UBND TP Hà Nội vừa quyết định thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra thực hiện kết luận thanh tra, chỉ đạo xử lý sau thanh tra đối với các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất, chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai.Đoàn kiểm tra liên ngành có sự tham gia của các sở, ngành: Tài nguyên và Môi trường (TNMT), Kế hoạch và Đầu tư, Quy hoạch - Kiến trúc, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công an thành phố, Thanh tra thành phố, Cục Thuế thành phố, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã.
|
3 khu “đất vàng” ở Khu đô thị Nam Trung Yên bị bỏ hoang hơn 10 năm |
Bên cạnh kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra, chỉ đạo xử lý sau thanh tra đối với các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất, chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai trên địa bàn thành phố; Đoàn kiểm tra liên ngành có trách nhiệm căn cứ quy định pháp luật về quy hoạch, đầu tư, đất đai, nghĩa vụ tài chính... xây dựng nguyên tắc giải quyết đối với các dự án chậm triển khai trên địa bàn thành phố để tổng hợp báo cáo UBND thành phố trình HĐND thành phố thống nhất về nguyên tắc tại kỳ họp tháng 3/2022.
Trên cơ sở các nguyên tắc được HĐND thành phố thống nhất; các sở, ngành thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã và Đoàn kiểm tra liên ngành thành phố có trách nhiệm kiểm tra, kết luận, đề xuất biện pháp xử lý cụ thể đối với từng dự án bảo đảm tuân thủ quy định pháp luật; tổng hợp, báo cáo UBND thành phố xem xét chỉ đạo xử lý, báo cáo kết quả thực hiện với HĐND thành phố tại kỳ họp tháng 7/2022.
Ngoài ra, UBND thành phố giao UBND các quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm rà soát danh sách các dự án chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai tại Kế hoạch 235/KH-UBND ngày 21/10/2021 của UBND thành phố; và các dự án chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai phát sinh đến thời điểm kiểm tra trên địa bàn để tổng hợp danh sách các dự án trước ngày 15/3/2022; chủ động phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường để rà soát, tổng hợp, thống nhất số liệu và xử lý.
Gần 400 dự án chậm tiến độ, thu hồi được 10 dự án
Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 3, HĐND TP Hà Nội khóa XVI (tháng 12/2021), Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Bùi Duy Cường cho biết, UBND TP Hà Nội đã ban hành các kế hoạch, chỉ đạo, thực hiện các tổ công tác, lập đoàn thanh tra liên ngành thanh tra các dự án chậm.
Kết quả, hiện có 379 dự án chậm triển khai đã có kết luận cụ thể, đề xuất xử lý, trong đó 30 dự án được kiến nghị thu hồi thì nay đã thu hồi 10 dự án; 35 dự án gia hạn tiến độ theo Luật đất đai; 77 dự án đã được chủ đầu tư tích cực khắc phục, đưa đất vào sử dụng. Với 63 dự án chậm GPMB, các dự án còn lại vướng một số nội dung, các chủ đầu tư đang tập trung hoàn tất thủ tục.
Theo vị này, qua thanh tra kiểm tra, nhiều chủ đầu tư đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính đưa đất vào sử dụng. Dẫn đến tình trạng chậm triển khai, theo ông Cường, là do: Chính sách quy định liên quan đất đai quy hoạch có nhiều thay đổi; chờ rà soát theo quy hoạch chung và quy hoạch phân khu; tình hình dịch bệnh…
Ngoài ra, theo ông Cường, còn có nguyên nhân chủ quan như nhận thức, ý thức chấp hành Luật Đất đai của các chủ đầu tư hạn chế, nhiều chủ đầu tư không phối hợp địa phương, cố tình chây ì không thực hiện nghĩa vụ tài chính, một số chủ đầu tư sắp hết hạn dự án thì đề nghị điều chỉnh gia hạn, một số sở, ngành thực hiện chưa phối hợp đồng bộ, hiệu quả chưa cao.
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Trọng Đông cho biết 383 dự án trước kia HĐND TP đã có ý kiến, hiện nay các sở ngành quận huyện tiếp tục triển khai thực hiện.
Đối với 61 dự án chậm triển khai tại huyện Mê Linh, có nguyên nhân chính là do khi sáp nhập 2008, TP tạm dừng các dự án để điều chỉnh quy hoạch. Ngoài ra còn do công tác GPMB, giao đất dịch vụ, năng lực của một số chủ đầu tư không đáp ứng được yêu cầu.
"Sở TNMT lập đoàn thanh tra liên ngành kiểm tra cụ thể các dự án với tinh thần tháo gỡ vướng mắc khó khăn đối với các dự án, quan trọng nhất là đưa đất vào sử dụng. Các dự án nào do nguyên nhân chủ quan của nhà đầu tư không tích cực hợp tác thì kiên quyết phải thu hồi", ông Đông nêu rõ.
