Màn hình “đục lỗ” (hay “nốt ruồi”) trước đây được trang bị trên các smartphone cao cấp như Galaxy Note 10,ànhìnhđụclỗgiáđãrẻhơltđ ngoại hạng anh Galaxy S20, Huawei P40, Xiaomi Mi 10/Mi 10 Pro,... nay bắt đầu được đưa xuống các smartphone tầm trung, tầm thấp.
Màn hình đục lỗ giúp phần hiển thị được rộng hơn. |
So với màn hình tai thỏ hay màn hình giọt nước, màn hình đục lỗ được xem là phương án tối ưu nhất để vẫn đặt camera selfie trên màn hình mà giữ được phần hiển thị rộng nhất có thể.
Sau khi đã được trang bị trên smartphone đắt tiền, các nhà sản xuất như Oppo, Vivo, Xiaomi, Samsung bắt đầu đưa dạng màn hình này vào những smartphone tầm giá dễ mua.
Smartphone tầm trung lẫn cao cấp đều đã sử dụng màn hình đục lỗ. |
Màn hình đục lỗ xuất hiện trên smartphone từ những năm 2018. Được coi là giải pháp thay thế cho màn hình tai thỏ trở nên lỗi thời và bị nhiều người sử dụng phàn nàn do chiếm quá nhiều diện tích mặt trước.
Những smartphone đi đầu trong công cuộc đổi mới là Huawei Nova 4 và Samsung Galaxy A8s. Thời điểm hai mẫu máy này ra mắt đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của những người yêu công nghệ vì tính mới lạ.
Vẫn có người khen và người chê nhưng chính thời gian đã trả lời cho sự thành bại của màn hình đục lỗ. Kết quả là đến nay có rất nhiều mẫu smartphone đủ mọi phân khúc sử dụng loại công nghệ này vì những ưu điểm của nó với màn hình tai thỏ.
Việc trên màn hình chỉ có một lỗ nhỏ thay vì cả một viền đen lớn như tai thỏ tăng diện tích hiển thị lên rất nhiều và tối ưu hơn cả về mặt thẩm mỹ. Diện tích dành cho camera selfie và những cảm biến ở mặt trước giảm đi đáng kể.
Màn hình đục lỗ khi so với màn hình giọt nước và tai thỏ. |
Đó là ưu điểm của màn hình đục lỗ khi so sánh với màn hình tai thỏ nhưng bên cạnh đó vẫn còn những nhược điểm. Việc một lỗ tròn tách rời hoàn toàn so với cạnh trên màn hình đôi khi làm người dùng mất tập trung khi sử dụng máy, một số điện thoại chưa tối ưu tốt và làm tăng diện tích của thanh trạng thái.
Phần viền xung quanh camera đục lỗ cũng chỉ được tối ưu tốt nếu máy đang sử dụng tấm nền AMOLED. Còn với tấm nền IPS phần viền này bị dày hơn và có xu hướng lem nhẹ viền đen ra vùng hiển thị xung quanh lỗ. Chưa kể người dùng đôi lúc cảm giác như màn hình có một điểm chết màu đen khá lớn.
Tuy rằng việc đục lỗ chỉ làm mất diện tích của một ô tròn ở góc màn hình, nhưng nếu soi xét kỹ thì với những máy đặt lỗ ở góc trái hoặc phải chúng ta sẽ bị mất đi phần diện tích hiển thị là hình chữ nhật. Bởi phần diện tích còn lại ở góc là quá nhỏ để đưa vào thông tin hiển thị nào đó.
Thật may mắn vì 2 phần góc này không chứa quá nhiều thông tin quan trọng, kể cả trong việc bạn chơi game cũng không bị ảnh hưởng.
Các smartphone cao cấp có sử dụng màn hình đục lỗ đi kèm sự tối ưu tốt có thể kể tới như Galaxy S10, Galaxy S20, Galaxy Note 10/Note 10+ hay Xiaomi Mi 10/Mi 10 Pro. Đây là những smartphone rất đáng chú ý khi bạn có hầu bao dư dả và muốn trải nghiệm sự hoàn hảo trên smartphone tầm cao.
Những smartphone màn hình đục lỗ giá dễ mua
Nếu bạn có khoản chi phí vừa phải, vẫn có thể sở hữu một chiếc smartphone có màn hình đục lỗ.
Oppo A92 mới được ra mắt là một ví dụ, chỉ trong tầm giá 7 triệu đồng. Màn hình đục lỗ của máy được Oppo gọi với tên khá lạ Neo Display. Phần camera trước được gói gọn trong một lỗ nhỏ ở góc màn hình, kích thước màn hình lớn 6.5” cùng độ phân giải FullHD+ giúp mang lại trải nghiệm tốt cho người sử dụng.
