![](https://imgs.vietnamnet.vn/logo.gif)
Giới trẻ mê mẩn, đổ xô check-in 'cây phượng cô đơn' ở TP.HCM. Video: Đình Tuyến
Đam mê chụp ảnh và ghi lại những khoảnh khắc thiên nhiên đẹp, anh Phùng Minh Long, một du khách từ Hà Nội đã dành thời gian để ghé thăm cây phượng trong chuyến công tác TP.HCM. Để tránh đông đúc và nắng nóng, anh Long xuất phát từ Gò Vấp lúc 4h sáng.
"Khoảng 6h mình tìm được tới cây phượng cô đơn. Từ xa, cây phượng nở đỏ, rực rỡ giữa không gian xanh mướt xung quanh. Khung cảnh bình yên, dân dã vô cùng", anh Long cho hay. Điều bất ngờ dù mới 6h sáng, hàng chục vị khách đã có mặt để check-in với cây phượng này.
Anh Long có gặp gỡ bà Hương (48 tuổi), chủ nhân cây phượng. Gia đình bà Hương đã đến đây thuê đất trồng rau và trồng cây phượng lấy bóng mát được 8 năm.
"Bà Hương cho tôi biết, cây phượng này nở hoa được 4 năm qua nhưng năm nay bất ngờ thu hút mọi người. Bà Hương là người nông dân chân chất, vui vẻ, niềm nở lắm. Bà không thu khoản phí nào chỉ nhắc nhở mọi người giữ vệ sinh, không bẻ cành, ngắt hoa", anh Long kể.
Tuy nhiên, anh Long khá tiếc nuối khi chứng kiến một nhóm du khách bẻ cành hoa để làm phụ kiện chụp ảnh. "Ban đầu, khi thấy nhóm khách vịn cành tôi cũng có nhắc mọi người cố gắng giữ gìn, không làm gãy cành. Thế nhưng, khi tôi rời ra xa chụp ảnh thì thấy một người bẻ cành hoa. Thực sự tôi cảm thấy tiếc nuối và hơi buồn với ý thức của họ", anh Long chia sẻ.
Mỗi ngày, cây phượng đón hàng chục lượt khách đến chụp ảnh, đông nhất vào sáng sớm và chiều tà. Đầu tháng 5 là thời điểm phượng nở rộ nhất. Bối cảnh này phù hợp với những bộ ảnh áo dài - nón lá, hoặc đồng phục học sinh, mang cặp sách, đi xe đạp để gợi nhớ thời học sinh.
"Khung cảnh này rất đẹp, bình yên và thời gian hoa nở rộ không kéo dài nên tôi hy vọng mỗi vị khách đều giữ gìn vệ sinh, có ý thức bảo vệ cây phượng đẹp mắt này", anh Long chia sẻ.
Trước khi học sinh trở lại trường
Cụ thể, trước khi học sinh trở lại trường: Các nhà trường cần đảm bảo vệ sinh môi trường, khử khuẩn trường học, khử khuẩn phương tiện đưa đón học sinh (nếu có); đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế trường học, mỗi học sinh phải có một cốc nước và một khăn mặt hoặc khăn lau tay riêng, đảm bảo nhà vệ sinh sạch sẽ…;
Cùng đó, thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh tại nhà trường để có phân công cụ thể trong các hoạt động chống dịch. Phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên trong tổ công tác, giáo viên, cán bộ, nhân viên nhà trường.
Đối với giáo viên, cần phối hợp với gia đình theo dõi tình hình sức khỏe học sinh thông qua các phương tiện liên lạc.
Đối với học sinh, cần đăng ký tiêm vắc xin phòng chống Covid-19 theo hướng dẫn của cơ quan y tế.
Khi học sinh trở lại trường
Khi học sinh trở lại trường học: Nhà trường cần bố trí người đón và giao nhận học sinh tại cổng trường; không tổ chức các hoạt động tập thể hay tham quan, dã ngoại; tổ chức chào cờ tại lớp học vào Thứ Hai hàng tuần; bố trí giờ vào lớp, giải lao, tan học xen kẽ giữa các khối lớp.
Mỗi ngày một lần, sau giờ học, nhà trường tổ chức lau, khử khuẩn bàn ghế, phòng học, dụng cụ học tập,...
Nhà trường tổ chức dọn vệ sinh, lau rửa, khử khuẩn khu vực rửa tay, nhà vệ sinh mỗi ngày một lần.