Trước đó, trả lời cử tri về việc thu hồi dự án ở Mê Linh, UBND TP Hà Nội cho biết đã ban hành quyết định thu hồi 4 dự án do các nhà đầu tư 10 năm không triển khai thực hiện hoặc có văn bản đề nghị trả lại, xin dừng thực hiện dự án (gồm: Khu đô thị mới Prime Group; Khu đô thị mới Vinalines, Khu đô thị mới BMC; Khu đô thị mới Việt Á). Riêng đối với dự án khu đô thị mới Vinalines, UBND TP Hà Nội đã có chỉ đạo tạm dừng việc thực hiện quyết định thu hồi 12 tháng do có khiếu nại, kiến nghị của nhà đầu tư.
Thuận Phong
Chính thức ‘khai tử', thanh lý dự án Trung tâm phân phối và mua sắm Hà Nội
Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội vừa có Thông báo về việc chấm dứt hoạt động đầu tư dự án “Trung tâm phân phối và mua sắm Hà Nội” tại xã Hải Bối, huyện Đông Anh của Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro).
" alt="Hà Nội lập đoàn kiểm tra sắp xử lý gần 400 dự án chậm tiến độ"/>
Hà Nội lập đoàn kiểm tra sắp xử lý gần 400 dự án chậm tiến độ
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Vũ Chí Giang vừa ký Chỉ thị số 10 về tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh bất động sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.Theo UBND tỉnh, gần đây tại các khu vực có quy hoạch xây dựng, dự kiến thực hiện các dự án khu đô thị, khu công nghiệp… có dấu hiệu hoạt động đầu cơ mua đi bán lại đất đai, bất động sản gây "sốt ảo" trên thị trường.
|
Trong năm 2021, ki ốt tại Dự án Chợ đầu mối nông sản thực phẩm, hệ thống kho vận và Khu đô thị thương mại Vĩnh Tường được các nhà đầu tư đổ tiền vào "ôm" chờ cơ hội tăng giá (Ảnh: Báo Vĩnh Phúc) |
Một số chủ đầu tư dự án tổ chức huy động vốn, chuyển nhượng quyền sử dụng đất chưa đúng quy định pháp luật; quảng cáo, rao bán sản phẩm của dự án khi chưa thực hiện đầy đủ quy trình, thủ tục gây ảnh hưởng đến thị trường, phát sinh tranh chấp, khiếu kiện, làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự.
Trước thực tế trên, lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc yêu cầu 7 Sở, ngành cùng UBND các huyện, thành phố vào cuộc. Trong đó, Sở Xây dựng không xem xét giải quyết những đề xuất mới về chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền tại các dự án, bán nền tại các dự án xây dựng khu đô thị, nhà ở trên địa bàn.
Sở Xây dựng cũng được giao rà soát, quản lý chặt chẽ các dự án bất động sản, nhất là bất động sản trong tương lai.
Đồng thời, chủ trì phối hợp với các địa phương tổ chức kiểm tra hoạt động của các sàn giao dịch bất động sản trên địa bàn tỉnh nhằm chấn chỉnh hoạt động môi giới bất động sản.
chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Vĩnh Phúc, UBND các huyện, thành phố thường xuyên cập nhật, đăng tải thông tin các dự án bất động sản chưa đủ điều kiện đưa vào kinh doanh bất động sản; các dự án bất động sản đủ điều kiện huy động vốn; các dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh bất động sản. Đồng thời cảnh báo rủi ro khi mua bán đất nền khi chưa đủ điều kiện kinh doanh bất động sản tại các dự án phát triển đô thị, dự án nhà ở.
Đặc biệt, Công an tỉnh Vĩnh Phúc được giao theo dõi các khu vực có dấu hiệu giá đất tăng đột biến, tình trạng chuyển mục đích, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, “sốt ảo”; điều tra các đối tượng có hành vi đầu cơ, thổi giá, làm thị trường tạo cơn sốt đất ảo để kiếm lời.
"Xử lý kịp thời các trường hợp cố tình gây rối, làm mất an ninh trật tự tại địa phương theo quy định"- lãnh đạo Vĩnh Phúc yêu cầu.
Bên cạnh đó, tăng cường kiểm tra, xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động giao dịch, huy động vốn, kinh doanh bất động sản. Chủ động kiểm tra, nắm bắt thông tin để xử lý đối với các tổ chức, cá nhân có dấu hiệu lừa đảo, lũng đoạn, xúi giục, kích động, gây bất ổn thị trường bất động sản.
Ghi nhận tại Vĩnh Phúc, trong năm 2021, giá đất bất ngờ nhảy vọt. Không chỉ ở TP Vĩnh Yên, giá đất, nhà ở các địa phương, nhất là ở thành phố Phúc Yên, huyện Bình Xuyên, Vĩnh Tường, Yên Lạc…cũng tăng lên chóng mặt.
|
82 ô đất được kẻ vẽ như khu dân cư kiểu mẫu để phân lô, bán nền tại thôn Dộc Lịch, xã Hướng Đạo |
Như tại khu tái định cư ở Thiện Kế (huyện Bình Xuyên), Bốn năm trước, khi mới chuyển ra khu tái định cư này, giá đất được các hộ dân rao bán khá rẻ, chỉ 250- 300 triệu đồng/100 m2 và đắt nhất là 500 triệu đồng/100m2. Trong năm 2021, đất ở băng 1 có giá từ 5-8 tỷ đồng/100m2; các lô ở băng 2, băng 3 có giá từ 2,5 tỷ - 4 tỷ đồng/100m2.
Riêng tại 60 lô đất mà các hộ dân mới bốc thăm nhận trong tháng 10/2021, các hộ đang rao bán từ 2 tỷ - 2,5 tỷ đồng/100m2, ác lô có 2 mặt tiền, vị trí đẹp thì giá bán là khoảng 3 tỷ đồng/100m2.
Hay tại xã Hướng Đạo (huyện Tam Dương), thời gian qua cũng nóng với câu chuyện phân lô, bán nền. Cách thức chuyển đổi đất của giới đầu tư tìm đến xã Hướng Đạo khá giống nhau, họ tìm một khoảng đất đủ rộng, có vị trí gần các điểm công cộng tại địa phương. Sau khi tìm được khoảng đất ưng ý, người đầu tư mua gom các ô đất thành một mảnh lớn, sau đó xây dựng các đường nội bộ bằng bê tông rồi thực hiện việc chuyển đổi đất, phân lô và làm thủ tục tách thửa.
Theo ông Phan Xuân Khung - Giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Vĩnh Phúc, đại dịch Covid-19 khiến nhiều người dân trong thời gian nhàn rỗi có tiền tích lũy về tài chính đã tìm đến cơ hội đầu tư bất động sản với hy vọng làm giàu trong bối cảnh khó khăn chung của cả nước.
Việc quy hoạch và xây dựng khu công nghiệp Tam Dương nằm trên các xã Hướng Đạo, Đạo Tú (huyện Tam Dương) đã khiến đất nền tại hai xã sôi động bất thường. Có thể nói, chưa bao giờ cơn sốt đất lại lớn và nóng lên bất thường như tại hai xã này. Có thời điểm, chỉ sau một đêm, giá trị mỗi ô đất đã tăng lên chóng mặt, khác xa với giá trị thực tế vốn có.
Việc các giao dịch bất động sản nóng lên bất thường tạo nên cơn sốt đất ảo đã tạo cơ hội cho không ít đối tượng lừa đảo khiến nhiều người rơi vào cảnh trắng tay khi mua phải dự án “ma”.
Điển hình nhất có thể kể đến trường hợp dự án “ma” mang tên “Khu đô thị Đại An” của bà Đỗ Thúy Miên (SN 1982, trú huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc). Cuối năm 2020, lợi dụng cơn sốt đất, Miên mua gom khoảng 6 ha đất trồng lúa và một số loại đất khác các hộ dân tại huyện Tam Đảo, Tam Dương và Bình Xuyên.
Mặc dù chưa được phê duyệt chủ trương đầu tư thực hiện dự án khu đô thị nhưng Miên đã tự ý thuê người vẽ bản đồ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500, lập hồ sơ dự án khu đô thị, nhà ở, phân lô tách thửa thành hàng trăm ô đất với diện tích khoảng 100m2 mỗi ô rồi lên bảng giá và rao bán kèm theo cam kết từ 8-12 tháng sau khi ký hợp đồng sẽ có sổ đỏ. Có ít nhất 131 ô đất đã bị Miên lừa bán với khoảng 30 tỷ đồng.
Tháng 10/2021, Công an tỉnh Vĩnh Phúc tống đạt quyết định khởi tố bị can, lệnh tạm giam Miên để điều tra về hành vi lập dự án khu đô thị trên đất nông nghiệp lừa bán cho nhiều người.
Thuận Phong
Cuối năm nhà đất nóng hầm hập, năm 2022 có thể xuất hiện đợt ‘sốt’ mới
Theo Bộ Xây dựng, khi Nhà nước sử dụng các giải pháp kích cầu, hỗ trợ phục hồi kinh tế sau giai đoạn giảm phát cũng có thể tác động làm thị trường bất động sản phát triển nóng, nếu không được kiểm soát tốt.
" alt="Công an vào cuộc điều tra người thổi giá tạo sốt đất ở Vĩnh Phúc"/>
Công an vào cuộc điều tra người thổi giá tạo sốt đất ở Vĩnh Phúc