Thể thao

Sáng 24/6, Bình Dương ghi nhận 27 ca dương tính Covid

字号+ 作者:NEWS 来源:Thế giới 2025-02-23 08:46:10 我要评论(0)

Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Dương sáng nay (24/6) cho hay,ángBìnhDươngghinhậncadươngtílịclịch thi đâu hôm naylịch thi đâu hôm nay、、

Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Dương sáng nay (24/6) cho hay,ángBìnhDươngghinhậncadươngtílịch thi đâu hôm nay ngành y tế tỉnh vừa ghi nhận thêm 27 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2.

{ keywords}
Một khu vực tại phường Tân Phước Khánh, thị xã Tân Uyên bị phong tỏa

27 trường hợp dương tính mới này được ghi nhận qua kết quả xét nghiệm các trường hợp F1, các trường hợp liên quan đến những điểm dịch tễ của các ổ dịch tại tỉnh Bình Dương và các trường hợp khai báo y tế.

Trong số các ca này, ngành y tế ghi nhận 8 ca liên quan đến Công ty Việt Nam Housewares (TP Thuận An), một ca tại công ty Gốm Hiền Hòa Anh (thị xã Tân Uyên), 16 ca tại nhà trọ Ba Lực, một ca Công ty Sách, thiết bị trường học TP.HCM (cùng phường Bình Chuẩn, TP Thuận An) và một ca được phát hiện qua khai báo y tế.

Tất cả 27 trường hợp mới sáng nay đều nằm trong khu cách ly tập trung hoặc khu đã phong tỏa trước đó.

Liên quan đến 27 trường hợp trên, cơ quan chức năng đã truy vết được 102 trường hợp F1 và đang tiến hành cách ly tập trung, lấy mẫu xét nghiệm. Các trường hợp F1, F2 khác đang được tiếp điều tra truy vết.

Bên cạnh đó, các điểm dịch tễ liên quan đến các ca bệnh đã được lực lượng chức năng khoanh vùng, cách ly y tế tạm thời và phun khử khuẩn.

Tính từ đầu đợt bùng phát dịch bệnh mới đến nay, Bình Dương ghi nhận 191 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, trong đó có nhiều ca bệnh đã được Bộ Y tế công bố.

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh tại địa phương này, Bộ Y tế đã trực tiếp làm việc với Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 của tỉnh. Bộ Y tế cũng thông báo sẽ phân bổ cho Bình Dương từ 500 đến 1 triệu liều vắc xin trong tháng 7 tới để triển khai tiêm cho công nhân trên diện rộng.

Thứ trưởng Bộ Y tế vào 'điểm nóng' Bình Dương kiểm tra phòng chống dịch

Thứ trưởng Bộ Y tế vào 'điểm nóng' Bình Dương kiểm tra phòng chống dịch

Sáng nay (23/6), Đoàn công tác của Bộ Y tế do Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn dẫn đầu đã đến kiểm tra tình hình phòng, chống dịch Covid-19 tại tỉnh Bình Dương. 

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读

Theo cơ quan điều tra, Phan Công Sáng là dối tượng cầm đầu đường dây cho vay lãi suất cao, hoạt động hết sức tinh vi.

Ngày 23/3, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với Công an huyện Đức Thọ, Công an thị xã Hồng Lĩnh, Công an huyện Cẩm Xuyên huy động hàng chục cán bộ chiến sĩ, đồng loạt tấn công bắt, khám xét khẩn cấp 3 đối tượng nói trên và thu giữ nhiều tang vật liên quan đến vụ án và nhiều hung khí nguy hiểm.

Phan Công Sáng cầm đầu đường dây cho vay nặng lãi. Ảnh Công an cung cấp

Cơ quan điều tra xác định, từ 2018 đến nay, Phan Công Sáng, Đặng Quang Nam và Đặng Thế Khánh mua tài khoản chuyên dùng để quản lý dịch vụ tài chính trên trang web mecash.vn (nay đổi tên miền sang 1cash.info), thực hiện các hoạt động cho vay lãi nặng, mức lãi suất dao động từ 3.000 đồng/1 triệu/ngày đến 5.000đồng/1 triệu/ ngày.

