Trong rất nhiều miền quê cùng thờ Lý Nam Đế, làng Giang Xá là một trong những nơi thờ tự chính. Để biểu thị tấm lòng tôn kính, người dân Giang Xá đã sáng tạo ra bánh bác để dâng vua.
Thời xưa, bánh do các trưởng lão trong làng làm riêng để tiến vua. Sau này, người dân truyền nhau cách làm, rồi bánh bác dần xuất hiện trong các sự kiện lớn của làng như lễ hội, cưới xin hay làm quà biếu khách quý.
|
Công thức để có món bánh bác ngon thì phải "luộc bằng mỡ, lật bằng tay". |
Hễ con gái Giang Xá lấy chồng, nhà gái lại thách cưới nhà trai bằng tráp bánh bác. Vì thế người Giang Xá có câu: "Dù ai chồng chán, vợ chê/Ăn miếng bánh bác lại về với nhau". Gọi là bánh bác bởi người Giang Xá nói chệch "bác" từ "rán, chiên".
Để làm ra được một “tày” bánh bác ngon, người làm cần lựa chọn rất kỹ nguyên liệu, từ gạo nếp cái hoa vàng, gấc, đỗ xanh, tới đường nâu, mỡ thăn lợn, thậm chí là lá chuối và chiếc lạt buộc bánh.
Gạo nếp được ngâm 2-3 tiếng rồi đem xay, nén cho thật mịn. Nửa số gạo được trộn với gấc để tạo màu đỏ xen lẫn màu trắng.
Để làm ra một chiếc bánh bác thì “bác bột” là công đoạn quan trọng nhất. Những khoanh bột được thấu cho dẻo và nặn tròn. Chảo “bác” bánh thường làm bằng gang. Ở đó, người làm phải lật giở bột nếp trên chảo mỡ nóng…. bằng tay không.
Mỡ dùng để rán bánh phải là mỡ lợn thăn, không được dùng dầu ăn, tỷ lệ mỡ và độ lửa sẽ quyết định độ dẻo, thơm của bánh. Đầu tiên, cho khoảng nửa muôi mỡ dải đều mỏng khắp chảo, sau đó cho miếng bột nếp dẻo đã trộn áp xuống mặt chảo. Dùng bàn tay để giở bánh sao cho thật mỏng đều khắp bề mặt của chảo. Đặc biệt, bánh phải được nén bằng tay và lật liên tục khi rán.
Qua công đoạn “bác”, bột gạo nếp chín được tán mỏng trên mặt bàn đã trải lớp bóng kính cho nguội, phần bột trộn với gấc được trải bên dưới phần bột không trộn. Đậu xanh sau khi nấu chín được trộn cùng đường kính hoa mai, cán thành hình trụ với đường kính 3 - 5cm. Đậu xanh được dùng làm nhân sẽ được đặt sau cùng trên lớp bột bánh.
Cuối cùng, người làm cuộn 3 lớp: bột gạo trộn gấc, bột gạo trắng và nhân đậu xanh thành hình như khúc giò và gói trong lá chuối. Để có được một “tày” bánh bác, người làm phải mất tổng cộng khoảng 5 tiếng.
|
Việc làm ra một miếng bánh bác ngon theo đúng phương thức truyền thống là không hề đơn giản. |
Mỗi “tày bánh” sau khoảng 2 tiếng đồng hồ ủ bên trong lá chuối sẽ dùng dao sắc cắt khoanh từ 2-3 cm để thành một “khẩu” bánh. Những “khẩu” bánh bác y như một bông hoa sặc sỡ sắc màu khoe sắc với nhị vàng xen lẫn với những hạt vừng lốm đốm, lớp bánh đỏ màu gấc đan vào nhau nhưng không lẫn lộn với lớp bánh trắng mịn của gạo nếp.
Đẹp mắt là vậy, bánh bác còn vô cùng hấp dẫn bởi hương vị thơm bùi. Cắn miếng bánh vẫn còn âm ấm, vị dẻo thơm của gạo nếp quyện với vị ngọt thanh mát của đậu xanh kho đường đem đến cho thực khách một cảm giác thật khó tả về chiếc bánh bình dị thôn quê nhưng đậm đà truyền thống dân tộc.
Bánh chỉ được đun bằng gốc rạ hoặc củi, độ nóng vừa đủ. Nếu dùng bếp ga hay bếp than, bánh rán sẽ không được thơm, mùi vị gạo nếp, màu đỏ tươi của gấc sẽ không còn.
|
Đáng chú ý, do không sử dụng chất bảo quản nên bánh bác chỉ giữ được lâu nhất là hai ngày. |
Ngày nay, bánh bác vẫn được nhiều người làng Giang Xá sử dụng để cung tiến trong những ngày lễ, Tết. Người dân khắp nơi cũng có thể chọn mua về làm quà.
Trải qua hàng trăm năm, đến nay bánh bác vẫn giữ được hương vị và vẻ đẹp ấn tượng, trở thành một đặc sản không lẫn với bất cứ thứ quà quê nào được tạo nên nhờ sức sáng tạo, đôi bàn tay khéo léo của người dân trên mảnh đất Kinh kỳ.
7 món sơn hào hải vị tiến vua thời xưaTrong văn hóa ẩm thực Việt Nam từ xa xưa, những món ăn được dùng để tiến vua không chỉ ngon miệng, có giá trị dinh dưỡng cao mà còn rất quý hiếm. " alt="Món ngon tiến vua của người Giang Xá"/>
Món ngon tiến vua của người Giang Xá
|
|
Goosebumps – Nổi da gà với 5 tập: Con rối sống dậy, Máu Quái, Lời nguyền lăng mộ, Vùng Đất Kinh Hoàng và Mặt nạ quỷ ám. |
Con rối sống dậy kể câu chuyện cuối thế kỷ mười chín, một pháp sư đã tạo nên hai con rối từ gỗ của một chiếc quan tài. Loại gỗ này đã bị nguyền rủa.
Nhiều năm trôi qua, hai chị em nhà nọ nhặt được chúng trên đường, đặt tên cho chúng là Tát và Gỗ. Chúng là rối nói tiếng bụng. Cả hai đều có dây phía sau để điều khiển mồm và mắt. Thật không ngờ từ đó, trong nhà họ liên tiếp xảy ra những sự kiện kinh hoàng.
Điều đặc biệt là con rối này không chỉ đáng sợ, nó còn có những khoảnh khắc xấu tính một cách rất trẻ con và gây cười, nếu bạn đã theo dõi những tập truyện liên quan đến nhân vật này.
Chính tác giả R.L.Stine, trong một bài phỏng vấn, cũng nói rằng sở dĩ con rối này nổi tiếng (thậm chí được yêu thích) đến vậy là vì "Ai cũng thấy có một phần của mình ở trong đó": ngạo mạn, ưa thao túng, ích kỷ và muốn kiểm soát.
Lời nguyền lăng mộ kể về những kẻ dám xâm phạm hầm mộ linh thiêng đều sẽ bị trừng phạt. Một chú bé đến Ai Cập để nghỉ Giáng sinh với cậu mình, một nhà khảo cổ, và cô em họ. Người cậu thông báo rằng nhóm các nhà khảo cổ học của mình đã phát hiện ra những đường hầm dưới lòng kim tự tháp dẫn đến các hầm mộ.
Tò mò và bạo gan, chú bé và cô em họ xuống thám hiểm và phát hiện một hầm mộ đầy xác ướp. Hai đứa bé đã kích hoạt một lời nguyền cổ xưa và hiểm độc…
Mặt nạ quỷ ám kể về một cô bé tình cờ bắt gặp chiếc mặt nạ trông rất quái gở và xấu xí. Cô bé định đeo chúng đi dọa hai kẻ lâu nay vẫn bắt nạt mình ở trường, cho chúng sợ chết khiếp.
Không ngờ người phải sợ chết khiếp đầu tiên chính là cô bé. Vì chiếc mặt nạ xấu xí đã dính chặt lấy khuôn mặt cô và không tháo ra được. Khuôn mặt giờ mang màu xanh chết chóc, đôi mắt lồi ra vằn tia máu, mũi tẹt, đôi môi sẫm màu dày bịch, những chiếc răng nanh khấp khểnh…
Máu quái kể về một cửa hàng đồ chơi cũ, có một hộp kim loại nhỏ. Bên trong là một chất nhờn sền sệt, màu xanh lá cây. Nó phát sáng trong bóng tối và sẽ nẩy như quả bóng khi ném. Tuy nhiên, nó không phải chất lỏng đơn thuần, mà là một vật sống, có thể tự di chuyển và tiêu hóa bất cứ thứ gì, bao gồm cả con người và động vật. Nó là Máu quái.
Vùng đất kinh hoàng kể về gia đình nọ đi lạc đến công viên giải trí. Có vẻ như đó là một nơi khá mát mẻ và vui nhộn. Nhưng họ vừa đỗ xe xong thì chiếc xe nổ tung. Họ đành vào chơi một số trò trong công viên mà không biết rằng các trò chơi ở đây, nếu thua, đều phải trả giá bằng tính mạng.
Robert Lawrence Stine sinh ngày 8/10/1943, là tiểu thuyết gia người Mỹ, nhà văn viết truyện ngắn, biên kịch và là nhà sản xuất chương trình truyền hình. Ông được coi là Stephen King của văn học thiếu nhi, tác giả của hàng trăm câu chuyện hư cấu kinh dị, bao gồm các tập Goosebumps (Nổi da gà), Fear Street, Rotten School, Mostly Ghostly và The Nightmare Room. Các tác phẩm của R.L.Stine được biết đến rộng rãi trên toàn thế giới. Tính đến năm 2008, sách của ông đã bán được hơn 400 triệu bản, con số này giúp ông trở thành một trong những nhà văn thiếu nhi nổi tiếng nhất trong lịch sử. |
Tình Lê
“Chuyện lạ Phi châu”
“Chuyện lạ Phi châu” của tác giả Hảo Phạm Fiori mang đến cho độc giả một góc nhìn rất khác về châu Phi - lục địa vẫn được mệnh danh là cái nôi của loài người.
" alt="'Nổi da gà' với bộ sách gắn liền tuổi thơ nhiều thế hệ"/>
'Nổi da gà' với bộ sách gắn liền tuổi thơ nhiều thế hệ