Ngoại Hạng Anh

Dành cả thanh xuân để 'up story': Người 'thả thính', kẻ đăng vì đam mê

字号+ 作者:NEWS 来源:Thể thao 2025-02-23 05:40:40 我要评论(0)

Hơn một năm nay,ànhcảthanhxuânđểupstoryNgườithảthínhkẻđăngvìđammêxem bóng đá trực Lê Bảo Trâm (23 tuxem bóng đá trựcxem bóng đá trực、、

Hơn một năm nay,ànhcảthanhxuânđểupstoryNgườithảthínhkẻđăngvìđammêxem bóng đá trực Lê Bảo Trâm (23 tuổi, nhân viên quảng cáo) chuyển từ trạng thái nghiện "biên tus", chào tuần mới, tháng mới sang “ghiền” đăng story.

Mỗi ngày, Trâm đăng hơn 10 cái story, từ cập nhật công việc ở công ty, lúc đi ăn trưa với đồng nghiệp cho đến khoảnh khắc đi dạo với người yêu.

Cô gái 23 tuổi đăng nhiều đến nỗi bị bạn bè chọc ghẹo phải làm "nghi lễ up story" trước khi bắt đầu một việc gì đó. Tuy nhiên, 9X không bận tâm về điều này.

Trâm cho rằng khi đăng ảnh, cập nhật trạng thái lên trang cá nhân thường bị soi mói, nếu "biên tus" quá thường xuyên lại bị nói là "sống ảo". Thậm chí, sau khi đăng xong, cô lại phải "hóng" bao nhiêu người like, comment vào post của mình.

"Suy đi tính lại, việc đăng story vẫn thuận tiện và tế nhị hơn nhiều", nữ nhân viên quảng cáo nói.

Cũng như Lê Bảo Trâm, nhiều người đã chuyển hẳn từ việc "biên tus" sống ảo sang up story cá nhân. Theo họ, đăng nhiều cũng chẳng ảnh hưởng đến ai. Người ta đã chủ động nhấp vào xem chứng tỏ người ta quan tâm và muốn biết mình làm gì.

Danh ca thanh xuan de 'up story': Nguoi 'tha thinh', ke dang vi dam me hinh anh 1
Theo nhiều người, "nghiện" đăng story chẳng khác gì "ghiền" đăng tus trên mạng xã hội. Ảnh: Vox.

Theo một nghiên cứu được công bố trên Independent, cứ 4/10 người trong độ tuổi 15-24 cảm thấy họ không thể sống thiếu smartphone và mạng xã hội.

Một cuộc khảo sát được thực hiện với 600 phụ nữ tại Anh của tạp chí Marie Clairevào tháng 9/2018, cho thấy hơn 20% các cô gái dưới 30 tuổi kiểm tra điện thoại của họ hơn 200 lần mỗi ngày.

Những người này dành phần lớn thời gian để lướt news feed, làm mới bảng tin và đăng cũng như xem story của chính mình và người khác.

Dù thừa nhận rằng cảm thấy đôi chút mệt mỏi, tự ti khi xem những bài đăng trên mạng xã hội, đa số cho biết từ bỏ việc lên mạng là điều không thể.

Theo Vox, chỉ tính riêng trên mạng xã hội Instagram, trung bình mỗi ngày có khoảng 400 triệu người dùng chia sẻ story.

Người dùng cảm thấy đăng story ít áp lực hơn đăng bài viết trên trang cá nhân. Các hình ảnh, video ít được chỉnh sửa như những lát cắt đơn giản trong cuộc sống thực, trở thành “nhật ký ảo” của mỗi người.

Những câu chuyện ngẫu nhiên, thực tế và vui nhộn trên story thường thu hút bởi có tính trực tiếp. Người xem story của bạn luôn có cảm giác bạn đang đi du lịch, đang ăn tối, đang thực sự cảm thấy tâm trạng như bài hát bạn chia sẻ trên story.

Giải tỏa cảm xúc

Lê Bảo Trâm kể hơn một tuần nay, cô xảy ra nhiều chuyện bực mình. 9X vừa cãi nhau với người yêu, lại nghe được chuyện bị đồng nghiệp nói xấu sau lưng.