Phan Công Sáng là đối tượng đứng sau, cung cấp vốn, mở cửa hàng cầm đồ và giao cho Đặng Quang Nam trực tiếp tiến hành cho vay, thu lãi, thu hồi nợ, hoạt động trên địa bàn thị xã Hồng Lĩnh, Đức Thọ, Can Lộc.

Công an làm việc với Đặng Quang Nam. Ảnh Công an cung cấp

Còn Đặng Thế Khánh trực tiếp thực hiện cho vay trên địa bàn Cẩm Xuyên, Thạch Hà. Đến nay các đối tượng đã thực hiện gần 1.000 lượt cho vay, tổng số tiền cho vay là hơn 19 tỷ đồng, thu lợi bất chính hàng trăm triệu.

Vụ án đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.

" alt="Bắt 3 đối tượng trong đường dây cho vay nặng lãi ở Hà Tĩnh" width="90" height="59"/>

Bắt 3 đối tượng trong đường dây cho vay nặng lãi ở Hà Tĩnh

{keywords}

Bệnh viện Phổi Hà Nội đã dừng tiếp nhận bệnh nhân. Ảnh: Trần Thường

2 ca bệnh liên quan nhà thuốc Đức Tâm (Đống Đa)

P.T.T., nữ, sinh năm 1999, ở Yên Hòa, Cầu Giấy. Bệnh nhân là nhân viên bán thuốc tại cửa hàng Vinapharm, 95A Láng Hạ; F1 của F0 H.T.M.A. (chủ quầy). Ngày 19/7, chị T. được cách ly tại hiệu thuốc, đến ngày 20/7 xét nghiệm lần 1 âm tính.

Ngày 21/7, bệnh nhân chuyển cách ly tập trung tại trường Đại học Lâm Nghiệp. Ngày 25/7, chị khởi phát sốt, được lấy mẫu xét nghiệm, cho kết quả dương tính SARS-CoV-2.

Đ.H.G., nữ, sinh năm 1992, ở Cửa Nam, Hoàn Kiếm. Bệnh nhân cũng là F1 của ca Covid-19 H.T.M.A. Chị G. cách ly tập trung tại trường Đại học Lâm nghiệp, đã xét nghiệm 2 lần âm tính. Ngày 25/7, bệnh nhân có biểu hiện sốt, lấy mẫu lần 3 phát hiện dương tính SARS-CoV-2.

1 trường hợp phát hiện qua sàng lọc ho sốt cộng đồnglà anh T.Q.M., sinh năm 1997, ở Vĩnh Hưng, Hoàng Mai. Từ 14/7-23/7, anh M. đi làm tại công ty Điện máy 88 Hà Nội. Đến ngày 23/7, bệnh nhân xuất hiện sốt, đau rát họng, có đi mua thuốc và khai báo triệu chứng. Hiệu thuốc đã gửi thông tin về Trạm Y tế Vĩnh Hưng.

Sau đó, bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc ho sốt cộng đồng, Bệnh viện Xanh Pôn xét nghiệm dương tính (ngày 25/7). Ngày 26/7, mẫu được chuyển CDC Hà Nội xét nghiệm khẳng định, cho kết quả tương tự.

1 trường hợp thuộc chùm ho sốt thứ phát là ông N.V.H., sinh năm 1952, ở Thịnh Liệt, Hoàng Mai. Ông H. có liên quan đến F0. N.T.B (tiếp xúc gần ngày 15/7). Ngày 25/7, bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.

1 ca thuộc chùm Tân Mai (Hoàng Mai) là bệnh nhân T.T.V., nữ, sinh năm 2006, ở Giáp Bát, Hoàng Mai. Người này là F1 (bạn, học cùng lớp học thêm) với F0 N.H.T. Ngày 17/7, bệnh nhân xét nghiệm lần 1, kết quả âm tính, chuyển cách ly tập trung tại khu cách ly Tứ Hiệp, Hoàng Mai. Ngày 25/7, cháu V. có triệu chứng, được lấy mẫu lần 2, cho kết quả dương tính  SARS-CoV-2.

2 bệnh nhân thuộc chùm liên quan liên quan TP.HCM

T.V.N., nam, sinh năm 1974, ở Quất Động, Thường Tín. Ông N. là F1 của ca Covid-19 Đ.C.C. (về từ TP.HCM). Ngày 17/7, bệnh nhân xét nghiệm lần 1, kết quả âm tính, chuyển cách ly tập trung tại khu cách ly Tứ Hiệp, Hoàng Mai. Ngày 25/7, người này được lấy mẫu xét nghiệm lần 2, phát hiện dương tính SARS-CoV-2.

N.K.N., nữ, sinh năm 1996, ở Ngã Tư, Sơn Đồng, Hoài Đức. Chị N. là F1 của F0 T.K.N. Ngày 23/7, bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.

3 người thuộc chùm liên quan Nguyễn Khuyến (Đống Đa)

N.V.B., nam, sinh năm 1995, ở Ngọc Khánh, Ba Đình. Anh B. là F1 của F0 B.X.D. Ngày 18/7, bệnh nhân xét nghiệm lần 1, kết quả âm tính, chuyển cách ly tập trung tại khu Tứ Hiệp, Hoàng Mai. Ngày 25/7, người này được lấy mẫu lần 2, xét nghiệm dương tính.

N.H.A., nữ, sinh năm 2008, ở Hàng Bột, Đống Đa. Cháu A. là F1 của ca Covid-19 Đ.H.Đ.L. Ngày 17/7, bệnh nhân xét nghiệm lần 1 âm tính, chuyển cách ly tập trung tại khu Tứ Hiệp, Hoàng Mai. Ngày 25/7, bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm lần 2, kết quả dương tính SARS-CoV-2.

N.T.P.T., nữ, sinh năm 1999, ở Bạch Mai, Hai Bà Trưng. Người này là F1 (đồng nghiệp) của F0 B.N.H. Ngày 18/7, bệnh nhân xét nghiệm lần 1 âm tính, chuyển cách ly tập trung tại khu Tứ Hiệp, Hoàng Mai. Ngày 25/7, chị T. được lấy mẫu lần 2, kết quả xét nghiệm dương tính SARS-CoV-2.

2 trường hợp liên quan chùm B6 Trại Găng (Hai Bà Trưng)

C.H.T., nữ, sinh năm 1986, ở Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng. Người này là F1 (con) của F0 D.T.N.T, đã được cách ly tập trung tại trường Đại học Lâm nghiệp. Các ngày 18/7, 22/7 và 23/7, chị T. xét nghiệm âm tính liên tiếp. Đến ngày 25/7, bệnh nhân được lấy mẫu lần 4, phát hiện dương tính SARS-CoV-2.

C.Đ.L., nam, sinh năm 1989, ở Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng. Anh L. là F1 của ca Covid-19 D.T.N.T (hàng xóm tại B6 Trại Găng). Ngày 22/7, bệnh nhân xét nghiệm lần 1 âm tính, chuyển cách ly tập trung. Đến ngày 25/7, anh khởi phát triệu chứng, được lấy mẫu xét nghiệm, cho kết quả dương tính.

Như vậy, ở đợt dịch thứ tư (từ ngày 27/4 đến nay), Hà Nội đã có 751 ca dương tính SARS-CoV-2. Trong đó, số ca ghi nhận ngoài cộng đồng là 457, số người phát hiện dương tính khi đã cách ly là 294.

>>> Xem thêm tình hình dịch Covid-19 tại Hà Nội mới nhất

Nguyễn Liên

Ghi nhận 2.708 ca Covid-19, thêm 77.967 người được tiêm vắc xin

Ghi nhận 2.708 ca Covid-19, thêm 77.967 người được tiêm vắc xin

Sáng 26/7, Bộ Y tế công bố 2.708 bệnh nhân mắc mới Covid-19 với 2.704 trường hợp ghi nhận trong nước, 4 ca nhập cảnh. Tổng số mắc tại Việt Nam đã vượt ngưỡng 100.000 người.

