Bệnh 'lệ rơi', chậm điều trị 'khóc' cả đời

[Công nghệ] 时间:2025-01-20 00:52:17 来源:NEWS 作者:Ngoại Hạng Anh 点击:26次

Đây là tình trạng chảy nước mắt sống thường gặp ở trẻ sau sinh đến dưới sáu tháng tuổi. Chậm điều trị,ệnhlệrơichậmđiềutrịkhóccảđờlịch cup c1 trẻ có thể rơi vào tình trạng “khóc không kiểm soát” cả đời.

Từ chảy nước mắt sống...

Có đến 80% trẻ bị chảy nước mắt sống sau sinh. Nguyên nhân là do van Hasner’s trong đường dẫn nước mắt của trẻ chậm mở. Ở hầu hết trẻ, van này sẽ tự mở trong vòng dưới sáu tháng; hoặc đến dưới một tuổi (khoảng 20% trẻ) hay đến trên một tuổi (một tỉ lệ nhỏ).

“Chảy nước mắt sống là điều hết sức bình thường, cha mẹ chớ nên lo lắng quá mức. Điều cần làm là khi thấy trẻ bị chảy nước mắt cần đưa đến các đơn vị chuyên khoa nhãn nhi để được khám và tư vấn” - BS Nguyễn Ngọc Châu Trang, Trưởng khoa Mắt nhi, Bệnh viện Mắt TP HCM cho biết.

Nếu trẻ bị chảy nước mắt do van Hasner’s chưa mở, cha mẹ cần vệ sinh đúng cách và thường xuyên mát xa, day nắn cho trẻ theo hướng dẫn của bác sĩ, giúp cho van mở nhanh hơn và mở hoàn toàn. Sau một tháng day nắn, trẻ vẫn bị chảy nước mắt có nghĩa cha mẹ chưa thực hiện đúng cách, cần phải xem lại cách day. Có nhiều trường hợp phụ huynh day, nắn không thường xuyên hoặc không đúng theo hướng dẫn của bác sĩ, khiến van không tự mở, trẻ phải chịu can thiệp nặng nề hơn là thông lệ đạo (phải gây mê).

Từ sau sáu tháng, khi đã thực hiện biện pháp day nắn, trẻ vẫn còn chảy nước mắt mới tiến hành thông lệ đạo, tác động làm van Hasner’s mở ra. Cha mẹ không nên nôn nóng đưa trẻ đi thông lệ đạo sớm (trước sáu tháng tuổi) vì sẽ làm tổn thương đường lệ đạo của bé, khiến trẻ phải trải qua phẫu thuật làm giảm chảy nước mắt rất nặng nề, tốn kém trong khi kết quả thành công rất thấp.

{ keywords} 

Nếu thông lệ đạo vẫn chưa hết chảy nước mắt, nguyên nhân còn có thể do đường dẫn nước mắt đã bị đặc. Trong trường hợp này, trẻ sẽ phải chịu thêm một phẫu thuật nong đường dẫn nước mắt bằng cách đặt ống silicon trong ống lệ quản. Khoảng 3-6 tháng bác sĩ sẽ cho rút ống silicon ra. Nếu sau đặt ống mà vẫn không cải thiện được tình trạng chảy nước mắt, trẻ tiếp tục chịu đựng thêm một lần phẫu thuật để mở thông túi lệ.

... đến tắc lệ đạo

BS Nguyễn Ngọc Châu Trang cảnh báo: "Có nhiều trường hợp trẻ bị viêm túi lệ, có nhầy mủ cha mẹ mới đưa con đến khám, do nước mắt ứ đọng tại túi lệ gây nhiễm trùng tại đường lệ, khiến bé mắc bệnh lý tắc lệ đạo. Ấn tay vào vùng túi lệ sẽ có nhầy mủ trào ra ở khóe mắt, dễ gây áp xe, thậm chí gây rò, thoát mủ ra ngoài, khiến bé đau nhức. Nhiều trẻ, túi lệ bị viêm nhiễm nặng phải cắt đi, khiến bé phải mang căn bệnh “khóc không kiểm soát”.

BS Võ Chinh Nga, Bệnh viện Mắt TP HCM cho biết thêm: "Trẻ có thể bị tắc lệ đạo do một số nguyên nhân khác: không có điểm lệ, tắc ống lệ mũi do các bất thường về xương của ống lệ mũi. Nguyên nhân hiếm gặp hơn là do bị rò túi lệ bẩm sinh (túi lệ có một lỗ rò ra da ở góc trong mũi)”.

Những triệu chứng ban đầu cho thấy trẻ có nguy cơ bị tắc lệ đạo: sau sinh 2-3 tuần mắt trẻ luôn ướt hoặc thường xuyên chảy nước mắt, có thể chảy nước mắt đơn thuần hoặc có ghèn dính ở góc trong mắt. Trẻ có dấu hiệu chảy nước mắt đơn thuần, không kèm thêm triệu chứng khác, khả năng mắt trẻ không có điểm lệ. Mắt trẻ thường xuyên có rỉ ghèn, nhất là ở vùng góc trong nhưng điều trị bằng kháng sinh không khỏi. Vùng túi lệ (góc trong mắt) có thể nề nhẹ, ấn vào vùng túi lệ có mủ nhầy trào ra ở lỗ lệ có thể là trẻ đã bị tắc ống lệ mũi kéo dài gây viêm túi lệ mạn.

Tắc lệ đạo thường dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh lý khác có gây chảy nước mắt ở trẻ sơ sinh như: viêm kết mạc, quặm mi dưới hay glocom bẩm sinh. Vì vậy, các bậc phụ huynh nên lưu ý đưa trẻ đi khám ở các cơ sở chuyên khoa nhãn nhi để xác định đúng bệnh.

(Theo Phụ Nữ TP HCM)

(责任编辑:Thời sự)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接