Trước kia, cô không ngần ngại viết lên trang cá nhân "dằn mặt" đối phương hay than vãn với người khác. Những lúc như thế, 9X lại thấy nhẹ nhõm vì được bạn bè an ủi.

Tuy nhiên, sau vài lần như vậy, Trâm nhận thấy lượng tương tác giảm hẳn. Cô cũng nhận ra người khác cảm thấy phiền khi thấy mình đăng tus quá nhiều. Bản thân cô cũng nghĩ vậy.

Danh ca thanh xuan de 'up story': Nguoi 'tha thinh', ke dang vi dam me hinh anh 2
Việc đăng story với một số bạn là đam mê, thích thì đăng mặc kệ người khác nói gì. Ảnh: Bannersnack.

Và lần này, cô chọn cách đăng story "đá xéo" đồng nghiệp để giải tỏa bức xúc khó nói thành lời.

"Đời còn dài, tiếp xúc với nhau còn nhiều, đừng vì lợi ích trước mắt mà đánh đổi nhiều thứ. Cái gì muốn người ta không biết, trừ khi mình đừng làm. Thân!", Bảo Trâm kể lại nội dung story cô đăng trên trang cá nhân.

Khoảng 10 phút, cô lại vào nhìn story một lần. Sau mỗi lần xem, cô nói cảm giác rất thoải mái khi thấy nhiều người đã ấn vào xem mình viết gì.

"Mình thấy rất hả dạ khi thấy tên cô đồng nghiệp xuất hiện trong danh mục 'Đã xem'. Chắc là bạn ấy nhột lắm rồi. Thôi mình cũng xem như từ nay về sau không có người bạn này nữa", 9X nói.

Kể từ lần đó, mỗi khi có chuyện Bảo Trâm đều đăng story cá nhân. Cô bạn kể dù mọi người có nói gì, cô cũng không quan tâm lắm, chỉ cần bản thân cô thấy thích và thoải mái là được.

"Thả thính" crush

Sau khi chia tay với người yêu, Thu Yến (24 tuổi, designer) nói mình sống cô đơn được gần hai năm. 9X nghĩ sẽ chôn vùi tuổi xuân với công ty và công việc vì đồng nghiệp đã có người yêu hoặc vợ con. Cô cũng không có thời gian ra ngoài hẹn hò và bắt đầu một mối quan hệ mới.

Tuy nhiên, hồi đầu tháng 5, Thu Yến được cấp trên giới thiệu Thắng - nhân viên mới sẽ làm việc chung với cô. Sau hơn hai tuần làm việc, tiếp xúc và đi ăn trưa chung, cô bạn designer đã nảy sinh tình cảm với anh bạn đồng nghiệp.

Là con gái, Thu Yến không dám mở lời trước. Qua lời người quen là đồng nghiệp cũ của Thắng, cô chỉ biết anh ta chưa có người yêu. Cô nghĩ đến chuyện sẽ chinh phục anh này. Tuy nhiên, thời gian ở công ty quá ít, cô lại không có dũng khí hẹn Thắng đi chơi.

Thu Yến quyết định "thả thính" thông qua mạng xã hội. Qua tìm hiểu, 9X chọn cách đăng story cá nhân để thể hiện tình cảm.

Danh ca thanh xuan de 'up story': Nguoi 'tha thinh', ke dang vi dam me hinh anh 3
Thả thính bằng story cá nhân được một số bạn trẻ xem là cách tỏ tình đầy tế nhị. Ảnh: @qed42.design.

"Sài Gòn đông người nhưng em chỉ có một mình", "Giá như có ai đó chở mình đi chơi nhỉ", "Không biết cảm giác khi yêu thế nào nhỉ", "Một mình cũng vui đó nhưng 'hai mình' thì sẽ vui hơn"...

Cô nói đây là lần đầu tiên mình viết những dòng chữ sến sẩm và đầy tính thả thính thế này. Và tất nhiên, cô chọn chế độ chỉ có Thắng thấy.

"Mỗi ngày, tôi đều đăng story gửi tặng cho Thắng. Mỗi lần thấy anh ta đã xem, tôi lại thấy vui thêm một chút", cô gái 24 tuổi nói.

9X nói tần suất của các story thả thính này càng nhiều, từ ảnh lấy trên mạng, đến ảnh selfie hay những clip cô hát để thể hiện tình cảm.