" alt="Hà Nội thêm 21 ca dương tính Covid" width="90" height="59"/>

Hà Nội thêm 21 ca dương tính Covid

CÔNG ĐIỆN

Về tăng cường thực hiện các biện phápphòng, chống dịch COVID-19

BỘ Y TẾ điện: Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Để tăng cường việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện số 1068/CĐ-TTg ngày 05/8/2021(sau đây gọi tắt là công điện). Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp ngày 7/8/2021, nhằm mục tiêu ngăn chặn, khoanh vùng, cách ly triệt để, dập dịch kịp thời, không để dịch tiếp tục bùng phát, lan rộng để bảo vệ sức khỏe nhân dân, hạn chế thấp nhất số mắc, số tử vong và giảm thiểu tác động đến phát triển kinh tế - xã hội, Bộ Y tế (Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19) đề nghị đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương chỉ đạo quyết liệt việc tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo công điện của Thủ tướng, cụ thể như sau:

1. Về ngăn chặn lây nhiễm

Các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ tiếp tục thực hiện nghiêm theo đúng yêu cầu của Chỉ thị trên toàn địa bàn; thực hiện hiệu quả, chắc chắn và thực chất việc giãn cách theo nguyên tắc người cách ly với người, gia đình cách ly với gia đình, yêu cầu người dân “ai ở đâu thì ở đó”.

- Triển khai ngay, trong thời gian nhanh nhất có thể phải thực hiện thần tốc xét nghiệm, tầm soát trên diện rộng, trước tiên tại các khu vục phong tỏa, có nguy cơ rất cao, nguy cơ cao và với người có nguy cơ lây nhiễm cao, các trường hợp có biểu hiện ho, sốt để kịp thời phát hiện và đưa các trường hợp nhiễm COVID-19 (F0) ra khỏi cộng đồng nhanh nhấtđồng thời tổ chức tốt việc điều phối, lấy mẫu, trả kết quả xét nghiệm kịp thời trong thời gian 24h đối với RT-PCR

- Xây dựng kế hoạch lấy mẫu cho các nhà ở/hộ gia đình, khu dân cư trên địa bàn để tránh trùng lặp, bỏ sót, phát hiện sớm các trường hợp mắc COVID-19; áp dụng phương pháp xét nghiệm RT-PCR hoặc kháng nguyên nhanh.

+ Vớikhu vực nguy cơ rất cao (khu vực phong tỏa):

•    Lấy mẫu xét nghiệm cho toàn bộ người dân từ 3 - 5 ngày/lần tại nhà ở/hộ gia đình;

•    Lấy mẫu gộp theo nhà ở/hộ gia đình hoặc tất cả những người sống trong cùng nhà ở/hộ gia đình để xét nghiệm RT-PCR (lấy mẫu gộp chung vào 1 ống), có thể thí điểm gộp mẫu 3 hoặc mẫu 5 đối với xét nghiệm kháng nguyên nhanh.

+ Khu vực nguy cơ cao: Lấy mẫu toàn bộ người dân 7 ngày/lần (có thể tăng tần suất nếu cần) tại nhà ở/hộ gia đình; lấy mẫu gộp tất cả các thành viên trong nhà ở/hộ gia đình (lấy mẫu gộp chung vào 1 ống), thực hiện gộp mẫu như trên.

+ Các khu vực khác

•    Thực hiện giám sát và xét nghiệm tầm soát, lấy mẫu đại diện thành viên của nhà ở/hộ gia đình, trong phòng là người có tần suất tiếp xúc nhiều với các thành viên trong nhà ở/hộ gia đình, trong phòng hoặc người được phép đi ra ngoài nhà (đi lấy thực phẩm, làm nhiệm vụ, làm việc theo yêu cầu, khám bệnh chữa bệnh…).

•    Thực hiện xét nghiệm 3 ngày/ lần các trường hợp có nguy cơ cao tại các cơ sở khám, chữa bệnh, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, khu/cụm công nghiệp, người trực tiếp cung cấp các dịch vụ thiết yếu…Trường hợp cần thiết, có thể mở rộng phạm vi, đối tượng xét nghiệm. Tần suất lấy mẫu trong khu công nghiệp thực hiện theo văn bản 2787/QĐ-BYT ngày 05/6/2021.