Nếu có phương tiện đưa đón học sinh, thì trước và sau mỗi chuyến đưa, đón học sinh, phải tiến hành lau khử khuẩn tay nắm cửa xe, tay vịn, ghế ngồi, cửa sổ, sàn xe.
Trong suốt thời gian học sinh có mặt ở trường, các nhân viên y tế thường xuyên trực phòng chống dịch; Ban chỉ đạo phòng chống dịch của các nhà trường thường xuyên kiểm tra, giám sát để báo cáo lãnh đạo nhà trường kịp thời.
Đối với giáo viên, trong ngày đầu tiên học sinh đi học trở lại, trước khi vào tiết học đầu tiên, cần thông báo quy định và hướng dẫn học sinh những việc cần làm tại trường để phòng chống dịch Covid-19.
Trước khi vào mỗi tiết học, giáo viên điểm danh và rà soát xem có học sinh nào có các dấu hiệu sốt, ho, khó thở, mệt mỏi; nếu có, thì giáo viên phải hướng dẫn hoặc đưa ngay học sinh đến trạm y tế nhà trường để được kiểm tra và xử lý kịp thời.
Với các cơ sở giáo dục có khu ký túc xá học sinh, không tổ chức nấu ăn trong phòng, thường xuyên vệ sinh và khử khuẩn.
Ảnh minh họa: Thanh Hùng |
Cũng tại hướng dẫn này, Hà Nội đưa ra bộ tiêu chí đánh giá mức độ an toàn phòng chống dịch Covid-19 trong trường học. Mỗi tiêu chí đánh giá ở hai mức: Đạt và Không đạt. Số tiêu chí đạt càng nhiều thì mức độ an toàn càng cao, trường học càng an toàn.
Nếu nhà trường đạt từ 12 tiêu chí trở lên, trong đó phải có các tiêu chí: Đeo khẩu trang đúng cách, vệ sinh khử trùng trường lớp và đồ chơi đúng cách; 100% cán bộ giáo viên và nhân viên được tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng chống Covia-19 và khử khuẩn đúng cách khu vực rửa tay, phương tiện đưa đón học sinh… được đánh giá đạt thì trường học mới đạt mức độ.
Trường học đạt từ 8-11 tiêu chí, trong đó có các tiêu chí được đánh giá đạt thì trường học mới đạt mức độ; nếu đánh giá khá thì trường học an toàn, được phép hoạt động và cho học sinh đi học trở lại nhưng phải kiểm tra định kỳ. Đạt từ 7 tiêu chí trở xuống, trường học được đánh giá đạt mức độ thực hiện chưa tốt, trường học không an toàn và không được phép hoạt động.
Thanh Hùng
UBND TP Hà Nội đồng ý cho học sinh lớp 5, 6, 9, 10, 12 thuộc 18 huyện, thị ngoại thành đi học trực tiếp từ 8/11.
" alt=""/>Hà Nội ban hành hướng dẫn chuẩn bị đón học sinh trở lại trườngChào bạn, với trường hợp của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau:
Căn cứ tại Khoản 1, Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về những trường hợp được hưởng thai sản bao gồm:
“1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi…"
![]() |
Ảnh chỉ có tính chất minh họa. |
Vợ bạn thuộc trường hợp con bị chết sau khi sinh nên vợ bạn chỉ được nghỉ hưởng chế độ theo quy định tại Khoản 3 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 mà không được hưởng chế độ thai sản 6 tháng; cụ thể như sau: V ợ bạn sẽ được nghỉ việc 04 tháng tính từ ngày sinh con.
“Trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới 02 tháng tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc 04 tháng tính từ ngày sinh con; nếu con từ 02 tháng tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc 02 tháng tính từ ngày con chết, nhưng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không vượt quá thời gian quy định tại khoản 1 Điều này; thời gian này không tính vào thời gian nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động”. - Khoản 3 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Căn cứ Điều 38 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 về trợ cấp một lần khi sinh con:
“Điều 38. Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi
Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi”.
Vợ bạn sẽ được nhận một khoản trợ cấp bằng 02 lần lương cơ sở (lương cơ sở hiện nay là 1.490.000 đồng theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 72/2018/NĐ-CP), tương đương 2.980.000 đồng.
Ngoài ra, sau khi sinh con mà sức khỏe của vợ bạn còn yếu thì có thể được nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau khi sinh theo quy định tại Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
“Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33, khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.
Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.
Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:
a) Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;
b) Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;
c) Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.
Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở”.
Tư vấn bởi luật sư Nguyễn Thị Thanh
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc
" alt=""/>Con mất sau sinh có được hưởng thai sản?