"Từ chỉ xem, thả cảm xúc và bây giờ là thường xuyên bình luận những story của mình. Không biết mọi chuyện tiến triển đến đâu nhưng mình vẫn cảm giác thành công bước đầu", Thu Yến khẳng định.

9X nói thêm đăng story vừa là cách để cô không mang tiếng "cọc đi tìm trâu". Cô khẳng định so với việc viết status, đăng story khiến cô thoải mái và dễ chịu hơn nhiều.

"Low-tech" không thích điều này

Nguyễn Trần Thúy Vy (24 tuổi, nhân viên ngân hàng) bị bạn bè gọi là cô nàng “low-tech”. Hơn một năm Vy không buồn thay avatar trên trang cá nhân nên chuyện up story mỗi ngày được xem là điều “xa xỉ”.

Hầu hết bạn bè của Vy rất chăm đăng story, có người mỗi ngày đăng gần 20 thứ chuyện “trên trời dưới đất”, từ việc hôm nay vui vì trời nắng đến buồn vì trời mưa rồi thì hâm hực vì một cái mụn trên trán.

Thời gian đầu, Vy rất thích bấm xem story của bạn bè nhưng dần dần cô cũng thấy chán ngán. Ngày nào cũng cả chục cái thông báo kiểu “A đã thêm vào tin của cô ấy”, “B đã nhắc đến bạn trong tin của anh ấy”...

Vy nói cô chẳng buồn vào xem nữa.

Tuy nhiên, cô khẳng định không hề bài xích người thường xuyên cập nhật trạng thái trên mạng xã hội.

"Đăng story, viết status hay làm gì đó cũng là lựa chọn của mỗi người. Nhưng mình thấy nếu tiết chế thì trang cá nhân của bạn sẽ 'sang' hơn trong mắt người khác", Thúy Vy khẳng định.

Danh ca thanh xuan de 'up story': Nguoi 'tha thinh', ke dang vi dam me hinh anh 4
Nhiều người cảm thấy ngán và chán khi thấy quá nhiều story xuất hiện. Ảnh: Christies.

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
MC Cát Tường.

Về tình, chúng ta có thể cảm thông cho MC Cát Tường và các nghệ sĩ đóng quảng cáo bởi họ cũng cần phải có thu nhập để lo cho cuộc sống. Hơn nữa, nghệ sĩ không có đủ chuyên môn để thẩm định tiêu chuẩn sản phẩm. Có lẽ, điều mà họ quan tâm là thù lao và một chút cả tin với sản phẩm mình cầm trên tay.

Nhưng về tổng thể, chúng ta không thể bênh cho việc quảng cáo bất chấp bởi đó là vấn đề về đạo đức. Nếu không kiểm tra được sản phẩm có thực sự tốt (qua trải nghiệm bản thân hay kiểm tra chuyên môn), đừng vì lợi ích cá nhân (thù lao) mà bất chấp thổi phồng công dụng sản phẩm.

Đó có thể quy về tội lừa gạt khi đưa ra thông tin sai sự thật. Đây là vấn đề đạo đức bởi không ai biết việc dùng các sản phẩm về lâu dài sẽ có hậu quả ra sao. Nếu người dùng phải chịu cảnh “tiền mất tật mang”, trách nhiệm của MC Cát Tường và những nghệ sĩ quảng cáo khác không chỉ dừng ở mức “lời xin lỗi là xong”.

Trong thời đại công nghệ thông tin, việc mua bán hàng online thịnh hành, chuyện vàng thau lẫn lộn khó tránh khỏi nên người mua phải cân nhắc chi tiền cho sản phẩm nào đó. Chẳng phải tự nhiên mà cụm từ “người tiêu dùng thông minh” ra đời. Không thiếu những trường hợp người tiêu dùng mua thuốc, thực phẩm chức năng… vì nghệ sĩ yêu thích quảng cáo, còn sản phẩm đáng tin cậy hay không thì… mù tịt.

Trong hoàn cảnh này, việc “tin” vào nghệ sĩ còn cao hơn là tin vào chất lượng hàng hóa. Đó là lý do nhiều nhãn hàng chọn các nghệ sĩ nổi tiếng, có sức ảnh hưởng để quảng bá. Hãy là người tiêu dùng thông minh để bảo vệ bản thân, nhất là khi quyết định dùng những sản phẩm liên quan tới sức khỏe.