•    Thực hiện xét nghiệm tầm soát 100% với các trường hợp có biểu hiện ho, sốt, khó thở, viêm đường hô hấp... đến bệnh viện khám, chữa bệnh hoặc tại cộng đồng.

+ Tổ chức hướng dẫn người dân, người lao động tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, khu/cụm công nghiệp tự lấy mẫu xét nghiệm.

Đối với các địa phương không thực hiện dãn cách tiếp tục đẩy mạnh việc xét nghiệm theo các hướng dẫn của Bộ Y tế đã ban hành.

2. Về giảm các trường hợp tử vong

- Chuẩn bị các phương án cao nhất có thể cho điều trị, bảo đảm đầy đủ oxy, máy thở, giường cấp cứu và các vật tư, trang thiết bị cần thiết khác trong thời gian sớm nhất;

- Thiết lập và chuẩn bị sẵn sàngđưa vào sử dụng nhanh nhất các cơ sở thu dung, điều trị theo mô hình tháp 3 tầng của Bộ Y tế, theo tiến triển và mức độ lâm sàng của người bệnh:

+Đối với nhóm người bệnh nhẹ, không triệu chứng: chuẩn bị và sẵn sàng thiết lập các cơ sở thu dung, điều trị ban đầu COVID-19 từ các cơ sở trên địa bàn như khu ký túc xá, khu tái định cư, nhà thi đấu, các cơ sở lưu trú, khách sạn…. Lưu ý tuyệt đối tuân thủ quy định phòng, chống lây nhiễm dịch bệnh, kiểm soát nhiễm khuẩn để tránh lây lan sang nhân viên chăm sóc, phục vụ và các khu vực xung quanh.

+ Đối với nhóm người bệnh mức độ trung bình, có triệu chứng: Xây dựng bệnh viện dã chiến, hoặc thiết lập các bệnh viện điều trị bệnh nhân COVID-19 từ các bệnh viện tuyến huyện hoặc bệnh viện tư nhân trên địa bàn. Tuỳ theo điều kiện thực tế của mỗi cơ sở để thiết lập khu vực Hồi sức cấp cứu điều trị bệnh nhân nặng tại các cơ sở này.

+Đối với nhóm bệnh nhân nặng, nguy kịch: Bố trí và bảo đảm số giường hồi sức tích cực tại bệnh viện đa khoa tỉnh, thành phố với đủ điều kiện kỹ thuật hồi sức tích cực nâng cao như thở máy xâm nhập, lọc máu liên tục… để cấp cứu, điều trị người bệnh COVID-19 nặng và nguy kịch. Tùy tình hình thực tế, có thể bố trí các trung tâm hồi sức tích cực để tiếp nhận các bệnh nhân nặng, nguy kịch.

- Các địa phương có số lượng người bệnh và nhu cầu điều trị tăng cao, xem xét và chỉ đạo thực hiện các giải pháp:

+ Đối với trường hợp mắc COVID-19 không có triệu chứng đang được chăm sóc, điều trị tại các cơ sở y tế: cho xuất viện vào ngày thứ 7 khi xét nghiệm RT-PCR âm tính hoặc có hoặc tải lượng vi rút thấp (giá trị CT ≥ 30) và tiếp tục theo dõi, giám sát y tế tại nhà, nơi lưu trú.

+Đối với ca bệnh phát hiện tại cộng đồng (kết quả xét nghiệm RT-PCR dương tính với SARS-CoV-2) không có triệu chứng lâm sàng, nếu có tải lượng vi rút thấp (giá trị CT ≥ 30) thì không cần thiết đưa vào cơ sở y tế mà chỉ theo dõi y tế tại nhà.

+ Đối với người bệnh đã đủ tiêu chuẩn xuất viện theo quy định của Bộ Y tế và trong thời gian tự theo dõi tại nhà, nơi lưu trú nếu có tái dương tính thì không cần cách ly điều trị tại cơ sở khám chữa bệnh và không cần thực hiện các biện pháp cách ly, xử lý ổ dịch. Các trường hợp này cần tiếp tục được theo dõi y tế, nếu xuất hiện triệu chứng thì liên hệ ngay với cơ sở y tế để được chăm sóc, theo dõi.