Oppo A92 |
Về cấu hình, Oppo A92 được trang bị con chip Snapdragon 665, RAM và ROM lần lượt là 8GB và 128GB. Về camera, thông số 4 camera sau bao gồm: Camera chính 48MP f/1.7, camera góc siêu rộng 8MP f/2.2, camera đo chiều sâu 2MP và camera đơn sắc 2MP. Đối với camera selfie sẽ có độ phân giải 16MP.
Viên pin được tích hợp bên trong A92 có dung lượng lớn 5.000 mAh và hỗ trợ sạc nhanh 18W thông qua cổng USB-C.
Ngoài Oppo A92 ra chúng ta vẫn còn những sự lựa chọn khác trong cùng phân khúc hay thậm chí mức giá rẻ hơn. Nếu là fan Samsung có thể tham khảo qua mẫu máy Samsung Galaxy A21s với mức giá tham khảo chỉ từ 4 triệu đồng cho phiên bản thấp nhất. Màn hình máy có kích thước 6.5” khá lớn nhưng độ phân giải chỉ dừng lại ở HD+. Phần đục lỗ ở góc trái cũng khá nhỏ và gọn gàng, tạo cảm giác tràn viền thực thụ cho sản phẩm.
Samsung A21s |
Galaxy A21s được hoàn thiện phần mặt lưng từ nhựa với các cạnh và góc máy được bo cong khá dễ chịu khi cầm nắm. Về mặt cấu hình sẽ là con chip Exynos 850 cùng 2 phiên bản RAM và bộ nhớ cho người dùng tùy chọn: 3GB/32GB hoặc 6GB/64GB.
Camera trên A21s có tới 4 camera sau với đầy đủ tính năng cần thiết: camera chính 48MP f/2.0, camera góc siêu rộng 8MP f/2.2, camera macro 2MP f/2.4 và camera đo chiều sâu 2MP. Đối với camera trước sẽ có độ phân giải 13MP.
Viên pin 5.000mAh trên máy thoải mái cho một ngày sử dụng cùng công nghệ sạc nhanh 15W.
Xiaomi ở phân khúc tầm trung cũng có bộ ba sản phẩm Xiaomi Redmi Note 9/9S/9 Pro được sở hữu màn hình đục lỗ. Điểm khác biệt chính ở màn hình là vị trí của camera selfie trên Redmi Note 9 sẽ lệch trang bên trái còn Redmi Note 9S/9 Pro là chính giữa màn hình.
Redmi Note 9S |
Kích thước màn hình của Redmi Note 9 cũng sẽ nhỏ hơn một chút chỉ là 6.53” so với 6.67” ở trên Redmi Note 9S/9 Pro. Tất cả đều sở hữu màn hình IPS LCD cùng độ phân giải màn hình là FullHD+.
Cuối cùng là một đối thủ tới từ nhà Vivo, chiếc Vivo Y30 có mức giá khoảng 5 triệu đồng cũng sở hữu màn hình đục lỗ với thiết kế tràn viền. “Nốt ruồi” sẽ được đặt lệch sang bên trái trên màn hình IPS LCD có kích thước 6.47” nhưng độ phân giải chỉ dừng lại ở HD+.
Vivo Y30. Ảnh: thegioididong |
Mặt lưng máy cũng giống như Galaxy A21s được hoàn thiện từ nhựa với những đường nét bo cong mạnh cho cảm giác cầm nắm tốt. Về hiệu năng, Vivo Y30 được trang bị Helio P35 cùng 4GB RAM và 128GB bộ nhớ trong, ngoài ra có hỗ trợ nâng cấp bộ nhớ thông qua thẻ nhớ.
Vivo Y30 có 4 camera mặt sau bao gồm: camera chính 13MP f/2.2, camera góc siêu rộng 8MP f/2.2, camera macro 2MP f/2.4 và camera đo chiều sâu 2MP. Còn đối với camera trước độ phân giải là 8MP.
Về pin, smartphone nhà Vivo có viên pin dung lượng lớn 5.000mAh, nhưng đáng tiếc không hỗ trợ sạc nhanh, công nghệ sạc chỉ là 10W.
Qua bài viết này hy vọng các bạn đã hiểu hơn về công nghệ camera đục lỗ, những ưu điểm - nhược điểm và nếu thích trải nghiệm công nghệ này thì cũng tìm ra sự lựa chọn cho riêng mình.
Đinh Long
Smartphone có camera dưới màn hình sẽ sớm bán tại Việt Nam?
Có những dấu hiệu cho thấy smartphone camera dưới màn hình có thể bán tại Việt Nam năm nay.