Các đơn vị quản lý trên không gian mạng cũng cần có trách nhiệm trong vấn đề này. Những video quảng cáo liệu đã được kiểm duyệt đầy đủ? 

Khi MC Cát Tường bị lên án cẩu thả khi chọn quảng cáo, việc các video quảng cáo sai sự thật bị phát tán cũng cần phải có người chịu trách nhiệm.

Những nhà sản xuất tất nhiên phải chịu trách nhiệm cao nhất. Với những sản phẩm về sức khỏe, sự trung thực và đạo đức nghề nghiệp phải được đặt lên hàng đầu. Trong kinh doanh, lợi nhuận là cần thiết nhưng còn tùy vào mặt hàng và mức độ ảnh hưởng.

Trong thời đại thông tin như hiện nay, việc quảng cáo sản phẩm là cần thiết nhưng những thông tin truyền tải cần ở mức cho phép và đúng đắn, không thể vì lợi nhuận mà bất chấp đạo đức.

Việc các nghệ sĩ quảng cáo sản phẩm chỉ là bề nổi của hệ thống quản lý còn khá lỏng lẻo, khi chưa có nhiều quy chuẩn và biện pháp xử lý đủ sức nặng. Nhiều vi phạm thiếu cơ sở pháp lý để xử lý nên ''vấn nạn'' này ngày càng gây bức xúc. Nhiều nghệ sĩ đã xin lỗi nhưng mọi chuyện lại đâu vào đó.

Để làm "trong sạch" việc nghệ sĩ quảng bá các sản phẩm về sức khỏe, cần sự chung tay của mọi tầng lớp. Khi tất cả cùng đặt “chữ tâm” lên cao hơn “chữ tiền”, gốc rễ của vấn đề sẽ phần nào được giải quyết.

Hoàng Thông

Có nên cấm sóng vĩnh viễn nghệ sĩ quảng cáo sai sự thật?Nhiều độc giả gửi ý kiến về VietNamNet thể hiện sự bức xúc trước việc MC Cát Tường quảng cáo sai sự thật, sau đó gặp mặt báo chí gửi lời xin lỗi." alt="Chuyện nghệ sĩ quảng cáo sai sự thật: Một tay vỗ không kêu" width="90" height="59"/>

Chuyện nghệ sĩ quảng cáo sai sự thật: Một tay vỗ không kêu

 Đại biểu khối doanh nghiệp góp ý giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao chỉ số PCI tại hội thảo vừa được tỉnh tổ chức.

Tháo gỡ những điểm nghẽn

Theo kết quả công bố của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Chỉ số PCI Bình Dương năm 2022 đạt 65,13 điểm (giảm 4,48 điểm), xếp thứ 36/63 tỉnh, thành trong cả nước, tức giảm đến 30 hạng so với năm 2021. Chỉ có 1 chỉ số tăng điểm (chiếm 10% trọng số) và 9 chỉ số giảm điểm (chiếm 90% trọng số).

Ông Trịnh Hoàng Tuấn Anh, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), cho biết kết quả đánh giá này đã phản ánh rõ nét, bên cạnh các điểm mạnh về nền tảng kết cấu hạ tầng công nghiệp đứng thứ 3 cả nước, tỉnh còn nhiều hạn chế về thái độ, động thái, nỗ lực hỗ trợ doanh nghiệp (DN).

UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành kế hoạch cải thiện, nâng cao Chỉ số PCI của tỉnh giai đoạn 2023- 2025. Theo đó, kế hoạch tập trung vào 2 mục tiêu: Đồng hành cùng DN vượt qua khó khăn, ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo điều kiện thu hút nhiều DN đến với Bình Dương; tăng cường phối hợp, nâng cao tính chủ động, hiệu quả trong quản lý điều hành, hướng dẫn, hỗ trợ hướng đến sự hài lòng của người dân và DN, đặc biệt là DN vừa và nhỏ.

" alt="Bình Dương chuyển đổi số nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh" width="90" height="59"/>

Bình Dương chuyển đổi số nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh