâm sự.
Tổ ấm hạnh phúc của anh Mạnh - chị Ngọc.
Biết chân chồng yếu và di chuyển khó khăn, mọi việc từ giao du bên ngoài tới đi khám thai, Ngọc đều tự mình làm.
“Tôi chỉ cho chồng đi lúc quan trọng, để anh ấy vui chứ không hề cảm thấy tủi thân. Tôi không muốn anh ấy chân yếu lại phải ngồi lâu sốt ruột, hay đi đứng bị ngã”.
Hiện tại, Ngọc nói cuộc sống của mình gói gọn trong 2 từ “viên mãn”. Bởi Mạnh sức khỏe ngày một tốt lên, đi được xe máy, có thể chở vợ con đi khắp nơi, kinh tế cũng ổn định.
Ngọc chỉ mong gia đình có sức khỏe, mãi bên nhau hạnh phúc. Còn Mạnh mong ước mua được chiếc ôtô để chở vợ con đi chơi ít nhất mỗi năm 1 lần.
Thư viện miễn phí ở Hà Nội: Khách tự chọn sách, đồ uống
Mở từ tháng 9/2019, thư viện nằm trên căn gác 2, số nhà 66 phố Chùa Láng, Hà Nội khá nhiều đầu sách phục vụ hoàn toàn miễn phí bao gồm cả nước trà, cafe, bánh kẹo... bao gồm cả quạt và internet.
Từ ngày tôi về làm dâu, mẹ chồng khoán trắng cho tôi việc chi tiêu trong nhà. Bà nói thẳng, tiền chạy chợ hàng ngày chẳng đáng là bao, bà để làm sổ tiết kiệm dưỡng già, phòng khi đau ốm không phải phiền các con.
Bố chồng đưa cho tôi mỗi tháng 1 triệu để đỡ tiền điện, nước. Tháng hè không đợi tôi kêu ca, ông đưa thêm 500 nghìn nhưng tôi khéo từ chối để ông không phải nghĩ ngợi.
Tôi sinh con trai đầu lòng, ông bà nội rất vui mừng có cháu đích tôn.
Nửa tháng nữa, tôi phải đi làm nên vợ chồng tôi nhờ ông bà nội trông cháu. Chúng tôi mong bà nghỉ bán rau ngoài chợ khoảng 1 năm, đợi cháu cứng cáp đi lớp thì bà tiếp tục đi chợ.
Như thế, vợ chồng tôi sẽ đảm nhiệm hết việc chi tiêu ăn uống của cả nhà, mỗi tháng biếu ông bà 3 triệu, coi như bà vẫn có khoản tiết kiệm như lúc đi chợ. Vậy mà bà nội bảo, vợ chồng tôi đưa 3 triệu là quá bèo bọt, không ghi nhận công sức của ông bà.
Bà nội nói, ở nhà trông cháu rất mệt mỏi và bí bách, bà muốn vợ chồng tôi mỗi tháng đưa 5 triệu. Bà kể chuyện bà An lên thành phố trông trẻ thuê, được bao ăn uống đầy đủ, lương tháng 6 triệu mà chủ nhà còn biếu xén đủ thứ để lấy lòng.
Nghe mẹ chồng nói vậy, tôi thấy chua chát và bức xúc quá. Bà tính toán rạch ròi như vậy có khác gì người dưng. Hàng xóm xung quanh, ông bà nào chả ở nhà trông cháu, làm gì có chuyện tính công sá như vậy.
Bà nội còn kể lể chuyện ngày xưa quanh năm đồng ruộng, con 4 tháng đã đi gửi trẻ vậy mà các con đều lớn khôn hết. Bà chán cái cảnh 'trẻ trông con, già trông cháu' và chỉ thích đi chợ kiếm đồng ra đồng vào, gặp gỡ bạn chợ mỗi ngày.
Tôi đành phải nhờ vả bà ngoại trông cháu. Mẹ tôi đồng ý ngay mà không đòi hỏi bất cứ đồng tiền nào. Mẹ bảo, vợ chồng tôi còn vất vả, mẹ sẽ nghỉ làm một năm để hỗ trợ trông nom cháu.
Khi sắp đặt chuyện trông con êm xuôi, tôi vô tình nghe được bà nội cu Tôm trò chuyện với bà hàng xóm bên cạnh. Bà nói chẳng việc gì phải ôm cháu 1 năm, suốt ngày bỉm sữa, giường chiếu bẩn thỉu, cháo lão đi dong khắp làng. Bà phải nói vống lên, lấy công 5 triệu để con dâu mang cháu về bên ngoại.
Từ xưa đến nay, 'cháu bà nội, tội bà ngoại', cứ thế mà làm. Bà ngoại thằng Tôm cùng xã, tội gì không tận dụng.
Tôi nghe chuyện mà thấy vô cùng bức xúc. Bà tính toán chi li không muốn đỡ đần con cái lúc này thì sau bà ốm đau, tôi cũng mặc kệ. Ngay tháng sau, tôi sẽ nói ông bà đóng góp tiền ăn 2 triệu vì thực phẩm đắt đỏ, tôi không đủ sức cáng đáng.
Có chị em nào có mẹ chồng như tôi không? Bây giờ tôi bảo bố mẹ đóng góp tiền ăn thì có quá đáng không? Mong mọi người cho tôi lời khuyên.
Mỗi lần mẹ chồng đến thăm vợ chồng lại lục đục
Vợ chồng tôi kết hôn đã hơn một năm nhưng mối quan hệ của tôi với mẹ chồng không những không cải thiện mà còn xấu đi theo thời gian.
评论专区