- Đối với các địa phương có nhiều người nhiễm, được áp dụng cách ly y tế tại nhà đối với các trường hợp nhiễm. Địa phương chịu trách nhiệm tổ chức các tổ công tác y tế, các tổ tư vấn, tổng đài tư vấn để giúp đỡ, chăm sóc người bệnh và kịp thời chuyển đến cơ sở y tế kịp thời khi có dấu hiệu chuyển nặng.

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và tổ chức tốt việc quản lý, điều phối các nguồn lực để kịp thời tiếp nhận, điều trị bệnh nhân; chủ động nhân lực y tế, kể cả huy động lực lượng của các ngành và tư nhân.

- Các địa phương chịu trách nhiệm tổ chức công tác khám chữa bệnh bảo đảm chăm sóc y tế cho mỗi người dân khi có nhu cầu ở mọi lúc, mọi nơi. Tổ chức khám, điều trị cho người có bệnh lý nền, người cao tuổi tại nhà và được phép phát thuốc điều trị các bệnh mãn tính trong 3 tháng.

3. Về tiêm chủng vắc xin

Đẩy nhanh tốc độ tiêm vắc xin, tạo thuận lợi và bảo đảm an toàn cho người được tiêm:

- Tổ chức tiêm chủng cho tất cả các trường hợp từ 18 tuổi trở lên trên địa bàn; ưu tiên cho các địa bàn, khu vực đang có dịch và tiêm ngay cho lực lượng y tế tuyến đầu, người cao tuổi, các trường hợp có bệnh lý nền, các nhân viên đại sứ quán, lãnh sự quán các nước tại Việt Nam và lực lượng tuyến đầu về phát triển kinh tế (các nhà đầu tư, doanh nghiệp, khu công nghiệp, nhóm cung cấp dịch vụ thiết yếu, nhóm đảm bảo lưu thông, cung cấp hàng hóa thiết yếu,…). Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố quyết định đối tượng được tiêm phù hợp với tình hình thực tiễn và yêu cầu phòng, chống dịch trên địa bàn.

- Huy động tối đa các lực lượng tham gia tiêm chủng bao gồm cả y tế nhà nước và tư nhân, các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh, y tế các ngành…, tổ chức tiêm ngay cho lực lượng y tế cả nhà nước, tư nhân, dược sỹ, người lao động, người làm trong các nhà máy, doanh nghiệp sản xuất thuốc, trang thiết bị, sản xuất, lưu thông ô xy…; tổ chức tiêm tại các cơ sở cố định và nhiều điểm tiêm chủng lưu động tại các khu dân cư, cơ quan, đơn vị; Chuẩn bị đầy đủ hệ thống kho bảo quản vắc xin. Tuyệt đối không để xảy ra lãng phítrong tiêm chủng vắc xin.

- Bố trí nhân lực tiêm chủng và các bộ phận hỗ trợ làm việc toàn thời gian trong suốt thời gian tổ chức chiến dịch tiêm chủng. Không giới hạn số lượng người tiêm trong mỗi buổi tiêm chủng, phát huy tối đa năng lực của các điểm tiêm chủng. Thực hiện tiêm cuốn chiếu, khu vực nào xong khu vực đó để tạo ra vùng xanh an toàn trong khu vực đang bùng phát dịch.

- Tại các khu phong tỏa, chính quyền địa phương căn cứ số lượng người dân để bố trí các điểm tiêm chủng cố định hoặc lưu động phù hợp, tránh để người dân phải di chuyển đến các khu vực khác khi tham gia tiêm chủng.

- Tiếp tục đẩy mạnh việc áp dụng nền tảng Hồ sơ sức khỏe điện tử để quản lý và theo dõi tiến độ tiêm chủng.

Bộ Y tế đề nghị đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện.

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long

Phó trưởng ban thường trực BCĐQG phòng, chống dịch COVID-19

" alt="Công điện: Về tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID" width="90" height="59"/>

Công điện: Về tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID